Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

30 năm trận đánh Vị Xuyên qua hồi ức cựu binh

IMG-1038-6082-1405998178.jpg
Cao điểm 772, 685 (thuộc xã Thanh Thủy, Vị Xuyên) xanh mướt màu cây cối, nhưng trong tâm trí những cựu binh Sư đoàn 356 thì nó vẫn đặc quánh màu khói pháo, thuốc súng của trận đánh năm xưa.
Tháng 7/1984, cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại mặt trận Hà Giang diễn ra khốc liệt. Người lính Sư đoàn 356 đã viết nên khúc tráng ca nơi biên giới với những trận đánh trên 'đồi thịt băm', 'thung lũng gọi hồn', 'lò vôi thế kỷ'… hằn sâu trong ký ức."Cuối tháng 4/1984, chúng tôi mới qua hơn một tháng tân binh. Nhiệm vụ chiến trường cấp bách, sư đoàn được lệnh từ Lào Cai sang phối hợp với nhiều đơn vị khác chiếm lại các điểm cao quân Trung Quốc đóng trái phép trước đó. Sau ba ngày hành quân liên tục, đoàn quân tập kết ở Vị Xuyên, chuẩn bị bước vào trận đánh đầu tiên", người cựu binh bồi hồi nhớ lại.Cựu binh Nguyễn Văn Kim (48 tuổi) nhập ngũ khi mới 18 tuổi. Nay tóc ông đã rụng gần hết vì sốt rét rừng của những ngày dầm dề trên chốt giữ đất biên cương.
Nhiệm vụ trinh sát được giao cho các đơn vị của sư đoàn. Ông Võ Trọng Canh (quê Nghĩa Đàn, Nghệ An), đội trưởng đội trinh sát C20 của Trung đoàn 876 cho hay: "Cao điểm 772 là nơi trung đoàn đánh mũi chủ công. Khống chế được cao điểm này coi như nắm được toàn tuyến, tạo nên thế trận phòng ngự tiến công liên hoàn vững chắc. Phía Trung Quốc muốn dùng 772 làm bàn đạp tràn xuống Vị Xuyên, uy hiếp thị xã Hà Giang. Ta hiểu rõ điều đó nên quyết tâm giành lại. Địch ở trên cao phòng ngự, ta ở dưới tiến công nên vô cùng bất lợi. Nhiệm vụ trinh sát trở nên nặng nề và nguy hiểm hơn".
Ròng rã hai tháng trời, trinh sát Canh cùng đồng đội luồn sâu thăm dò trận địa. Núi cao, rừng thẳm, chỉ có con đường độc đạo từ Nậm Ngặt đến chân cao điểm 772, họ vừa dò mìn, tránh thám báo Trung Quốc, chờ đêm xuống mới hoạt động. Tại đây, Trung Quốc bố trí một trung đoàn bộ binh với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo và hệ thống mìn dày đặc.
Các loại pháo 105, cối 160 ly, BM 14, cao xạ 37 ly, pháo Quân khu tăng cường chuẩn bị đưa vào trận địa, đối chọi với pháo 122 ly, 152 ly, D74 ở phía bên kia chiến tuyến. Ngày 12/7 là ngày mở màn chiến dịch. Ba tiểu đoàn bộ binh của Trung đoàn 876 đánh điểm cao 772. Lực lượng của các sư đoàn khác chiếm các điểm cao còn lại.
Trận đánh trên 'đồi thịt băm'
Trước giờ nổ súng, ta tiếp tục ém quân tiến sát phía Trung Quốc, dần chiếm lĩnh trận địa. Đại úy Nguyễn Hữu Thanh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 dẫn đội đặc công thọc thẳng vào sở chỉ huy địch, làm nhiệm vụ "mở cửa" điểm D3 trên cao điểm 772. Bộ phận luồn vào sau 772 đánh phá trận địa pháo, kho tàng, hậu cần của địch, tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 đánh điểm D1, D2 chiếm toàn bộ cao điểm.
IMG-0760-3222-1405657413.jpg
