Trần Văn Truyền: "Các Đ/C, nhất là Thanh tra Nhà nước, phải học gương Bác Hồ, tiết kiệm, giản dị, trung thực, liêm khiết, chí công vô tư"!!! |
Còn nhớ “Vụ Thái Bình” cách đây gần hai chục năm, một
số cán bộ địa phương tham nhũng giàu nhanh được quần chúng mỉa mai “Đề nghị các
ông cán bộ phổ biến kinh nghiệm làm giàu cho bà con”.
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị TW 11 vừa qua, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đến những tiêu chuẩn cán bộ Trung ương khóa
tới. Có thể nói đây là những tiêu chuẩn rất cụ thể, rất đúng và trúng. Ngoài
những tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị về đạo đức lối sống cần xem xét và loại
bỏ những cán bộ “giàu nhanh bất thường”.
Nguy cơ
“chạy chức, chạy quyền"
Cụm từ “giàu nhanh bất thường” dân ta đã nói từ rất
lâu. Còn nhớ “Vụ Thái Bình” cách đây gần hai chục năm, một số cán bộ địa phương
tham nhũng giàu nhanh được quần chúng mỉa mai “Đề nghị các ông cán bộ phổ biến
kinh nghiệm làm giàu cho bà con”. Chả là mấy ông này, trước kia cũng nghèo như
bà con thế mà chỉ mới làm một hai khóa đã giàu lên nhanh chóng.
Bác Hồ từng nói “Học để làm người, làm cán bộ” cơ mà.
Nhưng cán bộ theo Bác là “tiên thiên hạ chi ưu, nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc
nhi lạc” (Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ), hay “Cán
bộ là đầy tớ của dân”.
Nhưng ngày nay, một số người có suy nghĩ sai lạc là
làm cán bộ dễ kiếm tiền nhất, vì vậy họ đầu tư cho bằng được và sau đó thu hồi
vốn. Chính cái ý nghĩ lệch lạc đó làm cho xã hội xẩy ra nhiều hệ lụy và dẫn đến
nhiều tệ nạn. Đảng ta đã báo động về tình trạng “chạy” này. Nhiều nghị quyết đã
báo động nguy cơ “chạy chức, chạy quyền, chạy tiền, chạy tội”. Sau này còn
nhiều thứ chạy được bổ sung, phản chiếu đạo đức xã hội suy đồi, đất nước chậm
phát triển.
Đảng ta cũng đã có nhiều chế tài để kiểm tra và xử lý
những cán bộ giàu bất thường. Kê khai tài sản là một giải pháp. Lúc đầu kê khai
tài sản là một biện pháp tốt để quản lý, nhưng thật ra biện pháp này cũng chỉ
có tác dụng đối với những cán bộ chân chính, những cán bộ trung thực. Mà những
người chân chính, trung thực, những người vì dân, vì nước thì tài sản lại…
không nhiều. Chỉ có những kẻ cơ hội những kẻ lợi dụng chức quyền mới nhiều
tiền, nhiều nhà cửa và họ tìm đủ trăm phương ngàn kế để tẩu tán để “trở thành
người cán bộ chân chính, người nghèo”.
Thật nực cười trong thực tế ông A, bà B là cán bộ cấp
cao nhưng tài sản lại của con cái chứ mình chẳng có gì. Có những người con của
họ chỉ làm doanh nghiệp bình thường, hoặc chỉ mới làm cán bộ quèn ở địa phương
nhưng có đủ tiền sắm xe sang, mua đất đại để làm lâu đài hoành tráng, để mua
cây hiếm quí khắp nơi mang về.
Lại
có cả những cán bộ tuyên bố, bảo ban đủ điều, nào tài sản của họ có được là nhờ
những mẹ nuôi, em nuôi có tấm lòng vàng không hề tiếc “con nuôi” hay “anh
giai” bất cứ thứ gì…Vậy họ giàu có cũng là “lẽ đương nhiên”…
Dựa vào quần
chúng
Trong thực tế có bao nhiêu những biến tướng của chuyện
giàu nhanh mà chỉ có quần chúng nhân dân mới phát hiện ra? Chúng ta đã có nhiều
luật, nhiều chế tài để quản lý về điều này nhưng vẫn là kêu gọi lòng trung thực
tự giác, chưa có chế tài nào phát huy được sức mạnh của quần chúng. Vấn đề là
quần chúng vào cuộc thế nào.
