Trong 3 năm gần đây, ngân sách thường chỉ dành từ
14-16% tổng thu để trả nợ, chứ không phải mức trên 31%. Quy mô nợ công so với
GDP tuy đang ở mức cao, gần với ngưỡng được Quốc hội cho phép, nhưng do nguồn
lực ngân sách còn hạn chế nên vẫn cần huy động vốn vay trong và ngoài nước để
đầu tư. Đó là những khẳng định vừa được Bộ Tài chính đưa ra khi triển khai Chỉ
thị 02 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nợ công.
Nền kinh tế nếu có tăng trưởng cũng không bù đắp được sự gia tăng chóng mặt của nợ công và sự lãng phí, tùy tiện chi tiêu tràn lan.
Đánh giá cao kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2014, những tháng đầu năm 2015 do Chính phủ báo cáo, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, đề nghị báo cáo của Chính phủ cần phân tích, đánh giá cụ thể hơn về một số vấn đề.
Thực tế cho thấy, dù đã đưa ra nhiều chủ trương, biện
pháp và những mổ xẻ, chứng minh, phân tích gay gắt, có cả sự ‘kêu gào’, nhưng công
tác quản lý, điều hành vẫn bị buông lỏng, lãng phí và lợi dụng phát sinh các dự
án, các khoản chi để tham nhũng, chia nhau trong các ‘nhóm lợi ích’ vẫn là tác
động nguy hại trì kéo sự phát triển kinh tế-xã hội.
Theo đánh giá của Chính phủ: Số ước thực hiện báo
cáo tại Kỳ họp thứ 8 và số liệu kết quả thực tế có sự chênh lệch
quá lớn: CPI kế hoạch Quốc hội giao tăng khoảng 7%, số báo cáo Quốc hội
tại Kỳ họp thứ 8 tăng 4,5 – 4,6%, số liệu đánh giá lại chỉ tăng 1,84% bởi
công tác dự báo, điều hành CPI sẽ tác động mạnh đến kế hoạch đầu tư, sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân và tâm lý xã hội, tâm lý thị
trường. Vì thế, không thể xem nhẹ sự ‘nhảy múa’ của các con số thống kê, cần
đánh giá tác động toàn diện hơn về mức độ tăng trưởng, công tác điều hành
chỉ số giá tiêu dùng…
Tăng trưởng GDP bốn tháng đầu năm 2015 đạt 6,03 là mức
tăng cao nhất so với cùng kỳ những năm gần đây. Tuy nhiên nghĩa vụ trả nợ công
năm 2015 lên đến 31% tổng thu ngân sách. Ông Nguyễn Văn Giàu cho rằng mức tăng
trưởng này chưa thật sự bền vững, do tác động về giá dầu thô đối với nền
kinh tế ở mức thấp.
Đó là con số được xem là ấn tượng nhất trong năm năm
qua của nền kinh tế. Tăng trưởng cao nhưng nợ công cũng cao. Nghĩa vụ trả nợ
công trong năm 2015 cũng lên đến 31% tổng thu ngân sách, vượt mức dự kiến trong
chiến lược đề ra. Yếu tố chính góp phần cho tăng trưởng là ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo và khai khoáng (khai thác dầu thô, than đá). Trong khi đó mức
tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ở mức thấp, chỉ tăng
2,14% so với mức tăng 2,68% cùng kỳ năm trước.
Ông Giàu phân tích: “Bên cạnh đó, một số chính
sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đóng tàu đánh bắt thủy sản, nhà
ở cho người thu nhập thấp… được đánh giá là chính sách đúng đắn, kịp
thời nhưng triển khai chậm chạp, gặp nhiều vướng mắc gây phiền hà,
chưa như mong đợi của người dân”.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đánh giá trong bốn
tháng đã nhập siêu 3 tỉ USD, tương đương 6% tổng kim ngạch xuất khẩu
(cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội là 5%) là một tín hiệu không mấy tốt
lành.
