Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

CHUYỆN CỦA ANH BÙI VIÊN

    * Ghi chép của Nghệ sĩ KIM CHI
             Năm 1959, lớp diễn viên điện ảnh đầu tiên ra đời ở Hà Nội. Ngày đó thầy dạy chuyên môn cho chúng tôi là thầy Agiđa Ibrađimốp, người Liên Xô. Anh Bùi Viên là cán bộ phòng giáo vụ, anh đồng thời phiên dịch tiếng Nga.
            Năm 1962 chúng tôi thi ra trường. Sau khi tốt nghiệp, chúng tôi đều được phân công về xưởng phim truyện làm việc trong kịch đoàn Điện ảnh. Ngày đó anh Viên dẫn kịch đoàn đi khắp miền bắc biểu diễn, anh cũng tham gia đóng một số vai.
Năm 1964, tôi cùng chồng là nhà quay phim Hồng Sến (sau này anh Sến là đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân) và đoàn điện ảnh vượt Trường Sơn đi chiến Trường.
  Hết chiến tranh đã mấy chục năm qua. Anh chị em lớp diễn viên chúng tôi đều đã lên ông lên bà. Một số anh chị em đã không còn nữa. Chúng tôi kẻ Bắc, người Nam, không có nhiều cơ hội gặp nhau thường xuyên. Nhưng tình nghĩa chúng tôi dành cho nhau vẫn như xưa. Anh Bùi Viên rất quí tôi vì tôi là con gái miền Nam tập kết.
             Những năm gần đây mỗi lần từ Hải Phong lên, anh Bùi Viên thường ghé chơi nhà vợ chồng tôi. Ông xã bây giờ của tôi là nhà giáo Vũ linh, bạn của anh Bùi Viên. Anh em chúng tôi rất quí trọng nhau. Chúng tôi luôn chia sẻ buồn vui và những điều bận tâm với cuộc sống.
            Cuối năm 2012, Hội Điện ảnh tổ chức gặp gỡ anh em ở cung văn hóa Hữu Nghị Việt-Xô. Anh Bùi Viên ở tận Hải Phòng, cũng có mặt như mọi năm.
              Hôm ấy, nhìn thấy tôi, anh bước tới bắt tay. Vẻ mặt anh không vui, anh nói:
- Đáng  lẽ em không nên làm cái việc vừa rồi...
"Việc vừa rồi", tôi hiểu anh nói là việc tôi gửi thư cho Hội Điện ảnh, xin từ chối không làm hồ sơ để được Thủ tướng khen. Tôi hết sức ngạc nhiên và thất vọng. Tôi viện cớ chào hỏi những người khác để không phải tranh luận với anh. Tôi quí mến anh nên không muốn làm cho anh buồn.Nhưng tôi sống có chính kiến của mình.Dẫu ai thân đến mấy cũng không thể làm tôi thay đổi cách sống của mình. Bẵng đi mấy tháng, chúng tôi không liên lạc với anh.Tôi thấy hình như anh nghĩ khác chúng tôi về cuộc sống.
   Chiều 30/4/2013, anh Viên gọi điện cho vợ chồng tôi, anh bảo sáng 1/5 sẽ tới thăm chúng tôi. Anh đã tới đúng hẹn. Nói chuyện với anh, tôi ý thức không nhắc tới câu chuyện bức thư của tôi. Nhưng rồi anh chủ động nói:
- Anh đến đây là để giải thích với em về điều anh nói với em hôm anh em Điện ảnh gặp gỡ cuối năm.
Tôi nói:
- Nếu anh không thích việc em làm thì mình không nên nhắc tới ...
Anh lắc đầu:
- Không phải vậy. Anh rất phục việc cô làm. Nhưng anh thật sự lo cho em. Chúng nó dễ sợ lắm. Anh nghĩ  anh em mình còn sống có một đoạn nữa thôi. Để cho họ hành hạ thì khổ lắm...
 Rồi anh lặng đi trong giây lát. Sau đó anh kể:
- Câu chuyện này xảy ra từ năm 1970. Ngày đó em và Hồng Sến đang ở chiến trường. Bọn anh hồi đó vẫn còn ở 36-38 Cao Bá Quát. Một hôm anh đi công việc trở về thì thấy có mấy người công an ngồi cùng với mấy anh em điện ảnh. Anh Lý Thái Bảo nói:" Vào đi! Mọi người chờ cậu nãy giờ lâu rôi...".   
