Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

CÔNG LÝ


Dự thảo Luật Tố tụng Hình sự đang được thảo luận tại Quốc hội (tháng 5-2015) đã "tiếp thu" được vài nguyên tắc mà "loài người tiến bộ" đã từng áp dụng từ hàng trăm năm qua. Các đại biểu Quốc hội cũng bắt đầu nhận ra, cho dù nhu cầu chống tội phạm lớn tới đâu cũng không thể chấp nhận oan sai. 
Tuy nhiên, nếu không nhận thấy nguyên nhân sâu xa của oan sai thì không những không thể thiết kế một nền tư pháp có thể mang lại công lý mà trong vài trò chống tội phạm, còn có thể trở thành công cụ của từng băng nhóm.
Dân Trí hay Quan Trí
Không ngạc nhiên khi các tướng công an không ủng hộ quyền im lặng của bị can. Quyền ấy chắc chắn sẽ làm khó hơn cho tiến trình điều tra. Chỉ ngạc nhiên, sao các tướng - những người thực thi - lại được đặt ngồi trong cơ quan lập pháp.
Quyền không khai những điều có thể trở thành bằng chứng chống lại mình khi chưa có luật sư được người Mỹ đưa vào Hiến pháp năm 1789 (Tu chính án thứ Năm). Tướng Trịnh Xuyên cho rằng áp dụng nguyên tắc này sẽ không phù hợp với dân trí nước ta. Nói như thế thật là xúc phạm người dân Việt Nam, không lẽ sau 70 năm xây dựng CNXH, dân trí nước ta lại thua dân trí Mỹ 226 năm về trước.
Nếu Quốc hội đã "học Mỹ" khi đưa "quyền im lặng" vào luật Việt Nam chỉ xin quý vị hiểu lại cho rõ nguyên lý "nhà nước của dân". Năm 2006, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đến thăm nơi tưởng niệm Tổng thống Abraham Lincoln, tôi thấy ông đứng rất lâu trước câu nói của Lincoln: "Nhà nước của dân, do dân và vì dân". Những nhà cách mạng Mỹ không chỉ là tác giả của câu nói này mà còn đã thể chế hóa thành công nguyên tắc này.
Khi giành được độc lập, khi đã cầm quyền thay vì quay lưng với nhân dân như nhiều nhà cách mạng khác, vị tổng thống thứ Nhất của họ, ngay trong năm đầu cầm quyền, đã đưa vào Hiến pháp 10 tu chính án ngăn chặn Quốc hội ra các đạo luật ngăn cản các quyền tự do quan trọng nhất của người dân.
Các đại biểu đến từ phía Nam - hai luật sư Trương Trọng Nghĩa và Trần Du Lịch - đã tranh luận khá thẳng thắn với các tướng công an. Nhưng rất tiếc chưa thấy hai ông chỉ ra hai nguyên tắc cơ bản để bảo vệ quyền im lặng: Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc một người không thể bị coi là có tội khi chưa có một bản án có hiệu lực của tòa. Vì không coi trọng hai nguyên tắc này mà nhiều người dân chỉ cần bị dân phòng bắt đã bị đối xử như tội phạm.

