Giáo sư
Nguyễn Minh thuyết cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhiều cử nhân
tốt nghiệp thất nghiệp, trong đó có bất cập về tuyển dụng nguồn nhân lực.
LTS: Tại
phiên giải trình của Chính phủ hồi cuối tháng 4/2014, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Phạm Vũ Luận thông báo, số lao động trình độ Đại học, Cao đẳng thất nghiệp năm
2014 so với 2010 tăng 103%. Để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, biện pháp khắc
phục, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Minh
Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên
và Nhi đồng của Quốc hội.
Phải có tiền
mới xin được việc?
PV: Năm 2014, số lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng
thất nghiệp tăng gấp đôi so với năm 2010, và đặc biệt chiều hướng này không hề
có dấu hiệu giảm trong thời gian tới. Theo Giáo sư, đâu là nguyên nhân sự việc?
Giáo sư
Nguyễn Minh Thuyết: Con số cử
nhân thất nghiệp tăng cao, là do sự phát triển ồ ạt của các trường Đại học, Cao
đẳng trên phạm vi cả nước trong những năm qua.
Năm 2005-2010, là giai đoạn phát triển ồ ạt nhất. Theo
ước tính, trung bình nửa tháng thì ra đời 1 trường. Thực tế có những trường vừa
lên Cao đẳng (từ trường Trung cấp lên) được một thời gian ngắn đã được chuyển
đổi trở thành trường Đại học.
Do
vậy, Có thể chỉ tiêu tuyển sinh tại một số cơ sở đào tạo giảm xuống, nhưng tổng
chỉ tiêu tuyển sinh của toàn ngành giáo dục sẽ tăng.
Điều này dẫn đến việc, số lượng cử nhân tốt nghiệp quá
lớn, trong khi nền kinh tế không thể đáp ứng được hết nhu cầu công việc, khiến
số lượng sinh viên thất nghiệp tăng lên.
Ví dụ, năm 2004, toàn ngành giáo dục tuyển sinh đầu
vào khoảng 200 nghìn chỉ tiêu Đại học, Cao đẳng. Trong khi đó, nhu cầu thực
tiễn của nền kinh tế chỉ đáp ứng được khoảng 15.000 nghìn cử nhân, kỹ sư tốt
nghiệp.
Theo
thống kê mới nhất từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến hết quý
1/2014, cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp,
tăng 145,8 nghìn người so với quý 4/2013. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là
3,72%, cao gấp 2,4 lần nông thôn. Đáng chú ý, nhóm lao động trình độ cao tiếp
tục khó khăn khi tìm việc làm, có hơn 160.000 người có trình độ từ đại học trở
lên bị thất nghiệp; hơn 79.000 người có trình độ cao đẳng bị thất nghiệp...
Về nhu cầu nhân lực, cả nước lúc đó có khoảng 100 khu
công nghiệp, khu chế xuất, thu hút được tối đa 500 nghìn lao động, trong đó chỉ
cần từ 5 - 7% cán bộ trình độ Đại học 8% cán bộ trình độ Cao đẳng, 60% công
nhân kỹ thuật. Còn lại là lao động phổ thông.
Giả sử mỗi năm có thêm 10 khu công nghiệp, khu chế
xuất và có 10% cán bộ trình độ Đại học, Cao đẳng về hưu cần được thay thế thì
chỉ cần đào tạo thêm theo cấp số cộng mỗi năm khoảng 13 - 15 nghìn cán bộ là đủ.
Ngay từ cuối năm 2004, tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội
khóa XI, tôi đã báo cáo với Quốc hội nguy cơ lãng phí và thất nghiệp nếu phát
triển quy mô đào tạo Đại học không hợp lý. Nhưng rất đáng tiếc là chẳng ai nghe.
Cũng cần phải nói thêm rằng, cách tuyển dụng nhân lực
ở nước ta hiện nay đang có vấn đề. Cơ quan nào cũng muốn có bằng đẹp mới lọt
cửa, trong chất lượng của tấm bằng ấy lại ít được quan tâm.
Mặt khác, cử nhân tốt nghiệp muốn xin được việc làm
tốt mà không mất tiền là chuyện lạ. Như vậy, con nhà nghèo lấy tiền đâu mà xin
việc? Thế mới có chuyện thạc sĩ đi bán sim, cử nhân đi bán trà đá…
PV: Như vậy, việc ồ ạt mở trường, tăng chỉ tiêu tuyển
sinh toàn ngành phản ánh thực tế gì, thưa Giáo sư?
Giáo sư
Nguyễn Minh Thuyết: Sự phát
triển ồ ạt của các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc trong những
năm qua, phần nào thể hiện bệnh thành tích trong giáo dục.