Không
thể giấu được người dân ở địa bàn dân cư. Họ biết rất rõ nhà này, mảnh đất này
của ai, của con ai. Có chuyện một cán bộ tài chính ở một đơn vị Hà Nội, khi tại
chức ngoài việc được phân đất chỗ ngon anh ta còn mua được bao nhiêu nhà và nhờ
anh, em đứng tên, quần chúng biết hết song chả có ai hỏi nên cũng chỉ biết để
mà biết.
“Giàu
nhanh bất thường” là phải đặt vào tổng thể của cả gia đình, con cái. Tổng Bí
thư đã nhấn mạnh đến “giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà
không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân và vợ, chồng, con có lối sống
thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính…” đó chính là đặt
trong tổng thể. Nếu chúng ta tách rời thì không thể đánh giá đúng cán bộ.
Thật ra trong xã hội hiện nay con cái, những người trẻ
tuổi cũng có thể phát huy được trí tuệ độc lập của mình để làm giàu. Chúng ta
không vơ đũa cả nắm mà phải nhìn nhận trong tình hình cụ thể, điều kiện cụ thể.
Có thể nói hiện nay một số những người giàu trẻ tuổi trong xã hội đều là tự
mình, tự đôi chân mình. Họ bươn chải lăn lôn trên thương trường, họ không dựa
vào cái bóng của bố mẹ.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vẫn có chuyện nhờ cái
ô của “ông bố bà mẹ” để làm giàu. Họ có thể dễ dàng trúng thầu, dễ dàng nhận dự
án, dễ dàng quan hệ để nhận phần ngon chỉ vì mác “con ông cháu cha”. Câu “tiền
tệ quan hệ, hậu duệ…” là vậy. Tổng bí thư nhấn đến lợi dụng chức quyền chính là
muốn nhấn mạnh đến cả hai phía. Bản thân ông cán bộ đó lợi dụng chức quyền để
tạo ra “nhóm lợi ích” sẵn sàng ban phát mưa móc để đổi lại tiền của, nhà cửa.
Nhóm lợi ích ràng buộc nhau, quan hệ chằng chịt mật thiết và sự giàu lên nhanh
chóng cũng vì thế. Và chính sự liên kết chính trị – kinh tế (những người lãnh
đạo và doanh nhân) đã làm cho tham nhũng khó phát hiện, khó chống.
Mặt thứ hai nữa là phải xem xét kỹ càng trong gia đình
anh em, con cái, bố mẹ. “Một người làm quan, cả họ được nhờ” chính là trong mối
quan hệ ấy. Thật ra phát hiện đã khó nhưng chắc chắn quần chúng sẽ biết, vấn đề
là làm sao để quần chúng nói.
Ta đề ra nhiều giải pháp rất đúng nhưng vấn đề là tổ
chức thực hiện như thế nào. Xét thực tế, công tác cán bộ của ta rất chặt chẽ.
Giới thiệu từ dưới lên, điều tra từ địa bàn v.v. nhưng vẫn chưa đem lại hiệu
quả như mong muốn. Vì sao vậy? Vì những bước đi vẫn còn hành chính, hình thức,
chưa dựa vào quần chúng, chưa công khai minh bạch. Chuyện công bố tài sản của
cán bộ vẫn là bí mật, thì kê khai cũng chỉ để kê khai, quần chúng không nắm
được.
Cần dựa vào công an khu vực, họ nắm địa bàn rất tốt.
Ai có nhà cao cửa rộng, họ biết và quần chúng ở đấy đều biết. Đó chính là nơi
để công tác cán bộ dựa vào. Chúng ta đã phối hợp chặt chẽ chưa?
Kỳ vọng với sức mạnh tổng hợp, công tác cán bộ trong
nhiệm kỳ tới sẽ có khởi sắc, bầu được những người thực tài, liêm khiết, loại bỏ
được những người không vì dân vì nước như Tổng Bí thư đã đặt ra.