 Anh giật mình nghĩ bụng" Sao công an lại chờ mình?". Đoán được ý nghĩ của anh, một cán bộ công an nói ngay:" Chúng tôi có việc cần anh giúp đỡ".
Bây giờ anh phải xin nghỉ phép 10 ngày để đi với chúng tôi. Nhưng anh phải tuyệt đối giữ bí mật. Hai mươi năm sau anh mới được kể lại chuyện này:
... " Lúc đó ông Sáng mập đã đem đến tờ quyết định cho anh nghỉ phép. Anh lấy vội một bộ quần áo đem theo. Cậu công an nói :"Anh lên xe chúng tôi ở đây không tiện. Anh chịu khó đi bộ ra mậu dịch cửa Nam, xe chúng tôi sẽ đón anh ở đó".  Họ không giải thích gì hơn. Anh được đưa tới 85 Trần Hưng Đạo. Họ bố trí một phòng nhỏ hơn chục m2 ở trên lầu. Hàng ngày có một cô đem tới cho anh 2 phích nước sôi, trà, thuốc lá...Ba bữa ăn cũng có người đưa tới tận phòng. Người ta để sẵn trên bàn một chồng thư gửi đi Nga và một hộp bút chì màu. Người cán bộ chỉ vào chồng thư nói:
- Công việc của anh là đọc những lá thư này... Đoạn nào nói về chính trị thì gạch bút chì đỏ ở bên dưới, đoạn nào xin tiền bạc thì gạch bút chì xanh. Anh ở đây, không đi đâu và cũng không liên lạc với ai...
 Anh gai hết cả người và thấy sốc ...Vậy là người ta buộc anh làm tên chỉ điểm. Anh giận lắm, nhưng không dám chống lại. Nếu anh làm theo lời họ thì những người viết những bức thư này sẽ khốn khổ. Kẻ nặng có khi bị xử chết, nhẹ thì tù mọt gông...
    Hôm sau tình cờ ngó xuống cửa sổ, anh nhìn thấy anh Huy Vân và anh Vũ Huy Cương đang đi dưới đất, trên tay mỗi người bê một đĩa cơm. Anh gọi lớn:" Huy Vân đấy à?". Anh Huy Vân ngó lên :" Bùi Viên cũng ở đây à?...Vào đây khổ lắm, Viên ơi...".  Một công an tới kéo Huy Vân đi. Trên này cô công an cũng nhắc anh không được nói chuyện với bên ngoài.
  Đau đớn, dằn vặt suốt hai ngày. Đêm anh không sao ngủ được. Anh nói " Anh không biết phải làm gì để từ chối việc bị buộc phải làm...".
 Sáng hôm sau, cô công an mang cho anh hai phích nước sôi. Anh chồm qua bàn nhận phích nước. Anh bị tuột tay, phích nước rơi xuống bàn. Kính trên mặt bàn bị vỡ tung, nước tràn lênh láng ... Những lá thư viết bằng mực bị nước làm nhòe hết cả. Những bức thư không còn đọc được nữa. Anh chợt nghĩ Trời Đất đã cứu anh không phải làm một việc thất đức mà lòng anh day dứt, chưa biết phải từ chối ra sao.
Vậy là họ đành phải cho anh về...
 Kể xong câu chuyện, anh nói giọng buồn buồn:
- Ngày đó Huy Vân và Vũ Huy Cương là những trí thức bị qui là phần tử xét lại, chống lại nhà nước. Hai anh đã bị tù vì người ta cho các anh ấy âm mưu lật đổ nhà nước. Anh Huy Vân đã bị đói khát, anh chết rất thảm như một kẻ vô gia cư...
   Riêng tôi không bao giờ quên anh Huy Vân. Ngày chúng tôi học diễn viên thì anh học đạo diễn. Anh là một trong số học sinh đạo diễn xuất sắc. Ra trường anh đã có ngay phim "Một ngày đầu thu" cùng làm với đạo diễn Hải Ninh. Vợ anh là chị Tuệ Minh và chị Trà Giang đóng vai chính.
    Huy Vân là một tài năng. Một tài năng đã không có đất sống khi anh dám nghĩ khác những người có quyền...
      Hà Nội, đầu năm 2013
K.C
-----------------