Camera & Nhục Hình
Nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra sáng kiến dùng camera đặt trong phòng hỏi cung để ngăn chặn điều tra viên sử dụng nhục hình. Camera liệu có tác dụng không khi "phòng hỏi cung" nằm trong tay cơ quan điều tra? Các vị nghĩ rằng các điều tra viên sẽ bật nó lên cho quý vị xem cách họ làm cho những người vô tội ký vào đơn nhận tội?
Có những cuộc tra tấn được điều tra viên trực tiếp tiến hành trong phòng hỏi cung như vụ 7 công dân vô tội bị ép nhận tội giết người ở Sóc Trăng. Nhưng, không phải điều tra viên nào cũng sử dụng nhục hình thô thiển vậy.
Theo tiến sĩ Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng VKS TC, ngay cả con người huyền thoại Tạ Đình Đề - người bảo vệ Hồ Chí Minh thời đang còn là "Lý Thụy ở Vân Nam" - trong hai lần bị "công an ta" bắt (1975-1976 và 1985-1988), nếu không nhận tội, không khai đúng ý" của người thẩm vấn cũng bị "chuyển phòng giam khác, bị giao cho đầu gấu". Tạ Đình Đề kể với ông Biểu: "Khi nghe lệnh chuyển phòng, người tôi bủn rủn... Sang phòng giam mới, bị nhốt với bọn đầu gấu mới (tôi sẽ phải chịu đủ trò) tinh quái và độc ác"(Tạ Đình Đề - NXB Hội Nhà Văn 2014, trang 254).
Kinh nghiệm của ông Tạ Đình Đề không chỉ là câu chuyện của thập niên 1970s, 1980s. Khi gặp Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bị án Hồ Duy Hải vẫn không dám kêu oan mà chỉ xin giảm án vì Ủy ban Tư pháp gặp xong rồi về còn Hải thì phải quay lại trại giam của công an Long An. Một khi hệ thống trại giam, đặc biệt là các trại tạm giam đang nằm trong tay các cơ quan điều tra thì chuyện ngăn chặn bức cung, nhục hình là vô vọng cho dù có gắn bao nhiêu camera trong phòng hỏi cung.

Độc Lập giữa Các Cơ Quan Tố Tụng 
Không có nhà nước nào cơ quan lập pháp lại mang các vụ án ra đánh giá sai đúng trong các phiên toàn thể. Không phải tự nhiên mà tố tụng phải bao gồm nhiều định chế độc lập: điều tra, VKS, TA, luật sư. Quyền giám sát tố tụng nằm ở khả năng "độc lập, chỉ tuân theo pháp luật" của các cơ quan thực thi chứ không phải là ở quyền giám sát chính trị của cơ quan lập pháp.

Điều nguy hiểm nhất hiện nay là các công tố viên và thẩm phán bị cơ quan điều tra viên "lôi vào cuộc", bị "cộng đồng trách nhiệm" ngay trong những ngày đầu. Các thủ tục tố tụng phải dựa trên chứng cứ chứ không phải là suy đoán của điều tra viên. Nếu kiểm sát viên độc lập và không quá sợ cơ quan điều tra, anh ta sẽ không phê chuẩn tạm giam một công dân nếu chứng cứ mà cơ quan điều tra đưa ra không thuyết phục.
Tòa án cũng có khuynh hướng bị lũng đoạn bởi cơ quan điều tra nên cách an toàn nhất trong công tác xét xử của họ là "án tại hồ sơ" và với những vụ phức tạp thì tòa dưới còn tham vấn tòa trên nhằm tránh án bị "cải, sửa" khi phúc thẩm để không "mất điểm thi đua".
Không phải tự nhiên mà trong suốt nhiều năm ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang kêu oan, VKS lẫn TATC đều im, dù họ không trực tiếp dùng nhục hình bức cung. Vì cả VKS và TA đã "đồng lõa" với cơ quan điều tra ngay từ đầu, đứng chung xuồng ngay từ đầu, nên minh oan cho ông Chấn thì họ sẽ trở thành tội phạm.
Cũng như ông Chấn, 7 bị cáo ở Sóc Trăng được minh oan là vì kẻ thực sự gây án đã ra tự thú. Những người thực sự oan khuất chưa chắc đã nằm trong số được tòa tuyên vô tội. Không ai có thể biết chắc trong số hàng triệu "vụ án đẹp", trong số hàng triệu bộ hồ sơ án hoàn hảo, hàng triệu bị can nhận tội kia có bao nhiêu thực sự oan sai. Những kẻ gây án thực sự đang ở trong tù hay vẫn ở ngoài vòng pháp luật.

