* Alan PHAN
…Trong cuộc phỏng vấn ngày 19/6/2013 với RFI, và trong
cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ trước đó, G/S Carl Thayer đã phân tích và kết
luận là Việt Nam đã chọn Trung Quốc làm đối tác chiến lược căn bản, nhất là
trong các vấn đề chính trị và kinh tế; do đó, vai trò của Âu Mỹ sẽ mờ nhạt tại
Việt Nam trong tương lai.
Các diễn biến gần đây cho thấy GS Thayer khá chính
xác trong việc chẩn mạch…
… Nếu Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
sẽ không xẩy ra, liệu kinh tế Việt Nam có phục hồi vào 2015 như dự
đoán? Những ngành nghề và phân khúc thị trường nào sẽ phát triển, và ngược lại?
Thành phần nào sẽ hưởng lợi, và ngược lại? Liệu môi trường vĩ mô có giúp cho
các doanh nghiệp tư nhân hay ngược lại? Chúng ta nên đầu tư tiền nhàn rỗi vào
đâu?...
Đây là một con đường mới, vì Trung Quốc không theo nền
kinh tế thị trường của toàn cầu hay có định hướng XHCN như Việt Nam ta. Nền
kinh tế chính trị Trung Quốc được mô tả như là một mô hình…có tính chất Trung
Quốc…nói nôm na là…chủ nghĩa Đại Hán đại đồng (không khác gì lắm với chiêu bài
Đại Đông Á của phát xít Nhật vào thế chiến thứ 2). Thực ra, kinh tế Trung Quốc
rất tư bản (kiểu hoang dã và bè nhóm), không có định hướng xã hội dù vẫn trưng
cờ CS và cũng không là kinh tế do thị trường quyết định mà là do sự vận hành
tùy tiện của quan chức Trung Ương và địa phương…
-----------------
Trung Quốc là một nước mạnh ư?
Trả lờiXóaHãy so sánh GDP (thu nhậo đầu người) năm 2012 của họ và một số nước sau:
Luxembourg 115.809 USD
Mỹ 63.626 USD
Nhật Bản 50.714 USD
Trung Quốc 5.417 USD
Trung Quốc chỉ lớn về quy mô chứ không tốt về chất lượng mà cụ thể là mức sống, chất lượng cuộc sống của người dân. Nếu nhìn tổng thể quy mô nền kinh tế TQ giống như con ngáo ộp nhưng đi vào chi tiết và bản chất, mục đích của kinh tế thì TQ còn lâu mới đuổi kịp nhiều quốc gia khác. Đi liền với tăng trưởng kinh tế, nước này sẽ phải trả giá đắt nhiều nữa về ô nhiễm môi trường trầm trọn. Cũng vì vấn đề mức sống của đa số người dân không cải thiện nhiều và khoảng cách giàu-nghèo càng cách biệt quá lớn nên giới cầm quyền tại đất nước rộng lớn này sẽ phải lo lắng nhiều để khỏa lấp vấn đề vừa nêu vì đây cũng chính là nguy cơ bất ổn, bạo loạn, thậm chí lật đổ thể chế CS từ bên trong chứ không phải từ yếu tố bên ngoài tác động./.
XóaTrước 1964,Công Sơn buôn bán với ông Ngụy Tinh Khương,Quận 5, Sài Gòn,là chân rết của ông.Sau này đi Thái Lan,Singapor,Chợ Lớn hiện nay, công nhận rằng Họ buôn bán theo NHÓM và nên nhớ rất chặt chẽ,kĩ luật.
Trả lờiXóaLí thuyết của Họ có cả trăm năm nay rồi.
Kinh tế Việt Nam điều hành kiểu như hiện nay chỉ chết với họ.Thật ra,họ thích bóp nát lúc nào là họ bóp thôi.
Chúng ta không thể không đồng hành với kinh tế Hoa Kiều.
Nhưng chúng ta ảnh hưởng cũng rất lớn kinh tế châu ÂU.
Đăt vấn đề chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam chỉ cho vui thôi,hay vì lịch sử...Còn lâu, dù có chạy thục mạng Việt Nam cũng hơn 100 năm mới bò tới cái mép của 2 chủ nghĩa trên.
Đã dốt lại vô trách nhiệm kiểu này thì chưa đói là phúc rồi.Làm thuê như mình cho xong.
Hoan hô đ/c Công Sơn (CS)
XóaCái gì cũng biết, nói thiệt là oai!
Đồng ý với anh Nặc Danh 17:41, ngồi ở vị trí CEO chưa chắc có trình độ của CEO, người có trình độ CEO thì ngồi ở đâu cũng có thể làm ra sự khác biệt.
