* CAO HUY HUÂN
Cả tuần nay báo chí đưa tin rầm rộ việc một học sinh
lớp 9 bị bạn đánh chết sau khi tan học. Chuyện bạo lực học đường tới thời điểm
này dường như đã trở thành một vấn nạn đầy bế tắc, sau hàng loạt vụ đánh bạn
diễn ra rải rác trong suốt những năm vừa qua. Nhiều người cho rằng “ở đâu cũng
có côn đồ”, nhưng tôi lại cho rằng tính “côn đồ” không chỉ đơn thuần xuất phát
từ bản thân các em – nhất là khi các em được giáo dục trong cùng một môi trường
học tập.
Lãnh đạo
kém: Thiếu môi trường giáo dục
Chuyện lớp trưởng đánh bạn, hay “cho người đánh bạn”
và gần nhất là vụ huy động lực lượng đánh bạn học gây tử vong khiến tôi nhớ đến
bài học về Mẹ của Thầy Mạnh Tử. Bà cố cho con tránh xa nghĩa địa, tránh chợ mua
bán bộn bề để cho con đến ở gần trường học, cốt là để con cái có được một môi
trường “gần đèn” chứ không phải “vấy mực”. Vậy nên, cái cốt yếu nhìn từ góc độ
của những người làm giáo dục chính là tạo ra một môi trường phát triển tự
nhiên, lành mạnh cho các em học sinh thoải mái tiếp cận và phát triển không chỉ
trong vài ba ngày, vài ba năm, mà là đến hết cuộc đời. Còn nếu bạo lực học
đường vẫn còn nhan nhản ngoài kia, thì điều đó có nghĩa là các vị quản lý chưa
phải là những người mẹ của Thầy Mạnh Tử - không phải là những nhà giáo dục thực
thụ.
Ấy vậy mà bấy lâu nay không ít người vẫn sống mơ hồ,
sai lầm và tự sướng trên một mớ hỗn độn mà họ thường gọi là “giáo dục”. Bản
thân tôi nghĩ, nội hàm của nền giáo dục là sự phát triển tự nhiên và hài hòa
được tạo dựng bởi lãnh đạo ngành có tâm, thầy cô có đức độ và có tài năng phối
hợp với sự hỗ trợ của những bậc làm cha, làm mẹ. Nhưng rồi cái mà hàng triệu
trẻ em nhận được trong thời gian qua không gì khác là những khẩu hiệu hô hào
cải cách, giảm tải chương trình giáo dục mà không đi kèm với những hành động
hiệu quả. Kỳ thi đại học đến gần, và rồi các em cũng chưa biết cuộc đời mình sẽ
đi về đâu khi các môn thi cứ quẩn quanh trong đầu đến mức che luôn cả “mớ” chữ
mà các em phải thức trắng đêm để ráng học thuộc nằm lòng, cầu mong cho qua khỏi
“con trăng” thi cử. Các em phải tiếp xúc với một hệ thống giáo dục vẫn còn
“roi, vọt” hơn là sự đồng cảm, chia sẻ và cứu rỗi.
Kết quả xếp hạng mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD) cho ra kết quả bất ngờ đến hỗ thẹn “Việt Nam xếp hạng 12
thế giới về giáo dục, hơn cả Mỹ, Anh, Úc và nhiều nước châu Âu”. Dường như các
vị quan chức ngành giáo dục vẫn lâng lâng hạnh phúc hay tự sướng khi không đưa
ra bất kỳ bình luận nào – như thể “chấp nhận” kết quả mà cả thế giới phải tranh
cãi. Thế mới nói hỗ thẹn, vì giáo dục một nước chỉ biết tự sướng trước kết quả
thi toán và khoa học của những “chú gà chọi” vốn là điểm nổi bật chứ không phải
hiện tượng điển hình của giáo dục nhà ta. Còn nói về hiệu quả giáo dục, hãy
nhìn hàng vạn cử nhân thất nghiệp tuyệt đối mỗi năm, hàng tá người tốt nghiệp
đại học phải sống lây lất bằng nghề tay trái, hàng triệu bằng sáng chế của thế
giới mà Việt Nam chẳng góp mặt được mấy cái tên, hay như sự xung đột giữa các
em giỏi và các em chưa giỏi ngày càng trở nên căng thẳng khiến phụ huynh lẫn
trẻ em ai cũng sợ hãi.