48 nhận xét:

  1. Mong bà Kim Chi và gia đình khỏe mạnh.

    Trả lờiXóa
  2. Giờ email vẫn bị bọn hack đọc trộm!

    Trả lờiXóa
  3. Khon nan nhi.Ngay do ong Ho con song so so ra day ma bon chung ac the.Vay ma mo mieng ra la tam guong dao duc voi dan chu dan quyen.Tren the gian nay co le khong co loai nao doc ac va luu manh nhu cong san.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao bác Viên chưa đọc hết, chưa biết nếu bác có đánh dấu thì họ sẽ làm gì tiếp theo nữa mà đã kết luận họ này nọ? biết đâu trong đó có tài liệu chính trị ủng hộ đối phương, khi năm 1970 đất nước còn "đánh giặc cứu nước" mà? Thời nào thì do quy luật của thời đó điều chỉnh thôi. Đó là thời của quy luật chiến tranh!

      Xóa
    2. "Đó là thời của quy luật chiến tranh!"?
      Bạn 22:09 đưa ra một câu rỗng (giống...), và bênh vực cho trò mèo đọc trôm?

      Xóa
    3. Trở đi trở lại nhiều bài trên mạng cứ thấy Dư luận viên chèn ngang khó chịu kiểu Nặc danh 22:09 trên đây. Ý của người viết khá rõ, tư liệu trung thực, sao còn "chỏ mỏ" vào?

      Xóa
    4. Trịnh Đình Duyênlúc 08:22 12 tháng 7, 2013

      Mấy thằng cha Dư luận viên - kiểu như ND: 22:09, ND 21:21 - chỉ tổ cho người ta khinh!

      Xóa
  4. Mọi việc đều do hiện thực xã hội tạo ra. đừng trách lịch sử.Lê Lựu viết Thời xa vắng và hôm nay xem Lê Lựu có phải xa vắng một thời không? Con người đầy rẫy mâu thuẫn . Hãy nhìn phía trước , và ta chỉ là ta rất ngắn ngủi trên trái đất này. .Ai sinh ra cũng khóc , có kẻ cười chỉ là sặc nước ối.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi chưa biết được hiện tại đang là cái gì thì làm sao có thể nhìn thấy cái gì ở phía trước.

      Xóa
    2. Có ai trách lịch sử đâu. Người ta chỉ trách những hành động mờ ám.

      Xóa
    3. "Mọi việc đều do hiện thực xã hội tạo ra." (?)
      Bạn 21:21 viết gì chúng tôi không hiểu? Có vẻ bây giờ người ta thích nói mơ hồ. Nhưng chỉ có thầy Trịnh Công Sơn mới đủ khả năng làm việc này (VD: "Vượt dốc treo leo - Tay ta vượt đèo")
      Đúng ra phải là - cái gì đó "tạo ra hiện thực xã hội".
      Thầy giáo văn còn đi ăn cắp thơ thì biết cách hành văn bây giờ tệ đến mức nào.
      Chủ nhà có thể không đưa những còm mà câu văn què quặt không? Xin cám ơn nhiều.

      Xóa
    4. Lại Văn Phượnglúc 07:40 12 tháng 7, 2013

      hE..HE..ĐỌC CÒM SĨ nd 21:21 MÀ THẤY LỢM CẢ GIỌNG: "Mọi việc đều do hiện thực xã hội tạo ra"; RỒI "Hãy nhìn phía trước , và ta chỉ là ta rất ngắn ngủi trên trái đất này" - Cho nên, gọi giặc Ân là giặc lạ, Hai Bà Trưng đánh giặc lạ, nay lại bỏ thi môn Lịch sử..nhìn phía trước đi, như con ngựa bị che hai bên mắt, chỉ biết "thẳng hướng tiến", không tiến theo ý chủ thì..roi! Véo...véo..Cứ Tiến thẳng lên CNXH, không cần biết hình thù nó ra sao, nó ở đâu, xa hay gần!

