Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Vì sao cần công khai minh bạch phân bổ ngân sách và nợ công?

<Việc đóng dấu ‘mật’ này cho thấy việc phân bổ ngân sách thuộc về vấn đề bí mật của quốc gia, mà người dân không được phép biết đến. Đây là một điều hết sức vô lý, bởi nguồn ngân sách là từ tiền của người dân, vậy mà người dân chỉ được phép đóng tiền cho ngân sách, mà không được phép biết tiền đó được sử dụng như thế nào.>
Chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014, thống kê cho thấy, nợ công đã tăng thêm tới 9.887 tỷ USD, tương đương trung bình 700 triệu USD/tháng.
Vào tháng 6/2015 Quốc Hội khóa XIII sẽ họp về việc thông qua dự thảo sửa đổi luật ngân sách, xem xét khuyến nghị ‘công khai phương án phân bổ ngân sách nhà nước’.
Theo chỉ số công khai ngân sách (Open Budget Index – OBI) thì Việt Nam chỉ được 19 điểm trên thang điểm 100, nằm trong những nước có mức minh bạch về ngân sách thấp nhất thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu nhất là do dự thảo ngân sách không được đưa ra công chúng cho ý kiến trước khi trình Quốc Hội phê duyệt chính thức.
Hiện nay dự thảo phân bổ ngân sách được đóng dấu ‘MẬT’ rồi trình duyệt ở các cấp, khiến cho người dân không thể tham gia góp ý cho việc phân bổ ngân sách.
            Thực trạng thu chi ngân sách và nợ công
Nợ công Việt Nam là 84,32 tỷ đô la (tính đến tháng 10/2014) đã đạt đến mức gần chạm ngưỡng 65% GDP, nhưng cách tính nợ công của Việt Nam không tính phần công ích, BHXH, DNNN, trong khi những khoản nợ này nhà nước cũng phải trả. Nếu tính cả các phần này thì nợ công đã vượt ngưỡng 65% GDP.