Ông Đặng Việt Châu đọc lại bảng thành tích của Sư đoàn 356 trong trận chiến Vị Xuyên năm 1984 cho các đồng đội cũ nghe. Ảnh: Hoàng Phương.
Vượt đỉnh Cốc Nghè trong mưa lạnh, những người lính chia nhau từng hơi thuốc, ăn gạo sấy trộn nước mưa, lặng lẽ chờ màn đêm xuống là xuất kích. "Chiến sĩ xin ăn hết phần cơm sấy, thịt hộp dự phòng. Thanh im lặng, rồi nói cứ để cho anh em ăn, biết ngày mai có còn sống mà được ăn nữa không", ông Đặng Việt Châu, chính trị viên Tiểu đoàn 3 năm xưa xót xa mỗi lần nhớ lại câu nói của đồng đội.
Tháng 7, rừng biên cương lạnh lẽo, chỉ nghe tiếng mưa lộp độp trên lá và thác nước ầm ào phía xa. Ông Châu nín thở dõi theo bước chân đồng đội mất hút trong màn đêm.
"4h10 phút, có lệnh nổ súng, pháo binh trung đoàn bắt đầu bắn phá các mục tiêu đã định, yểm trợ cho bộ binh tiến công. Cả thung lũng Nậm Ngặt sáng rực trong màn đạn pháo.Quân ta từ các vị trí bật dậy hô xung phong vang dậy núi rừng. Thông tin báo về ta chiếm được mục tiêu, tôi dẫn đầu Tiểu đoàn 3 xuất kích, yểm trợ cho đội của Thanh chiếm gọn D3", ông Châu kể.
Sau loạt bắn đầu tiên, một số trận địa của ta bị địch phản pháo. Suốt buổi sáng, quân Trung Quốc từ những điểm cao chiếm được trước đó nã pháo cày nát từng mét đất dưới chân cao điểm.Từ sáng đến trưa, sương mù vẫn dày đặc, quân ta tổ chức hàng chục đợt tiến công lên cao điểm nhưng không thành.
11h trưa, sương tan dần, công sự, chiến hào bị đạn pháo cày xới dần rõ nét. Địch phản kích dữ dội hơn. Các tiểu đoàn khác bị địch dùng pháo, súng cỡ lớn đánh bạt hết xuống chân cao điểm. Tiểu đoàn 3 tiến đến cách lô cốt địch vài chục mét, giành giật với quân Trung Quốc từng đoạn chiến hào. Lúc này sương tan hẳn, địch ở các điểm xung quanh trùm hỏa lực, hợp sức phản kích quyết liệt ở D3 nên ta đành phải rút quân.
Đạn pháo Trung Quốc bắn dồn dập, đất đá bay vèo vèo. Pháo ngừng giây lát, quân ta lại lao lên, tìm đồng đội bị vùi lấp trong đất. Đồng chí Thìn quân lực tiểu đoàn bị bay mất một mảng đầu vẫn hô xung phong. Đại đội trưởng Minh bị lạc 6 ngày trong rừng, người đầy thương tích, lên bàn phẫu thuật còn nhắn anh em sẽ nhanh chóng trở lại chiến đấu, tìm anh Thanh và trả nợ trận này. Tiểu đoàn trưởng Thanh bị thương hai chân vẫn cố tiến đến gần lô cốt, dùng súng AK bắn hai loạt đạn và kích nổ toàn bộ lựu đạn trên người khiến quân Trung Quốc khiếp vía. Những người lính nghẹn ngào nhắc lại tên từng đồng đội.
Trận chiến ở các cao điểm còn lại ác liệt không kém. Cao điểm 685 liền kề 772 địa hình núi cao, dốc đứng, đá tai mèo lởm chởm, đạn pháo của ta và địch thi nhau cày xới suốt ngày đêm.
Ngày 14/7, Sư đoàn 356 được lệnh rút khỏi trận địa. Sau trận đánh, ta không lấy lại được các cao điểm đã mất nhưng chặn được Trung Quốc thực hiện mưu đồ vượt qua ngã ba Thanh Thủy để tiến xuống thị xã Hà Giang. Sau ngày 12/7, Trung đoàn 149 nhận lệnh ở lại phòng ngự, riêng Trung đoàn 876 được lui về củng cố lực lượng.
IMG-1030-8088-1405998178.jpg