      Xóa
  5. Chúc chị Kim Chi luôn vui khoẻ trẻ mãi không già

    Trả lờiXóa
  6. Trích Điếu văn của Nhà văn Hoàng Tiến tiễn biệt nhà văn, nhà điện ảnh Vũ Huy Cương:
    ... "Ông không phàn nàn, kêu ca, oán thán gì đời . Ông sống chan hoà với mọi người - sống dưới đáy xã hội, như ông thường nói - nên ông biết được nhiều thứ, hiểu được nhiều thứ, mà những người khác không thể hiểu, không thể biết. Ông chịu khó nghe đài, đọc báo chí, học Anh văn. Ông nói: "Chúng ta phải phá cái xiềng ngoại ngữ, để mắt nhìn rộng hơn, tai nghe xa hơn". Ông là một người cập nhật với thời cuộc trong nước và thế giới . Nhiều người thích đến ông, để nghe những kiến giải của ông về thời cuộc. Ông chủ trương, còn sống thì còn học, và còn làm những điều có ích cho đời . Ông cổ vũ các văn nghệ sĩ sáng tác, quen biết nhiều văn nghệ sĩ, lớp già, lớp trẻ, và có điều kiện là giúp đỡ tận tình như việc in tập thơ "Gà trống đẻ" của nhà thơ Tú Sót, tập truyện ngắn "Những người rách việc" của nhà văn Bùi Ngọc Tấn .v.v... Vì thế anh em văn nghệ rất quí mến ông.
    Ông là hiện thân của sự đày ải và sống kiên cường trên dương thế!
    Bạn Vũ Huy Cương thân mến,
    Bạn đã đi xa, về cõi vĩnh hằng. Cuộc đời của bạn là 1 cuốn tiểu thuyết chưa in, nhưng nhiều người đã được đọc, nhiều người đã được biết. Qua đó chúng tôi ghi nhận được biết bao bài học cho mình: sự đau khổ, trí thông minh, tính kiên cường bất khuất, niềm lạc quan yêu đời, lòng tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của đất nước.
    Không! Bạn không chết! Nhiều người sẽ còn kể về cuộc đời của bạn, và người ta sẽ không quên bạn. Tức là bạn còn sống với mọi người, và sẽ sống vĩnh hằng với đất nước đang đổi mới đi lên.
    Những con đường đi hẹp sẽ dẫn tới thiên đàng, còn đường đến địa ngục thì phẳng phiu lát toàn vàng bạc"...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong bài Điếu văn đưa tiễn hương hồn Nhà văn Vũ Huy Cương (6-2000) còn có đoạn:
      "Nhớ đến 1 câu thơ của ai đó đi viếng người đã khuất:
      Những con người
      chọn những đường đi hẹp
      Về bên ấy
      có nhiều điều để nói
      Những lời ấy
      âm vang dội lại
      Cho thế gian
      bừng nở hoa hồng.
      Bạn Vũ Huy Cương thân mến,
      Bạn đã làm xong việc đời nặng nhọc. Bạn đã được giải thoát. Linh hồn bạn khôn thiêng xin phù hộ độ trì cho các bạn bè, những nhà báo, nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà giáo, nhà điện ảnh, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, có mặt ở đây ngày hôm nay, xin phù hộ độ trì cho đất nước được phát triển, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
      Bạn Vũ Huy Cương thân mến,
      Bạn đã sống xứng đáng một cuộc đời người . Mong bạn hãy yên lòng ra đi, thanh thản ra đi!"
      (Người đọc điếu văn: Nhà văn Hoàng Tiến)

      Xóa
  7. Gió đã đổi chiều. Sự sợ hãi đã bit miệng chúng ta quá lâu.

    Đừng ngần ngại nữa, hãy lên tiếng phản đối những hành động man rợ đang xảy ra hằng ngày trong cuộc sống của chính chúng ta. Hãy sống như một con người và con cháu chúng ta sẽ có một ngày mai tươi sáng hơn trong một xã hội công bằng pháp trị.

    Cảm ơn nghệ sĩ Kim Chi cho bài viết này.

    Trả lờiXóa
  8. Rồi đây những bí mật nhất của chế độ sẽ được phơi nắng thôi mà! những kẻ giả nhân giả nghĩa, những kẻ tự cho là đỉnh cao gì đó thì rồi không có gì che đậy được.

    Trả lờiXóa
  9. Những con chim đã biết mình vẫn còn cánh dù đã ở trong lồng mấy chục năm.
    Cám ơn những cánh chim báo bão.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thúy Trà Phươnglúc 10:34 12 tháng 7, 2013

