Giáo
sư Can Thay-ơ (Carlyle Thayer):
Không
rơi vào “quỹ đạo” để tránh bị lệ thuộc
Giáo sư Can Thay-ơ (Carlyle Thayer), một chuyên gia
quốc tế hàng đầu về Việt Nam và khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho rằng, Việt
Nam cần tiếp tục kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng
hóa. “Để bảo vệ nền độc lập, Việt Nam có lúc phải điều chỉnh ở khía cạnh này,
khía cạnh khác nhưng tư tưởng xuyên suốt là không rơi vào quỹ đạo của nước nào
để tránh bị lệ thuộc, không liên minh với nước khác để tránh tạo ra kẻ thù”,
Giáo sư Can Thay-ơ nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quân đội
nhân dân, tại Hà Nội.
Chính sách
“3 không” là hoàn hảo
Phóng viên
(PV): Ông từng đánh giá rằng trong 40 năm sau thống nhất, Việt Nam đã thành
công trong việc điều chỉnh chiến lược trong chính sách đối ngoại để bảo
vệ độc lập, chủ quyền. Theo ông, trong thời gian tới Việt Nam có cần tiếp
tục điều chỉnh không? Có ý kiến cho rằng, chính sách “3 không” (không liên
minh, liên kết; không đi với nước này chống nước kia; không cho bất cứ nước nào
đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam )
của Việt Nam
hiện không còn phù hợp, ông nghĩ sao về điều này?
Giáo sư Can Thay-ơ. Ảnh: TRỌNG HẢI
GS Can
Thay-ơ: Tôi không nghĩ rằng Việt
Nam
cần thay đổi chính sách hiện nay. Từ năm 1991, Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách
đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa. Việc điều chỉnh của Việt Nam trong thời
gian qua là thay đổi trọng tâm qua từng giai đoạn, ví dụ như từ trọng tâm hội
nhập kinh tế sang trọng tâm chủ động hội nhập quốc tế. Tôi cũng tin Việt Nam không muốn
có một chính sách đối ngoại gây hại cho nước khác. Việt Nam cần giữ trạng thái cân bằng
trong quan hệ giữa các cường quốc.
Để bảo vệ nền độc lập, Việt Nam có lúc phải điều chỉnh
ở khía cạnh này, khía cạnh khác nhưng tư tưởng xuyên suốt là không rơi vào quỹ
đạo của nước nào để tránh bị lệ thuộc, không liên minh với một nước khác để tạo
ra kẻ thù. Một ví dụ thành công của chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng
hóa là vào năm 1989 khi Việt Nam rút quân khỏi Cam-pu-chia, chỉ có rất ít nước
không thuộc khối XHCN quan hệ với Việt Nam, nay con số này đã là hơn 160.
Tất nhiên, trong chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa
thì không phải tất cả các mối quan hệ đều quan trọng như nhau. Chính vì lẽ đó,
Việt Nam
thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với nhiều nước quan trọng. Trước tiên là
Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Sau đó, quan hệ Đối tác chiến lược với
Trung Quốc và Nga được nâng cấp và với Nhật Bản được mở rộng. Có người nói
rằng, quan hệ Đối tác chiến lược chỉ là vài tờ giấy. Hoàn toàn không phải vậy.
Chúng tạo ra một cơ chế quan trọng trong hợp tác song phương. Chúng đặt ra mục
tiêu, kế hoạch hành động và kiểm điểm đã thực hiện được những việc gì.
Chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa giúp Việt Nam hội nhập
kinh tế thành công là điều rõ ràng. Song, bên cạnh khía cạnh hợp tác còn có mặt
đấu tranh. Mỹ luôn gây sức ép về vấn đề dân chủ, nhân quyền, song Việt Nam đã
phản bác lại bằng thực tế rằng dân chủ ở Việt Nam ngày càng mở rộng, nhân quyền
ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Đối với Trung Quốc là vấn đề Biển Đông, thì
thời gian qua Việt Nam
đã rất thành công trong việc vận động sự ủng hộ của dư luận thế giới, ví dụ như
vụ giàn khoan Hải Dương 981.