Bất chấp mưa gió, người lính Sư đoàn 356 thắp hương cho đồng đội trên Đài hương đặt ở cao điểm 468. Đứng ở nơi này có thể nhìn thấy các cao điểm 772, 685, 1509 ở phía xa. Ảnh: Hoàng Phương.
Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử
Sau trận chiến là những ngày mưa dai dẳng. Vách núi cao dựng đứng, chiến hào nham nhở đạn pháo, lính trinh sát, công binh phải mang theo dây võng đưa đồng đội về. Nước mắt người sống chan hòa máu người nằm xuống. Họ chỉ đưa được những tử sĩ dưới chân cao điểm về, còn những đồng đội ở gần chiến hào quân Trung Quốc thì vĩnh viễn nằm lại.
"Sau trận chiến, phía Trung Quốc bắn truyền đơn cho quân ta, nội dung cho đi lấy xác tử sĩ, yêu cầu ta đi vào ban ngày, khi đi không quá 50 người, không đem theo súng và mang theo cờ chữ thập. Dù thương anh em còn nằm đó, nhưng không ai đi vì không tin quân Trung Quốc, chẳng may rơi vào ổ phục kích của chúng. Sau đó, trinh sát các điểm cao báo về, họ rải hóa chất rồi thiêu xác anh em", ông Kim ngậm ngùi cho biết.
"Khi có lệnh tấn công, tất cả chúng tôi đều bật dậy xông lên. Địa hình bất lợi, hỏa lực địch quá dày nên đoàn quân không thể chiếm lại các điểm cao như kế hoạch đặt ra. Gần 600 người lính Sư đoàn 356  hy sinh trong trận đánh", ông Châu tiếp lời. Nhiều năm trôi qua, người cựu binh hễ nghe tiếng sấm rền là nhớ đến tiếng pháo trận.
"Chính vì những đau thương đó, chúng tôi chịu được nhiều gian khổ hơn để tháng 10 năm ấy tiếp tục giành lại cao điểm 685. Suốt 6 tháng, nơi đây bị đạn pháo hai bên băm vằm trở thành lò vôi thế kỷ. Chúng tôi không bao giờ quên được đồng đội Nguyễn Viết Ninh khắc vào báng súng lời thề Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử. Y tá Lê Trần Mãn xông lên giật cờ, quyết không cho quân Trung Quốc cắm cờ trên đỉnh 685", ông Châu nói. 
Ngày 12/7 hàng năm được coi là ngày giỗ trận của sư đoàn. Các cựu binh tụ họp về Vị Xuyên thắp hương tưởng nhớ đồng đội, đọc to bài văn tếNhững chiến sĩ con dân đất Việt/ Khi Tổ quốc cần tuổi xuân đâu tiếc/ Lưng trần, cắp súng xung phong/ Đạn xé nát vai đạn cày rách mặt/ Súng trên tay rực rửa/ Xung phong giữ đất biên thùy.
Từ 28/4 đến 16/5/1984, quân Trung Quốc lần lượt chiếm đóng trái phép nhiều vị trí trên lãnh thổ Việt Nam, gồm các cao điểm 226, 233, 685, 772, 1030, 1250, 1509 thuộc tỉnh Hà Giang. Sư đoàn 356 được điều từ Lào Cai sang cùng các lực lượng của Sư đoàn 312, 313, 314, 316 thực hiện Chiến dịch MB 84 nhằm chiếm lại các điểm cao đã mất.
Mặt trận Vị Xuyên từ sau ngày 12/7/1984 không lúc nào ngơi tiếng súng. Cuối năm 1984, đầu năm 1985, hai bên giành nhau quyết liệt cao điểm 685 và bình độ 300-400. Tháng 10/1984, dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Hoàng Đan, tư lệnh mặt trận Vị Xuyên, Trung đoàn 153 đánh lấn dũi trong vòng hơn 3 tháng, tái chiếm và giữ vững được cao điểm 685. Ngày 14/1-19/1/1985, Trung đoàn 149 đánh bình độ 300-400. Các trận đánh của Sư đoàn 356 khiến cho Quân đoàn 14 của quân Trung Quốc liên tục thay bằng quân của các quân đoàn 11 và 67.
Hoàng Phương/VnE
----------------

