Con đường từ một nước nghèo đến một Thụy Sỹ giàu có và hạnh
phúc nhất thế giới
Thụy
Sĩ được đánh giá là một trong những nước an toàn nhất thế giới, tình trạng tham
nhũng, tham ô cửa quyền gần như không có, năng lực điều hành của chính phủ cực
tốt, môi trường sống trong lành và chất lượng dịch vụ ở mức rất cao. Một điểm
đặc biệt Thụy Sĩ có 25 người đã đạt giải Nobel trên tổng dân số 7,7 triệu dân.
(Ảnh thành phố Zurich: Juan Rubiano, juanrubiano.com).
Một nước phát triền nổi tiếng trên toàn cầu
Thụy Sĩ là một quốc gia không có bờ biển thuộc khu vực
Tây Âu với dân số khoảng 7.7 triệu người, được tổ chức theo thể chế cộng hòa
liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế
lớn là Genève và Zurich. Thụy Sĩ là nước có truyền thống lịch sử về sự trung
lập, từ năm 1815 đến nay không có bất kỳ cuộc chiến tranh nào xảy ra.
Thụy Sĩ có ít nguồn tài nguyên thiên nhiên, với
địa hình đồi núi, tổng số có trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước
biển trong đó có dãy núi Alps nổi tiếng thế
giới. Dù là đất nước nhỏ và không có nguồn tài nguyên gì đáng kể, Thụy Sĩ là
một nước phát triền nổi tiếng trên toàn cầu. Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về
kinh tế tài chính và hệ thống ngân hàng nổi tiếng trên toàn cầu, với nhiều
ngành kinh tế ở vị trí hàng đầu thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất
thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất, dược
phẩm, thuốc tân dược, du lịch, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm.
Xét trên giác độ tổng thể, kinh tế
Thụy Sĩ được phân theo 3 ngành lớn, đó là nông nghiệp (chiếm 4,8%), công nghiệp
(chiếm 24,9%) và các ngành dịch vụ (chiếm 70,4%). Xét trên phương diện lực
lượng lao động thì 50% người dân làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ, khoảng
10% dân số được làm việc trong ngành nông nghiệp và 40% dân số làm việc trong
ngành công nghiệp, thương mại và nghề thủ công, chủ yếu về công nghiệp máy móc
và kim loại, sản xuất đồng hồ và sản phẩm dệt may, đặc biệt, tất cả sản phẩm
đều được xuất khẩu nhiều ra nước ngoài.
Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế vào năm 2014,
GDP đầu người của Thụy Sĩ đạt hơn 58.000 USD, nằm trong top 10 các quốc gia có
GDP cao nhất thế giới và theo số liệu mới nhất của Cục Hải quan Liên bang Thụy
Sĩ, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt mức cao kỷ lục với tổng giá trị là 208,3
tỷ franc (tương đương với 224 tỷ USD).
Vào ngày 23/04/2015, Mạng lưới Giải pháp Phát triển
Bền vững của Liên hợp quốc đã công bố danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế
giới trong đó dẫn đầu là Thụy Sĩ với bằng chứng tuổi thọ của người dân Thụy Sĩ
trung bình là 82,2, đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia sống thọ trên thế
giới nhờ có hệ thống phúc lợi và chăm sóc sức khỏe người dân đặc biệt tốt; số
giờ làm việc trung bình trong một tuần của mỗi người dân Thụy Sĩ là 35,2 giờ,
thấp hơn so với mức 36,4 giờ/tuần của người Anh, mức 38 giờ/tuần của người Tây
Ban Nha, mức 42,1 giờ/tuần của người Hy Lạp và mức 48,9 giờ/tuần của người Thổ
Nhĩ Kỳ; người dân ở đây được sống trong nền dân chủ cao, bình đẳng, người dân
có quyền đề nghị thay đổi hiến pháp và họ được phép trưng cầu dân ý về luật
pháp mới.
Với những thành công của ngày hôm nay
như vậy nhưng xuất phát điểm của Thụy Sĩ chỉ là một vùng đất nghèo khó. Vào
thời Trung cổ, Thụy Sĩ chỉ là một khu vực hẻo lánh được bao bọc giữa các dãy
núi, ngăn cách với phần còn lại của châu Âu.