Dự báo xuất khẩu năm 2015 sẽ khó khăn hơn, nhất là
nhiều nước giảm giá mạnh đồng tiền so với đồng USD, dẫn đến thâm hụt thương mại
năm 2015 ở mức cao.
Về nợ công – vấn đề đã cảnh báo từ nhiều kỳ họp trước,
phân tích của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho thấy năm 2015 nghĩa vụ trả nợ
công sẽ ở mức rất cao, chiếm đến 31% so với tổng thu ngân sách nhà nước. Trong
khi đó chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 thì nghĩa vụ trả nợ công không được quá 25% so với
tổng thu ngân sách nhà nước.
Tác giả Lê Phương phản ánh trên báo Lao Động: Tính đến
ngày 18/5, theo đồng hồ báo nợ toàn cầu của tạp chí Economist, nợ công Việt Nam đang ở mức
xấp xỉ 89,41 tỷ USD. Với dân số ước tính 91,5 triệu người, tính ra, mỗi người
dân đang gánh nợ 983USD. Một năm trước, con số này là 81,18 tỷ USD và 897,84 USD.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện tại, The
Economist dự đoán nợ công Việt Nam sẽ tăng lên 97,35 tỷ USD vào năm tới, tức
mỗi người dân sẽ gánh nợ 1.065 USD.
Theo con số từ Bộ Tài chính, tỷ lệ trả nợ trực tiếp
của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 là 13,8% và năm 2015
dự kiến khoảng 16,1%, dưới mức quy định là 25%.
Tuy nhiên, cách đây không lâu Ủy ban Giám sát Tài
chính Quốc gia cho rằng con số thực về tỷ lệ trả nợ trực tiếp nước ngoài của
Việt Nam lên đến 31% chứ không phải dừng lại ở con số thấp như Bộ Tài chính đưa
ra.
Tuy nhiên đại diện bộ cho biết: “Do nguồn lực còn hạn
chế nên vẫn cần huy động vốn vay để đầu tư”.
Vậy, hãy cùng làm một vài phép tính nhỏ để dễ tưởng
tượng độ “khủng” của nợ công Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
Lo ngại nợ công gia tăng với tốc độ cao, báo Dân Việt
đăng bài của tác giả Ngọc Lương, chỉ
thẳng ra rằng: Nợ công của Việt Nam tiếp tục gia tăng với tốc độ
cao. Trong năm 2015, dự báo nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu ngân sách ở mức 31%.
Nợ
công tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, trong năm 2015 dự báo việc thực hiện ‘nghĩa
vụ trả nợ’ còn nhiều khó khăn, ách tắc. Theo Chiến lược nợ công và nợ nước
ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: Nghĩa vụ trả
nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà
nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm
dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Theo báo cáo số 2289, ngày
18.10.2014 của Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, nghĩa vụ trả nợ so với
tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 dự kiến ở mức 31%.
Những khó khăn của nền kinh tế cũng được Phó thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn chỉ ra trong báo cáo của Chính phủ. Nổi lên là số
doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng 4,5% (so với cùng kỳ năm 2014); thị
trường chứng khoán, thị trường bất động sản phục hồi chậm…
Dự kiến, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với
tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2015 là 16,1%. Theo báo cáo của Bộ Tài chính,
năm 2014 đã huy động 627.800 tỷ đồng, trong đó trên 98% vốn vay được sử dụng
cho các dự án hạ tầng. Dự kiến, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với
tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2015 là 16,1% và vẫn nằm trong phạm vi 25% của
chiến lược nợ công. Về tỷ lệ 31% mà Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội
đưa ra gần đây, Bộ Tài chính cho biết, con số trên đã bao gồm cả những khoản
vay về để cho vay lại. Hiện có tới 60% khoản vay về được đưa vào ngân sách và
40% là để cho vay lại.
Trịnh Đình
Duyên - tổng hợp (Tác giả gửi BVB)
-------------
Một gia đình mà ông bố bà mẹ "không có khả năng" thì luôn mắc nợ. Khả năng họ phải bán nhà cửa ruộng vườn của cha ông để lại, rồi chết trong nghèo đói là rất cao!