Theo đó, muốn cải thiện chỉ số HDI về phát triển con
người trên bảng xếp hạng toàn cầu, cần đáp ứng điều kiện về giáo dục.
Mặt
khác, việc mở rộng quy mô đào tạo không nằm ngoài những vấn đề về lợi ích kinh
tế.
Ví dụ, một trường tuyển đủ 2000 chỉ tiêu/năm, với mức
học phí 1 tháng 500 nghìn/em. Như vậy tính ra một năm, số tiền trường thu về
lên tới cả chục tỉ đồng. Doanh thu lớn như vậy, mất gì mà không xin mở trường.
Điều này làm phát sinh một thực tế, có những trường đi
thuê giáo viên, thuê cơ sở vật chất, có khi thuê cả ban giám hiệu, nhưng vẫn
được cấp phép hoạt động. Do vậy, việc ồ ạt mở trường không tránh khỏi tiêu cực
(cơ chế xin, cho - PV).
Ngành giáo
dục được “chiều chuộng”?
PV: Theo Giáo sư, đâu là trách nhiệm của ngành giáo dục
khi số lượng cử nhân ra trường thất nghiệp tăng gấp đôi trong vòng 4 năm (2010
- 2014)?
Giáo sư
Nguyễn Minh Thuyết: Đó là việc
đề xuất quy hoạch, phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng,
kéo theo sự phát triển ồ ạt về mặt quy mô, số lượng các trường.
Theo khảo sát, một trong những nguyên nhân khiến nhiều
sinh viên ra trường không tìm được việc làm là do nhiều cơ sở đào tạo chưa đảm
bảo về điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo.
Cụ thể, thông qua rà soát phát hiện ra số trường Đại
học (chủ yếu là trường Đại học địa phương và tư thục) có đội ngũ giảng viên
thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng, không tương xứng với quy mô đào
tạo; điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị lạc hậu, uy tín và chất
lượng đào tạo thấp, khả năng cạnh tranh thấp…
Như vậy, tại sao khi phát hiện ra hạn chế, tiêu cực
nói trên, nhưng phía đơn vị quản lý vẫn cho phép mở trường, đào tạo, đào tạo
không gắn với thực tế...?
Vấn
đề này Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm.
PV: Vậy, đâu là những giải pháp hạn chế tình trạng cử
nhân thất nghiệp sau khi ra trường, thưa Giáo sư?
Giáo sư
Nguyễn Minh Thuyết: Việc hàng
trăm nghìn cử nhân thất nghiệp nếu không được giải quyết được việc làm sẽ trở
thành gánh nặng lớn cho xã hội.
Do vậy, trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, phải
gắn việc đào tạo với nhu cầu thực tế của nền kinh tế.
Ngành giáo dục cần phải xem xét lại quy mô, chất lượng
đào tạo hiện nay. Theo đó, các trường phải cải thiện điều kiện đào tạo, đổi mới
nội dung và phương thức đào tạo, để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng tốt hơn.
Cụ thể, cần thực hiện các giải pháp hạn chế tuyển sinh
ở những ngành nghề ít có nhu cầu. Việc tuyển sinh cũng phải thực hiện chặt chẽ
hơn về chất lượng đầu vào...
Song
song đó, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng vĩ mô, nhằm tạo ra thêm
việc làm. Có như vậy mới đảm bảo việc làm cho số cử nhân tốt nghiệp.
Thực hiện đổi mới về chính sách nguồn nhân lực. Chú
trọng vấn đề công khai minh bạch trong tuyển dụng. Loại bỏ việc tuyển
dụng dựa vào quan hệ, tiền bạc.
Nếu chính sách tuyển dụng còn biểu hiện nhiều méo mó,
tiêu cực như hiện nay, nó sẽ trở thành rào cản rất lớn đối với sự phát triển
của xã hội nói chung.
Mặt khác, bản thân cử nhân ra trường cần phải thật sự
năng động, tự thân sáng nghiệp thay bằng việc thụ động mang đơn đi xin việc.
Tất nhiên, việc lập nghiệp bước đầu không thể tránh khỏi khó khăn và có
thể chịu thất bại.
QUỐC
TOẢN (ghi)/GDVN
-------------
Gánh nặng lớn nhất mà xã hội buộc phải mang trên vai chính là đcsvn
Trả lờiXóaHất bỏ được cái "gánh" này thì xã hội mới có thể cất đầu lên được.Nhìn Hàn Quốc,Đài Loan...thì rõ
“ Xin được việc tốt không mất tiền mới là chuyện lạ”! câu chuyện này đã tồn tại hiển nhiên ở nước từ lâu rồi như một điều luật bất thành văn.
Trả lờiXóaThế mà bây giờ các vị GS, TS mới đưa ra bàn, mà bàn để làm gì, có gì mới? có thay đổi được gì? hay chỉ đàm tiếu cho có chuyện.