      Từ cái nôi là lớp Đạo diễn diễn viên khóa I tại số 7 Trần Phú (1959-1962), 53 học viên gồm 18 đạo diễn với những cái tên như Trần Phương, Huy Thành, Hải Ninh, Long Vân, Bạch Diệp… và 35 diễn viên như Trà Giang, Phi Nga, Lâm Tới, Mai Châu, Thanh Thủy, Ngọc Lan, Hoàng Yến… đã góp phần rất lớn làm nên diện mạo cho nền điện ảnh Việt Nam. Như những cánh chim không mỏi, dù 53 gương mặt ngày ấy nay kẻ còn, người mất, dù thời gian đã bù đắp xứng đáng cho những năm tháng tuổi trẻ phấn đấu hết mình của họ hay lấy đi phần nhiều thanh, sắc cũng như sức khỏe thì đến nay, nhiều người vẫn miệt mài với những vai diễn, những bộ phim. Với họ, thời gian không tồn tại song hành với tình yêu nghệ thuật. Tình yêu điện ảnh đã đưa họ gắn kết với nhau, 50 năm sau cũng lại vẫn tình yêu đó đã kéo họ về với cảm xúc ngày gặp mặt…

      Thật tiếc là số 7 Trần Phú nay đã là cơ quan khác, khu nội trú 36-38 Cao Bá Quát ghi lại nhiều dấu ấn xưa nay đã là trụ sở của Hội mỹ thuật Việt Nam nhưng địa điểm xa lạ tại nhà khách Trúc Bạch (số 1 Trấn Vũ) hôm ấy cũng không ngăn nổi những cảm xúc rất thật của những người bạn cùng khóa xưa. Có 23 người mãi mãi không thể đến, một vài người sức khỏe đã kém đi không thể đến được nhưng họ vẫn luôn có mặt trong từng kỷ niệm nhắc lại, qua tiếng nói hồ hởi bắt nối qua điện thoại từ phương xa. Đến tham dự còn có các phóng viên báo, đài truyền hình cũng như các hãng phim – những nơi luôn tri ân họ với rất nhiều đóng góp trải dài trong suốt 50 năm.
      Người thầy xưa Agida Ibraghinop không thể có mặt những người phiên dịch Bùi Viên năm nào vẫn đến dự, vẫn hăng hái ghi lại những gương mặt quen thuộc cách đây 50 năm. Và cả lớp trưởng Trần Nga, người anh cả năm nào nay tóc đã bạc…

      Xóa
    2. Cũng trong buổi tiễn đưa nhà văn VHC, một bạn văn đã tặng ông Câu đối:
      ""Một phút ra đi thê tử không màng duyên thế tục
      Trăm năm là mấy nước non chưa trắng nợ tang bồng".

      Xóa
  10. Cứ theo logic này thì chỉ nay mai chị Kim chi và ông Bùi Viên sẽ hân hạnh được công an mời đến làm việc.
    Bật mí những truyện bí mật thế này, chắc KC đã chuẩn bị sẵn khăn gói ba lô rồi ?
    Nếu đự báo này xảy ra thì đúng đây là thời CÔNG AN TRỊ 100 %
    Công nhận bà KC là người phụ nữ dũng cảm.
    Bất giác lại nghĩ đến hai phụ nữ UVBCT.Họ có dũng cảm không nhỉ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở ta bây chừ chẳng có logic lô ghiếc chi hết mô.

