Chiều 11/10, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra sau 7 ngày làm việc.
Infonet giới thiệu toàn văn thông báo của Hội nghị.
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 5 đến ngày 11/10/2015,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 12 để thảo luận,
cho ý kiến về các vấn đề: Tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm
2015, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;
về việc chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII; và một số vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.
I- Ban
Chấp hành Trung ương đã thảo luận và kết luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân
sách nhà nước năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách
nhà nước năm 2016 với các nội dung chủ yếu sau:
1- Về bối cảnh và tình hình năm 2015
Năm 2015 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
5 năm 2011-2015 và là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Tình hình thế
giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo
trong khu vực và trên Biển Đông ngày càng gay gắt. Kinh tế thế giới phục hồi chậm;
giá dầu thô giảm mạnh, giá nhiều loại hàng hoá cơ bản tiếp tục giảm; việc giảm
giá đồng nhân dân tệ, suy giảm tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn, thiên
tai, hạn hán, dịch bệnh... đã tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta. Tuy nhiên,
với sự nỗ lực, chủ động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của cả hệ thống
chính trị, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã có chuyển biến tích cực và đạt
những kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát khoảng 2%, thấp nhất trong
15 năm qua. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Sản xuất kinh
doanh tiếp tục phục hồi, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 6,5%, vượt kế
hoạch đề ra. Các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt một số kết quả tích cực bước đầu. Văn
hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; phúc lợi xã hội và đời
sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; thực hiện tốt chính sách người có công.
Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4,5%. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu đạt một số kết quả bước đầu. Cải cách hành chính, môi
trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh có bước tiến mới. Phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm chỉ đạo. Quốc phòng, an ninh, trật tự an
toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền quốc gia được giữ vững; công tác đối ngoại
và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả, nâng cao vị thế của Đảng ta, đất nước ta
trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, kinh tế nước ta, nhất là khu vực kinh tế trong nước vẫn
đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Năng suất lao động, chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh còn thấp. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi còn cao; nợ
công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, nợ xấu còn lớn và xử lý nợ xấu còn nhiều
khó khăn; doanh nghiệp trong nước và khu vực nông nghiệp, xuất khẩu nông sản
đang rất khó khăn; nhập siêu tăng trở lại. Thể chế kinh tế thị trường chậm được
hoàn thiện, còn nhiều hạn chế, các loại thị trường vận hành chưa thông suốt. Giải
quyết việc làm còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp; kết quả ứng
dụng khoa học-công nghệ còn nhiều hạn chế. Tái cơ cấu trong các ngành, lĩnh vực
còn chậm, tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, chưa đạt tiến độ
đề ra. Xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn, nhất là về nguồn lực. Kết quả
giảm nghèo chưa bền vững, một số nơi còn mang tính phong trào, chưa huy động được
sự tham gia trực tiếp của người dân và nguồn lực xã hội hóa; tỉ lệ hộ nghèo và tái
nghèo ở những nơi đặc biệt khó khăn và trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao.
Một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều mặt hạn chế, yếu kém về văn
hóa, xã hội khắc phục còn chậm; đạo đức xã hội ở một bộ phận không nhỏ xuống cấp;
tình trạng tham nhũng chưa được đẩy lùi. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên
còn thấp; ô nhiễm, suy thoái môi trường còn xảy ra ở nhiều nơi. Cải cách hành
chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo đang đứng trước những khó khăn, thách
thức mới. Sự chuẩn bị để hội nhập sâu hơn sau khi ký các hiệp định thương mại
(FTA, TPP…) của ta còn nhiều bất cập.
2- Về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2016
Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020. Hòa bình và hợp tác phát triển
vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường.
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ gia
tăng và quyết liệt. Xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới tiếp tục và có
thể gia tăng. Khu vực đồng Euro kinh tế phục hồi chậm; khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương và Trung Quốc theo nhiều dự báo tăng trưởng chậm lại. Tranh chấp chủ quyền
biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn biến gay gắt, phức tạp.