37 nhận xét:

  1. Những Việt gian theo Tàu đã hơn 2 lần giết chết các anh hung liệt sĩ chống TQ xâm lược? Chúng đã phân biệt đối xử liệt sĩ chống Pháp chống Mĩ khác với chống TQ xâm lược?Nay thì vờ hối lỗi họ đã bán rẻ linh hồn các anh để bảo vệ độc đảng bảo vệ chế độ độc tài CS?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác NGLUY nói chuẩn, đọc bài này cũng thấy tí ti ướt át đấy , nhưng họ tồn tại bằng giả dối , dối trá và bịp bợm hơn 80 năm rồi , vậy nên đây cũng chỉ là chiêu bịp bợm thôi , nhiều việc lớn hơn nhiều họ còn làm , việc này ăn thua gì , nghĩ đến thấy họ quá tởm lợm !

      Xóa
    2. Thật tởm lợm cho những kẻ vẫn ôm chầm lấy kẻ thù mà xưng tụng 4 tốt 16 vàng . Kẻ nào đã hy sinh xương máu của nhân dân để đánh đổi lấy sự tin tưởng của kẻ thù truyền kiếp , để được cài , cắm vào các vị trí then chốt lãnh đạo đất nước . Ai đã bán rẻ Lão sơn , ải Nam Quan , thác bản Giốc và hàng km đất lùi vào suốt chiều dài biên giới .
      Một ngày nào đó lịch sử sẽ vạch mặt bè lũ này , trả lại phần nào danh dự cho những cái chết oan uổng của những chiến sỹ và đồng bào nơi biên giới , và chiến sỹ sư 356 . Họ đã anh dũng hy sinh , nhưng nhiều kẻ đã bán đứng những gì họ đã xả thân gìn giữ .

      Cảm ơn bác NGLUY

      Để gió cuốn đi

      Xóa
    3. NGLUY cũng xin cảm ơn trang mạng bác BỒNG và các ND!!! đọc nhận xét của các ND cũng bổ xung NÂNG CAO rât nhiều kiến thức cũng như nội dung bài viết !!!
      xin chép lại ý thơ của cụ ĐỒ CHIỂU;
      CHỞ BAO NHIÊU ĐẠO THUYỀN KHÔNG KHẲM
      ĐÂM MẤY THẰNG GIAN BÚT CHẲNG TÀ
      Thời cụ ĐỒ CHIỂU thì có mấy 'thằng Việt gian'Quan tham nay thì là 'MỘT BỘ PHẬN K NHỎ -ĐV ĐCSVN'

      Xóa
  2. Núi LÃO SƠN; Vị Xuyên đẫm máu chiến sĩ là tội của ai ???
    Cán bộ cao cấp nào của quân đội VN đã bán tin cho cục tình báo Hoa Nam ???

    Trả lờiXóa
  3. Ai gây nên cuộc chiến này ? Ai nhảy múa trên xác chết của các anh hùng liệt sĩ này ?- lương tri của các người đâu rồi ?

