Đi công tác nước ngoài quá nhiều, kinh nghiệm đem về không áp
dụng đươc bao nhiêu… là một sự lãng phí ghê gớm. Đa số độc giả VietNamNet đều
có chung nhận định như vậy khi phản hồi cho các bài nêu chuyện“lạm phát” các
chuyến công cán nước ngoài ở cơ quan nhà nước.
Đi nước ngoài là đặc ân
của “sếp”
Thông tin bắt đầu từ con số thống kê mà Bộ trưởng Ngoại giao
Phạm Bình Minh nói tại phiên họp Chính phủ cuối năm nay, rằng, dù đã giảm so với
nhiều năm trước nhưng năm 2013 vừa qua đã có tới gần chục đoàn công tác mỗi ngày
đi nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
Theo ông Minh, vấn đề ở chỗ có một số đoàn đi không hiệu quả
và bị trùng lặp nội dung tham quan. "Số đoàn này chủ yếu đi với tư cách
nghiên cứu. Nhiều nước bạn phản hồi, có vấn đề vừa trả lời đoàn này, một thời
gian ngắn sau lại có đoàn khác sang hỏi câu tương tự. Điều này gây nên sự lãng
phí tiền của đất nước”.
Bổ sung thêm thông tin quanh con số đáng giật mình nói trên,
độc giả Trần Hồng Hải(honghai@....) viết:
“Tôi đã từng trong vai trò hoa tiêu cho một số đoàn nhà nước
sang Châu Âu công tác. Sang tới nơi, lịch trình làm việc bị cắt giảm tối đa.
Dành thời gian cho việc đi shopping (mua sắm), chủ yếu đẻ tìm mua hàng hiệu sale
off (giảm giá) và mua quà cáp, thuốc bổ, sữa, mỹ phẩm. Gần như không ai
quan tâm đến công việc”.
Bởi vậy mới có chuyện, thành phần trong các đoàn công tác
không phải khi nào cũnglà các chuyên gia, cán bộ có năng lực cần được cử đi ra
nước ngoài để mở mang tầmmắt, học tập kinh nghiệm đặng đem về áp dụng ở nhà.
Không ít sếp nhà nước coichuyện cử nhân viên ra nước ngoài học tập như một “đặc
ân”.
Như độc giả Phan Văn Hòa (hoaphan@...) mô tả, thì ở cơ quan của
bạn, hai phần bathành phần trong các đoàn đi công cán trời Tây là con cháu các
cụ hoặc những đối tượng sắp về hưu, coi như một “dạng” chính sách ưu đãi. “Nên
trước khi đi khôngthấy ai trau dồi hay chuẩn bị gì về ngoại ngữ, chuyên môn, mà
chỉ thấy lo đi đổitiền, lo lên danh sách hàng hóa cần phải mang về”, bạn Hòa phản
ánh.
Bạn Nguyễn Huy Quang (quanghuy@....) phản hồi: “Đi nước ngoài
nhiều nhưng không thấy học được cái hay của người ta để về áp dụng cho đất nước
phát triển, thực ra các quan chức đi chơi và du lịch nhưng dưới vỏ bọc đi công
tác và học tập kinh nghiệm. Vì tôi cũng làm trong nhà nước nên tôi biết”.
Đáng chú ý, chi phí của mỗi chuyến công tác không hề nhỏ.
Một bạn đọc ở địa chỉ dien@...đã mô tả chi tiết: theo
"Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác
ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí" thì có tới
khoảng 20 mục người đi công tác nước ngoài được thanh toán trong đó có 4 mục
chính là vé máy bay. Cụ thể, tiền ở khách sạn (từ 60$ đến 85$ một ngày) , tiền
tiêu vặt (từ 55$ đến 80$ một ngày), tiền đi lại, tiền liên lạc …
Độc giả này nhẩm tính, nếu đi công tác châu Âu khoảng 1 tuần
thì chi phí cho một người trong một tuần đã tròm trèm 2000$/người (khoảng
trên 40 triêu đồng).
Lãng phí vô tội vạ
Ai cũng biết các chuyến công du trời Tây là lãng phí, tiêu
ngân sách vô tội vạ, song cũng không ít độc giả phàn nàn, chính chuyện nhập
nhèm giữa việc đi nước ngoài vui chơi, mua sắm với đi nghiên cứu, tim hiểu, học
tập đã làm ảnh hưởng đến các đoàn công tác làm việc nghiêm túc. Bởi lẽ, có
không ít cán bộ, không ít cơ quan sau khi hoc hỏi kinh nghiệm ở nước bạn, đã
đưa về nhiều cải tiến hữu ích.