Trả lờiXóa(Kiến thức kinh tế)
Trả lờiXóaCHÍNH SÁCH “LợI MÌNH HạI NGƯờI” (beggar-my-neighbour policy)
Những biện pháp kinh tế mà một nước đơn phương áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình, cải thiện những đỉều kiện kinh tế nước mình, mà lại phương hại đến lợi ích của những nước khác trong quan hệ thương mại và kinh tế với nước mình. VD: nước đó thực hiện những mức thuế nhập đặc biệt, chế độ kiểm soát ngoại hối, chế độ định ngạch đối với hàng nhập, hoặc chính sách trợ cấp xuất khẩu, hoặc phá giá đồng tiền nước mình đối với các đồng tiền khác. Đương nhiên là các nước khác cũng có biện pháp trả đũa và cuối cùng chẳng bên nào được lợi cả. Để tránh tình hình đó, nhiều tổ chức quốc tế đã được thành lập nhằm điều tiết các mối quan hệ thương mại và tiền tệ quốc tế, như Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)
Neu lay duoc tai san cua bon tham nhung cong vao GDP thi co le VN tang truong nhanh nhat the gioi
Trả lờiXóaCác tỉnh đang học TW tham nhũng cả cây xanh , vỉa hè , đèn LED trang trí ,nhạc nước , tượng đài...các xã thì tham nhũng cả hàng cứu trợ dân , cả dê , gà vịt...Nghĩa là toàn hệ thống tham nhũng. Vậy nợ công không tăng mới lạ! Đó là món nợ khổng lồ vì giá trị thực đã bốc hơi đến 70 % vào túi các quan, mặc kệ tình hình biển Đông đang hot thế nào!
Trả lờiXóaHỒNG KÔNG (NV)
Trả lờiXóa- Ông Li Hejun, người giàu nhất Trung Quốc và cũng là chủ tịch công ty sản xuất tấm năng lượng mặt trời Hanergy, bị mất $15 tỉ khi cổ phần của ông mất 47% trong MỘT GIỜ !!!! giao dịch ở Hồng Kông hôm Thứ Tư,
theo CNN.
Riêng công ty mất $18.6 tỉ đối với giá trị thị trường.
Tỉ phú Li Hejun. (Hình: AP Photo/Alexander F. Yuan, File)
Trao đổi mậu dịch của Hanergy bị ngưng hôm Thứ Tư trong khi chờ đợi công ty công bố “nội dung thông tin nội bộ.”
Từ đó, công ty không đưa ra thêm lời bình luận nào và cổ phiếu công ty tiếp tục trong tình trạng “treo.”
Ông Li sở hữu hơn 80% công ty Hanergy. Ông vắng mặt trong buổi họp cổ đông thường niên của công ty hôm Thứ Tư, vốn bắt đầu vào lúc cổ phiếu bị rớt.
Một đại diện công ty cho biết, ông phải đi dự buổi khai mạc triển lãm về năng lượng sạch của Hanergy tại Bắc Kinh.
Tại Hồng Kông hôm Thứ Năm, cũng có thêm hai công ty khác của một tỉ phú bị tụt dốc một cách bí mật.
Hai công ty Goldin Financial và Goldin Properties do nhà tỉ phú Pan Sutong làm chủ bị “chúi nhào” đến hơn 40%.
Cả hai công ty đều không cho biết vì sao cổ phiếu của họ bị sụt giá và cũng không có thông tin nào để giải thích với giới đầu tư.
Cũng như Hanergy, cả hai công ty từng lên như diều trong suốt năm qua.
Giới đầu tư, điều hành và phân tích từng đặt câu hỏi về việc lên như diều của Hanergy, và làm thế nào mà công ty trở nên có lời chỉ trong vài tháng.
Họ dùng công ty làm ví dụ về rủi ro đầu tư vào các thị trường đang lên mạnh. (TP)