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn cái giàn khoan
    may quá có cái giàn khoan, các chiến sĩ năm xưa mới có cơ hội mở miệng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng đúng thế, nhờ cái giàn khoan 981 nó sỉ nhục tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta đối với KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP ĐẠI HÁN,lòng dân sôi sục nhất tề đứng lên đã làm cho những tên VIỆT GIAN BÁN NƯỚC khiếp sợ phải lùi bước (chúng mới chỉ tạm đổi mầu ẩn lấp, cần phải tiêu diệt hết bọn chúng mới ko bị NÔ LỆ BẮC THUỘC)
      Cũng cần phải cảm ơn 2 cuộc biểu tình ở Hà nội và Sài Gòn tháng 10 năm 2007 và 11 cuộc biểu tình năm 2011 ở H.N và S.G trước đại sứ quán,lãnh sự quán Trung Quốc liên quan đến TRƯỜNG SA và HOÀNG SA từ đó vấn đề T.S và H.S mới được "bạch hóa". Cũng nhờ đó mà các LIỆT SĨ GẠC MA 1988 mới được "thả hoa xuống biển tưởng niệm hàng năm". Còn các LIỆT SĨ HOÀNG SA 1974 vẫn ngậm ngùi dưới lòng biển quê hương đất mẹ yêu dấu. Xin nhân dân hãy đấu tranh trả lại lẽ CÔNG BẰNG cho họ, âu cũng là đạo lý truyền thống của người Việt Nam.

      Xóa
    2. ''chúng mới chỉ tạm đổi mầu ẩn lấp Nac danh 10:55 nói đúng, cái giàn khoan bắt buộc chúng phải ngặm miệng, không còn nguỵ biện chính danh để hô hào '' hưu nghị, nào vàng nào tốt, bên nhà bên quê hương như trước nhưng chúng vẫn còn đó, bám quyền bám của và các ái quốc sĩ phu vẫn còn bị chúng bắt, gây khó dễ và đe doạ.

      Xóa
  5. Mãi tới nay mới có sự kiện này:
    Nhằm tưởng nhớ, tri ân các đồng đội - liệt sỹ đã hi sinh trong chiến tranh Biên giới, sáng 12.7, tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Hội CCB Sư đoàn 356 đã tổ chức Lễ cầu siêu kỷ niệm 67 năm ngày TBLS (27.7.1947 - 2014) và 30 năm chiến dịch MB 84 (12.7.1984 - 2014).
    (Citi news 14.7.2014)

    Trả lờiXóa
  6. nhung nay bon thu trong dang coi trung quoc -ke xam luoc vn, giet dong bao chien si ta la anh em cua ho do.hay loi ho ra anh sang va chat het vay canh cua ho.

    Trả lờiXóa
  7. nhung su kien chien dau nay khong duoc ghi trong su , sach giao khoa. toi trang lon lao nay thuoc ve ai, to chuc ca nhan nao long quyen den the, long gia thanh chan.

    Trả lờiXóa
  8. Trong suốt 30 năm qua sao cứ lặng im hỡi truyền thông nhà nước ai buộc phải câm miệng vậy!? Bao máu xương của đồng đội ngã xuống tưới đẩm mảnh đất biên giới này vậy mà chỉ là sự mãi miết lặng im. Ta cảm thấy hèn đớn hổ thẹn nhục nhã trước các anh linh trước truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc...

    Trả lờiXóa
  9. Nếu ĐCS VN không phải là bè lũ lưu mạnh, không phải là giặc
    Thì ĐCS VN - Nhà nước VN hãy sớm xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho GĐ Đoàn Văn Vươn và GĐ Nguyễn Thanh Chấn

    Trả lờiXóa
  10. Nhân dân Việt Nam luôn biết ơn các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống ở Biên giới Việt-Trung, ở Hoàng Sa-Trường Sa. Tổ Quốc trên hết.