Việc làm chủ yếu thời bấy giờ là đi
làm lính đánh thuê trong quân đội thuộc các quốc gia khác nhau, hoặc những gia
đình nghèo khó thường gửi gắm con cái làm nô bộc trong những gia tộc giàu có
tại Đức và nhiều nơi khác. Dấu vết của thời kỳ này đến nay vẫn còn nhìn thấy
qua hình ảnh đội vệ binh bảo vệ Giáo hoàng và an ninh của Vatican
chính là người Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, từ nửa cuối thế kỷ 19, Thụy Sĩ bắt đầu phát
triển một cách mạnh mẽ, khiến cả thế giới ngạc nhiên. Từ một đất nước nghèo,
giờ đây những người dân ở đây được đánh giá là giàu có và hạnh phúc nhất thế
giới, lý do nào đã khiến Thụy Sĩ đạt được thành quả to lớn này. Có thể kể đến 3
yếu tố sau:
Hệ thống
chính trị và luật pháp
Chính quyền tại Thụy Sĩ chú trọng vào việc đầu tư cho
các doanh nghiệp nhỏ (không chú trọng phát triển doanh nghiệp lớn, chú trọng
trợ cấp về thuế (được cắt giảm đến mức thấp nhất có thể) và trợ cấp về chi phí
quản lý, tôn trọng quyền tự do của công dân.
Việc quản lý điều hành của nhà nước Thụy Sĩ được dựa
trên kết cấu liên bang. Các tiểu bang tại Thụy Sĩ được trao quyền tự trị lớn
hơn hẳn các tiểu bang Hoa Kỳ và các địa phương tại Canada . Người dân được tham gia
biểu quyết vào việc quản lý từ cấp hành chính nhỏ nhất, bao gồm cả biểu quyết
đối với các vấn đề chi phí công, chính sách thuế…
Luật pháp Thụy Sĩ quy định rõ chính phủ phải duy trì
tình trạng cân bằng của ngân sách quốc gia, mọi quyết định tăng thuế đều phải
thông qua trưng cầu dân ý. 70% số tiền thu được từ thuế phải được chi tiêu theo
danh sách các khoản mục được liệt kê sẵn ở các địa phương.
Luật pháp Thụy Sĩ quy định quyền của
mỗi công dân, thể hiện qua việc tổ chức thường xuyên các cuộc trưng cầu dân ý
dưới nhiều hình thức về mọi vấn đề, từ kinh tế, chính trị và tôn giáo ví dụ như
lấy ý kiến về thời gian làm việc, về hoạt động nghiên cứu gen di truyền, các
vấn đề địa phận tôn giáo và liên minh châu Âu.
Con người
& Lối sống
Đây chính là yếu tố then chốt góp phần làm nên sự ưu
việt của nền kinh tế Thụy Sĩ, bao gồm tinh thần tự lực, tính kỷ luật, thái độ
hoài nghi đối với quyền lực tập quyền và xu thế nhất thời, tinh thần đoàn kết
trong xã hội, và sự sẵn lòng tiếp nhận những ý tưởng và con người đến từ các
nước khác trên thế giới.
Các nghị sĩ Quốc hội Thụy Sĩ không lĩnh lương, họ phải
làm thêm các công việc khác để có thu nhập, họ chỉ được nhận phụ cấp trong thời
gian họp Quốc hội. Ở Thụy Sĩ, tính tiết kiệm được coi là đức tính tốt. Người
Thụy Sĩ tin vào quy luật đạo đức, với họ thì nỗ lực và khả năng chuyên môn sẽ
đem lại thành quả, còn dục vọng và sự lười biếng là những thói xấu cần tránh.
Chính sách
đầu tư vào nghiên cứu và phát triển
Chiến lược của nền kinh tế Thụy Sĩ là các sản phẩm
chất lượng cao và đội ngũ công nhân được đào tạo tốt. Nhiều công ty đi theo một
chiến lược có tên gọi là “niche strategy”, có nghĩa là tập trung vào một ít
dòng sản phẩm chất lượng cao. Kết quả là vài công ty dù nhỏ nhưng đã có đủ khả
năng chiếm lĩnh thị trường thế giới trong lĩnh vực chuyên sâu của họ, cụ thể là
các lĩnh vực quan trọng mà hiện nay Thụy Sĩ xuất khẩu điều thuộc về công nghệ
vi mô, công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghiệp dược phẩm và kỹ nghệ ngân
hàng và bảo hiểm.
Các sản phẩm của Thụy Sĩ có giá cao trên thị trường
thế giới bởi vì những người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho chất lượng cao.
Tại Thụy Sĩ, tỷ lệ phần trăm lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và
phát triển cao hơn ở các quốc gia công nghiệp hóa khác. Thông thường Chính phủ
chi khoảng 3% GDP cho công tác nghiên cứu phát triển.
