Sự xâm hại
các dòng sông, tàn phá cây cối, nạn ô nhiễm… đang gợi lên trong mỗi người nhiều
nỗi niềm, buộc chúng ta phải lên tiếng để gìn giữ một quyền thiêng liêng: Quyền
được sống trong môi trường trong lành.
Nhìn ra thế
giới
Theo tìm hiểu, đã có hơn 60 quốc gia đã công nhận
quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền con người bằng cách quy
định trong Hiến pháp – “chiếc vương miện của một nhà nước pháp quyền”. Khi ghi
nhận như vậy, cũng có nghĩa là Nhà nước ghi nhận trách nhiệm của mình trong
việc bảo vệ môi trường.
Tại Liên Bang Nga, Hiến pháp nước này thừa nhận quyền
môi trường tối thiểu của công dân bao gồm quyền tiếp cận thông tin chính xác và
được đền bù những thiệt hại đối với sức khỏe con người hay tài sản do vi phạm
môi trường gây ra.
Ở Singapore, nếu có hành vi xả rác, dù là một vỏ kẹo
nhỏ xíu, bạn sẽ phải tốn một khoản tiền lên tới hàng nghìn đô la Singapore,
thậm chí còn có thể bị lao động công ích nhiều ngày, “được” truyền thông ghi
nhận và đưa tin.
Tại đây, hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng
và Đạo luật kiểm soát ô nhiễm của quốc gia này, những người vi phạm lần đầu bị
buộc tội về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có
thể bị phạt tù đến 12 tháng. Đồng hành theo đó là hàng loạt biện pháp chế tài
hành chính, bồi thường dân sự,kết hợp với sự giám sát chặt chẽ từ lực lượng
chấp pháp nghiêm minh.
Đến đây, chắc ai cũng nghĩ người dân Singapore tôn
trọng môi trường vì sợ chế tài. Nhưng theo tác giả, vấn đề chính nằm ở nhận
thức, của cả chính quyền và người dân. Những nhà lãnh đạo Singapore thành
công là bởi vì họ sớm nhận thức được, quyền sống trong môi trường
trong lành là quyền của mỗi con người trên đảo quốc này. Từ đó, họ thực
hiện mọi chính sách để người dân cũng ý thức được đấy là quyền của mìnhvà thấm
nhuần một triết lý, quyền của người này sẽ gắn với nghĩa vụ của người khác.
Còn nếu ai có một lần được đến với Berlin (Đức), sẽ dễ dàng cảm nhận được
diện mạo của một thành phố xanh nhất Châu Âu. Ở đấy, có những công
viên tồn tại vài trăm năm, có hàng trăm nghìn cây cổ thụ, những tán rừng và một
không khí thật sự trong lành. Bởi Berlin
hay những thành phố khác của Đức có một hệ thống luật lệ chặt chẽ, rõ ràng và
được thực thi, giám sát rất hiệu quả và nghiêm minh. Những hành vi đốn hạ
trái phép những loại cây trong diện bảo tồn, có
thể bị phạt tù đến 3 năm.
Ngổn ngang
mừng, lo
Tại Việt Nam , đã có những nỗ lực đáng mừng
mà chúng ta cần ghi nhận.
Điều
đầu tiên, hành lang pháp lý có những cải cách mạnh mẽ trong việc ghi nhận quyền
con người về môi trường và đề ra những giải pháp ban đầu mang tính tổng thể để
thực thi quyền. Lần đầu tiên Việt Nam chính thức ghi nhận quyền được
sống trong môi trường trong lành là một quyền con người mang tính hiến định tại
Điều 43 của Hiến pháp năm 2013.
Đây
là một sự tiến bộ vượt bậc trong nhận thức của nhà nước, hệ thống chính quyền.
Điều đó đồng nghĩa, nhà nước cũng chính thức đưa ra lời cam kết cao nhất và có
giá trị nhất trong việc nhận lấy trách nhiệm vốn thuộc về mình.
Điều thứ hai, một số thành quả bước đầu về nỗ lực cải
tạo đời sống người dân đô thị đã và đang hiện diện ra. Ai có dịp ghé thăm Sài
Gòn vào những ngày này, sẽ thấy Sài Gòn đẹp hơn rất nhiều với sự hồi sinh
của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và Tân Hóa – Lò Gốm. Nơi đây từng là minh
chứng cho ô nhiễm, cho tình trạng quyền được sống trong môi trường trong lành
của người dân Sài Gòn bị tổn hại.
