*
TS. NGUYỄN MINH TUẤN
Nhân loại
đã, đang và sẽ còn nhắc đến bản Đại hiến chương Tự do Carta của nước Anh
vì tầm quan trọng và ý nghĩa khởi nguồn của tư tưởng pháp quyền và tư tưởng bảo
vệ những giá trị cơ bản nhất của con người. Tháng 6 tới, lễ kỷ niệm 800 năm
bản Đại hiến chương này sẽ được tổ chức rộng khắp.
Nội dung chính của bản Đại hiến chương Magna Carta đề
cập đến hai vấn đề lớn: (1) tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law) – bất
kỳ ai kể cả nhà vua cũng không được đứng trên pháp luật; (2) bảo vệ các quyền
của những người tự do, trong đó có quyền không bị bắt giam trái pháp luật,
quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền được xét xử một cách công bằng.
Bản Đại hiến chương này ra đời dưới thời trị vì của
vua John (1189-1216). Khi tiến hành chiến tranh với Pháp, vua John đã ra sức vơ
vét tiền của quý tộc, thị dân, nông dân để chi phí cho chiến tranh gây bất bình
trong xã hội. Tháng 6/1215, một nhóm đại quý tộc đã tụ họp ở Runnymede
đấu tranh buộc vua John phải kí vào bản Đại hiến chương với 63 điều, là bản
giao kèo giữa nhà vua và các quý tộc.
Bất kỳ ai kể
cả nhà vua cũng không được đứng trên pháp luật
Magna Carta trở thành biểu tượng của pháp quyền, vì
lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, vai trò của luật pháp đã được hiện thực
hóa; Lần đầu tiên cơ chế tập thể khống chế quyền lực của nhà vua
được thiết lập và được đảm bảo thực thi.
Cụ thể trong Magna Carta qui định rõ nhà vua không
được tùy tiện tăng thuế. Khi cần phải thông qua các đạo luật về thuế phải
có sự nhất trí của một Hội đồng quý tộc, sau này là cơ quan đại diện đẳng cấp
gồm lãnh chúa, quý tộc và thị dân.
Bên cạnh đó, Magna Carta cũng thiết lập cơ chế bảo đảm
để những cam kết này được thực thi. Điều 61 qui định: Một hội đồng 25 quý tộc
có nhiệm vụ giám sát và bảo đảm vua John phải tuân thủ hiến chương. Trong
trường hợp nhà vua không tuân thủ thì hội đồng có quyền chiếm giữ đất đai và
các lâu đài của nhà vua cho tới khi những sai lầm được sửa chữa.
Bảo vệ quyền tự do, trong đó có quyền không bị bắt
giam trái pháp luật, quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền được xét xử một
cách công bằng.
Hai qui định
quan trọng của Magna Carta liên quan trực tiếp đến quyền con người là Điều 39
và Điều 40.
Điều 39 qui định: “Không có bất cứ một người tự do nào
có thể bị giam cầm hay bỏ tù, bị tước quyền hoặc tịch thu tài sản, bị đặt ngoài
vòng pháp luật hoặc bị tước địa vị dưới bất kỳ hình thức nào, chúng ta cũng
không thể dùng vũ lực để ép buộc người đó hoặc khiến người khác làm như vậy,
trừ khi có phán quyết hợp pháp của những người ngang hàng với người đó hoặc bởi
pháp luật nơi người đó cư ngụ qui định như vậy”.
Thứ nhất, Bản Hiến chương lúc đầu chỉ tập trung bảo vệ
quyền lợi của những người tự do, đặc biệt là các lãnh chúa, quý tộc, chứ chưa
phải là tất cả mọi người bao gồm cả các tá điền, nô lệ hay những người lao động
bị cưỡng bức sau này.
Tuy
nhiên, không thể phủ nhân đây là văn bản pháp lý khởi đầu cho trào lưu bảo vệ
quyền công dân.
Sau này Nghị viện Anh đã ban hành rất nhiều các đạo
luật khác nhau, kế thừa, phát triển, mở rộng các qui định từ Magna Carta tạo
thành một truyền thống bảo vệ các quyền tự do như: Habeas Corpus (Luật
cấm bắt giam người trái pháp luật hay còn gọi là Luật bảo thân, được Nghị viên
Anh thông qua năm 1679 dưới thời vua Charles II); Petition of Right (Luật
khiếu nại về quyền, được Nghị viện Anh thông qua năm 1628 quy định một người
chỉ có thể bị tống giam khi có phán quyết của Tòa án hoặc lệnh bắt giữ của cơ
quan hành chính [writ]); English Bill of Rights (Luật về quyền của
Anh quốc được Nghị viện Anh thông qua năm 1689 quy định về quyền bầu cử Nghị
viện và quyền tự do ngôn luận trong hoạt động của Nghị viên)...
Thứ hai, Để ngăn chặn việc giam cầm hay bỏ tù trái pháp luật,
cần phải thiết lập một cơ chế xét xử công bằng. Sau này người Anh đã phát triển
thành khái niệm qui trình tố tụng chuẩn (due process of law) thể hiện tính
chính đáng về nội dung và chính đáng của quyền lực nhà nước về thủ tục được rất
nhiều quốc gia Phương Tây kế thừa.
Điều 39 còn qui định: “[…] trừ khi có phán quyết
hợp pháp của những người ngang hàng với người đó” cho thấy triết lý xét xử phải
dựa trên nền tảng công lý (question of justice), chứ không chỉ bám vào luật
(question of law). Đây là nền tảng cho chế độ bồi thẩm đoàn (trial by
jury) ở Anh duy trì đến ngày nay.