Trong nước có nhiều thuận lợi từ thành tựu đạt được nhưng chúng ta vẫn phải đối
mặt với không ít khó khăn, thách thức. Việc thực hiện các Hiệp định thương mại
tự do (FTA), kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và
hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ mở ra cơ hội và không gian phát triển rộng lớn hơn,
nhưng thách thức cũng lớn hơn, nhất là cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngay cả
trên thị trường trong nước.
2.1- Mục tiêu tổng quát: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn
đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015 đi liền với cải thiện chất lượng nền
kinh tế và khắc phục các yếu kém. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ
cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,
bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên
và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng kỷ cương, kỷ luật hành
chính và xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo sự chuyển biến
rõ nét về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường
quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính
trị và trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập
quốc tế.
2.2- Các chỉ tiêu chủ yếu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
tăng khoảng 6,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỉ lệ nhập siêu dưới 5%;
tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP phấn đấu dưới 5%; tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP; chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) dưới 5%.
Thực hiện các chỉ tiêu về việc làm, giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân
dân, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
2.3- Nhiệm vụ, giải pháp:
- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh, nhất là khu vực kinh tế trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Chủ động điều hành linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ,
chính sách tài khóa và các chính sách khác. Điều hành lãi suất, tỉ giá, tăng trưởng
tín dụng phù hợp. Tăng cường huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu; quản lý tốt nhập khẩu; phát triển mạnh
thị trường trong nước. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, phòng, chống buôn
lậu, gian lận thương mại.
- Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế,
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, quan tâm sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đầy đủ các luật, pháp lệnh
triển khai Hiến pháp năm 2013. Xây dựng, hoàn thiện thể chế công tác quản lý
quy hoạch theo hướng tổng thể, đồng bộ, tích hợp, chú trọng cơ chế điều phối
vùng để khai thác tối đa nguồn lực sẵn có. Đa dạng hóa, phát triển đồng bộ và
nâng cao hiệu quả hoạt động các loại thị trường, bảo đảm vận hành thông suốt và
cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Thực hiện cơ chế thị trường, nghiên cứu tách dịch
vụ công ra khỏi quản lý nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa đối với cung cấp dịch vụ
công, đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường thực thi
pháp luật đi đôi với cải cách tư pháp. Triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị
quyết Trung ương khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo và phát triển khoa học-công nghệ.
Đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và các đề
án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tái cơ cấu
ngành nông nghiệp và tổ chức lại mô hình sản xuất nông nghiệp theo từng vùng,
miền, sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để
khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực
nông nghiệp, nông thôn. Rà soát, bổ sung chính sách phát triển công nghiệp hỗ
trợ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp
nhỏ và vừa, và khởi sự doanh nghiệp. Hiện đại hóa, phát triển nhanh các dịch vụ
có giá trị gia tăng cao.
Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả việc sắp xếp, tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước, các công ty nông, lâm nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước chỉ
tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn quan trọng; bán phần vốn nhà nước trong
các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường. Tiếp tục
rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, tạo thuận lợi
cho các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam (VAMC) hoạt động thực chất, an toàn, hiệu quả theo thông lệ và chuẩn mực quốc
tế. Tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý đúng pháp luật các sai phạm; bảo đảm
an toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
- Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016: Thực hiện nghiêm túc, hiệu
quả các quy định pháp luật về ngân sách nhà nước. Tăng cường quản lý, chống thất
thu, nợ đọng thuế. Cơ cấu lại thu ngân sách, tăng mức huy động vào ngân sách từ
GDP, hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách mới làm giảm thu và chỉ ban
hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn kinh
phí bảo đảm. Quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán và chi chuyển nguồn. Tăng
cường kỷ luật tài chính, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách, bảo đảm hiệu quả, tiết
kiệm, chống lãng phí, thất thoát cả trong chi thường xuyên và chi đầu tư; tiết
kiệm và giảm tối đa kinh phí hội nghị, hội thảo, lễ hội, đi công tác nước
ngoài. Tích cực cơ cấu lại chi ngân sách, bảo đảm tỉ lệ hợp lý giữa chi đầu tư,
chi thường xuyên và chi trả nợ, theo hướng chi đầu tư tăng nhanh hơn. Tăng cường
kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi ngân
sách nhà nước. Phấn đấu giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý nợ công; tăng cường
kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các khoản
vay mới, vay có bảo lãnh của Chính phủ; tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay theo
hướng tăng tỉ trọng vay trung và dài hạn với lãi suất phù hợp để đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng quan trọng, thiết yếu của đất nước; bảo đảm dư nợ công, nợ
Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn quy định.