Giáo viên
ứng xử thiếu công bằng
Trong khi đó lực lượng giáo viên, tuy có nhiều người
giỏi, nhưng người bất tài cũng không thiếu, mà người bất lương cũng không phải
là hiếm thấy. Con em chúng ta rời ghế nhà trường sau những buổi học đầy ẩn ý
trên giảng đường, phải hối hả lùa vội vàng vài hột cơm để kịp ca học trưa,
chiều, tối, thậm chí là khuya. Trước khi tôn vinh theo kiểu “quơ đũa cả nắm”
chất lượng giáo viên, thì xin các ngài lãnh đạo giáo dục thử một lần giả dân
thường mà đi thị sát, hỏi từng em học sinh và các bậc phụ huynh về áp lực và
không ít bất công đang tồn tại trong ngành. “Con tôi đạt điểm cao mà tôi chẳng
mừng, vì đề bài có trong học thêm tại nhà giáo viên”, “nhà tôi nghèo, con không
được đi học thêm nên phải chịu thua bạn thua bè”, “cả nhà tôi phải chạy đua với
thời gian để cùng con tôi ăn, ngủ và học thêm”, “cặp tụi cháu đi học bữa nào
cũng nặng trịch, vác mà không lớn nổi”, “học nhiều quá, mà cháu cũng chẳng biết
học mấy thứ đó để làm gì”… là những câu trả lời thật-thẳng-đúng đến đau lòng,
đến xót xa cho nền giáo dục vẫn cứ “cải cách” như ăn cơm bữa.
Đó là tôi chưa kể đến tính bất bình đẳng trong cách
ứng xử của thầy cô với học trò. Ở Tây, người ta không quan tâm em nào giỏi, em
nào chưa giỏi… Cốt yếu người ta phải đảm bảo em nào cũng được đối xử như nhau,
bình đẳng và nhân văn để các em cùng được hưởng nền giáo dục cơ bản thật hiệu
quả. Ngoài chuyện không thi cử khi học tiểu học, cấp II, các trường cũng không
công bố điểm của các em một cách bừa bãi, không công khai khuyết điểm trước
lớp, càng không có chuyện giáo viên xỉ vả các em học yếu, học kém và có những
đặc cách, ưu ái với các em có chút ít tài năng ở độ tuổi mới vào đời. Chẳng nền
giáo dục nào có nhiều hiện tượng thiếu bình đẳng, thiếu nhân văn như thực trạng
lớp trưởng được giáo viên ủy quyền quản lớp, mách lẻo, phán tội, thậm chí là
cầm roi đánh bạn như tại Việt Nam .
Một đứa cháu của tôi hí hửng kể “cháu là lớp trưởng, đứa nào cũng phải nghe,
nếu không cháu sẽ báo cô giáo nó không học bài, nói chuyện riêng trong lớp… Đứa
nào chơi bắn culi, chọi dép hay chơi hình giấy là cháu tịch thu hết. Còn đứa
nào liều chơi điện tử, bi lắc…thì sẽ ốm đòn nếu cháu mách lại cô. Nhiều đứa sợ
cháu nên phải để cháu sai vặt, như mua bánh, kẹo hay mua nước uống những khi
cháu lệnh”. Hay các em học sinh giỏi ở một môn nào đó thường cũng được “thầy ưu
ái chấm điểm cao, không bắt phải trực nhật, miễn tiền quỹ lớp, và nhiều biệt
đãi khác…” trong khi cả lớp ai cũng phải tuân theo những quy định chung trường
lớp.
Độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở vẫn còn quá nhạy cảm
và yếu ớt để gánh những trận đòn của bạn bè cùng lớp, nhận sự xỉ vả và ngược
đãi, thiếu quan tâm, thiếu chia sẻ từ phía thầy cô. Chẳng may chúng gặp phải,
những phản ứng mang tính đường đột như tấn công bạn, thậm chí là giết chết bạn
học cũng là một điều không khó dự báo và giải thích trong một môi trường giáo
dục nặng tính quân chủ chuyên chế như vậy. Các em cần được đối xử bình đẳng,
công bằng, “công tư và thưởng phạt phân minh” để các em còn biết trên đầu mỗi
người còn có luật lệ, và bất kỳ ai phá vỡ nó đều sẽ bị trừng trị đích đáng mà
không cần cân nhắc.