Còn chính sách 3 không đã được nêu trong Sách Trắng
Quốc phòng Việt Nam .
Theo tôi, đây là chính sách hoàn hảo của Việt Nam và dư luận cần hiểu rõ thêm về
nó.
Nói
tóm lại, chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa đã góp phần rất quan
trọng để Việt Nam giữ vững độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền cũng như nâng cao
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
PV: Nhìn nhận của
ông về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam
trong những năm gần đây và vai trò của đối ngoại quốc phòng trong tổng thể
chính sách đối ngoại của Việt Nam ?
GS Can
Thay-ơ: Việt Nam đang nhận ra rằng đối ngoại
quốc phòng ngày càng trở nên quan trọng. Việt Nam đã mở Phòng Tùy viên quốc phòng
tại nhiều nước với đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản. Từ năm 1999 cho đến
nay, Ô-xtrây-li-a đã tiếp nhận khoảng 1.200 lượt quân nhân Việt Nam sang học
tập các khóa ngắn và dài hạn. Tôi đã từng phụ trách một khóa đào tạo sĩ quan
cấp cao, làm giáo viên hướng dẫn cho học viên Việt Nam tại Học viện Quốc phòng
Ô-xtrây-li-a. Lúc đầu cũng có người hoài nghi làm sao các học viên quân sự Việt
Nam
có thể theo học được, thế nhưng các học viên đã chứng minh được bằng năng lực
chuyên môn của mình. Từ sự thành công của các Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN, việc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) ra đời hồi năm
2010 tại Hà Nội, việc cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên
hợp quốc tại Nam Xu-đăng, Cộng hòa Trung Phi, những chuyến ngoại giao con thoi
của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, những chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo
quân đội, tàu quân sự các nước… có thể thấy đối ngoại quốc phòng thực sự đã trở
thành một “binh chủng” trên mặt trận đối ngoại của Việt Nam.
Có thể phát
triển sự tin cậy Việt-Trung từ hợp tác nghề cá
PV: Hồi cuối tháng
4 vừa qua, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến
thăm Trung Quốc. Đánh giá của ông về chuyến thăm này thế nào?
GS Can
Thay-ơ: Trong chuyến thăm Việt Nam
hồi tháng 10-2013 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhiều thỏa thuận đã
được hai bên ký kết. Lúc đó, tôi nghĩ quan hệ Việt-Trung sẽ có thêm nhiều bước
tiến, thế nhưng nó lại bị thụt lùi vì vụ giàn khoan Hải Dương 981. Khi xảy ra
cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, tôi được biết, Trung Quốc đã cự tuyệt
nhiều nỗ lực liên lạc của Việt Nam .
Làm sao có thể giải quyết được rắc rối khi không chịu hồi đáp? Chính vì vậy,
chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
vừa qua là cần thiết. Trước đó, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường
trực Ban Bí thư trên danh nghĩa Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
cũng đã sang thăm Trung Quốc ngay sau khi Trung Quốc rút giàn khoan. Trước đây,
tại các cuộc gặp cấp cao, Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề biên
giới trên bộ, phân định trên Vịnh Bắc Bộ, vì vậy việc xúc tiến trao đổi đoàn
cấp cao là rất cần thiết.
Phía Trung Quốc dành sự đón tiếp trọng thị đối với
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Giờ đây hai nước đang từng bước tiến về phía
trước. Tôi cho rằng, tình trạng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc hiện đã quay trở
lại như giai đoạn tháng 10-2013.
PV: Tại cuộc hội
đàm ở Bắc Kinh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình cho rằng trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt-Trung là sự tin
cậy chính trị chưa cao. Theo ông, làm cách nào hai bên giải quyết được vấn đề
này?