Với những yếu tố trên, Thụy Sĩ đã thực sự thành công
trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Có thể điểm qua thành tích của với một số
ngành kinh tế nổi bật nổi bật như sau:
Du lịch: ngành du lịch
cũng như chi tiêu của du khách đem lại cho Thụy Sĩ khoảng 48 tỷ USD, đóng góp
7,8% GDP vào năm 2013 (theo dữ liệu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới).
Ngành du lịch tạo ra 650.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp trong năm 2011,
chiếm 10,5% tổng việc làm mới của Thụy Sĩ.
Ngân hàng: Thụy Sĩ là trung tâm tài chính của thế giới và là nơi tập trung nhiều cơ
sở của tổ chức quốc tế. Theo báo cáo của Hiệp hội ngân hàng Thụy Sĩ, các tổ
chức tài chính tại Thụy Sĩ quản lý khối tài sản lên tới 59,4 tỷ france Thụy Sĩ
(61,8 tỷ USD), chiếm 10,3% GDP, thu hút 195.000 lao động, chiếm 5,7% tổng số
việc làm tại đất nước này và đóng góp 12-15% tổng nguồn thu thuế.
Đồng hồ: Thụy Sĩ
còn nổi tiếng với ngành công nghiệp đồng hồ tạo ra những sản phẩm tinh xảo,
chính xác, làm nên đẳng cấp cho những người sở hữu. Nếu tính theo giá trị, Thụy
Sĩ chiếm khoảng một nửa sản lượng sản xuất đồng hồ của toàn thế giới. Giá trung
bình của một chiếc đồng hồ xuất khẩu từ Thụy Sĩ năm 2006 là 410 USD. Theo thông
tin của Phòng xúc tiến xuất khẩu OSEC, ngành công nghiệp đồng hồ xuất khẩu 95%
số sản phẩm.
Với những thành tựu đạt được như vậy, Thụy Sĩ thực sự
là một nước đã có được sự phát triển kỳ diệu, đáng để các nước khác học tập.
Nhật Hạ tổng hợp/(Đại
Kỷ Nguyên VN)
--------------
Lam nhu Thuy si thi ai co can den cac bac 'dinh cao tri tue nua' vi phat huy tri tue va suc manh cua toan xa hoi. The thi lam kho cho cac bac ay qua, dan kho thi duoc chu cac bac ay thi khong xong dau. Dung co mo !
Trả lờiXóaNgười Thụy Sĩ họ nói đường ngắn nhất là "lội NGANG sông để lên bờ" . Còn lãnh đạo cs theo chủ nghĩa xã hội mác -lê nin họ nói : "muốn lên bờ phải lội DỌC sông" cơ !!! .
Trả lờiXóaThụy Sĩ, Thụy Điển, Na Uy, Sing và nhiều nước khác Trung lập, không có theo chủ nghĩa nào, cũng không bị trói buộc "Ý thức hệ". Họ thực hiện dân chủ, tam quyền phân lập...nên mới giàu sang, dân sung sướng. Còn Vn, đến đời móc xì vẫn không rời "Chủ nghĩa...", Ý thức hệ...
XóaNhững nước không cần hô to nào là '' độc lập ấm no hạnh phúc'' nào là XHCN ( nhưng không biết đi đâu và khi nào đến) nào là lãnh đạo đúng đắng tài tình... lại chính là những nước tân tiến nhất về mọi mặt '' độc lập ấm no hạnh phúc, '' xã hội'' nhất.
XóaMới thấy là căn bệnh '' thùng rỗng kêu to'' của đảng ta trầm trọng như thế nào.
thuy sỹ không có đỉnh cao trí tuệ lãnh đạo, lại không phải đi luồn cúi 4 vàng 16 tốt ...
Trả lờiXóaho cũng không hề có ý định xây dựng cái XHCN hay CS hoang đường ...
họ cũng không sợ vỡ bình ...
VN do Đ... lãnh đạo ..dến tận thế cũng không thể so sánh được
Thụy Sĩ là nước TBCN giãy chết đành đạch. Hay ho gì? Lại còn "nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng" ư? VNcs cũng có Sang, Trọng đấy! Lổi tiếng không kém! Thêm Hùng, Dủng nữa! Vãi chưa?
Trả lờiXóa(DLVs)
Đố các bạn giữa lãnh đạo Thuỵ Sĩ và Lãnh đạo "đỉnh cao trí tuệ" của VN, ai giàu hơn ai?
Trả lờiXóaDĩ nhiên sự giàu có của lãnh đạo VN phải so với Bill Gate cơ! Nhưng hạnh phúc của bản thân và gia đình thì hoàn toàn ngược lại. Làm cha mẹ ở VN chỉ biết duy nhất để tiền cho con cháu ...nó phá, cái gì cũng có thì phần đấu rèn luyện làm gì thành ra chỉ biết phá và bất tài.
