Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Cơ quan nhà nước VN sẽ minh bạch hơn?

Bên lề cuộc tọa đàm tại BBC tuần này liên quan các quyền tự do thông tin và tiếp cận thông tin ở Anh, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, trưởng đoàn khảo sát thuộc Liên hiệp hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) cho BBC hay một Dự luật về Tiếp cận Thông tin sẽ sớm được đệ trình lên Quốc hội Việt Nam trong giữa năm nay.
Nguyên đại biểu Quốc hội Việt Nam nói: "Theo tôi được biết Dự thảo Luật này sẽ được trình ra Quốc hội Việt Nam tại kỳ họp sắp tới. Và theo thông lệ, Luật sẽ được quyết định thông qua hay không thông qua bằng bỏ phiếu vào kỳ họp cuối năm nay.
"Tôi cũng rất hy vọng luật sẽ sớm được thông qua để đảm bảo một trong những quyền con người hết sức cơ bản, đó là quyền tự do thông tin".
Đoàn khảo sát thuộc Vusta thăm và trao đổi với BBC 
về luật tự do thông tin với báo chí, truyền thông tại Anh.
Khi được hỏi giữa các phương án tên Dự luật là "Luật về Quyền tiếp cận thông tin" và "Luật về Quyền Tự do Thông tin", phương án nào có ý nghĩa rộng hơn, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm: "Tôi tất nhiên thích cái tên là 'Luật Tự do Thông tin' hơn, còn tôi nghĩ rằng trong tiếng Việt, từ 'tiếp cận' không nói lên được hết tất cả nội dung của quyền tự do thông tin của người dân.
"Quyền tự do thông tin ấy là quyền tự do tiếp cận, tự do lưu giữ, tự do phổ biến và tự do sử dụng. Đấy là quyền tự do thông tin. Còn nói tiếp cận thì thực ra không thể hiện được hết tất cả ý nghĩa này.
"Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã sử dụng từ "Quyền Tiếp cận Thông tin" và tôi nghĩ rằng việc sử dụng từ này trong Hiến pháp cũng không phải là thể hiện một quan điểm hẹp hòi gì trong việc thực hiện quyền tự do thông tin, mà chẳng qua là cách dịch tiếng Anh của một số anh em ở trong nước (Việt Nam) thôi."
'Khâu yếu nhất'
Ông Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ mong muốn đạo luật sớm ra đời, nhưng trước hết, ông nhấn mạnh điều mà ông cho là 'khâu yếu nhất' thực thi luật pháp ở Việt Nam
Ông nói: "Tôi cũng cảnh báo ở Việt Nam, thường chỗ yếu nhất không phải là việc xây dựng luật, mà yếu nhất là việc thi hành pháp luật.
"Cho nên tôi cũng rất mong muốn là sau khi Đạo luật đã được ra đời, các cơ quan nhà nước, các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước và cả những tổ chức có những thông tin quan hệ đến lợi ích của cộng đồng phải nhận thức cho đúng vai trò của quyền tự do thông tin.
"Và về phía người dân thì cũng cần nhận thức cho đầy đủ quyền của mình để thực thi cho tốt.
"Chúng ta cũng không hy vọng có được 10 điểm ngay, bởi vì như nước đầu tiên mà có Luật Tự do thông tin là Thụy Điển, thì họ đã có gần 300 năm rồi.
"Chúng ta bây giờ mới bắt đầu ban hành 'Luật Tự do Thông tin', hay là 'Luật Tiếp cận Thông tin' theo thuật ngữ của Việt Nam,
"Tôi chắc quá trình này cũng còn phải là một quá trình cũng không đơn giản, một quá trình khá là vật vã," nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Xã hội và Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Việt Nam, nói với BBC.
Được biết, từ ngày 18/5 đến 25/5/2015, Đoàn khảo sát thuộc Vusta, do Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết làm trưởng đoàn, đã làm việc với một số cơ quan của Anh như Cao ủy Thông tin Vương quốc Anh, cơ quan đại diện chính quyền, tòa án địa phương ở một số nơi như London, Manchester, Glasgow.
Trong chuyến đi này, đoàn cũng đã tới khảo sát và học hỏi kinh nghiệm tại BBC về việc thực hiện quyền tiếp cận và truyền bá thông tin của báo chí, truyền thông.
(BBC)
--------------

8 nhận xét:

  1. Khi nào còn tồn tại chế độ độc tài , đảng trị , thì đừng nên phung phí niềm hy vọng !!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Niềm hy vọng đó là của những kẻ ngu trung hay của bọn tuyên giaó giúp mị dân lưà đảo.

      Xóa
  2. Trích: "Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã sử dụng từ "Quyền Tiếp cận Thông tin"... :

    Nhưng lại có điều 4 hiến pháp, với "lực lượng lãnh đạo nhà nước" (quốc hội+chính phủ+ tòa án/viện kiểm sát). Tức là thi hành như thế nào là đúng hay sai, được hay không được phép,thì lại phải hỏi "lực lượng lãnh đạo nhà nước"!

    Ai bảo, bầu quốc hội, chọn ra hơn 91% thành viên thuộc "lực lượng lãnh đạo nhà nước" và nay họ không cho bỏ điều 4 hiến pháp. Ngu thì chịu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi còn điều 4 hiến pháp thì tất cả những gì nói nghe cho hay cũng chỉ là để lừa dân mà thôi.

      Xóa
  3. Có bao giờ minh bạch đâu mà hơn với thua ở đây ? nhập nhèm,trắng nói thành đen,đen nói thành trắng,ăn gian nói dối,tham lam vô đáy không có điểm dừng là bản chất của họ rồi, tranh biện làm gì cho mất thời gian,phí công sức thôi !

    Trả lờiXóa

  4. Sẽ!
    "Sẽ" là thì tương lai,là cái sọt rác chứa sự cù nhầy,cù cưa,dây thun,vô cảm...có nghĩa không biết lúc nào.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu lãnh đạo dốt nát, người tài sẽ bỏ đi, chỉ còn lại bọn bất tài, thượng đội hạ đạp, ăn cắp phá hoại trụ lại trong sự trơ trẽn!

    Trả lờiXóa
  6. chính quyền rất sợ minh bạch và dân chủ cho nên dự luật quyền tự do thông tin QH sẽ ký vào năm 3000

    Trả lờiXóa