- Năm 2016 tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chất lượng
các chương trình, dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các công trình cấp thiết
đang đầu tư dở dang; ưu tiên vốn đối ứng cho các dự án ODA quan trọng, xử lý nợ
đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước; phần còn lại mới bố trí vốn cho
các dự án khởi công mới. Dành một phần thu từ bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp
cho đầu tư phát triển. Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng
gắn với đẩy mạnh phân cấp và xã hội hóa. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính
sách nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng. Tăng cường kiểm
toán, giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với tất cả các khâu trong quá trình đầu
tư.
- Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về chính sách xã hội. Làm tốt
chính sách ưu đãi người có công. Triển khai các chương trình, chính sách giảm
nghèo theo chuẩn nghèo mới. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục và đào tạo để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm. Chủ động phòng,
chống dịch bệnh; tập trung giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa
bệnh; đẩy mạnh thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội.
Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, tiếp tục thực hiện các
cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Tích cực thực hiện Nghị
quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Phát triển dân số bền vững; quan tâm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;
làm tốt công tác gia đình, bà mẹ, trẻ em, thanh niên, bình đẳng giới, và công
tác dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao quần
chúng và thể thao thành tích cao. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức
xúc.
- Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng
phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Đẩy nhanh tiến
độ để sớm hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, hệ thống
thông tin đất đai đồng bộ, hiện đại và bản đồ, hồ sơ địa chính hiện đại; tiếp tục
điều tra cơ bản về tài nguyên, nhất là tài nguyên biển. Xây dựng, triển khai hiệu
quả, có trọng tâm, trọng điểm các chương trình mục tiêu về ứng phó với biến đổi
khí hậu. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; kiên trì đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia
trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công và một số con sông khác
có lưu vực ở nước ngoài.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội, chấp hành
luật pháp gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức theo tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Chú trọng cải thiện
môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin, thiết lập hệ thống cổng thông tin, mạng hành chính điện tử 4 cấp,
khẩn trương xây dựng Chính phủ điện tử. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng,
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Xử lý kiên quyết không để
hình thành các tổ chức hoạt động trái pháp luật. Bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Kết hợp hiệu quả giữa
phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thực hiện hiệu quả
các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc
giao thông.
Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; tiếp tục đưa quan hệ với
các đối tác đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động đối
ngoại đa phương, ngoại giao nhân dân. Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng
quốc tế trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo. Tăng cường và nâng cao chất
lượng thông tin đối ngoại; làm tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài, nhất
là những người có công. Hoàn thiện pháp luật, chủ động có giải pháp cụ thể thực
hiện và chuẩn bị thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế, nhất là
trong khuôn khổ Cộng đồng ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chương trình hành động triển khai 17 mục
tiêu và 169 chỉ tiêu Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc vừa mới thông qua.
- Tăng cường quản lý nhà nước về thông tin truyền thông; bảo đảm
quyền tiếp cận thông tin của người dân theo quy định pháp luật; bảo đảm an
ninh, an toàn thông tin. Chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế-xã hội,
chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, pháp luật, những vấn đề dư luận xã hội
quan tâm và cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ sự lãnh đạo và quản lý
điều hành của Đảng, Nhà nước. Tập trung tuyên truyền về Đại hội XII của Đảng. Đấu
tranh, phản bác kịp thời, có tính thuyết phục cao đối với những thông tin sai
trái. Tạo đồng thuận cao trong xã hội.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến thảo luận
của Ban Chấp hành Trung ương, báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ
đạo hoàn chỉnh, ban hành Kết luận.
Trên cơ sở Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị chỉ
đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn thiện các báo cáo trình Quốc hội xem xét,
quyết định. Trong quá trình Quốc hội thảo luận, nếu có vấn đề quan trọng còn có
ý kiến khác nhau, Đảng đoàn Quốc hội báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị.
