Mỹ
kêu gọi Trung Quốc ngừng xây dựng
căn cứ quân sự trên Biển Đông
Trung Quốc ngang nhiên điều động tàu thuyền tới bảo vệ
cho hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương-981
nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã kêu gọi các quốc gia châu Á ngừng
xây dựng thêm tiền đồn mới cũng như mở rộng phạm vi hoạt động của các căn cứ
vốn có trên Biển Đông nhằm giải thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột.
Theo tờ Times Colonist của Canada, hôm 11/7, Thượng viện Mỹ đã
thông qua bản nghị quyết hối thúc tất cả các quốc gia kiềm chế "những hành
động gây bất ổn" trong khu vực và tái khẳng định cam kết hỗ trợ tự do hàng
hải tại châu Á – Thái Bình Dương. Phát biểu trước giới chuyên gia tại
Washington, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ Michael Fuchs đã lên tiếng quan
ngại sâu sắc về "tình trạng ngày càng dễ đổ vỡ" tại Biển Đông trong
bối cảnh Trung Quốc ngang nhiên tranh chấp chủ quyền với các quốc gia láng
giềng trong khu vực nhằm giành quyền kiểm soát các quần đảo và hải phận giàu
tài nguyên khoáng sản và thủy sản.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Fuchs cho rằng tình trạng căng thẳng hiện nay
không chỉ thuộc về trách nhiệm của một bên, nhưng ông cũng lên tiếng phê phán
cách hành xử "đầy khiêu khích" của Trung Quốc. Ông Fuchs còn đưa ra
đề xuất về việc ngừng các hành động làm gia tăng thêm căng thẳng như trong
Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua năm 2002 kêu gọi các bên kiềm chế tại
Biển Đông. Mỹ cũng hy vọng đưa đề xuất trên ra bàn thảo trong cuộc họp các bộ
trưởng ngoại giao châu Á được tổ chức tại Myanmar vào tháng tới.
Ông Fuchs nhấn mạnh các nước đang có tranh chấp cần
ngừng xây dựng thêm những tiền đồn mới hay mở rộng các căn cứ vốn có, dẫn tới
sự thay đổi hiện trạng khu vực hiện nay. Ngoài ra, các nước có tranh chấp chủ
quyền cũng không nên cản trở hoạt động kinh tế lâu nay tại vùng tranh chấp của
quốc gia khác. Căng thẳng trên Biển Đông không ngừng gia tăng sau hành
động hồi đầu tháng Năm, Trung Quốc ngang nhiên lai dắt và hạ đặt trái phép giàn
khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển
Đông. Tới giữa tháng Sáu, Philippines đã cho công bố những bức ảnh ghi
lại hoạt động xây trường học cho con em các binh sĩ được Trung Quốc đưa ra xâm
phạm trái phép một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cách đây 2 năm, Trung Quốc
đã thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và đưa 1.443 dân thường
trú ra đảo Phú Lâm (thuộc Việt Nam) để quản lý hàng ngàn kilomet vuông vùng
biển mà Bắc Kinh muốn tăng cường kiểm soát. Đây là khu vực được cho là giàu tiềm
năng dầu mỏ.
Khi Trung Quốc tạo ra Tam Sa vào tháng 7/2012, tiền
đồn đã có một bưu điện, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện và một dân số khoảng
1.000 người. Tính đến ngày, nó đã có một dân số thường trú khoảng 1.443 người.