Bỏ lơ phụ
huynh
Như đã đề cập, ngoài vai trò lãnh đạo của ngành chức
năng cùng sự tân tâm của giáo viên thì sự kết nối giữa trường lớp với phụ huynh
là cực kỳ quan trọng. Nhưng dường như trong thời gian qua, nhà trường đã “thiếu
song phẳng” với phụ huynh. Các vị tăng học phí, tăng không kể xiết chi phí tất
cả các khâu và đảm bảo chỉ để phục vụ học trò. Nhưng sự kết nối, tư vấn đối với
những người làm cha, làm mẹ, làm gia đình… thì đã bị nhà trường bỏ lơ. Có chăng
là những buổi họp phụ huynh sáo rỗng đến mỏi mắt ù tai nhưng kết luận vẫn là
đóng học phí, học phí, và học phí. Có chăng là được thêm phiếu liên lạc theo
kiểu “bé khỏe bé ngoan”, vốn chẳng nói lên được điều gì.
Nhiều trường học tại Việt Nam phân rõ “lúc ở nhà” và
“khi ở trường”, giao toàn bộ quyền kiểm soát con em tại nhà cho phụ huynh mà
không có bất kỳ định hướng nào để đưa giáo dục gia đình vào khung giáo dục toàn
diện cho trẻ. Đó là lý do nhiều gia đình muốn giáo dục con cái cũng bất lực vì
họ tiếp cận hạn chế vấn đề tiến triển tâm lý, tình cảm, suy nghĩ và nguyện vọng
của trẻ - điều mà nhà trường hoàn toàn có thể hỗ trợ và phối hợp với phụ huynh.
Việc để trẻ bị bạn đánh trong thời gian dài, hay phục kích đánh chết bạn…cho
thấy một sự giám sát rất hạn chế của ban tổ chức.
Báo chí vẫn thường viết bài bênh vực các em nạn nhân
bị bạn hành hung. Nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến suy nghĩ và tình cảm chứ đừng
nói đến ước mơ của những cô cậu “tội phạm nhí”. Chẳng ai biết các em trở nên
manh động và đáng sợ là hệ lụy của một sự ngược đãi về tâm lý, thiếu công bằng
về ứng xử từ phía nhà trường, thầy cô, bè bạn. Hay nói nôm na là các em bị nhà
trường và gia đình bỏ rơi như những “của thừa thải” xã hội ngay từ khi các em
gặp khó khăn về bài toán, câu thơ so với bạn bè. Chính các em cũng đáng thương,
bởi nếu được đón nhận ngay từ những ngày đầu bằng đôi bàn tay bình đẳng, một
môi trường lành mạnh thì có lẽ các em đã không bị “cùi” để rồi giờ này chẳng
màn đến những vết “lở loét” nào nữa.
Vì đâu nên nỗi?:
Trả lờiXóaThầy cô bây giờ không học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà chỉ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Nông Đức Mạnh nên mới ra như vậy. Cũng chẳng trách thây cô được vì cả bộ máy chính quyền hiện nay đều như vậy cả,
Xã hội cần có đa nguyên đa đảng để có nhiều tiếng nói phản biện, tạo dư luận tối đa mới mong có sự chuyển biến thay đổi nhanh chóng được..
Lâu nay các em chỉ được giáo dục 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng trong đó điều 1 chỉ "Yêu tổ quốc, yêu đồng bào", đâu có dạy yêu cha mẹ, anh em, bạn bè...mà phải làm theo
Trả lờiXóaKhi mà đã có giá cả cụ thể cho mỗi xuất giáo viên hợp đồng muốn vào công chức.
Trả lờiXóaKhi mà đảng cs đã lấy chủ nghĩa Mác -Lê nin giáo điều , sáo rỗng làm kim chỉ nam , thì làm sao học sinh phát triển được tư duy . Rồi phong trào thi đua thành tích , đã bắt các trường phải ảo thuật , phù phép để có con số thành tích đẹp !