Vì vậy, về lâu dài, các độc giả đều cho rằng cần siết kỷ
cương, kỷ luật tài chính cho các chuyến đi.
“Lãnh đạo cần duyệt chương trình nghiêm khắc, nghiệm thu kết
quả sau khi đi về, tuyển chọn thành phần cán bộ, chuyên gia cử đi nước ngoài.
Làm được như vây sẽ góp phần hạn chế các chuyến đi vô bổ, lãng phí”, độc giả
Phan Văn Mạnh (manh2003@....)góp ý.
Đa số bạn đọc đều chung ý kiến, chỉ cần làm rõ danh sách
thành phần tham gia cácchuyến công cán sẽ đánh giá được ngay mục đích, ý nghĩa
và hiệu quả các chuyến đi.
“Chỉ cần mỗi người phải tự bỏ tiền túi ra tự đi thay vì dùng
tiền chùa, ắt sẽ biết ngay có ai muốn đi hay không”, bạn Hương Giang
(giang20@...) phản ánh.
Theo các độc giả, chủ trương đi công tác nước ngoài cần phải
được xem xét nghiêm khắc. Nhà nước cần rà soát lại về mặt chính sách. Còn
về lâu dài, từng cơ quan, đơn vị sẽ phải cân nhắc túi tiền để chi tiêu cho hợp
lý.
(Tuần Việt Nam)
--------------
Trả lờiXóaCán bộ việt nam tự lâu đời đi công tác nước ngoài là cơ hội của một chuyến buôn lậu hợp pháp chứ đâu phải đi học hỏi gì
"Lãnh đạo cần duyệt chương trình nghiêm khắc, nghiệm thu kết quả sau khi đi về, tuyển chọn thành phần cán bộ, chuyên gia cử đi nước ngoài. Làm được như vây sẽ góp phần hạn chế các chuyến đi vô bổ, lãng phí” (hết trích).
Trả lờiXóaLãnh đạo cũng vậy luôn thì nói ai ?-Mấy "cụ" qua Trung Quốc chơi gái.Bị nó gài cho.Bảo gì phải làm đó.
chính lãnh dạo là người muốn lợi dụng để đi chơi và mua sắm thì duyệt cái gì
XóaĐi nhiều nước châu Âu, người ta hỏi tôi: "Mày là người Trung Quốc hả?" (It you from China?) Ít người biết tới VN lắm...
Trả lờiXóa("Tự hào" cái gì nhỉ?)
Cái "Hội Nghị Thành Đô 1990" cũng do 'lãnh đạo' đi nước ngoài chơi gái bị gài đấy quý vị ạ!- Cái kết quả của chế độ độc tài "Luật là tao.Tao là luật".
Trả lờiXóaDân nói ra thì :Giết! Giết nữa ! Bàn tay không phút nghỉ.
Cho ruộng đồng xanh tốt thuế mau xong
Cho Đảng Quang Vinh cùng nhịp bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch ! Thờ Stalin bất diệt.
Ôi ! Dân Việt khốn khổ của tôi !-Sao ra nông nỗi thế nầy ?.
Bọn chúng đang ăn chơi,đú đởn trên tấm lưng còng vì đóng thuế của mẹ tôi,mẹ bạn tôi,của hàng chục triệu người dân VN
Trả lờiXóaCòn căm giận nào lớn hơn
Ấy thế mới có chuyện " cười ra nước mắt " thế này : liên bộ tư pháp - tòa án - tài chính ... cử một đoàn " chuyên viên cao cấp " sang một nước thuộc Châu Mỹ - La tinh để học tập , trao đổi kinh nghiệm " chống tham ô - tham nhũng " ( quá tuyệt vời ) . Nhưng " khốn nạn " thay , cái đoàn " chuyên viên cao cấp " ấy khi về nước lại làm cái trò rất bỉ ổi đó là mạo các chứng từ " hóa đơn đỏ " để đề nghị tài vụ thanh toán các dịch vụ " ăn , ngủ " của cả đoàn ( mặc dù nhà nước đã chu cấp toàn bộ chi phí cho chuyến đi ) ! Sau khi bị phát hiện sự gian dối , cả đoàn đã bị truy thu toàn bộ số tiền " tham ô - tham nhũng " đó ! Đấy , đi học tập kinh nghiệm chống " tham ô - tham nhũng " của nước ngoài về và được các quan " áp dụng " ngay trên đất nước mình và trên lưng của người đóng thuế : nhân dân Việt nam ! Các bạn nói gì về câu chuyện đồi bại này ???