ăn thuế của dân mà suốt ngày bàn cái chuyện hiển nhiên - bàn song rồi để đấy rồi ai nghe.
Câu chuyện mãi mãi chỉ là "con gà quả trứng". Thôi thì hàng thứ dân hãy cứ yên tâm tìm cách sống chung vơi lũ thôi xin đừng luận nhiều có ngày tai bay vạ gió khôn lường.
Cả dân tộc cùng phát tiếng kêu rên thảm thiết,nhưng chưa thấy trời xanh động lòng !
Trả lờiXóaTrời hành động thông qua chính chúng ta!
XóaỞ VN cho tới lúc này thì xin GS Nguyễn minh Thuyết cho biết : Thế nào là công việc tốt , và thế nào là " thật sự năng động, tự thân sáng nghiệp " ?
Trả lờiXóaLại bàn về cái vấn đề công ăn việc làm của sinh viên, tôi cũng xin kể câu chuyện về thời tôi làm cho một cty thuộc bộ công thương nhà nước.
Trả lờiXóaBuổi ban đầu do nhu cầu nhân sự cần nên cty bắt đầu tuyển nhân sự đầu vào, thế hệ này, sau này sẽ trở thành cán bộ chủ chốt trong công ty, như trưởng phòng, quản đốc... và tất nhiên mấy ông giám đốc ông ngắm hết cho con cháu các ông rồi, tuyển dụng 400-500 nhân viên mà chỉ có cái giấy thông báo to bằng khổ A4 gián vào khóc khuất của phòng bảo vệ. Nhìn thấy mà chán nản, vì công ty đầu tư cũng khá lớn cho lên ban lạnh đạo cty cũng mở luôn một lớp đạo đạo cao đẳng tại cty để có nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu công việc. thứ nhất là đào tạo nhân lực là người dân địa phương, để đảm bảo sau này họ phục vụ cho công ty lâu dài, tiếp là tạo cơ hội cho con cháu các xếp nhỡ có dốt quá mà không được trường cao đẳng nào họ gọi, thì cũng còn cơ hội mà thằng quan tiến chức.
Có lẽ cũng là chủ ý của cả ban giám đốc nữa, vì ở trong môi trường nhà nước nới đến mánh khóe quan hệ, hay kinh doanh theo kiểu việt nam thì lãnh đạo cty vẫn thuộc loại giỏi, nhưng nói đến chuyên môn kỹ thuật thì cũng chẳng khá hơn mấy anh sinh viên ra trường 1 vài năm là bao. Phó giám đốc kỹ thuật một lỗi sơ đẳng trong đo kích thước cũng không biết, Cho một anh sinh viên cao đẳng thiết kế một lô hàng 5 tỷ về xưởng, do trình độ chuyên môn kém cho lên mỗi lô hàng như vậy về xưởng phải sửa chữa mất 400-500 triệu, công nhân dưới chán nản coi thường cán bộ, trên bảo dưới bắt đầu không nghe. Âu cũng là cái giá phải trả cho sự dấu giốt của mình, vì trình độ chuyên môn thấp cho nên nếu tuyển dụng người năng lực cao sợ nó lại dạy khôn mình, thôi thì dốt hay giỏi nhưng nó biết ngoan ngoãn khôn khéo làm mình đỡ mất mặt là được.
Sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi...Chuyện buồn muôn năm.
Trả lờiXóa“Xin được việc tốt không mất tiền mới là chuyện lạ”?
Trả lờiXóaVậy đây là việc xấu rồi, tốt cái gì chứ!
Hằng trăm nghìn trí thức thất nghiệp là một hiểm hoạ cho Đảng . Nó tạo nên bất mãn , tìm mọi cách phanh phui tham nhũng hối lộ , phanh phui cái mặt yếu kém của chính quyền do Đảng cử dân bầu .
Trả lờiXóaNó là động lực kêu gọi trong sạch và bình đẳng trong xã hội , là lực lượng đòi hỏi tự do dân chủ và nhân quyền nòng cốt .
Không đơn giản như đàn áp dân oan , khi thành phần này kết lại vì thất nghiệp sinh uất ức , nó sẽ là đầu tàu gây mọi biến cố bất an cho Đảng , chính quyền lẫn xã hội . Điều này tất phải xảy ra khi thất nghiệp leo thang và kéo dài theo năm tháng .
Những ngày này hè tháng 5 này ,khắp nơi trên cả nước lãnh đạo đảng cs VN đang HÔ HÀO cán bội đảng viên HỌC TẬP TẤM GƯƠNG và ĐẠO ĐỨC HCM . Nhưng cũng khắp nơi trên cả nước cái GIÁ CẢ CỤ THỂ {tất nhiên là không công khai , nhưng tất cả giáo viên đều biết} ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ LÀ MẶC ĐỊNH cho mỗi xuất vào công chức của giáo viên hợp đồng vẫn không được quan chức cs hủy bỏ và không biết bao giờ họ mới hủy bỏ !!!