Quyền Lực Tuyệt Đối
Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, thật khó để nhận ra quyền lực cao nhất đang nằm ở đâu. Nhưng rõ ràng không có cơ quan nào có những quyền đáng sợ như Bộ Công an đang nắm.
Trong vụ án Năm Cam và những vụ án tướng Thành sử dụng tay chân ở Tiền Giang, người dân chỉ biết câu chuyện một băng đảng xã hội đen bị đánh tan. Ít ai biết sự lộng quyền của tướng Thành, biết cái cách thức ông ta khống chế TA và VKS không khác gì Năm Cam cả.
Vì tướng Thành đã trở thành "anh hùng của nhân dân", trở thành "thần tượng của số đông", nên người ta đã không tống giam ông cho dù những kẻ điều tra viên Tiền Giang bắt bớ, chia chác theo lệnh ông đều đã phải vào tù hoặc vào nhà thương điên để tránh vành móng ngựa.
Không tính thứ bậc trong Đảng, TA, VKS không dễ dàng độc lập trước một Bộ có trong tay quá nhiều công cụ. "Quyền lực có khuynh hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối"(Lord Acton). Không chỉ trong hệ thống tư pháp, không có nhà nước nào nuôi dưỡng nguy cơ chính trị bằng cách tạo ra một siêu bộ nếu không muốn các chính trị gia trở thành con tin của bộ ấy.
Chưa kể sự khuynh loát của quyền lực, không ai có thể một lúc hoàn thành quá nhiều chức năng. Vậy nhưng, Bộ Công an hiện nay đang nắm trong tay vai trò điều tra, cảnh sát và cả an ninh, tình báo.
Tình báo phải là một cơ quan độc lập và chỉ nhắm vào kẻ thù bên ngoài chứ không phải nhắm cả vào bên trong (Có thể có an ninh nội địa nhưng đến khi có một nhà nước thực sự của dân thì không cần cơ quan an ninh kiểu như hiện nay). Và, ngay trong vai trò cảnh sát thì cũng nên tách ra: Cảnh sát quốc gia và cảnh sát địa phương.
Cảnh sát địa phương phải thuộc thẩm quyền của các địa phương ; quy mô và phương thức hoạt động tùy từng nơi mà tổ chức khác nhau. Không nhất thiết một huyện ngoại thành cũng có cảnh sát như một huyện ở vùng nông thôn. Những thành phố quá an ninh chỉ cần có vài ba trăm cảnh sát cho vui thay vì cũng nhiều tướng tá như nơi đầy trộm cướp.
Cảnh sát giao thông nên là một lực lượng riêng. Nếu cơ quan điều tra không cùng một mẹ với cảnh sát giao thông thì chắc sẽ mạnh tay hơn với nạn mãi lộ mà không sợ ngành tai tiếng.
Cảnh sát quốc gia thiết lập trật tự và sự thống nhất trên toàn quốc ở những vấn đề cảnh sát địa phương không với tới và nắm những lực lượng như cảnh sát cơ động, cảnh sát chống bạo động. Cảnh sát địa phương đảm trách vai trò giữ gìn trật tự và điều tra những án thuộc về trị an như cướp giật, trộm cắp, kể cả những vụ giết người thuần hình sự xảy ra trên địa bàn.
Nên lập cơ quan điều tra quốc gia để điều tra những vụ án có yếu tố băng đảng, những vụ tham nhũng và những vụ liên quan đến trách nhiệm thi hành công vụ.