Song
những nỗi lo vẫn ngổn ngang…
Nỗi lo thứ nhất, lời cam kết đã được hiến định bị
chính quyền, các cơ quan chức năng “lãng quên”, không thực hiện nghiêm túc, đầy
đủ. Hệ quả là những vấn đề môi trường, môi sinh ảnh hưởng mật thiết đến đời
sống người dân bị xâm phạm, gây nên những bức xúc, bất bình.
Nỗi lo thứ hai, lo cho những con sông đang dần chết. Thời
gian qua, người dân Tây Ninh xót lòng đắng dạ nhìn dòng chảy Sông Vàm Cỏ
Đông đen ngòm hôi thối. Hàng loạt bè cá – gia tài của người dân nơi đây - tiêu
hao, cá nổi trắng bè vì không chịu nổi dòng sông đang chết.
Hay ngỡ ngàng hơn, tại Đồng Nai, một đại công trường ì
ầm với một kế hoạch táo bạo đã được triển khai. Lấp một góc sông
Đồng Nai để xây dựng khu đô thị nhiều sao. Cả khúc sông trở
nên đen ngòm vì sự ì ầm tác động của máy móc, dòng chảy đang mệt nhoài vì sự
xâm chiếm của con người. Sông Đồng Nai liệu bao giờ chết và có trở
thành một sông Thị Vải thứ hai? May thay, với sự đấu tranh không ngừng của dư
luận, dự án đang tạm thời dừng lại.
Hẳn còn nhiều nữa, những con sông đang âm thầm chịu
đựng hoặc chết dầnbởi sự lơ là giám sát của chính quyền, sự hời hợt
trong ý thức của nhiều nhà chức trách, doanh nghiệp và sự dửng dưng của không
ít người dân.
Trao quyền
lợi thiết thực
Với tư cách là một công dân biết đôi điều về luật
pháp, tác giả mong muốn đóng góp một vài khuyến nghị mang tính
nguyên tắc:
Thứ nhất, những nhà chức trách cần nghiêm túc triển khai lời
cam kết về việc bảo vệ quyền sống trong môi trường của toàn thể người dân. Cần
nhanh chóng rà soát, đánh giá toàn diện hiện trạng pháp luật hiện hành về vấn
đề bảo vệ môi trường. Sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng lồng ghép cách
tiếp cận quyền con người vào việc xây dựng cơ chế pháp lý bảo vệ môi trường.
Thứ hai, nâng cao ý thức của tất cả mọi người trong xã hội,
từ “quan”đến dân, không phân biệt thành phần. Trước tiên là thông qua những
biện pháp tác động đến tài sản, quyền tự do của những người có hành vi xâm phạm
môi trường.
Thứ ba, tạo cơ chế cho mọi thành phần trong xã hội đều có
quyền được tham gia một cách tích cực, tự do và có ý nghĩa trong việc lập
kế hoạch, quyết định về bất kỳ dự án, công trình hay hành động nào đó
có tác động đến môi trường và sự phát triển bền vững. Kèm theo đó, phải có
những quy định cụ thể về biện pháp xử lý khi quyền này bị cản trở.
Thứ tư, trao cho mọi người quyền lợi gắn với lợi ích kinh tế
thiết thực. Cụ thể hơn,công dân, cộng đồng dân cư và những thành phần khác
có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại từ những hành vi gây ô nhiễm môi
trường. Việc thực thi quyền đòi bồi thường thiệt hại này được triển khai thông
qua nhữnghiệp hội, tổ chức bảo vệ môi trường do chính những cộng đồng dân cư tự
chủ và quản lý.
Lưu Minh Sang (Giảng
viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM)/VnN
---------------------
**
Quyền được sống trong môi trường trong
lành là gì?
Quyền được sống trong môi trường trong lành được hiểu
nôm na là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người
được sống trong môi trường sạch đẹp, thuần khiết, chất lượng với hệ sinh thái
cân bằng, không có ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường ảnh hưởng đến sức
khoẻ, tính mạng và hoạt động bình thường của con người. Quyền này được xem là
một phần của quyền con người và đã được ghi nhận bởi những văn bản pháp lý mang
tính chất toàn cầu.