Theo
đó, khi xét xử, để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng và tiếp cận công lý phải có sự
tham gia của Bồi thẩm đoàn.
Sau này, Điều 39 đã tiếp tục được làm sâu sắc thêm
bằng Điều 40: “Sẽ không ai bị bán cho người khác; quyền hay công lý của
bất kỳ ai cũng đều không bị từ chối.”
Ngay
cả khi không có luật, không có án lệ, thẩm phán cũng không vì thế mà trì hoãn
việc xét xử. Một khi công lý bị trì hoãn cũng có nghĩa là công lý bị
từ chối (Justice delayed is justice denied).
Thứ ba, bảo vệ quyền sở hữu. Điều 39 cũng đề cập đến vấn đề
không “tịch thu tài sản” một cách bất hợp pháp.
Việc Magna Carta đặt ra qui định nhà vua không được tự
ban hành những đạo luật về thuế một mặt hạn chế quyền lực của nhà vua, mặt khác
qui định này cũng nhằm bảo vệ quyền sở hữu của cá nhân của người dân.
Magna
Carta là văn bản có ảnh hưởng lớn đến Luật Hiến pháp hiện đại, đến thông luật
và nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác.
Mười tu chính đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ thực tế là
sự kế thừa các qui định của Magna Carta, đặc biệt là nguyên tắc qui trình tố
tụng chuẩn tắc (due process of law) và nguyên tắc mọi người được bảo vệ một
cách bình đẳng về luật pháp (equal protection of the law).
Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người cũng kế
thừa những qui định vốn đã có từ Magna Carta rằng con người có quyền sống,
quyền tự do và quyền an toàn cá nhân.
Người ta cho rằng Magna Carta đã là quá khứ, nhưng có
lẽ tinh thần của nó thì sẽ còn sống mãi với thời gian, bởi Magna Carta chính là
nguồn động viên tinh thần to lớn, cổ vũ người dân Anh, sau là các dân tộc khác,
đấu tranh bảo vệ những quyền tự do thiết yếu nhất của mình thông qua việc hạn
chế quyền lực nhà nước, đấu tranh chống lại sự độc tài chuyên chế dưới bất cứ
hình thức nào.
NMT/ VnN
------------
Ho da di duoc nhung buoc duong dai, con ta dang lan mo vat va trong dem dai trung co
Trả lờiXóaChim báo bão xin thông báo:
Trả lờiXóaĐến 15h30' ngày 31/5/2015, ĐÃ CÓ 30.310 NGƯỜI ĐĂNG KÝ THAM GIA CHIẾN DỊCH ĐẤU TRANH ĐÒI TỰ DO DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN CHO NGƯỜI DÂN VN 2015
kính mơì quý vị vào trang:
https://www.change.org/p/the-people-s-human-rights-campaign-for-2015
để đăng ký, hầu sớm đạt tới con số 100.000 người để gửi thỉnh nguyện thư lên LHQ, đấu tranh với nhà cầm quyền csVN.
Độc tài chuyên chế là cặn bả,là rác rưởi,là phân thải của nhân loại !
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaXin chào mừng Hiến pháp của Nhà nước Pháp quyền Tunisia !
**********************************
Ba năm sau Cách mạng Hoa Nhài
Diễn biến hoà bình có Một không hai !
Nước A-rập Tunisia giành Dân chủ
Thế giới nhìn Hồi giáo cũng nở khai
Nhân quyền Giá trị phổ quát Nhân loại
Chế độ Cộng hoà tương đối Thiên thai
Hiến pháp xem đạo Hồi như Quốc giáo
Đào thải Thánh luật cực đoan liêu trai !
Nhà nước Pháp quyền : Phụ nữ bình đẳng
Lão đạo râu dê xồm hết vợ ba vợ hai !
Hiến pháp bảo đảm Tự do tín ngưỡng
Cùng Tự do Lương tâm ai cũng như ai
Ôi ! Điều 4 HiếP pháp Xuống Hố Cả Nút
Đảng ký sinh trùng hàm cá mập vẫn nhai ! .. ..
TỶ LƯƠNG DÂN
Asian Development Bank (ADB) Ngân hàng Phát triển châu Á.
Trả lờiXóaMột ngân hàng quốc tế có tính cách khu vực được thành lập từ tháng 11-1986 theo khuyến nghị của ủy ban Kinh tế châu Á và Thái bình dương của Liên hợp quốc và đặt trụ sở ở Manila, Philippines. Ngân hàng này nhằm mục đích “thúc đẩy sự tăng trưởng và hợp tác kinh tế trong vùng châu Á và Thái bình dương và góp phần xúc tiến công cuộc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển trong vùng này”. Trong số vốn đăng ký 1.100 tỷ đôla Mỹ khoảng 60% là vốn đóng góp của 19 nước trong ủy ban khu vực của LHQ trong đó có ba nước phát triển là Nhật, Australia và New Zealand. Những thành viên còn lại là Mỹ, cũng góp 200 triệu đôla như Nhật bản, Đúc, Canada, Anh, Thụy sĩ. Năm 1986 CHND Trung Hoa đã trở thành thành viên của Ngân hàng Phát triển châu Á. Các thành viên của Ngân hàng là 33 nước ở khu vực châu Á và Thái bình dương và 14 nước ở ngoài khu vực này.
to be on the breadline - nghèo rớt mùng tơi.
Nghèo đến mức là thu nhập chỉ đủ cho các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.
(Ở VN hiện nay, nhiều gia đình thậm chí còn tệ hơn mức này)