GS Can
Thay-ơ: Rõ ràng, Việt Nam và
Trung Quốc có quan điểm khác biệt lớn về vấn đề chủ quyền trên biển. Tuy nhiên,
sự tin cậy chính trị có thể được xây dựng từng bước một. Theo tôi, có thể bắt
đầu từ việc hợp tác trong lĩnh vực đánh bắt cá.
Tất nhiên, ngư dân cả hai bên không được đánh bắt các
loại hải sản cần được bảo vệ. Việc giáo dục ngư dân, quản lý nguồn lợi hải sản
là cần thiết bởi một khi chúng cạn kiệt sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Tuy
vậy, không thể đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá và hành xử tồi tệ với ngư
dân. Một lần phát biểu tại Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng, tôi đã nói rằng, tại
Ô-xtrây-li-a, nếu tấn công tàu đánh cá nước khác, người nổ súng sẽ bị truy đến
cùng rằng ai cho phép làm việc đó? Liệu rằng có phải bị đe dọa trực tiếp đến
tính mạng đến nỗi phải nổ súng hay không? Sinh mạng con người rõ ràng không thể
đem ra so sánh với cái gọi là bảo vệ nguồn lợi hải sản được.
Hợp tác cùng phát triển cũng là một cách xây dựng lòng
tin. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là việc khó hơn nhiều lĩnh vực nghề cá. Kể cả
ở khu vực không có tranh chấp thì khi bàn thảo hợp tác chắc mỗi bên cũng phải
có đến 20 ông luật sư.
Coi trọng
Việt Nam
PV: Năm nay đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt
Nam-Mỹ. Ông đánh giá thế nào về lĩnh vực hợp tác quốc phòng-an ninh giữa Việt
Nam và Mỹ trong thời gian qua?
GS Can
Thay-ơ: Quan hệ quốc phòng
Việt-Mỹ đã đạt được nhiều tiến triển trong các lĩnh vực ưu tiên hợp tác được
xác định trong Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương năm 2011 như an
ninh biển, đối thoại cấp cao, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu
trợ thảm họa, chia sẻ kinh nghiệm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình... Các
chuyến trao đổi đoàn quân sự cấp cao thường xuyên giúp hai bên hiểu biết nhau
hơn. Mỹ đã cam kết hỗ trợ 18 triệu USD nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng
Cảnh sát biển của Việt Nam .
Một bước đi tích cực khác là việc Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát
thương đối với Việt Nam .
Hai nước đã có các cuộc đối thoại quốc phòng thường niên hiệu quả. Cánh cửa cơ
hội hợp tác giữa quân đội hai nước vẫn còn rộng mở, đặc biệt là trong các vấn
đề hàn gắn vết thương chiến tranh như khắc phục hậu quả chất độc da
cam/đi-ô-xin, vật liệu chưa nổ sót lại sau chiến tranh, tìm kiếm quân nhân mất
tích (MIA)…
PV: Ông nhìn nhận
chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng ra sao?
GS Can
Thay-ơ: Việc chính quyền Tổng
thống B.Ô-ba-ma (Barack Obama) mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm cho
thấy sự coi trọng của Mỹ đối với Việt Nam và cá nhân ông Tổng Bí thư mặc
dù trong hệ thống chính trị của Mỹ không có "người đồng cấp tương ứng”.
Chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khiến tôi nhớ tới
chuyến thăm Ô-xtrây-li-a của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh năm 2009 với lễ đón được
tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất của Nhà nước Ô-xtrây-li-a dành cho
nguyên thủ quốc gia. Từ Toàn quyền, Thủ tướng cho đến các lãnh đạo đối lập
Ô-xtrây-li-a đều có cuộc gặp, hội kiến với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, cho thấy
sự nhất trí ủng hộ cũng như quan tâm của toàn bộ chính giới Ô-xtrây-li-a với
Việt Nam .
Mỹ sẽ không
thay đổi Chiến lược “Xoay trục”
PV: Xin ông cho
biết ý kiến của mình về tương lai chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại khu vực
châu Á-Thái Bình Dương?