Do ngân sách không đủ trả nợ nên vẫn phải vay thêm để trả nợ, hàng năm đều phát hành trái phiếu để vay vốn. Số nợ phải trả năm 2015 là hơn 13 tỷ đô la tương đương 31% tổng thu ngân sách, trong khi đó riêng khoản chi ngân sách thường xuyên là 72% tổng thu ngân sách. Riêng hai khoản chi này cộng lại đã quá số thu ngân sách rồi.
Vậy thì nguồn nào để chi cho đầu tư phát triển đất nước? Vì thế mà năm nào Chính phủ cũng phải vay thêm tiền, gần đây nhất năm 2014 phải vay thêm 70.000 tỷ đồng.
Vì thế nên nợ chồng thêm nợ khiến nợ công vẫn cứ tăng thêm hết năm này sang năm khác. Chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014, thống kê cho thấy, nợ công đã tăng thêm tới 9.887 tỷ USD, tương đương trung bình 700 triệu USD/tháng.
         Tại phiên họp Quốc hội ngày 9/10/2014, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phát biểu rằng “Nếu cứ áp dụng chi thường xuyên 72% chi ngân sách nhà nước như hiện nay cho nhiệm vụ năm 2015 và năm 2016 thì lấy gì để chi cho đầu tư phát triển, lấy gì để bội chi thấp đây? Cứ “xơi” hết, ăn hết thì lấy đâu ra!?”
Đầu tư lãng phí
Thế nhưng thực tế đầu tư ở Việt Nam lại vô cùng lãng phí góp phần không nhỏ gây bội chi ngân sách. Nhiều trụ sở xây dựng nguy nga, đồ sộ, trong khi thực tế lại không cần thiết phải xây dựng đồ sộ đến vậy. Có bộ có đến 2 trụ sở, do xây trụ sở mới rồi nhưng vẫn muốn có trụ sở cũ.
Các công trình xây dựng đồ sộ không phải vì nhu cầu, mà là vì muốn có được một chữ ‘danh’. Như trụ sở tỉnh Bình Dương được gắn với ‘danh’ là trung tâm hành chính lớn nhất Việt Nam. Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng cũng phải gắn với cái ‘danh’ là tượng đài lớn nhất Đông Nam Á.
Chính vì cái ‘danh’ này mà nhiều trụ sở khang trang đua nhau mọc lên khiến Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước phải thốt lên rằng: “Nhiều tỉnh xây trụ sở đẹp lộng lẫy khang trang, rất phản cảm. Trong khi dân còn nghèo, nước còn nghèo thì xây trụ sở lộng lẫy như cung điện để làm gì?!”
Hay như tại phiên họp Quốc hội ngày 9/10/2014, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng phát biểu rằng “ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư.”
Hệ quả lương thấp, tham nhũng gia tăng
Chính vì ngân sách không có tiền để chi, nên lương hành chính của giáo viên hay CBCNV đều rất thấp, điều này dễ dẫn đến việc các công chức này nhũng nhiễu gây khó khăn cho người dân và các doanh nghiệp để vòi tiền.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói với cử tri Quận Ba Đình (Hà Nội) rằng: “Giờ ở nhà đi ra thấy cái gì cũng phải có tiền, không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng vặt cũng nhiều, khiến người dân như bị ngứa ghẻ.”
         Thu nhập thấp nhưng người dân Việt Nam hàng năm vẫn phải đóng rất nhiều các khoản tiền khác nhau, để tăng thu cho ngân sách. Nếu tính trên GDP thì khoản tiền phải đóng này cao hơn các nước khác trong khu vực 2 đến 3 lần.
Người dân có quan tâm đến phân bổ ngân sách?
Về việc cần minh bạch ngân sách, có ý kiến cho rằng người dân Việt Nam không quan tâm đến ngân sách. Tổ chức phi chính phủ Oxfam đã tiến hành khảo sát xem mức độ quan tâm của người dân đối với ngân sách, cuộc khảo sát nhận được sự tham gia của 8.200 người, kết quả cụ thể như sau:
- Cần công khai phương án phân bổ ngân sách nhà nước trước khi phê duyệt ở tất cả các cấp (89% ý kiến ủng hộ).
- Cần công khai chi thường xuyên của nhà nước (ít nhất các hạng mục lớn) (90% ủng hộ).
- Cần công khai nợ công (93% ủng hộ)
Từ cuộc khảo sát này của Oxfam cho thấy người dân quan tâm đến việc phân bổ ngân sách, và việc công khai minh bạch vấn đề này là hoàn toàn hợp lý.
Cần công khai phân bổ ngân sách và nợ công
Ở Việt Nam việc phân bổ ngân sách là có thứ tự ưu tiên nhưng không công khai. Vì thế các tỉnh vẫn tìm cách vận động hành lang để được nhận phân bổ ngân sách nhiều hơn. Khi đã phân bổ cho các tỉnh thành ban ngành rồi, mỗi địa phương hay đơn vị cấp dưới lại tìm cách vận động ‘xin cho’ để được lợi hơn.
Vì thế việc công khai minh bạch phân bổ ngân sách hiện này là hết sức cần thiết. Việc tiếp nhận đóng góp của người dân sẽ hạn chế việc phân bổ vốn ngân sách vào những công trình không cần thiết và tốn kém như xây dựng các trụ sở nguy nga nói trên. Những công trình thiết yếu với cuộc sống người dân sẽ được chú trọng hơn.
Bên cạnh việc công khai minh bạch về ngân sách, thì nợ công cũng cần công khai. Trước áp lực rất lớn của nợ công, lần đầu tiên vào năm 2014 các con số về nợ công mới được công bố trên diễn đàn quốc hội, và mỗi người dân đang phải gánh 20 triệu đồng nợ công.
Việc minh bạch về ngân sách cũng như nợ công vào thời điểm hiện nay giúp người dân hiểu được thực trạng khó khăn của đất nước. Giúp việc phân bổ ngân sách vào những công trình thiết thực với cuộc sống người dân, tránh đầu tư vào những dự án lãng phí và không cần thiết.
Ngọn Hải Đăng/ĐKN2
---------------

7 nhận xét:

  1. Thế mà người ta (BCT -Quốchội) quyết định xây dựng Sân bay quốc tế Lòng thành, bất chấp những lời chỉ trích, phản biện gay gắt của các Nhà khoa học, công nghệ có tâm, tầm cỡ vì lợi ích chung của đất nước!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tien ngan-sach khong phai la tien` cua dangcongsan ! Do' la tien` cua Quoc-gia. Dangcongsan co hieu nghia QUOC-GIA la gi khong ???
      Tai-sao TIEN` CUA TOAN-DAN DONG' GOP QUA THUE', DANGCS LAI CHO LA MAT. ? Hay~ bao bon. chung' tra-loi de xem cai tri-tue cua bon. chung' la` cai' gi` !???