II- Ban
Chấp hành Trung ương đã thông qua một số chủ trương về việc chuẩn bị bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 về Hội đồng
bầu cử quốc gia, thời gian bầu cử, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu đại biểu.
Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh: Để bảo đảm tổ chức thành công
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2016-2021; bảo đảm giới thiệu, lựa chọn bầu ra những đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; cần phát huy cao độ vai trò
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ
thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; sự hưởng ứng, tích cực tham gia, phát
huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân của cử tri cả nước.
Trong chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 bảo đảm đúng tiêu chuẩn,
đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn chất lượng đại biểu là ưu
tiên hàng đầu; đồng thời phải quán triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng
về bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa
phương; gắn kết quả nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và quy hoạch cán bộ với
công tác chuẩn bị nhân sự đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến thảo luận
của Trung ương, báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ đạo Đảng
đoàn Quốc hội hoàn chỉnh Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 để tổ chức thực hiện; lãnh đạo công tác chuẩn
bị và tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân
các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
III- Ban
Chấp hành Trung ương đã thảo luận, tán thành Tờ trình của Bộ Chính trị về tình hình,
kết quả giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Báo cáo của Bộ
Chính trị về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức
danh lãnh đạo chủ chốt từ Đại hội VI đến trước Đại hội XII và đề xuất một số vấn
đề trong việc chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XII từ nay đến Hội nghị Trung ương
14 khóa XI.
Ban Chấp hành Trung ương biểu quyết thông qua danh sách giới thiệu
lần đầu các đồng chí ứng cử viên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (chính thức
và dự khuyết) khóa XII.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự Đại
hội XII, căn cứ ý kiến của Trung ương, báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ
Chính trị, để tiếp tục xem xét, hoàn thiện các phương án nhân sự theo đúng Phương
hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã được Ban Chấp hành
Trung ương thông qua và Quy trình công tác nhân sự để báo cáo Ban Chấp hành
Trung ương xem xét, quyết định tại các hội nghị Trung ương khóa XI tiếp theo.
IV- Bộ
Chính trị đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương các công việc quan trọng Bộ Chính
trị đã giải quyết từ Hội nghị lần thứ 11 đến Hội nghị lần thứ 12 và một số vấn
đề quan trọng khác. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị tiếp thu ý kiến
góp ý của các đồng chí Trung ương để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả lãnh
đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
V- Ban
Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết,
thống nhất tư tưởng và hành động, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức,
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; tổ chức thành công đại hội đảng bộ
trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng.
BCHTW
đảng CSVN
---------------
"...nâng cao vị thế của đảng ta,đất nước ta trên trường quốc tế"
Trả lờiXóaNão trạng của lão lú vẫn thế,không thể thay đổi được,vẫn là đảng lớn hơn đất nước.
Lão cứ nghĩ rằng,Obama mời lão qua Mỹ là đánh giá cao đcs của lão,là đỉnh cao trí tuệ...
Động não lên một chút ông lú ơi!
Người Mỹ chỉ muốn nhân dân VN có dân chủ,tự do,nhưng họ cũng biết rằng,hiện tại,đcs của ông tuy rất phản động nhưng lại nắm trong tay súng đạn,nhà tù,đang ngày đêm kìm kẹp dân VN.Vì vậy,họ chọn cách tiếp cận như thế để ru ngủ ông,nhằm tìm cách giúp đỡ nhân dân VN theo nhiều hướng khác nhau.
Chuyện này cũng giống như chuyện những người đi rừng thường đeo 2 ống nứa vào 2 cánh tay để lừa đười ươi.Loài vật này,khi gặp người trong rừng thì bất ngờ xông ra,tóm chặt 2 cánh tay rồi nhắm mắt nhắm mũi cười sằng sặc.Nếu có 2 ống nứa ở tay,họ chỉ việc lặng lẽ rút tay ra rồi thoát đi trước khi con đười ươi kia mở mắt ra.
Nhìn người LÃNH TỤ của đảng , thì biết đảng đó như thế nào !!!!! Chỉ thương nhân dân và đất nước tôi !