Đặt nền móng cho sự cụ thể hóa quyền này đó là Tuyên
ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human
Rights 1948); Nghị quyết của đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1962 về sự
phát triển kinh tế và bảo vệ thiên nhiên; các Công ước quốc tế về các quyền
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966.
Đến năm 1972, quyền này được ghi nhận một cách rõ nét
thông qua Tuyên bố của Liên hợp quốc tại Stokholm năm 1972 với nội dung: “Con
người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và đầy đủ các điều kiện sống, trong
một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con
người có trách nhiệm trong bảo vệ và cải thiện cho các thế hệ hôm nay và mai
sau”. Nội dung này được ghi nhận tại Nguyên tắc đầu tiên trong Tuyên bố. Tiếp
theo đó là sự ghi nhận cụ thể và chi tiết hơn tại hàng loạt các văn bản pháp lý
quốc tế có giá trị như: Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và
phát triển (Rio de Janeiro 1992); Tuyên bố Johannesburg năm 2002 về phát triển
bền vững, v.v..
Những dữ liệu trên giúp chúng ta nhận thức rõ rằng
dường như cả thế giới đã và đang rất khẩn trương khẳng định, ghi nhận và tìm
mọi cách để đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành của tất cả công
dân toàn cầu.
Xin quý vị bỏ chút thời gian tìm hiểu về hoàn cảnh bi đát của ca sĩ Thái Lan Viên, người mới sinh thì mẹ đã chết, khi 6 tuổi cha cũng bỏ rơi. Anh đang bệnh nặng, bị bệnh viện trả về, tứ cố vô thân tại SG...
Trả lờiXóaBáo “Bảo vệ pháp luật” 25/4/2015 có bài rất đểu, cho rằng ai phản đối chuyện lấp sông Đồng Nai là lũ “hoang tưởng”?!
Trả lờiXóaBáo điên!
Tác giả nói ..."quan lơ là, dân dửng dưng" là ko đúng. Quan từ trên xuống dưới ko bao giờ lơ là cả, bằng chứng là các quan bao giờ cũng phát biểu rất đanh thép về vấn đề bảo vệ môi trường, họ cũng đang nghĩ ra hàng trăm nghìn cách để đổ thuế, phí lên đầu Dân (như vừa rồi áp thuế lên đến 3.000VND/l xăng dầu cho dân chịu...Dân ko dửng dưng thì biết kêu ai. Bọn họ lơ là khi lên kế hoạch triệt phá gần 10.000 cây xanh cổ thụ tại Hà Nội, dân đứng lên phản đối trong ôn hòa, vậy mà bị vu cho là phản động rồi bắt, hốt...Đầu đề bài báo phải đổi là "quan quyết làm(bậy) và Dân cam chịu"...
Trả lờiXóa"Ai phản đối việc tàn sát cây xanh là phải bắt hốt liền!"
Xóa(Nguyễn Bá Đỏ)
Trả lờiXóaChỉ số TỰ SƯỚNG Quốc gia tại Cố hương Quê nhà !
''Chết ngay lập tức HAY Chết từ từ ? ''
Không phải là Đồng chí đang tiệm cận Không hư
Chỉ bị chứng hoảng loạn mà thôi đấy nhé !
Chắc sợ Diễn biến Hòa bình đến mềm nhừ
Như lão Kadagfi khắp mình bê bết máu
''Chẳng có gì ! Nên nghĩ Sự Chết như Tương tư !''
Chính sợ chết trước khi ta làm được gì ta muốn
Nên viễn vông ''Chết ngay lập tức HAY Chết từ từ ? ''
Phải sẵn sàng cho giây phút ta Cõi đời từ giã
Đó chính là vấn đề là cuộc sống nhân sinh ưu tư
Truyền thống Việt từ Phật giáo gần như Quốc giáo
Sự Chết chóc hiện hữu khắp nơi như dưỡng khí chân hư
Tin vào kiếp sau .. .. Sống trọn vẹn từng khoảnh khắc
Hài lòng cho Hạnh phúc ngự trị còn Nỗi buồn giã từ
Cho Chỉ số TỰ SƯỚNG hóa thân thành Chỉ số Hạnh phúc
Khiến Cuộc đời cần Tỉnh thức Yêu thương Nhân từ
Sống trọn vẹn từng giờ từng phút khoảnh khắc
Hãy trầm tưởng Sự Chết vài lần mỗi ngày bạn không dám suy tư !
TRIỆU LƯƠNG DÂN