    Trả lờiXóa
  11. Đưa cái hình nữ tù binh Việt Nam bị lính Trung Cộng hãm hiếp, rồi mổ bụng, xẻo vú, cắt đứt xác... cho mấy ông "lãnh đạo" xem và nói họ phát biểu cảm tưởng về "bạn vàng hữu nghị" TC?!
    Ác gì mà ác thế!

    Trả lờiXóa
  12. Cờ "chủ nghĩa anh hùng cách mạng" gương cao.
    Nhưng người nằm xuống.
    30 năm im lặng.
    30 năm nhang khói âm thầm.
    Tên kẻ thù
    Đảng không dám gọi.
    Tổ Quốc ta
    Có bao giờ nhục thế này chăng?

    Trả lờiXóa
  13. Chắc chắn là lịch sử VN sẽ ghi nhận Cuộc chiến chống quân xâm lược Tàu+ (1979-1988 ) là một chiến công vĩ đại của quân dân VN trong lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền độc lập cho đất nước , và ngược lại những kẻ lãnh đạo hèn nhục cam tâm cúi đầu thần phục , dâng đất, biển và quyền độc lập tự chủ của tổ quốc cho Tàu+ để đổi lấy quyền lực cho phe đảng cũng sẽ được lịch sử bêu danh như những kẻ tội đồ phản quốc vĩ đại nhất trong mọi triều đại của lịch sử VN và tất nhiên vị nào đưa VN thoát vòng cương tỏa của tàu+ cũng sẽ là Quang Trung thời hiện đại vì đây sẽ là cuộc chiến phản vệ cuối cùng giữa con Rắn hổ mang Tàu+ và con mồi VN đang bị tê liệt phản kháng do nọc độc 16v+4t .

    Trả lờiXóa
  14. Bao nhiêu xương máu đã đỗ ra trong cuộc chiến tranh biên giới Tây nam giúp bạn Căm pu chia và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Những người đã từng tham gia trong các cuộc chiến tranh này cảm thấy mình đã bị bỏ rơi hẩng hụt. Đặc biệt đối với bao nhiêu liệt sĩ đã ngã xuống bao nhiên chiến binh phải mang thương tật suốt đời.
    Họ đã bị phân biệt đối xử, lịch sử đất nước đã không muốn ghi chiến công của họ. Truyền thông nhà nước đã không hề nhắc đến họ, nhắc đến cuộc chiến tranh này trong suốt hàng chục năm qua. Tất cả chỉ là sự câm lặng cho dù qua các dịp kỷ niệm chiến tranh vào các năm chẳn cũng chỉ là trống rỗng không được ai nhắc đến. Ngược lại cuộc chiến tranh chống Pháp chống Mỹ đã qua gần thế kỹ và non nửa thế kỷ vẩn chưa bao giờ nguôi ngoai. Được truyền thông nhà nước thi nhau mà hết lời ngợi ca đến thuộc lòng nào những chiến công hiển hách, những đại thắng, những sử vàng chói lọi, chấn động địa cầu… Sao không san sớt bớt cho 2 cuộc chiến tranh đẩm máu gần đây nhất cuộc chiến phía Tây nam đánh Khơ me đỏ và Biên giới phía bắc đánh Trung quốc xâm lược?
    Những người lính, những thân nhân có người theo cuộc chiến tranh này có quyền đòi hỏi nhà nước này phải công bằng không phân biệt đối xử. Cùng đối mặt với hòn tên mủi đạn vì tổ quốc như nhau mà bên thì được ca ngợi hết lời bên thì lãng lờ không hề được nhắc tới thế nghĩa là sao? Đừng vì lợi ích nhóm đừng vì khiếp nhược trước kẻ thù mà cố xóa nhòa đi lịch sử của tổ quốc của nhân dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì thằng bố nó cấm ko cho nói đến 2 cuộc chiến tranh Tây Nam 1977 và biên giới phía Bắc 1979 nên đứa con HOANG ĐÀN sợ ko giám nói !