Trả lờiXóaViệt Nam chúng ta kém nhất là quy trình trong đó khi thực hiện đến quản lý là xảy ra chuyện, dẫn đến hao phí cao (thiếu kiến thức mà dẫn tới), lãng phí (do tùy tiện, hoặc do cố ý tham nhũng), ...
TQ có kế hoạch cho 50-100 năm, đời sau thực hiện kế hoạch của đời trước, lãnh đạo VN không có tầm nhìn như thế!(Kể cả trong lịch sử)."Đời cua, cua máy. Đời cáy, cáy đào". Có thể chúng ta không được chứng kiến hậu quả của việc "Định hướng" này, nhưng nó sẽ đến, sẽ rất bi thảm! Và đúng như truyền thống VN: Trách nhiệm thuộc về quá khứ!
Trả lờiXóaHóa ra Việt nam đã chuyển từ tiên đồn sang hậu phương tin cậy của chủ nghĩa Đại Hán Đại Đồng.
Trả lờiXóaMặc dù rất ghét trung quốc, nhưng nói thực là sợ thì đúng hơn, thói đời là vậy bị kẻ khác lấn áp thì quay ra chửi cho bõ tức, xong rồi thì thôi chứ làm gì được họ. từ năm 1949 tới năm 1978 trung quốc trải qua bao đắng cay thất bại lòng người lý tán, lại may nhờ có nhân vật đại tài là Đặng tiểu Bình chớp được thời cơ đặt nền móng vững chắc, quốc lực mới mạnh như ngày nay. Nói tới Trung quốc phải có một cái nhìn công tâm mới nhận ra được vấn đề, chiến tranh biên giới việt nam có nhiều lý do nhưng nguyên nhân chủ yếu là đưa ra lời cam kết đáng tin cho tư bản về con đường cải cách kinh tế chính trị của họ. sau đó 10 năm đóng cửa âm thầm tiếp nhận sự ủng hộ về mặt khoa học công nghệ và tài chính của tư bản, đồng thời chuẩn bị mọi mặt cho ngày mở cửa. với họ mở cửa là chủ động thực sự, nhằm tấn công ra bên ngoài. chiến lược chiến thuật đều có sự thống nhất. quân ủy trung ương bảo vệ chính quyền và ủng hộ triệt để cải cách.... có thể nói thành công của họ là do sự chủ động hội nhập, hội nhập có bài bản mang lại, cộng với đường nối khoáng đạt về mặt tư tưởng không bị trói buộc. chính vì thế quốc lực mới mạnh như vậy...
Trả lờiXóaAi sợ chứ người dân Việt Nam không hề sợ Trung Quốc. Hàng nghìn năm nay, họ luôn đánh đuổi khi giặc Tầu xâm phạm bờ cõi.
XóaMỗi thời mỗi khác, thời thế đã thay đổi rồi. thời nay nếu có chiến tranh xung đột vũ trang ở một nơi nào đó trên thế giới thì đại đa số những người có tiền sẽ chạy hết. phẫn lớn chỉ người nghèo mắc kẹt ở lại, động cơ chiến đấu của họ không cao, rễ bị dụ dỗ... nhưng nói chung xung đột vũ trang là hạ sách, chiến tranh kiểu như vậy rất hiếm khi xẩy ra. đã qua rồi cái thời xua quân sang rồi đóng quân đồn trú bóc lột, đô hộ... thời nay họ văn minh hơn nhiều. sức mạnh quân sự chủ yếu là để chém gió thôi. nợ lần của một nước mới là mục đích chính. mới là xiềng xích cả đời không thoát ra được. chắc bạn chưa quen cụm từ công dân hạng hai, công dân hạng ba, công dân hạng bốn. mỗi một loại hình công dân sẽ đeo một loại xiềng xích nợ lần khác nhau. tôi nghĩ đó là cách mà thế giới này được tổ chức trong tương lai bạn ạ...
XóaẢo tưởng và bảo thủ qua hội nghị Thành đô,họ muốn giữ thể chế chính trị ( Hồi ký Trần quang Cơ) . Đến nay Trung Quốc đã luồn sâu vào từ thượng tầng lãnh đạo đến hạ tầng cơ sở ,quá khó rồi. Trung quốc quá giỏi trong việc tận dụng thời cơ trong ngoại giao,kinh tế và bây giờ là quân sự. Bản chất dân tộc Hán không thay đổi . Tuy nhiên lãnh đạo nước ta vì quyền lợi cá nhân không muốn và đến hiện nay không giám thay đổi , đó là bất hạnh của dân tộc. Thằng cầm búa thì đang chết trôi , cái cầm liềm thì đang chết nổi vậy mà Tổng bí thư vẫn dương cao lá cờ búa liềm .Đứng cạnh anh Tàu ta không có quyền nói to , tuy nhiên cứ lãnh đạo đất nước như thế này Trung quốc chỉ cần ho , cần gì đánh .
Trả lờiXóa