GS Can
Thay-ơ: Trước đây, Ngoại trưởng
C.Rai-xơ (Condoleezza Rice) và Tổng thống G.Bu-sơ (George W.Bush) thường không
tham dự hội nghị với ASEAN nhưng đến thời Tổng thống B.Ô-ba-ma thì ngược lại.
Ông B.Ô-ba-ma nói với các thành viên chính phủ rằng họ cần đến châu Á. Đây
chính là “sự hiện diện thường xuyên” của Mỹ tại khu vực.
Chiến lược “Xoay trục” hay “tái cân bằng” của Mỹ ở khu
vực Thái Bình Dương là một thuật ngữ nên cách gọi có thể sẽ thay đổi phụ thuộc
vào các chính phủ cầm quyền. Tuy nhiên, về bản chất thì sẽ không có sự thay
đổi. Không bao giờ có khả năng Mỹ sẽ rút khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Xét tới những nguy cơ ở Trung Đông và khả năng một chính phủ do người của Đảng
Cộng hòa nắm quyền sắp tới, thì chính phủ mới cũng có thể “quên” khái niệm
“xoay trục” hay “tái cân bằng”. Mặc dù vậy, những cam kết cơ bản của quân đội Mỹ
đối với khu vực vẫn nguyên vẹn và kế hoạch triển khai khoảng 60% lực lượng hải
quân đến địa bàn châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp diễn cùng với các loại vũ khí,
khí tài hiện đại như tàu ngầm tấn công mới, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo…
PV: Theo ông, vị
trí của các nước như Nhật Bản và Ấn Độ trên bàn cờ an ninh khu vực là như thế
nào?
GS Can
Thay-ơ: Nhật Bản gần đây đã thay
đổi chính sách quốc phòng để đóng vai trò tích cực hơn trong bối cảnh môi
trường an ninh châu Á có nhiều thay đổi. Tôi cho rằng, chúng ta sẽ thấy được sự
hợp tác mạnh mẽ hơn giữa hai đồng minh Nhật Bản và Mỹ về lĩnh vực an ninh, nhất
là lực lượng bảo vệ bờ biển. Nhật Bản cũng sẽ tăng cường cạnh tranh chiến lược
với Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á.
Đối
với Ấn Độ, nước này có vấn đề biên giới trên bộ chưa được giải quyết với Trung
Quốc. Mặc dù Ấn Độ mong muốn nhận được nhiều đầu tư từ Trung Quốc nhưng cũng có
mong muốn mở rộng vai trò của mình trong khu vực. Một điều đáng chú ý khác là
Ấn Độ sẽ không trở thành đồng minh của Mỹ vì hai bên có nhiều sự khác biệt.
PV: Trân trọng cảm
ơn ông về cuộc trao đổi này!.
Bảo Trung-Lâm Toàn (thực hiện)/QĐND
-------------/
*** Ông Can Thay-ơ, người Ô-xtrây-li-a, từng có nhiều
thời gian làm việc tại nhiều nơi trên thế giới như Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc phòng-Đại học Quốc gia Ô-xtrây-li-a (Ô-xtrây-li-a), Trung tâm Các
vấn đề Quốc tế-Đại học Harvard (Mỹ), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Xin-ga-po)…
Ông hiện là giáo sư danh dự của Học viện Quốc phòng Ô-xtrây-li-a. Ông được biết
đến trên phạm vi quốc tế qua các nghiên cứu và ấn phẩm viết về chính trị Việt
Nam và các vấn đề an ninh Đông Nam Á. Giáo sư Can Thay-ơ cũng là một chuyên gia
kỳ cựu, một diễn giả uy tín về vấn đề Biển Đông.
Giờ này mà báo QĐND còn viết ngoại ngữ theo cái kiểu 5-6 mươi năm trước, càng đọc càng thấy ngu ra !
Trả lờiXóaAi ơi, đừng tin lũ lừa ấy:
XóaChúng lừa dân, tham nhũng, phò Tàu.
(chế bài mùa xuân đến rồi đó-nhvl Trần Chung)
Dân giờ không tin lũ lừa ấy:
Chúng lừa dân, tham nhũng, phò Tàu.