      Xóa
  15. Chính trị luôn luôn lả giả dối. Khác nhau chính là khéo léo. 30 năm mới tới thăm, chia sẻ, thắp nhang, xem xét cải thiện chỗ ở của nhà một bà mẹ anh hùng ? Nghe cứ giống như một thằng khốn nạn làm một cô gái có bầu, 30 năm sau quay lại muốn cải thiện gia cảnh khó khăn trong suốt thời gian dài. Chỉ muốn chửi thề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Căn bản là không có "Chính trị". Chỉ có chân thành và giả dối trong cách lãnh đạo.

      Xóa
  16. Trương Minh Tịnhlúc 21:50 27 tháng 7, 2014

    Năm 1984,600 trai trẻ Việt chết, chỉ để giành lại vài chục thước đất trên núi cho Tổ Quốc.... Sáu năm sau,1990,tại hội nghị Thành Đô,mấy ông dâng cho kẻ địch Tàu một số diện tích bằng tỉnh Thái Bình.
    Đau không ?.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi luôn nghe và đọc những bình luận giống bạn Tịnh nhưng nhìn chung lại không thấy ai có dẫn chứng nào để kiếm chứng. Dâng cho Tàu với hình thức nào để người đọc còn có đường đi search google hay gì đó chứ ?

      Xóa
    2. Còn đãng còn mình! dù phải hy sinh hết cả sông núi tổ tông!

      Xóa
    3. Bạn 0100 giả vờ hay vô tình ngây thơ? Người mất đồ không dám thưa làm sao tòa có hồ sơ chứ?

      Xóa
    4. với bạn 0100 :
      Khi nào chúng ta giải mã được cụm từ " Các thống nhất , và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai đảng , hai chính phủ Việt - Trung " mà báo đài thường nhắc tới . Khi đó sẽ biết rõ hơn .Tôi tin rằng không còn ải nam quan , điểm cao 1509 , lùi vào suốt dọc cả ngàn km chiều dài biên giới , thì diện tích bị mất còn lớn hơn cả tỉnh Thai bình ấy chứ . chúc vui .

      Xóa
    5. Chả vui nổi. Ông 01:00 nếu bức xúc có thể khăn gói quả mướp ra biên giới phía Bắc tìm hiểu. Ông sẽ thấy nhiều chuyện ngớ ngẩn, kiểu "cái di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh VN trước kia nó ở đâu rồi ta?".

      Xóa
  17. Trương Minh Tịnhlúc 21:55 27 tháng 7, 2014

    Tôi đọc mà ứa nước mắt.
    Hãy tưỡng tượng quân Tàu từ trên cao bắn xuống. Ta cố chạy lên mà chạy sao nỗi.Bình thường chạy cũng đã khó.Huống chi mang đầy súng đạn.Lại mưa pháo.
    Không quân đâu ? Sao không thấy ứng cứu quân ta ?
    16 chữ vàng 4 tốt là đây ư ? Các anh uất hận. Làm sao siêu thoát ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gửi Bác Trương Minh Tịnh

      Pháo binh không cứu được , không quân ném bom vốn không phải là thế mạnh của VN , ở thời điểm đó ( 1984 ) có thể gọi là cuộc chiến biên giới lần 2 ( lần 1 năm 1979 ) TQ đã có nhiều thay đổi về chiến thuật , chúng chủ yếu dùng pháo binh - Là điểm mạnh của chúng - Chúng thừa đạn để bắn . Ta đã nhiều lần chiếm điểm cao nhưng không thể giữ nổi , một phần vì lý do đó , Nhưng điểm chết người nhất , đó là chúng đã cài được người vào Tổng cục tình báo bộ tổng tham mưu . mọi chuyển động về ngày giờ , hướng đánh , chiến thuật .........Đã bị chúng giải mã . Chiến sỹ và tướng lĩnh VN rất giỏi , rất gan dạ , nhưng chết rất nhiều về nguyên nhân này . Đáng lẽ mọi chuyện phải được phanh phui , nhưng hiệp định Thành Đô 1990 đã xổ toẹt mọi công lao của người lính và tướng lĩnh . Những kẻ phản bội nằm trong tổng cục TB đã không còn bị điều tra , và mãi mãi chìm dần vào quên lãng sau mưu tính chính trị từ hội nghị thành đô ấy .