Trả lờiXóacó chuyện cách nay khoảng gần 10 năm, một đoàn công tác của một cơ quan thuộc hệ tư pháp qua mỹ. Có sếp bự đi dắt theo thư ký, qua Mỹ "chiến đấu" cùng nhau bị nhân viên security bảo vệ yếu nhân của Mỹ ghi hình. Đang đêm mà có bóng hồng lọt vào phòng VIP thì đương nhiên họ phải quan sát xem có phải khủng bố hay không. Không phải khủng bố mà là sếp và thư ký "khúc khích" vơi nhau, nghĩ là trên đất Mỹ thì cái vụ này an toàn tuyệt đối. Họ ghi lại nhưng không can thiệp vào cuộc vui. Nhưng hình thì vẫn phải ghi. Mỹ mà!.
Xóachẳng cần đoàn nhà nước đi nước ngoài, các đoàn từ tỉnh, huyện, xã cũng đua nhau đi học tập tham quan trong nước đấy thôi, đâị hội xong là rủ nhau đi tham quan học tập ngay, mà chủ yếu đi tham quan những tỉnh, miền có các thú vui chơi, nghỉ mát, đặc sản..... tiêu tốn không ít tiền của của ngân sách địa phương đâu mọi người ạ
Trả lờiXóaĐi nước ngoài là một loại bổng lộc trong số các bổng lộc của cán bộ đấy
Trả lờiXóaNăm ngoái tôi có việc qua Sydney (Australia). Ngày cuối tuần được mọt ông bạn người Úc dẫn đi chơi, có đến thăm Opera Sydney House (người Việt mình gọi là nhà hát “con sò”). Thấy có một toán khách người Á châu, ông bạn Úc hỏi tôi: “chúng nó có phải đồng hương mày không?” .Tôi lại gần để xác định, thấy họ đeo bảng tên tiếng Việt, có ghi địa chỉ khách sạn. Tôi hỏi một anh trung trung tuổi: “các anh đi hội nghị quốc tế à?”. Anh ta trả lời: “không tụi em đi học”. Tôi tò mò: “các anh học ngành gì?”. Anh ta trả lời: “chúng em qua học chống tham nhũng”. Tôi quay lại ông bạn Úc nói: “đúng đồng hương tao”. Bạn tôi hỏi: “Do they adtend an International Conference?”. Tôi nói: “không, chúng nó đi học” Ban tôi hỏi: “học gì?”. Tôi: “học chống tham nhũng”. Tôi quay qua hỏi anh ta: “Sao hôm nay ngày nghỉ đi chơi mà phải đeo bảng tên?”. Anh ấy trả lời: “Tụi em phải đeo, lỡ có đi lạc thì vẫy taxi, họ biết địa chỉ khách sạn đưa về”. Anh bạn Úc cũng thắc mắc về cái bảng tên nên mới hỏi họ đi dự hội nghị quốc tế à, tôi giải thích là đồng hương tôi đeo địa chỉ khách sạn, nếu có lạc thì cảnh sát và tài xế taxi biết mà đưa họ về KS.
Trả lờiXóaTôi quay qua hỏi anh học viên: “các anh học có khó không?” anh ta nói: “em cũng không biết nói sao, chẳng biết khó hay dễ nữa. Phiên dịch họ dịch cho nghe, xong buổi học chẳng nhớ gì cả.”. Tôi hỏi: “thế các anh là công an à?”. Anh ta nói: “không, chúng em ở nhiều cơ quan: thanh tra chính phủ, ban nội chính trung ương, ban kiểm tra trung ương, ....”
Thế có thấy thằng Trần Văn Truyền trong đám VC đó không hả bạn?
Xóa=> lũ quĩ ăn hại,học hành gì mà đi nghiên cứu học hỏi,chỉ tốn tiền thuế của dân thôi ! đây là một lý do khiến đất nước nghèo dần !
Trả lờiXóaChung con doi bo an tu hinh voi toi tham nhung nua kia. Dung la dac quyen dac loi den muc tro tren bi oi.
Trả lờiXóaMong cho den luc co cuoc "CAI CACH CAN BO" de toi duoc lam thang "BAN CO NONG" cua ngay xua DEN TOI