(chế bài: mùa xuân đến rồi đó-nhvl Trần Chung)
Đảng và nhà nước “ta” Nếu tử tế "cách mạng" thì đã chẳng phải dùng đến bạo lực súng đạn để cướp giành chính quyền (mà phải cạnh tranh trong tranh ứng bầu cử tự do với các đảng phái khác), Nếu tử tế "cách mạng" thì đã chẳng phải tự viết ra hiếp pháp, đã chẳng phải trơ tráo ngông cuồng đến mức đưa cái điều 4 vào hiếp pháp để NGỒI LỲ TRÊN ĐẦU TRÊN CỔ DÂN TỘC, LÀM TAY SAI CHO GIẶC PHƯƠNG BẮC (mà phải đa đảng, tam quyền phân lập để thực hiện cạnh tranh lãnh đạo, để tạo điều kiện cho người dân giám sát, kiểm tra người cầm quyền).
Trẻ con bây giờ nó còn biết môn học "giáo dục công dân" của đảng là "giáo dục ngu dân", trong khi mấy thằng ngu lâu nhờ cám đảng cứ nhai lại cái mớ giẻ váy sản xuất từ những năm 60-70 của TK 20 theo cái công nghệ Liên xô , Tàu cộng mà không biết nó còn có phù hợp giữa thời đại KHKT phát triển như vũ bão thế này không?
Loài người hiện nay mỗi tháng ra đời một Xe-ri điện thoại, máy tính, phần mềm mới , cách đây 40 năm kể cả những người thông thái cũng chưa thể hình dung nổi ngày nay không ai thèm dùng ti vi đen trắng, radio, thậm chí cả Casset , máy quay đĩa ...cũng chẳng thèm dùng- Người ta cũng không thể tin rằng hôm nay người dân có thể nhìn
thấy, nghe thấy trung thực một sự việc vừa mới xảy ra chỉ vài giây trước đó, hoặc đang xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thông qua một phương tiện liên lạc nghe nhìn cá nhân-vậy mà csVN vẫn giữ một lối tư duy cổ hủ phản khoa học, phản động là tiếp tục lừa bịp người dân, bằng nhồi so những thứ lý luận hết sức phi lý, phản khoa học,che giấu sự thật... mà người dân rất dễ dàng kiểm chứng trong thời đại ngày nay thông qua mạng lưới thông tin toàn cầu với điện thoại và internet.
Ngu dân bằng lối tư duy cũ là vô tác dụng, nhưng những cái đầu ngoan cố và ngu ngốc trong đảng csVN còn biết làm gì hơn, cùng lắm là dựng tường lửa, gán ghép láo để quy tội bậy mà bắt bớ người không cùng chính kiến, đàn áp người nói lên tiếng nói bất đồng...-điều này chỉ càng lộ bộ mặt trơ trẽn, bịt miệng, bịt mắt người dân của đảng,chỉ càng làm rõ thêm bản chất lưu manh lừa bịp và phản động, tay sai Tàu của đảng csVN mà thôi.
Nếu nói về một cái tên Nga, Mokuradov, họ phiên âm ra sao?
XóaTôi tán thành quan điểm này của GS. Car: “Để bảo vệ nền độc lập, Việt Nam có lúc phải điều chỉnh ở khía cạnh này, khía cạnh khác nhưng tư tưởng xuyên suốt là không rơi vào quỹ đạo của nước nào để tránh bị lệ thuộc, không liên minh với một nước khác để tạo ra kẻ thù.”.
Trả lờiXóaĐúng thế, trong tình hình thế giới đa cực nhưng cũng kết phe nhóm như hiện nay, anh cứ khăng khăng theo “chủ nghĩa” này hay phải “ý thức hệ” kia là bất lợi. Anh kết thân, lệ thuộc nước này, nhưng ‘vô hình trung’ lại trở thành thù địch với nước khác. Trung lập là hợp thời, tạo thế và gắn được độc lập với tự chủ.