Tòa Ba Cấp
Nên thiết lập hệ thống tòa án theo ba cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm và tòa phá án. Không tòa nào là cấp trên của tòa nào; các cấp xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Không thể để chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp ủy, "nằm trên tòa án". Các ứng cử viên thẩm phán phải chủ yếu nằm trong số các luật sư giỏi và uy tín nhất.
Tòa nên xét xử bằng tranh tụng: công tố buộc tội; luật sư bào chữa; hội thẩm nhân dân quyết định có tội hay không; thẩm phán lượng hình nếu hội thẩm nhân dân tuyên có tội. Với thủ tục này, mỗi phiên sơ thẩm chỉ cần một thẩm phán và 5-7 hội thẩm viên. Để đảm bảo khách quan, thẩm phán có thể không cần đọc trước hồ sơ, riêng hội thẩm thì không được đọc trước hồ sơ vụ án.
Vấn đề băn khoăn nhất là luật sư. Tuy nhiên ngay cả với bị cáo không có tiền "chạy" và thuê luật sư giỏi thì tình trạng pháp lý cũng không thể xấu hơn với cách tiến hành tố tụng hiện nay. Chỉ cần yêu cầu mỗi luật sư hàng tháng phải tham gia bào chữa miễn phí một số vụ theo chỉ định của tòa. Chỉ cần cho xã hội dân sự phát triển sẽ có nhiều luật sư tình nguyện bào chữa cho người nghèo và sẽ có nhiều tổ chức hỗ trợ pháp lý cho người nghèo.
Nhà nước cũng có thể dùng một ngân khoản để trả cho luật sư trong trường hợp đặc biệt. Đây là khoản chi cho công lý chứ không phải đơn giản cho bị cáo.
Đừng sợ mất vai trò của Đảng. Một đảng tốt là một đảng đảm bảo có một hệ thống tư pháp có thể cung cấp công lý chứ không phải là một đảng khi muốn thì thọc tay vào vụ án. Các tướng lĩnh cũng không nên cố công bảo vệ đặc quyền cho công an. Quan nhất thời. Hãy nhìn gương tướng Quắc, tướng Trần Văn Thanh. Rất có thể có ngày quý vị trở thành nạn nhân của hệ thống tư pháp mà quý vị đang thiết kế.
Huy Đức/(FB Trương Huy San)/TTHN
---------------

19 nhận xét:

  1. "Công Ný" được thực thi bởi 1 tên công an Gia Lai. Vì người nhà của mình bị gây sự, hắn đả giở luật rừng rất man rợ với 1 thanh niên. Đoạn phim đã được cả thế giới chứng kiến!

    Trả lờiXóa
  2. Ông Trương Duy Nhất phẫn nộ nói rằng, những quyển "Nhật Ký Trong Tù" của ông đã bị công an tịch thu! (Công an của Tưởng Giới Thạch cũng không làm bậy như vậy)
    Ông lý giải việc mình mặc chiếc chiếc quần đóng dấu phạm nhân.
    “Về nguyên tắc, khi trả tự do cho người chấp hành xong bản án, họ phát cho bộ đồ mới. Tôi từ chối nhận. Họ bảo anh nên mặc, chứ anh ra tù lại có quần ghi chữ phạm nhân thì kỳ lắm.
    Tôi trả lời có những người mặc bộ đồ mấy chục nghìn đô, đứng diễn đàn này nọ, rao giảng lòng yêu nước, nhưng họ là những phạm nhân đấy! Còn tôi thì không.”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tù chính trị vì bất đồng chính kiến với chế độ , là điều bình thường . Nelson Mandela tù 27 năm . sau vẫn được ca ngợi , vinh danh . Ông Nhất nên giữ lại chiếc quần có chữ " Phạm nhân " làm bằng chứng tố cáo chế độ . Sau này thời thế đổi thay nó sẽ có giá . Nghe nói những mảnh vụn từ tượng Lenin bị đập bỏ , cũng được săn lùng làm kỷ niệm cho một thời khốn nạn .

      Xóa
  3. Đảng ta là thiên tài đẻ ra được Hiến pháp , hành pháp , lập pháp cả tư pháp , nhằm xây dựng một nước CHXHCNVN vĩ đại . Thế này thì hôm nay Quốc hội lại bàn đến ba chuyện Biểu tình , quyền im lặng , thì quả thật khá ruồi bu . Cục đường của Tư bản là cục phân của XHCN , không lý gì gì mình lại đi ăn phân của mình ? Có mà điên !