Trả lờiXóaTrước ngày cộng sản cứ chửi cha đế quốc Mỹ chỉ có đô la là trên hết . Nhưng dưới chế độ XHCN tốt đẹp ở VN . Chính bác tbt N.P. Trọng đã nói : " Bây giờ ra ngoài cái gì cũng phải tiền, tham nhũng như ngứa ghẻ "v.v.v. Bà Doan phó chủ nước thì nói " họ ăn của dân không trừ thứ gì " !!!. Vây đấy trước kia mình cứ tưởng chỉ dân Mỹ mới "xấu" thích đô la {tiền} . Bây giời mình biết thêm là đến bác cựu TBT N.Đ.Mạnh cao cấp nhất của đảng cs VN cũng thích tiền !!!
"Bây giờ mình biết thêm là đến bác cựu TBT N.Đ.Mạnh cao cấp nhất của đảng cs VN cũng thích tiền".
XóaBạn TNT bắt đầu có những cảm nhận thật.
Chúc bạn khỏe. Tôi mạo muội thay mặt 1 số bạn khác, mong bạn TNT đừng buồn vì các bạn khác hôm trước có gay gắt với bạn 1 chút.
Xin nhắn gửi mấy dòng chân thành đến lãnh đạo đảng cộng sản VN . Các vị có thể không hài lòng , thậm chí căm giận những còm sĩ ở đấy , có khi các vỊ gọi họ là "thế lực thù địch"
Trả lờiXóaXin các vị hãy giành 1 phút NHÌN LẠI MÌNH và CÁC ĐỒNG CHÍ CỦA MÌNH . Tại sao các vị lại giàu có , lại tham nhũng , lại bắt nhân dân phải đưa hối lộ cho các vị ????????.
Nếu các vị không tham nhũng , thì tôi đã không mất thời gian ngồi đây để mạnh mẽ lên án các vị đúng không nào . Các vị không biết xấu hổ khi nhân dân cũng đầu đen , mũi tẹt quanh vùng kinh thường nhân dân và dân tộc VN hay sao ?????
Bác Hồ vừa có tài , vừa liêm khiết . Các vị rả ra hô hào học tập bác. Nhưng MỖI ĐỨC TÍNH LIÊM KHIẾT MÀ CÁC VỊ CŨNG KHÔNG HỌC TẬP ĐƯỢC NHƯ BÁC !!!
Hãy nhìn lại mình , rồi sau đó mới trách người khác !!!
Co nhung cho tot ma khong mat tien. Do la o cac cong ty nuoc ngoai va mot so doanh nghiep tu nhan nhung khong nhieu, ho doi hoi nang luc that su
Trả lờiXóaTu lau cac co quan nha nuoc duoc hieu nhu la noi gan nhu ngoi khong roi chia chac bong loc nen bon 4C rat la dong
Anh Thuyết ơi, đất nước này nó nhiều cái khốn nạn quá rồi. Ông bà mình nói: "nói phải củ cải phải nghe", nhưng bây giờ nói phải thì khác nào cãi lời vua. Mà đã cãi vua thì nhẹ cho đi đày, nặng thì trảm.
Trả lờiXóaBuồn là bây giờ có hàng nghìn người cũng mang hàm GS như anh, nhưng tỷ lệ GS zỏm nhiều quá, có thể lên đến 70%. Các cơ quan chính quyền cũng như ban đảng ở địa phương cũng như trung ương vô thiên lủng là kẻ lương cao nhưng là phường vô học. Cũng comple cà vạt nhưng mà toàn là thứ rỗng đầu đặc bụng. Chán lắm anh ơi. Người học hành tử tế thì khó tìm việc. Anh cứ thử khảo sát việc hi chuyên viên cao cấp mà xem. Tiêu chi thì có vẻ kinh khủng lắm, nào là: phải có đề án, phải cáo chứng chỉ B, C ngoại ngữ. Thế nhưng đến 90% éo biết gì về ngoại ngữ nhưng đều đậu cao cấp hết. Lại còn những ông vụ vụ phó, vụ trưởng trước khi nghỉ hưu không cần phải thi cũng được nâng lên là chuyên viên cao cấp, vụ phó thi cho lên "hàm vụ trưởng" để nghi hưu hàng tháng lĩnh hơn chụ triệu tiền lương hưu. Như thế thì làm gì mà kho tiền của BHXH chả mau hết. Mà ba cái loại cán bộ óc loãng bụng sưng này thì lại sống dai lâu chết nên bảo hiểm phải nuôi dài dài.