Tôi thích bài “Độc lập phải đi liền với Tự chủ” của Đại tá Bùi Văn Bồng, đăng ngày 24-3-2015: “Đường lối trung lập làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, quan hệ đối tác làm ăn sòng phẳng, hai bên cùng có lợi là tốt nhất. Nếu có một đảng lãnh đạo, hãy theo cách tự chủ, năng động, thường xuyên đổi mới , sửa sai kịp và nhanh như đảng Hành động Nhân dân (PAP) của Singapore, không theo một chủ nghĩa nào, cũng không bị lệ thuộc 'Ý thức hệ', nhất là quan điểm đảng không tự ca ngợi, đề cao mình, không chủ quan kiểu "quang vinh muôn năm", đảng thực sự vì nước, vì dân.
Muốn trung lập phải thực hiện dân chủ, nhân quyền, huy động sức mạnh của khối địa đoàn kết toàn dân tộc, biết dựa vào toàn dân, thu phục lòng dân bằng các chính sách tự chủ, thực sự dân chủ, nhất là phải coi trọng trí thức, dùng người tài, không nên áp đặt các “quy chế bầu cử”, hoặc ‘đảng phân công’, ‘cấp ủy quyết định’...chỉ có lợi cho phe nhóm, con ông cháu cha, mua quan bán chức, đứng bỏ phí tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, nhân tài - nguyên khí quốc gia”.
Buồn là VN từ xưa đến nay không hề biết tự chủ, cả tự trọng, coi thường cả tự hào dân tộc, tự làm mất cả quốc thể ... không thoát ra khỏi được "quỹ đạo" của Trung Cộng! Chuyến thăm, ký cót và ra Thông cáo chung như Tổng Trọng mới rồi thì còn bị lệ thuộc nặng và nhiều nữa!
Xóa“Để bảo vệ nền độc lập, Việt Nam có lúc phải điều chỉnh ở khía cạnh này, khía cạnh khác nhưng tư tưởng xuyên suốt là không rơi vào quỹ đạo của nước nào để tránh bị lệ thuộc, không liên minh với nước khác để tránh tạo ra kẻ thù”
Trả lờiXóa> Ý này của GS. Carl rất trùng hợp với quan điểm của Đại tá Bùi Văn Bồng trong bài "Độc Lập phải đi liền Tự Chủ", cả cách nhìn và hướng phân tích, tôi thấy VN cần xác định cho rõ để đừng phải "lệ thuộc" nước nào, cứ đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, hai bên cùng có lợi, tôn trọng nhau. Bị chi phối, lệ thuộc vừa nhục vừa khốn khó...
Bác Bồng viết: "Thể chế chính trị có thể thay đổi, nhưng quốc gia, dân tộc không thể thay đổi. Không nên chỉ lo chạy đối ngoại ký kết ‘tuyên bố chung” với nhiều nước, mong dựa dẫm nước này, nhờ vả nước kia, vay mượn tiền của nước ngoài, trong khi điều kiện, tiềm lực, khả năng trong nước không được sử dụng, không phát huy? Một nước đang mạnh, dựa vào họ. Nhưng khi nước đó thay đổi về lãnh đạo, thay đổi giới cầm quyền kèm theo thay đổi quan điểm, quan hệ đối ngoại, hoặc nước đó đang mạnh mà bị yếu đi, lúc ấy dựa vào đâu? Thường là đã ngả chiều, đi theo một nước này chắc chắn sẽ thành kẻ thù của nước khác đang có sự đối trọng, đối địch về thể chế chính trị hoặc cạnh tranh kinh tế"...
Tôi đã đọc nhiều bài viết , phân tích của Ông Can thay . Nói chung đều hay và sâu sắc , như chính ông là người Việt . Lãnh đạo VN chỉ được một phần tư duy của ông này thì đất nước đã khác xa . Chỉ tiếc rằng toàn kẻ ăn hại đái nát , phá phách , nói phét , Tôi buồn lắm .