      Để gió cuốn đi

      Xóa
    2. Trương Minh Tịnhlúc 22:34 28 tháng 7, 2014

      Cám ơn "Để Gió Cuốn Đi". Tôi đọc bài nầy,tôi đã nghi nghi là có nội tuyến. Tôi không có kiến thức gì về binh bị nhưng tôi nghĩ làm sao mà đưa lính mình ở dưới chạy lên làm bia cho nó bắn.Mang ba lô đủ thứ sức đâu mà chạy ngược ?.Lên đến nơi thì lại làm mồi cho pháo binh nó từ bên kia biên giới vì toạ độ đĩnh đồi đã có sẵn. Nuôi đứa con lớn thật trầy vi tróc vảy mà sao trở thành rẽ thế ?

      Xóa
  18. Cần cảm ơn nhà báo Hoàng Phương đã nói lên một phần của sự thật rất khốc liệt và tàn bạo , mà chính quyền vẫn cố tình ỉm đi bấy lâu nay , chỉ vì mải PHÒ TÀU mà quên đồng bào chiến sỹ đã hy sinh . Cảm ơn Bác bùi văn Bồng đã chọn đăng bài này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Co chinh-danh, co vi Nuoc, vi Dan, khong dua vao bon Tau de ton-tai nhu dangcong-san VN, thi Ban hay dung chu chinh-quyen, con khong thi Ban dung tu mau-thuan voi chinh minh...

      Xóa
  19. Từ năm 1945 đến nay, những cái chết của con dân Việt là vô nghĩa hết! Để cho bọn kền kền hưởng lợi trên những xác chết đó!

    Trả lờiXóa
  20. Bạn của người bạn 4 tốt còn không trả tự do cho bác PHẠM VIẾT ĐÀO!?

    Trả lờiXóa
  21. Xin các bác nói vừa thôi, kẻo ông Đỗ Mười- Người chứng kiến HN Thành Đô bị sốc mà chết mất!
    Cái chính là ta tra lại xem, viên Bộ trưởng Quốc phòng VN khi đó là ai, Đoàn Khuê hay Lê Đức Anh? Đã được đặt tên đường phố nào chưa?

    Trả lờiXóa
  22. chào các đồng chí: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía bắc,nhất là mặt trận vị xuyên có hàng chục su đoàn và các đơn vị khác tham gia chiến đấu để giữ vững mảnh đất biên cương của tổ quốc. Tuy nhiên sau khi hoàn thành nhiệm vụ có nhiều đơn vị giải thể, đếnnay không có ai ghi chép sử sách gì cả, tôi thấy rất buồn. Từ khi được chuyển sang làm nhiệm vụ nghiên cưu KHQS tôi tích cực sưu tầm viết lại các trận chiến đấu của các đơn vị trong đó có trận của f356 để đưa ra các bài học kinh nghiệm cho ngày nay và mai sau. Đồng thời đang nghiên cứu hồ sơ lịch sử quân sự ở: Nà Cáy, Lang Pinh, cooc nghe 812, đườnghào mùa xuân, hang dơi, hang làng lò, hang mán, 468, đồi cô ich, đòi đài, đồi đá pháp...hiện nay cơ quan rất cần số liệu về lịch sử diễn ra ở từng vị trí đó, kể cả các câu chuyện của người linh những kỷ niệm sâu sắc, các ảnh, di vậtcủa người linh. Mong các đồng chí đã từng tham gia chiến đấu ở các địa danh trên cung cấp giúp gửi về địa chỉ nguyentac62@gmail.com chân thành cảm ơn các đồng chí, cảm ơn trang mang bacBồng

    Trả lờiXóa