Khi mà những lãnh đạo cỡ bác Mạnh , bác Truyền , Bác Mãn , bác Tô Tồng Ngồng còn không biết vô liêm sỉ , thì làm sao giáo dục được học sinh phải thật thà và ngoan ngoãn !
Khi mà môi trường cuộc sống bên ngoài nhà trường đầy rẫy , bức sức và tiêu cực , thì làm sao những cách hoa trắng không bị vấy bẩn lây.
Nói thật, đi ngang mấy trường THCS, THPT tự nhiên tôi cảm thấy có không khí... bạo lực...
Trả lờiXóaXã hội gì kinh khủng quá?
quánh cho trung quốc thấy sợ,
Trả lờiXóaNhà cầm quyền sử dụng bạo lực cho quần chúng nhân dân ở xã hội - thì ,ở học đường các học sinh cũng tương tự như thế thôi ! // không trách các cháu nhỏ được !
Trả lờiXóaSau khi đọc được kết quả xếp hạng nền giáo dục Vietnam do tổ chức OECD , Vietnam đứng thứ 12 ( trên cả Mỹ , Úc ... ) các " xếp " ngành giáo dục nước nhà ( bộ giáo dục ) ai cũng như ai đều hai tay cho vào " đũng quần " ... TỰ SƯỚNG ! Đúng là kết quả xếp hạng " báo hại " cho nền giáo dục Vietnam . Có nhiều quan chức ngành giáo dục lại rủa xả dư luận trong nước rằng : thấy chưa , thế giới " ca ngợi " nền giáo dục VN như thế mà bà con trong nước lại không thấy cái thành tích đó , đúng là không biết gì !
Trả lờiXóa( Thông tin mới đây của các báo chí , cơ quan ngôn luận của " đảng cộng sản Việt nam " cho biết Hà nội và một số tỉnh thành trong cả nước có " chợ " chuyên mua bán các luận văn , luận án thạc sỹ , cử nhân ( các chuyên ngành ) thậm chí cả tiến sỹ ... giá rẻ như bèo ! Không cần học cũng có bằng cử nhân , Ths , Ts . Còn tại các cơ quan công quyền thì cứ sờ vào đâu cũng thấy ông quan này bà quan kia " học giả , bằng giả " ...)
Nền giáo dục của Vietnam thế mới oai !
hệ lụy tất yêu của chính sách từ những ngày đầu cuả cái goi là giải phóng miền nam, áp đặt chủ nghĩa CS ngu ngốc "giáo sư bác sĩ không phải thành phần tham gia sản xuất" nên bị coi rẻ như bèo ..
Trả lờiXóachó chạy cùng sào mới vào sư phạm trong khi đó trước khi bị giải phóng, miền nam VN lựa chon người vô học sư phạm ..
rồi phát triển xã hội theo hưóng bao cấp ngu ngốc đã biến giáo viên thành những con người khác ..sau này xhcn đinh hướng thì miễn bàn luôn ...
tất cá là do cái đám CS ăn hai đát nát ..
Giáo dục đại chúng của VN quá tệ.Đã sau người ta mà giáo dục còn thua thì khoảng cách tụt hậu ngày càng lớn.
Trả lờiXóaNhiều người lắc đầu ngán ngẩm: "Bộ Giáo dục là đủ rồi. Việc gì phải đặt tên Bộ Giáo Dục và Đào Tạo?!"
Trả lờiXóaGiáo dục là đaò tạo con người, trong giáo dục đã bao hàm đào tạo rồi!!! Các cha đã ngu còn vẽ chuyện! Dài ngoằng như "Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn"!
Trả lờiXóaXin ghi nhận ý kiến của cử tri Liên Dương. Vậy sẽ đổi tên thành ""Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Làng Xóm Mới Tương Lai Tràn Trề Tươi Sáng"!
XóaCứ quỳ gối nịnh hót + tền và tình sẽ được làm Hiệu trưởng
Trả lờiXóaChất lượng GD VN bây giờ người ta đang lừa nhau cả thôi
Xã Tôi (Thanh Hóa) Hiệu trưởng 3 trường MN, TH, THCS đều là những cô giáo lẳng lơ mà lên