Trả lờiXóaGiáo điều, rập khuôn, khô cứng, công thức, bảo thủ,máy móc...là bệnh tứ chứng nan y của lãnh đạo VN, nhất là các GS.TS 'Hội đồng ní nuận TW"
XóaChúng ta hãy biến nỗi buồn thành sức mạnh. Ban đầu là sức mạnh tinh thần!...
XóaĐọc bài này chắc hẳn nhiều vị cũng không hài lòng chút nào với ông Can Thay-ơ vì xưa nay các vị ấy ra sức hô hào phải liên minh với Mỹ để chống TQ (đó là thực chất ý đồ của họ) nhưng đa phần người dân VN sẽ thấy rang đường lối đối ngoại của ĐCS hoàn toàn khôn ngoan sang suốt các vị ạ!
Trả lờiXóaTất cả đều ảo hết , chỉ có những đảo chìm ngoài Biển Đông đang " lớn lên " từng ngày là điều không thể phủ nhận . " khôn ngoan , sáng suốt " hay không , thời gian sẽ trả lời .
Xóa"ĐCS hoàn toàn khôn ngoan sang suốt" như thế nào thì chưa thấy , chỉ thấy Tàu khựa ngày càng gia tăng bồi lấp , lấn chiếm đảo của VN thôi , "sáng suốt" , "khôn ngoan" là như vậy phải kg Nặc danh19:16 Ngày 24 tháng 05 năm 2015 ?
XóaBáo QĐND phỏng vấn ông Carl và chịu đưa bài này là 'có đổi mới tư duy' đấy! Cần phát huy lên nhé!
Trả lờiXóaĐảng và nhà nước “ta” Nếu tử tế "cách mạng" thì đã chẳng phải tự viết ra hiếp pháp, đã chẳng phải trơ tráo ngông cuồng đến mức đưa cái điều 4 vào hiếp pháp để NGỒI LỲ TRÊN ĐẦU TRÊN CỔ DÂN TỘC, LÀM TAY SAI CHO GIẶC PHƯƠNG BẮC (mà phải đa đảng, tam quyền phân lập để thực hiện cạnh tranh lãnh đạo, để tạo điều kiện cho người dân giám sát, kiểm tra người cầm quyền).
Trả lờiXóaTrẻ con bây giờ nó còn biết môn học "giáo dục công dân" của đảng là "giáo dục ngu dân", trong khi mấy thằng ngu lâu nhờ cám đảng cứ nhai lại cái mớ giẻ váy sản xuất từ những năm 60-70 của TK 20 theo cái công nghệ Liên xô , Tàu cộng mà không biết nó còn có phù hợp giữa thời đại KHKT phát triển như vũ bão thế này không?
Loài người hiện nay mỗi tháng ra đời một Xe-ri điện thoại, máy tính, phần mềm mới , cách đây 40 năm kể cả những người thông thái cũng chưa thể hình dung nổi ngày nay không ai thèm dùng ti vi đen trắng, radio, thậm chí cả Casset , máy quay đĩa ...cũng chẳng thèm dùng- Người ta cũng không thể tin rằng hôm nay người dân có thể nhìn
thấy, nghe thấy trung thực một sự việc vừa mới xảy ra chỉ vài giây trước đó, hoặc đang xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thông qua một phương tiện liên lạc nghe nhìn cá nhân-vậy mà csVN vẫn giữ một lối tư duy cổ hủ phản khoa học, phản động là tiếp tục lừa bịp người dân, bằng nhồi so những thứ lý luận hết sức phi lý, phản khoa học,che giấu sự thật... mà người dân rất dễ dàng kiểm chứng trong thời đại ngày nay thông qua mạng lưới thông tin toàn cầu với điện thoại và internet.
Ngu dân bằng lối tư duy cũ là vô tác dụng, nhưng những cái đầu ngoan cố và ngu ngốc trong đảng csVN còn biết làm gì hơn, cùng lắm là dựng tường lửa, gán ghép láo để quy tội bậy mà bắt bớ người không cùng chính kiến, đàn áp người nói lên tiếng nói bất đồng...-điều này chỉ càng lộ bộ mặt trơ trẽn, bịt miệng, bịt mắt người dân của đảng,chỉ càng làm rõ thêm bản chất lưu manh lừa bịp và phản động, tay sai Tàu của đảng csVN mà thôi.