Sắp tới Trung Quốc còn dự định đưa thêm dân ra đây, tăng con số thường trú tới
2.000 người. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn khăng khăng khẳng định quốc gia này có
bằng chứng lịch sử để khẳng định các tuyên bố chủ quyền hàng hải và lãnh thổ
trên Biển Đông và Bắc Kinh phủ nhận các giải pháp giải quyết tranh chấp song
phương trong khu vực. Ông Fuchs nhận định việc ngừng các hoạt động thay
đổi hiện trạng Biển Đông sẽ giúp giảm căng thẳng và tạo điều kiện cho cuộc đàm
phán nhằm thông qua Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) vốn bị trì hoãn lâu
nay. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối việc Mỹ can thiệp vào
các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Song, Washington lại lên kế hoạch hỗ
trợ 156 triệu USD cho các quốc gia Đông Nam Á xây dựng năng lực hàng hải trong
vòng 2 năm nhằm duy trì sự công bằng trong các tranh chấp chủ quyền và tập
trung giải quyết theo biện pháp hòa bình. Nội dung được thực hiện qua
tham khảo nguồn tin từ Times Colonist, nhật báo tiếng Anh được xuất bản
tại Canada
và thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn báo chí Glacier. (Infonet).
Ông Kerry phản đối mạnh mẽ
việc Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông
|
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (T) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), Bắc Kinh, 16/05/2015 (Ảnh: Reuters) |
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã vấp phải sự từ chối
thô bạo của Bắc Kinh, khi yêu cầu quan tâm đến lời cảnh báo của Washington về
các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, nguyên do gây căng thẳng với các nước
láng giềng, RFI đưa tin.
Đến Bắc Kinh sáng 16/5/2015, ông John Kerry hội đàm với
đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị. Theo những người thân cận, Ngoại trưởng Mỹ đã
phản đối mạnh mẽ việc quân đội Trung Quốc xây các đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Sau cuộc gặp gỡ, Vương Nghị nói với báo chí bằng giọng
điệu cứng rắn nhằm bao biện cho hành động phi pháp của mình ở quần đảo Trường
Sa.
Lầu Năm Góc có ý định gửi các chiến hạm và phi cơ
trinh sát đến khu vực 12 hải lý để đảm bảo tự do hàng hải xung quanh các đảo
nhân tạo mà Bắc Kinh đã tăng tốc xây dựng từ một năm qua. Vùng lãnh hải được quốc
tế công nhận là 12 hải lý xung quanh các đảo tự nhiên, và theo Washington, không thể áp
dụng cho các đảo nhân tạo được tự ý bồi đắp.
Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố: "Tôi yêu cầu Trung Quốc, thông qua Ngoại trưởng Vương Nghị, có những
biện pháp hài hòa với các bên để giảm bớt căng thẳng và gia tăng cơ hội cho một
giải pháp ngoại giao".
Nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ "quan ngại về tiến độ và tầm cỡ" của các công trường xây
dựng Trung Quốc, ông kêu gọi một "giải
pháp ngoại giao thông minh" thay vì "các tiền đồn và sân bay".
Các công trình của Trung Quốc, đôi khi được mệnh danh
là "Vạn lý trường thành" ở
Biển Đông được xây dựng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc yêu
sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, gây căng thẳng ngoại giao với
các nước láng giềng.
Tuần trước, Lầu Năm Góc công bố các hình ảnh vệ tinh
cho thấy Trung Quốc bồi đắp các đảo san hô, chuyển đổi thành các cảng biển và
công trình khác, trong đó có một phi đạo dài. Nhờ việc lấn biển này, diện tích
sử dụng chỉ trong một năm từ 200 hecta đã tăng lên 800 hecta.
Theo các nhà phân tích, tuy ý định của Lầu Năm Góc đã
được Tổng thống Barack Obama chuẩn y, việc Đệ thất hạm đội của Mỹ tiến vào Thái
Bình Dương, vùng biển mà Bắc Kinh coi như "ao nhà" của họ, có thể gây
ra khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai cường quốc kinh tế. Hơn nữa Biển Đông còn
là tuyến đường hàng hải và thương mại chiến lược.
Không quân và Hải quân hai nước đã từng suýt đụng độ
nhiều lần trong khu vực tranh chấp.