    Một thiên tài thật ra cũng thường hay điên , như ông thi sĩ Bùi Giáng . Nhưng điên thật thì tốt , chứ phải giả điên , giả gàn bướng để thiên hạ khâm phục thì có ngày tụt quần , mặc áo vét mang quần xà lỏn , xỏ dép râu mà chạy .

    Những người cộng sản vì tổ quốc chiến đấu quên mình , hôm nay nhìn lại mới thấy cái XHCN như quái tượng . Quái tượng thì phải đạp đổ dầu ở bất cứ cương vị nào . Cái tình yêu quê hương , đất nước năm xưa , biến thành cái tinh thần đạp đổ cái Quái tượng XHCN hôm nay cũng chỉ là một . Tất cả chỉ vì sự trường tồn của dân tộc nó chẳng Cộng Sản cũng chẳng Quốc gia gì ráo trọi . Nó giống như người lính VNCH bảo vệ Trường Sa và người lính Bộ Đội Bác Hồ bảo vệ Gạc Ma .

    Không có đất nước Tư bản hay Cộng Sản nào trên thế giới sẽ vì quyền lợi của dân Việt mà hy sinh chết thế cho mình . Đây chính là nhìn nhận tự do chân chính , tự chủ của mỗi bản thân cần thiết để thoát ra khỏi cái lệ thuộc kìm kẹp của thế giới .

    Học lấy tinh hoa luật pháp thế giới để áp dụng vào đời sống xã hội VN để VN hoà đồng vào thế giới mà tiến bộ . Chúng ta bị chậm tiến , bị lạc hậu , bị xỏ mũi dẫn dắt , bị mang giỏ mồm , chỉ biết đổ lỗi cho chiến tranh .

    Thế thì cái tự hào dân tộc , nó biến đi đâu ? Nó chẳng biến đi đâu cả , nó chỉ bị những cái không nên tự hào , không đáng tự hào , nhưng ĐẢNG vẫn luôn luôn tự hào nhằm tuyên truyền che khuất . Điều này khiến chúng ta phải sượng sùng cùng bè bạn Năm châu .

    Chúng ta vẫn tự hào là người Việt trên truyền thống . Nhưng chúng ta bị ê mặt vì lố bịch của Lãnh đạo Đảng và nhà nước chỉ biết xài luật rừng mạnh được , yếu thua . Mà khổ nỗi khi thua rồi lại để thiên hạ ép buộc , lạy lục , năn nỉ , ỉ ôi .

    Sĩ diện của một dân tộc nằm ở luật pháp chứ không phải ở giỏi , dở , giàu nghèo . Luật pháp không trong sáng , bất minh , khiến cho sĩ diện dân tộc bị bôi nhọ . Mong rằng các vị dân biểu QH nên nhớ điều này .

    Cái chính của Quốc Hội không phải chỉ biết xách dù , ô tô , đại diện cho dân đi họp . Nhiệm vụ chính của dân biểu Quốc Hội là lập pháp , viết luật và điều chỉnh luật dựa trên hiến pháp để bảo vệ cho quyền lợi của toàn dân .

    Nếu ai không rành về luật , về điều hành chính quyền , nên tự nguyện từ chức Đại Biểu Quốc Hội để dân được nhờ và bản thân đỡ nhục trước đám đông , tập thể , quần chúng .

    Trả lờiXóa
  4. Nam kì khởi nghĩa tiêu công lý/ Đồng khởi lên rồi mất tự do.