Thấy người rồi ngẫm đến ta ! đau không các vị ! đến giờ phút này họ vẫn chưa chịu buông tha cho dân tộc nhiều đau khổ này !!!
Trả lờiXóa"Lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" (theo điều 4 hiến pháp) sẽ bằng mọi giá, để giữ điều 4 hiến pháp.
XóaCai nay phai hoi xem /Thuy Si ho lam sao ma Giau co va Hanh phuc..Tai sao ho ko co Dang lanh Dao toan dien He ?Cac bac Tuyen huan Dinh cao lieu Manh tra loi dum dan DTVNAH di
Trả lờiXóaĐọc xong bài này em mong sao chính quyền Thụy Sĩ không bị cướp!
Trả lờiXóaEm sợ lắm rồi!
(Học sinh học sử đỏ)
Chinh quyen Thuy sy sao bang duoc "tu tru "csVn? Vua :Sang TrongHung Dung ,ve dinh cao tri tue? Con ve tai san thi rieng "Tu Tru" nay cung du mua het ca dat nuoc Thuy Sy ,neu ho khong tin thi cu vao tai khoan ngan hang Thuy sy xem la biet lien
Trả lờiXóaxây song XHCN đất nước ta xướng gấp 1000 lần thụy sĩ ( theo bác trọng thì không biết bao giờ xây xong)
Trả lờiXóaDân số cả nước Thụy Sĩ chỉ tương đương 3 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh của VN. Nếu mà quan chức Thụy Sĩ tham nhũng lớn kiểu như lãnh đạo VN thì có lẽ dân Thụy Sĩ đến cám cũng không có mà ăn!
Trả lờiXóaRiêng số đảng viên CS ở VN đã chiếm một nửa dân số toàn nước Thụy Sĩ.
Xóa(D.số Thụy Sĩ trên 7, 5 triệu người)
Nếu đem thu nhập trung bình của 200 uỷ viên tw đảng so sánh với mức thu nhập trung bình của dân Thuỵ Sĩ thì có lẽ "đảng ta" sẽ hơn
Trả lờiXóaThế giới đều công nhận người dân Thuỵ Sĩ có cuộc sống như ở thiên đường
Vì thế,"cncs là thiên đường của một số người và địa ngục của những người còn lại" là hoàn toàn chính xác
Vì thế,mấy cha nội đảng luôn kêu gào bảo vệ chế độ,bảo vệ đảng thực chất là bảo vệ cuộc sống như thiên đường của mấy cha và đám vợ con,cháu chắt
muốn giãy chết hay sao mà làm theo THỤY SĨ
Trả lờiXóaCái bác Ngày Đêm (Nhật Hạ) này rõ là rỗi hơi. Ta việc gì phải học bọ tư sản, ta học ta là dư sức "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" rồi. Học tư tưởng đạo đức Bác Hồ là ok rồi, đất nước sẽ tiến nhanh như ...ta ấy.
Trả lờiXóaĐúng rồi!! Đảng CSVN tài tình, "đỉnh cao Trí-X tuệ" mặc dù Liên Xô, Đông Âu tan vỡ nhưng đảng đã "Tiên phong", giương cao ngọn cờ không cần độc lập dân tộc (theo Tàu cạn đáy) tiến lên Cộng sản vững chắc. Nay "đảng viên đi trước, làng nước theo sau", "Bộ phận không nhỏ - tức lớn" trong lãnh đạo đã Cộng sản chủ nghĩa rồi - Cộng tài sản toàn dân, tài nguyên quốc gia vào tài sản riêng - làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu", tài năng chẳng có gì, thích làm thì làm, thích chơi thì chơi, nhưng lắm tiền vẫn được "hưởng theo nhu cầu". Sướng! Toàn dân noi theo nhé!
XóaNhiệt tình + dốt nát = Phá hoại....cấm có sai..Thói công thần...tham lam..dốt nát.....đã làm nên một VN. như hôm nay. Mỗi đầu người gánh trên đầu hơn 1.000đô la tiền nợ.......ôi nhờ sự tài tình của các đỉnh cao....trí...tệ......cứ đi đi....hết thế này ta làm tiếp thế kỷ khác.........bó tay luôn....
Trả lờiXóaNhờ chế độ CÒ HỒN XÃ NGHĨA DO ĐẢNG CS VN NẢNH ĐẠO TOÀN DIỆN
Trả lờiXóamà VN LUÔN TỒN TẠI "ĐÊM GIỮA BAN NGÀY"