Xóa"...nâng cao vị thế của đảng ta,đất nước ta trên trường quốc tế" SẼ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÁO ĐIỀU SÁO RỖNG RA THẾ GIỚI . Điều này KHÔNG KHẢ THI . Nhưng sẽ xuất khẩu nhiều "cơ bắp" , osin , cho đi làm thuê , làm mướn , tôi tớ , làm vợ cho các nước láng riềng và toàn thế giới ĐIỀU NÀY THÌ KHẢ THI !
Không thể nào hiều nổi cái cơ chế của đảng CSVN. 2016 hết nhiệm kỳ mà vẫn thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016. Mà kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là do chính phủ và quốc hội quyết định. Vậy mà lúc nào đảng cũng nói đảng không làm thay nhà nước.???
Trả lờiXóaNỗ như pháo Bình Đà , văng chữ tùm lum: Tăng cường, giữ vững, phấn đấu, phát huy, đẩy mạnh, ra sức, kiên trì, chủ động, chú trọng, nỗ lực, tích cực, mãnh liệt, cao độ, nâng cao, hoàn thiện .... đã quá, quá đã !
Trả lờiXóaviết dài dòng , chẳng người dân nào quan tâm đọc hết, vì có ai tranh cử đâu có lời hứa gì đâu mà giám sát, toàn mấy ông tự nêu, tự sướng, tự giải quyết.ghi vài dòng thế này cho dễ hiểu:
Trả lờiXóakhó khăn:
bọn bành trướng âm mưu cuóp nước
tham nhũng nhiều, lòng dân li tán
xã hội rã rời, giáo dục đạo đức xuống cấp
giải pháp:
kinh tế thị trường là dứt khoát, không gắn cái định hương ngớ ngẩn
trả lại nền giáo dục nhân bản, dân tộc, bỏ giáo điều đảng mác, vô thần
tăng tự do báo chí ngôn luận , thiết lập xã hội dân sự giám sát tham nhũng, xoa douj những mâu thuẫn xã hội
liên kết thế giới văn minh, tăng cường liên minh kinh tế với Nhật, mỹ các nước nhập siêu với Việt Nam
giảm bơt bọn xu nịnh , treo cờ tung hô đảng quang vinh muôn năm, nhưng khi khó khăn chúng chính là bọn chôn vùi đảng vì bọn xu nịnh luôn có bản chất tráo trở
các đoàn , đảng phải tự nuôi bằng hội phí, không lấy ngân sách nhà nước, loại bỏ các tiết học macle lịch sử đảng của hàng chục triệu sv, bỏ chế độ hộ khẩu tạm trú, xem dân như là bạn chứ không coi thù địch, quản lý dân bằng ban phát, hộ khẩu như quản lú đàn bò
đôi tên tp hcm thành saigon, bỏ hết các đường PVĐ
viết dài dòng , chẳng người dân nào quan tâm đọc hết, vì có ai tranh cử đâu có lời hứa gì đâu mà giám sát, toàn mấy ông tự nêu, tự sướng, tự giải quyết.ghi vài dòng thế này cho dễ hiểu:
Trả lờiXóakhó khăn:
bọn bành trướng âm mưu cuóp nước
tham nhũng nhiều, lòng dân li tán
xã hội rã rời, giáo dục đạo đức xuống cấp
giải pháp:
kinh tế thị trường là dứt khoát, không gắn cái định hương ngớ ngẩn
trả lại nền giáo dục nhân bản, dân tộc, bỏ giáo điều đảng mác, vô thần
tăng tự do báo chí ngôn luận , thiết lập xã hội dân sự giám sát tham nhũng, xoa douj những mâu thuẫn xã hội
liên kết thế giới văn minh, tăng cường liên minh kinh tế với Nhật, mỹ các nước nhập siêu với Việt Nam
giảm bơt bọn xu nịnh , treo cờ tung hô đảng quang vinh muôn năm, nhưng khi khó khăn chúng chính là bọn chôn vùi đảng vì bọn xu nịnh luôn có bản chất tráo trở
các đoàn , đảng phải tự nuôi bằng hội phí, không lấy ngân sách nhà nước, loại bỏ các tiết học macle lịch sử đảng của hàng chục triệu sv, bỏ chế độ hộ khẩu tạm trú, xem dân như là bạn chứ không coi thù địch, quản lý dân bằng ban phát, hộ khẩu hiệu...