      Xóa
  11. Nguyễn Hoàng Biênlúc 11:24 12 tháng 7, 2013

    Theo nhiều nguồn tư liệu sách, báo, tôi được biết - năm 1967 một Nhóm bị cáo buộc là theo Chủ nghĩa Xét lại và bị xử lý:
    + Những nhân vật bị bắt: gồm những nhân vật lão thành trong đảng, nhiều vị tướng cùng một số những nhà nghiên cứu và nhà báo như: Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin Hoàng Minh Chính[2]; Vụ trưởng Lễ tân Bộ Ngoaị giao Vũ Đình Huỳnh[3]; nhà báo Vũ Thư Hiên; Cục trưởng Cục 2 (Cục Tình báo quân đội) đại tá Lê Trọng Nghĩa[4]; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Đại tá Lê Minh Nghĩa; Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu đại tá Đỗ Đức Kiên[5]; Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng; phó Giám đốc nhà xuất bản Sự thật, nguyên Tỉnh ủy viên tỉnh Ủy Quảng Bình Nguyễn Kiến Giang; Giám đốc nhà xuất bản Sự thật Minh Tranh[6]; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội Trần Minh Việt; phó tổng biên tập tờ Báo Hà Nội Mới Phạm Viết[7]; phó tổng biên tập tạp chí Học Tập Phạm Kỳ Vân[8]; Tổng thư kí toà báo Quân Đội Nhân Dân Trần Thư[9]
    Những nhân vật không bị bắt nhưng bị khai trừ đảng: Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm; Thứ trưởng bộ văn hóa Lê Liêm [10]; Thiếu tướng Đặng Kim Giang; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước Bùi Công Trừng
    Những nhân vật xin "tỵ nạn tại Liên Xô: Có khoảng 40 người lúc đó đang đi học hay đi công tác ở Liên Xô đã xin ở lại như Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Nguyễn Minh Cần; Chính Ủy sư đoàn 308, Phó chính ủy Quân khu khu III đại tá Lê Vinh Quốc; nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân Thượng tá Ðỗ Văn Doãn v.v...
    Đến năm 1970 vẫn còn một số người bị "dây dưa, dính dáng" vụ này, không biết Huy Vân và Vũ Huy Cương có trong số này không? Ai biết, cho thông tin để tham khảo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Danh sách "bất đồng chứng kiến " xem ra cũng khá dài, chắc còn nhiều nữa chưa thống kê hết, nổi bật như mấy cộm cán :Hoàng văn Hoan uvbct, Chu văn Tấn "tư lệnh Việt bắc", Việt Phương thư ký cho PVĐ, Trần xuân Bách uvbct và gần đây là Hồ đức Việt trưởng ban tctw....
      Thanh trừng, hình như là dặc trưng của đảng cs để tồn tại. Chẳng cần đến đạo lý, tình người, tình đồng chí gì sất. Kể cả cha mẹ, nếu nho nhoe cũng cho đi suốt.
      Đối nhân xử thế như vậy mà tồn tại được mấy chục năm cũng là chuyện lạ,quá lạ.
      Thuyết nhân quả bao giờ mới linh nghiệm đây ?

      Xóa
    2. Còn Trần Độ, Nguyễn Hộ,... nữa

      Xóa
  12. Chủ nghĩa Mác có phù hợp với Việt Nam ngày nay không? Những người Xét lại nói khi đó, nay thấy trúng, không áp dung CN Mác giáo điều, rập khuôn, khô cứng và nhất là công thức. Và cũng rất trúng là bắt tay cùng làm ăn với Tư bản... Cuối năm 1967, Cụ Hồ đã khuyên hãy ngừng truy bức những người Xét lại, vì họ cũng có cái lý thực tiễn, không nghe thì thôi, bắt họ làm gì. Năm 1969, Cụ Hồ mất, năm 1970, mấy ông lãnh đạo ta lại "truy tiếp"...Ôi, đau!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Liễu đã nói hay! Ông Tư sang cũng sắp sang thăm Mỹ đấy, có "XÉT LẠI" không?

      Xóa
    2. "Chuyên chính vô sản" là để vô sản cầm quyền, nay đảng của giai cấp vô sản đã cầm quyền rồi, chắc chắn là từ 1945, nay còn đòi chuyên chính với ai? Xem ra, "bộ phận lớn" suy thoái biến chất trong đảng đang ráo riết, điên cuồng chuyên chính với dân chúng !?

      Xóa
    3. Chính xác, Kẻ thù của đảng, Nhà nước XHCN bây giờ chính là "Bộ phận không nhỏ suy thoái, biến chất" nằm ngay trong đảng như NQTW 4đã đánh giá. Đảng cần tỉnh táo, thận trọng, giữ vững quan điểm lập trường để Chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với nhân dân! Làm được như thế, toàn dân lại đồng lòng tin và đi theo đảng, khỏi lo đối phó làm gì, mệt!

      Xóa
    4. "Bộ phận lớn suy thoái biến chất" đang hàng ngày xúi đảng bắt nhốt, giam cầm những ai chống tiêu cực, tham nhũng để bảo vệ quyền và lợi của chúng. Ông Nguyễn Phú Trong và nói chung 16 UVBCT cần nhận ra điều đó!

      Xóa
  13. Không khí đặc quánh ngày xưa nhưng người ta vẫn có thể không bức xúc khi cán bô cũng nghèo (và thường là nghèo hơn) những người không phải cán bộ. Nay khó thấy cán bộ nghèo, thậm chí thường là giàu sụ (không có bằng chứng o lao động chân chính), trong dân thường đói khổ, hốc hác.
    Có lẽ không cần thiết để bình luận tiếp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đính chính (bất đắc dĩ, vì câu văn bị virus can thiệp):
      không có bằng chứng là bằng lao động chân chính), trong khi dân thường thì đói khổ, hốc hác.