(VnN)
-------------
Chẳng có thời gian để quan tâm đến tiêu chuẩn nhân cách của bọn đầu trọc này làm gì.
Trả lờiXóaVấn đề là dân ta vẫn đang chấp nhận sống chung với loại ký sinh chết người và hủy hoại dân tộc này.
Mà nơi sinh sản ra nó là một thể chế độc tài, mê muội đi trên một con đường mơ hồ và ảo tưởng.
Câu hỏi là dân ta sẽ sống chung đến bao giờ?
Bảo nó tự chết thì chắc chắn là không!
Bảo dân đứng lên thì dân vẫn đang tôn thờ - hoặc dân biết nhưng vẫn kỳ vọng vào sự mơ hồ nhảm nhí, trong khi chưa có tổ chức, nhân vật nào khai sáng cho họ
- hoặc dân không biết thì đó là do thông tin hoặc nhận thức của dân ta có vấn đề
Cả 2 điều ấy điều do lỗi từ dân, thì chẳng thể trách ai được;
Nên đói rách phải ráng chịu, nhục nhã thì ráng mà mang;
Tham nhũng, bẩn thỉu, lộn sộn, trộm cắp, làm thuê, vv... tai tiếng khắp nơi nơi
1. Phải có 1 tổ chức thât sự mạnh để lại có một cuộc "trường kỳ kháng chiến"
Xóa2. Sự can thiệp của ngoại bang
(Tuỳ yếu tố nào đến trước)
Sau đó, nước Việt lại lục đà lục đục...
Khốn khổ dân tôi, vì bầu Không Khí Xã Hội Đa Nguyên tốt đẹp luôn bị truy sát!...
Giờ đây ĂN CẮP được coi là ný tưởng "cao đẹp" ở xã hội thối nát này!
Trả lờiXóa"Lúc đầu kê khai tài sản là một biện pháp tốt để quản lý, nhưng thật ra biện pháp này cũng chỉ có tác dụng đối với những cán bộ chân chính, những cán bộ trung thực.' : Vậy thì các ông đẻ ra thanh tra , công an , tòa án với số lượng khủng như hiện nay để làm gì ? Chỉ ngụy biện , lấp liếm , dối trá , bịp bợm là giỏi !
Trả lờiXóaÔng tổng Trọng nhiệm kỳ này không tham gia nên nói mạnh thế thôi , chứ năm năm qua ông làm chức tổng bí thư ( khóa 11 ) còn chẳng làm nổi , vì đánh chết lũ chuột ( bọn tham nhũng , lợi ích nhóm , chạy chức , chạy quyền , bọn quan lại có mác 2Đ . . . .vv), vì sợ vỡ chiếc bình quí . Bây giờ ông định đổ trách nhiệm này cho ai ?
Trả lờiXóaĐảng của các ông chứ không phải của chúng tôi, đừng gọi là "đảng ta", nghe lố bịch lắm !
Trả lờiXóaBạn này trúng ý chúng tôi quá xá!
XóaVậy gọi là "(dịch) tả đang (hoành hành)"!
Thằng cu chuyền này khổ lắm
Trả lờiXóahiu hắt về quê lao động đến bật cả móng tay máu chảy luễ loại lênh láng
Dân ta biết cả "ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu". Có điều chúng quá ác ôn, chúng tôi không dám đụng vào, hơn nữa nếu đụng vào không ai bảo vệ. Họ chỉ nói mị dân vậy thôi, không ai bảo vệ chúng tôi cả. Bác Hồ có sống dậy thì cũng bó tay chấm côm thôi. Hết thuốc rồi. Đừng nói nhảm.
Trả lờiXóaĐM máu xôi sùng sục trong cơ thể rồi đây ! Loài chim chóc có khác ! khốn nạn !
Trả lờiXóaXem ra,sau cùng Trần văn Truyền cũng chẳng hề hấn gì /// Kim quốc Hoa sắp đi tù ! ÔI,VN tôi !
Trả lờiXóa