    Trả lờiXóa
  5. Có công sản ko công lý
    Có công lý ko công sản

    Trả lờiXóa
  6. mot bai viet the hien su hieu biet sau rong ve phap luet quoc te va ve quyen con nguoi rat mong nhung nguoi nhu bac vao quoc hoi de nguoi dan duoc nho.viet nam moi tien kip cac nuoc phat trien tren the gioi

    Trả lờiXóa
  7. KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO -không có gì -không có gì -không có gì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO. Nhưng lại có những thứ quý bằng.
      Tiền, Quyền Đỏ Đen, Đô la, Vàng, Biệt thư, Đất, v.v... và v.v... không quý hơn, nhưng QUÝ BẰNG ĐỘC LẬP TỰ DO!
      (Thực chất của câu "gài" đó đó)
      Quý vị ngộ ra chưa?

      Xóa
  8. Dân chỉ mong có vậy, cái điều đơn giản hợp lý hợp tình mà thế giới và Miền Nam làm lâu rồi. Làm tướng, làm chủ tịch tỉnh, làm bộ trưởng thì đừng làm nghị sĩ. Không có việc vừa đá bóng vừa thổi còi, không có một người kiêm 5-7 chức, chức nào cũng to ngang nhau cả mà chẳng hiểu sâu và chảng làm gì ra hồn. Comt 07.34 cũng quá xuất sắc. Bài viết của Huy San hay và đúng đến từng chữ.

    Trả lờiXóa
  9. Trương Minh Tịnhlúc 12:49 29 tháng 5, 2015

    Trong thâm tâm của mấy ông,họ đã quen thói "Luật là tao.Tao là luật".
    Tôi kể quý vị nghe.Năm 1980,tôi tháp tùng ông Phạm Văn Liễu (hiệu trưởng trường Dầu Khí) đưa ông Đinh Đức Thiện (Bộ Trưởng Dầu Khí) ra thăm cảng Dầu Khí Vũng Tàu.Khi đi ngang một đống ống dẫn dầu loại nhỏ gác chồng chéo lên nhau (từ đời nào).Ông Thiện nói "ống chồng vậy thì ống trên đè ống dưới dẹp sao".
    Chỉ có một câu vậy thôi mà chiều trở lại,ống đã được để xuống rãi đầy mặt đất.
    Trên xe về lại Bà-Rịa,ông Liễu ghé tai tôi :"Thiện nó xuất thân chăn bò, ngu bỏ mẹ.Đâu có biết là người ta đã tính áp suất/cm2 trước khi ngườt ta chồng lên".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ống chồng lên ống..."; Ngu chồng lên ngu, làm méo mó thêm ngu!

      Xóa
    2. Khoảng đầu những năm 1980, tôi nghe bạn bè ba tôi ở Hà Nội nói về cái chết bi thảm của Đinh Đức Thiện. Kiểu bị ám sát...

      Xóa
  10. Bần về công lý ,tại sao bác Huy Đức không nói : Viên chức ngành Viện kiểm soát và tòa án phải trung lập chính trị , tức là KHÔNG ĐƯỢC THAM GIA VÀO TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ NÀO !!!!. Còn như hiện nay đảng chỉ đạo cả quan tòa thì công bằng cái khỉ ...gỉ!!!!

    Mặc dù bác Huy Đức nói phải phân chia công an điah phương và công an trung ương v.v.v... Tôi phải nói thật với bác Huy Đức thế này , có thể bác HĐ chưa nghĩ ra , hoặc không dấm nói : Khi còn thể chế độc đảng , toàn quyền túc là chế độ " đảng trị" , thì có thay đổi kiểu gì , cũng không có tác dụng gì , Thực ra chỉ là ẢO THUẬT thôi .



    Mối mọt chỉ sống ở gỗ mục và gỗ tạp ,chứ không thể sống được ở gỗ nghiến , gỗ tấu . Chính gỗ mục , gỗ tạp là môi trường nuôi dưỡng nó và tạo điều kiện cho mối mọt sinh xôi phát triển .

    Nói tóm lại là cần phải thay đổi cái hệ thống chính trị độc đảng , toàn quyền . Nó làm hỏng cả những con người tốt ,đảng viên tốt , biến họ thành bầy sâu , đàn chuột . Chính nó mà sinh ra mọi vấn đề !!!!!