      Xóa
    2. Diễn đạt văn vẻ chán ốm, đính chính rồi mà đọc vẫn thấy trúc trắc - trục trặc vậy? > ...giàu sụ (tài sản bất minh)...

      Xóa
    3. Bạn 16:02 ơi. Bạn chán ốm cái gì vậy, tôi không hiểu? Bạn bức xúc cho "ai đó" chăng? Bạn chán ốm khi những kẻ "giàu sụ (tài sản bất minh)" bị đả phá? Chiến thuật của các bạn dù thay đổi cũng "trúc trắc - trục trặc" mà thôi.

      Xóa
  14. Ôi, vậy chắc là còn nhiều trò mèo mửa mà nhân dân chưa được biết.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi không nghi ngờ câu chuyện chị Kim Chi kể và rất khâm phục sự dũng cảm của chị. Tuy nhiên tôi rất nghi ngờ sự giải thích cuả anh Bùi Viên. Anh ấy nói rằng nhờ bình nước sôi sổ,làm nhòe hết các lá thư mà anh ấy không phải dịch các lá thư ấy, một việc làm thất đức mà anh ấy căm gét! Đơn giản vậy thôi sao? Công an đã có kế hoạch tổ chức kiểm tra những là thư một cách kiên quyết như vậy, mà lại thât bại bởi một sự cố ngẫu nhiên lãng nhách như vậy?Nói thật là tôi không thể tin lời anh Bùi Viên vể chuyện cái phích nước!
    Một phích nước sôi nếu ngã xuống mà chưa vỡ thì nước đổ ra miệng phích, chưa chắc đã ướt hết các lá thư. Nếu bình nước sôi đó đổ thì với phản ứng tự nhiên anh Bùi Viên và cô tiếp tân vơ những lá thư trên bàn không cho nó ướt. Và nếu những lá thư ấy ướt thì chữ vẫn không thể nhòe, bởi vì thời kỳ ấy hầu hết người miền Bắc đều viết bút máy Trường Sơn, hoạc Kim Tinh, bắng loại mực Cửu Long xanh đen. Loại mực này có mùi thơm và sau khi viết, chữ đã khô thì nhúng nước cũng không nhòe. Có những quyển nhật ký Trường Sơn của bộ đội thời đó đến bây giờ vẫn đọc được dù từng bị ướt.Tôi tin rằng những lá thư công an nhờ anh Bùi Viên đọc cũng viết mực Cửi Long và không bị nhòe hết như anh Bùi Viên nói. Phải chăng anh có một hành động dũng cảm là hủy chúng đi? Nếu như thế thì những tay công an sắt máu kia để anh yên sao?Chỉ có một lý giải là anh Bùi Viên đã dịch những là thư đó, nhưng bây giờ tìm lý do để biến mình thành một kẻ cao thượng! Anh Bùi Viên rất ngay thơ khi dùng cái bình nước sôi làm cứu cánh choi mình.
    Tôi không phải dư luân viên mà chỉ suy luận theo logic khoa học.Rất mong chị Kim Chi hỏi lại anh Bùi Viên cái chi tiết đó, và rất mong anh Bùi Viên thành thực với lòng mình. Nếu hồi ấy anh dịch những lá thư ấy, thì bây giờ cũng chẳng ai nỡ trách anh.(Cao Tiến Hưng , Hà Nội)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ có viết bằng bút bi (bây giờ) mới không bị nhòe không thấm nước. Còn mực để dùng cho bút máy hay bút ngòi đều bị nước làm nhòe. Bạn nói không có chuyện này làm tôi ngạc nhiên đấy. U60 như tụi tôi không bao giờ quên nhưng gói bột để pha mực, lọ mực chống đổ, ngòi bút, lớn lên xài bút Kim Tinh, ra Bờ Hồ nhờ thợ khắc chữ "Kỷ niệm...", và cả mũ rơm chống... bom!
      Chữ viết bằng mực chắn chắn là nhòe khi gặp nước, kể cả nước mắt.

      Xóa
    2. Quá dễ dàng để khỏi phải nghi vấn. Ông hãy viết bằng mực học trò và đổ nước lên. Ông sẽ thấy nó bị nhòe rất rõ ràng.