      Xóa
  2. Công khai minh bạch ngân sách và nợ công? Đó là đòi hỏi thật mơ hồ đối với một nhà nước độc quyền lãnh đạo.
    Vì lợi ích của bộ máy cầm quyền chẳng tội gì họ phải công khai và thì ai làm gì được.
    Về phía người dân với khẩu hiệu đóng thuế là yêu nước, yêu CNXH và đóng thuế là nghĩa vị thiêng liêng, phải chấp hành vô điều kiện.
    Chỉ nghiệt một nỗi tiền thuế đi đâu, làm gì người dân không có quyền được biết vì đó là do nhà nước đại diện cho dân quản lý rồi nên không phài lo gì cả.
    cụ thể: Kho bạc nhà nước, ngân hàng nhà nước chỉ có điểm khác là nhà nước này không do dân bầu ra và cũng chẳng được quyền bầu.
    Do vậy nếu không giải quyết được cái gốc của vấn đề thì chẳng bàn làm gì cho tốn mực .Nếu nhà nước có 1 chút động thái tỏ vẻ lắng nghe dân thì đó cũng chỉ là hành động an dân mà thôi.
    Dân ta đã chấp nhận như thế thì cũng đành vậy biết trách ai được.
    Chỉ trách những kẻ vì túng quẫn mà chẳng biết do đâu và tại sao, chỉ biết cấu xé gia đình, uống rượu giải khuây bởi vậy cũng chẳng lạ gì dân mình uống rượu bia bạc nhất thế giới.



    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Tieu Tu Long suy nghĩ hay thế! Hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bác.

      Rất nhiều người tuổi từ 20-40 đang làm xây dựng chui ở nước Nga được hỏi “vì sao dân VN nghèo khổ phải đi ra khắp thế giới làm thuê chui lủi cực nhọc?” Đa phần không biết lý do, một số ít thì trả lời “vì nước mình nghèo”.

      Hỏi tiếp “tại sao nước mình nghèo?” Một số người trả lời “tại dân mình nghèo”.

      Hỏi tiếp “tại sao Hàn Quốc giàu?” Đa phần không trả lời được.

      Thật là buồn và xót xa cho tuổi trẻ Việt Nam. Họ không quan tâm đến tất cả những gì ngoài cơm áo gạo tiền và cái gia đình nho nhỏ của họ, rộng hơn một tý là một số bạn bè hợp gu để chiều chiều rượu bia.

      Đến lúc giải thích rằng VN nghèo vì theo con đường XHCN độc đảng lãnh đạo, Hàn Quốc giàu vì theo TBCN dân chủ đa đảng lãnh đạo, thì những người đó tỏ ra tàm tạm hiểu, nhìn thái độ vẫn còn ngờ ngợ có vẻ chưa phục.

      Phải thừa nhận đảng cs và ban tuyên giáo đã rất thành công tuyên truyền giáo dục dẫn dắt người dân đi theo con đường mà họ chẳng biết là đến đâu cả!

      Xóa
  3. Cac nha dau tranh chong CS.sao ko van dong cac nuoc gay chet cho CSVN vat nhu vay. sau nay NDVN kp biet on ma con oan han ho nua..De ho ro them phai tot hon ko?

    Trả lờiXóa
  4. Dan thi can nhung quan chang voi

    Trả lờiXóa
  5. Trương Minh Tịnhlúc 04:53 16 tháng 5, 2015

    Tôi có cãm tưởng mọi chuyện (kể cả ngân sách quốc gia) được quyết định từ bên Tàu.Không biết đúng không.

    Trả lờiXóa