Không biết có bản nguyên bản tiếng Anh không? Bản dịch này mang tính đường lối quá.
Trả lờiXóaCắt , xén , thêm , bớt là sở trường của truyền thông cắt mạng rồi ! Sao họ dám đưa ra bản gốc kg cắt xén !
XóaĐọc bài này chắc hẳn nhiều vị cũng không hài lòng chút nào với ông Can Thay-ơ vì xưa nay các vị ấy ra sức hô hào phải liên minh với Mỹ để chống TQ (đó là thực chất ý đồ của họ) nhưng đa phần người dân VN sẽ thấy rang đường lối đối ngoại của ĐCS hoàn toàn khôn ngoan sáng suốt các vị ạ! Ấy thế mà khi bị đuối lý các vị lại lu loa lên là phát biểu của ông đã bị bớt xén, thậm chí choc cả vào việc viết tiếng nước ngoài của báo QĐND. Thật hết biết. Thôi, sai rồi thì nên tiếp thu cho tiến bộ các vị ạ!
Trả lờiXóaĐầu óc gã dư luận viên này đơn giản quá.Nên xin đảng và nhà nước cho đi bồi dưỡng thêm "nghiệp vụ" nữa rồi tranh luận nhé
XóaThế cô Lệ Thuỷ muốn sự đúng từ DLV? Đó là những kon người mới, khác con người truyền thống bình thường.
XóaMuốn "tránh bị lệ thuộc", phải có một chính quyền gồm những thành viên giỏi, công minh chính đại, không tham lam.
Trả lờiXóaĐừng đần độn, tham tàn vô độ!
Bao giờ?!
"Độc lập - tự chủ" là quy luật: Trong đó nếu ĐỘC LẬP là Đ/K CẦN thi: Đ/K ĐỦ là TỰ CHỦ. Nhưng than ôi từ khi CƯỚP được chính quyền cho đến nay ĐCS VN đã bao giờ có một chính quyền ra hồn đâu?. Chính quyền sinh non (Thành quái thai" nên chỉ sống kiểu TẦM GỬI thôi các bác ạ.
Trả lờiXóaKhông 'Tự chủ' được vì cha nào lên lãnh đạo cũng chỉ biết 'Tự tư tự lợi!", lo sao nhanh đầy túi cá nhân!!
XóaKhon ngoan sang suot chi de giu ghe va tham nhung dai dai thoi, dan kho nuoc nhuc thi khon cai noi gi
Trả lờiXóaDa phan nguoi VN ung ho thi phai trung cau dan y moi biet duoc, nhung da phan nguoi VN qua so CS thi chac chan roi. Ban 08:47 a
ông cathay học thuộc lòng chu trương đường lối của đảng ta, trả lời y như tuyên giá của đảng, chắc là ủy viên trung ương "chìm"
Trả lờiXóaĐọc bài này chắc hẳn nhiều vị cũng không hài lòng chút nào với ông Can Thay-ơ vì xưa nay các vị ấy ra sức hô hào phải liên minh với Mỹ để chống TQ (đó là thực chất ý đồ của họ). Họ tức ông can thay - ơ vì ông dám nói trái ý họ, nhưng đa phần người dân VN sẽ thấy rằng đường lối đối ngoại của ĐCSVN hoàn toàn khôn ngoan sáng suốt các vị ạ! Ấy thế mà khi bị đuối lý các vị lại lu loa lên là phát biểu của ông đã bị bớt xén, thậm chí choc cả vào việc viết tiếng nước ngoài của báo QĐND. Thật hết biết. Thôi, sai rồi thì nên tiếp thu cho tiến bộ các vị ạ! Các vị còn cay cú thì càng thêm đau thôi!
Trả lờiXóa