      Xóa
    3. Chính xác, bút mực ngày xưa rất dễ bị nhòe, không cần nước đổ vào (lại nước sôi nữa) chỉ cần hơi thấm nước, ẩm trang giêý đã nhòe nhoẹt hết rồi (trừ mực nho). Hơn nữa, ông Bùi Viên kể lại như thế cũng đúng, chỉ thể hiện như sự vô tình. Nếu thể hiện sự cố ý hủy chứng cứ, thì chết ngay với công an, quy là đồng phạm!

      Xóa
    4. Nước là dung môi (chất hòa tan) cho các hạt mực. Mực khô gặp nước bị nhòe (hòa tan lần nữa) là chuyện tất nhiên. Đây là logic hóa học.
      Ông Bùi Viên rất dũng cảm khi kể lại câu chuyện, chứ không muốn chứng tỏ mình là người cao thượng.

      Xóa
    5. Bạn 06:45 ơi. Nước tràn thì rất nhanh, và theo phản ứng tự nhiên chẳng ai muốn thò tay vào nước sôi cứu những lá thư. Câu chuyện rất tự nhiên, khó bắt bẻ. Chỉ có thể bắt bẻ là ông Bùi Viên có dựng chuyện này không? Theo logic, ông không bịa ra 1 câu chuyện bất lợi cho ông.

      Xóa
  16. Hỏi trời cao hỏi biển sâu,
    Bao giờ mới hết nỗi đau nhân tình?
    Thương anh,thương chị,thương mình...
    Một thời gửi trọn Ba Đình ước mơ!
    Ươc mơ được gặp Bác Hồ
    Ngày xưa mê mẩn bây giờ vẫn mơ!
    Bao giờ cho đến bao giờ,
    Tỉnh cơn mê muội ngây thơ thuở nào
    Hỏi biển sâu hỏi trời cao...


    Trả lờiXóa
  17. Co mot nguoi noi tieng thoi ay la Nguyen Thu cut chan.Ong nay tot xau the nao it nguoi nhac toi . Nghe noi ong Thu duoc lanh dao qian tam va doi xu rst te voi anh .Vay ai biet chuyen Cuc truong Nguyen Thu xin noi lai cho moi nguoi nghe xin cam on

    Trả lờiXóa
  18. Người viết bài này xin mọi người đừng chỉ trích anh Bùi Viên điều gì cả mà làm anh ấy buồn, tội nghiệp.Anh ấy không hề muốn tôi đưa lên mạng việc của anh ấy đâu. Câu chuyện anh ấy kể với vợ chồng tôi là cốt để thanh minh cho việc anh ấy nói với tôi câu:" Đáng lẽ em không nên làm cái việc vừa rồi..."
    Trước khi anh ấy về Hải phong, tôi nói:" Câu chuyện của anh hay quá, cho phép em viết đưa lên mạng nhé"Anh Viên lắc đầu:" Thôi, em ạ.Chỉ là một tâm sự để anh em mình hiểu lòng nhau thôi. Anh nghĩ không nên viết làm gì..." Nhưng tôi nhớ anh có nói với chúng tôi câu của một công an ngày đó đã nói với anh:" Chuyện này anh chỉ được kể lại sau 20 năm nữa". Tôi đã viết mà chưa xin ý kiến của anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giờ là lúc chúng ta phải sống thực lòng chị ạ. Chúng ta chịu trách nhiệm trước Trời Đất. Còn con người đối với nhau nên hiểu là bình đẳng. Đó mới là cuộc sống thực sự.

      Xóa
  19. cam on bac BVB va chi KIM CHI ,chuc suc khoe 2 BAC muon nam , muon nam .

    Trả lờiXóa
  20. Thưa Chị

    Tôi - chính tôi dây - một kẻ dân hèn
    Đã tin lắm - niềm tin ngày ấy :

    " Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng Nước Mỹ
    Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ "
    Tin như một lũ cuồng điên !

    Rồi đến một ngày ... thất vọng triền miên
    Khi biết rõ niêm tin xưa sụp đổ

    Búa liềm. cờ đỏ
    Trên vai tôi - nặng gánh cuộc đời !

    Đọc Chị đôi nơi
    Trong thất vọng - thấy đôi điều an ủi
    Lại muốn sống thêm vài phút sống thừa

    Thời tiết xứ mình : sớm nắng chiều mưa
    Tin lần nữa là thêm lần ngu dại !

    Tôi di đây
    Chúc Chị chân cứng đá mềm - Ở lại !

    Chẳng tu thì cũng như tu

    Chao ơi ! Buồn thiên thu !







    Trả lờiXóa