Ngoại trưởng John Kerry sẽ phải thuyết phục các quan
chức cao cấp Trung Quốc, nhất là Tập Cận Bình sẽ gặp ngày 17/5, về "các hậu quả hết sức bất lợi cho hình ảnh
của Trung Quốc, trong quan hệ với các láng giềng, ổn định khu vực và có thể cả
quan hệ Mỹ-Trung" do hành động xây đảo nhân tạo. Ông "sẽ khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ về
duy trì tự do hàng hải".
Trong hôm 16/5, ông John Kerry cũng gặp nhân vật số
hai của Quân ủy trung ương, tướng Phạm Trường Long. AFP nhắc lại, Quân ủy trung
ương do Tập Cận Bình làm chủ tịch, là cơ quan chỉ đạo quân đội Trung Quốc.
Thụy Mi/ bizlive
--------------
Do thiếu hiểu biết cũng như tham lam, chiếm đoạt của người khác hay của chung luôn là "tôn chỉ" của loại người đó. Thậm chí tự đặt tên mỹ miều "mở rộng bờ cõi, nghĩa vụ quốc tế, hợp tác chung" hòng đánh đồng, lấp liếm cho việc xâm lăng.
Trả lờiXóa"Càng hiểu biết, cái tôi càng nhỏ" - A. Einstein.
Trả lờiXóaBIỂN ĐÔNG đang dậy vừa SÓNG DỮ Thách thức lẫn
SÓNG LÀNH Thời cơ cho TỔ QUỐC VIỆT NAM
http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2014/05/babui_25052014.jpg
Thế kỷ 21 nhìn ra Biển Đông
Khói sóng Cửu Long - sông Hàn - sông Hồng
Không che khuất Dòng Chủ lưu ngoài Biển cả
Vùng châu Á - Thái Bình hỡi Ngư ông !
Nhật Sử như chu kỳ vẫn lập lại
Như đầu Thế kỷ 20 Nhật trở lại Biển Đông
Lần này cầm còi trọng tài giùm cho Mỹ
Phân giải ý định cố tình mù mờ cho xong
http://www.bilaterals.org/IMG/jpg/tpp-ttip.jpg
Nhật - Mỹ cùng trở lại .. .. Nên làm gì ta ?
Hoàng Sa - Trường Sa - Đông Sa - Trung Sa
Xưa bốn quần đảo nay thành Tứ giác chiến lược
Cân bằng sao Tam giác quyền lực Mỹ-Trung-Nga ?
Giữ Chủ quyền gìn Hòa bình tìm riêng giải đáp
Khi Mỹ có Nhật đồng minh Đông Nam Á bước ra
Dứt Thời người khổng lồ kinh tế nhưng lùn quân sự
Cấm Đại Hán đổi tên Kinh Các thành Điếu ngư đảo xa
Chiến lược Tàu tầm thực biển láng giềng kiên định
Như Đại Nga đang xâm lấn hòa bình Ukraina
Biển Đông đang dậy vừa Sóng dữ Thách thức
Lẫn Sóng lành Thời cơ cho Tổ Quốc chúng ta
Tổng thể vĩ mô Chú Sam đang thực hiện Chiến lược
Bao vây (1) làm giảm ưu thế kinh tế Tàu lên quá đà
Tự do xuyên Đại tây dương - Thái Bình Dương về Thương mại
Chuyển trục quân sự về châu Á tìm bạn cũ thiết tha
Đây là Thời cơ trong Thế Sử ngàn năm có một
Việt Nam ơi vươn mình lên nắm ngay Vận hội Nước nhà
Thoát Trung khai thác tiềm năng phương Tây thoát Hán
Xây dựng Dân chủ - Pháp quyền hiện đại Dân trí Dân ta
Biển Đông đang dậy vừa Sóng dữ Thách thức
Lẫn Sóng lành Thời cơ cho Quê Mẹ Quê nhà .. ..
TRIỆU LƯƠNG DÂN
(1) Hai Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên châu lục :
1. TTIP (Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Đại tây dương)
2. TTP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương)
là hai sáng kiến về Chiến tranh Kinh tế có dụng ý sẽ gây suy giảm ưu thế kinh tế Trung Quốc