    Trả lờiXóa
  11. Có ngu như thế mới làm quan to,chứ khôn & giỏi ai cho làm ?!

    Trả lờiXóa
  12. Ở VN,Công Lý chỉ là một anh hề (diễn viên hài Công Lý)
    Mà năm nay,anh hề củng hết diễn hề táo quân cho dân xem nữa rồi vì "đảng và nhà nước" kiểm duyệt,cấm đoán rát quá,chịu không nổi

    Trả lờiXóa
  13. Ồ thì ra câu nói : " "Nhà nước của dân, do dân và vì dân". là của Abraham Lincon đã nói từ hơn 100 năm nay . Nhà nước CSVN gần đây hay trích dẫn , tôi cứ tưởng là ý tưởng của họ . Thì ra là đi ăn cắp ( Đạo văn ) cả thôi . Chẳng hay ho gì . Nhưng cái quan trọng nhất là chính quyền biết thế là hay , nhưng lại không làm theo .

    Trả lờiXóa
  14. banking panic
    Cơn hoảng loạn ngân hàng. Một thời kỳ trong đó công chúng mất tín nhiệm vào một hay một số ngân hàng, đổ xô đến các ngân hàng đòi rút tiền gửi của mình về, làm cho nhiều ngân hàng bị sụp đổ, kể cả những ngân hàng vững vàng.

    asset-stripping
    Việc tháo dỡ tài sản. Việc mua rẻ những công ty làm ăn quá thua lỗ rồi tháo dỡ và bán toàn bộ hay một phần những tài sản của chúng để kiếm lợi và do đó xóa sổ những doanh nghiệp ấy trên trường kinh doanh. Lối làm ăn này có thể là một lối làm ăn bất lương vì nó mang lại tai họa cho các cổ đông, những công nhân viên chức, những nhả cung ứng và những chủ nợ của công ty bị tháo dỡ.

    asset deficiency
    Tình trạng thiếu vốn. Tình trạng tổng số nợ lớn hơn tổng số tài sản hiện có.

    Trả lờiXóa
  15. https://pbs.twimg.com/media/CGJthCvVAAAOpwD.jpg
    Bác Đới Kiện Dũng có thể đến án tù 5 năm với cáo buộc kích động gây rối một tội danh là biếm họa ông Tập Cận Bình

    AFP dẫn nguồn tin từ một tổ chức bảo vệ nhân quyền hôm nay, 29/5/2015, cho biết một nghệ sĩ Trung Quốc Đới Kiện Dũng đã bị bắt vì đã chỉnh sửa ảnh ông Tập Cận Bình, một hành động bị cho là thiếu tôn trọng lãnh đạo.

    Theo tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc Chinese Human Rights Defenders (CHRD). Cảnh sát Thượng Hải hôm thứ Tư vừa qua đã bắt

    Là một nghệ sĩ không mấy được biết đến, ông Đới Kiện Dũng đã tung lên mạng xã hội một loạt loạt hình của Tập Cận Bình được chỉnh sửa bằng kỹ thuật photoshop thành một nhân vật có khuôn mặt nhăm nhúm với hàng ria mép.

    Những hình ảnh hài hước của nhân vật số 1 đó đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội Trung Quốc và đã được cộng đồng mạng bình phẩm theo những suy diễn khác nhau. Công an nước này không coi đó là một trò đùa.

    Ở Trung Quốc, hình ảnh các lãnh đạo cao cấp của đảng vẫn được chính quyền quan tâm đặc biệt để không bị bôi xấu. Hình biếm họa các lãnh đạo vẫn là một kiêng kỵ. Cho dù hành động của nghệ sĩ trên có thể chỉ mang tính hài hước, nhưng ở Trung Quốc, đừng đùa với hình ảnh của lãnh tụ.

    Trả lờiXóa