BVB – Rầm rộ phát động, vận động trồng cây cao su ở Tây
Bắc, trong đó có Sơn La. Biết bao đầu tư tốn kém, công sức của nông dân suốt 7
năm qua, chỉ còn 3 năm nữa cây cho nhựa thu hoạch, vậy mà nay lại chặt phá hàng trăm ha. Ai chịu trách nhiệm? Nếu các cây công
nghiệp, cây trồng khác cũng tùy tiện quy hoạch, tùy tiện chặt phá như vậy, thì
nông dân biết trông cậy vào đâu? Đời sống của họ phải chịu cảnh không ổn định,
bấp bênh, nghèo khó, thiệt thòi như thế nào? Ôi, cây cao su; quy hoạch, đầu tư,
chọn giống cũng…cao su! "Một số diện tích cao su có mật độ thấp, sinh trưởng yếu, còi cọc, vanh thân nhỏ"... Có đúng vậy không, hay chỉ là cách lý giải như kiểu lãnh đạo Hà Nội: "Cây bị sâu mục, già cỗi, cong nghiêng", lấy cớ để vừa bán gỗ cao su, vừa chạy xin-cho tiền trồng mới, tăng đầu tư...kiếm miếng?
Mấy ngày qua, có nhiều thông tin xung quanh việc gần
100 ha cao su 6-7 năm tuổi ở Sơn La bị chặt phá mà không thông báo đến chính
quyền địa phương. Điều này khiến người trồng cao su lo lắng.
Trong những ngày gần đây, dư luận tại Sơn La đang xôn
xao trước thông tin gần 100 ha cây cao su tại xã Mường Bú, huyện Mường La bị
đốn hạ không rõ nguyên nhân. Theo Cty CP Cao su Sơn La, đơn vị trồng và quản lý
diện tích cao su trên, việc này chặt thanh lý cao su tuân thủ đúng nguyên tắc,
và đã được báo cáo bằng văn bản với chính quyền.
Tuy nhiên, trao đổi với NNVN, ông Võ Nhật Duy, TGĐ Cty
CP Cao su Sơn La, cho hay, cuối năm 2011 đầu năm 2012, trên địa bàn tỉnh Sơn La
xảy ra rét đậm, rét hại và có sương muối. Việc này dẫn tới một số diện tích cây
cao su tại xã Mường Bú hư hại. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) và
Viện nghiên cứu Cao su đã lập đoàn khảo sát và khẳng định, 54ha trong tổng số
430 ha cao su tại địa phương này bị ảnh hưởng nặng đến thân và da, nếu để lại
cũng không thể cho năng suất cao khi đến kỳ thu hoạch. Do đó, khi có biên bản
xác nhận của chính quyền địa phương và đề xuất của Cty, VRG đã quyết định cho
phép thanh lý diện tích trên để trồng lại bằng giống cao su mới chịu rét tốt
hơn, được SX ngay tại Sơn La.
Do phải kiểm tra các điều kiện thổ nhưỡng, nên đầu năm
2015, lãnh đạo VRG mới cho phép Cty Cao su Sơn La lập kế hoạch để trồng lại.
Cty đã tiến hành chặt hạ những cây trong diện tích trên để đào hố trồng loại
giống mới có năng suất cao hơn, khả năng chịu rét tốt hơn. “Đây là việc làm
bình thường và đúng các quy định chứ không bất thường và không phải tàn phá cây
cao su đến kỳ thu hoạch”, ông Duy khẳng định. Về việc chặt hạ để thay thế cao
su không được thông báo đến chính quyền địa phương và nông dân trồng cao su,
ngày 28/4/2014, Cty đã có văn bản báo cáo và có sự xác nhận của ông Lèo Văn
Hợp, Chủ tịch UBND xã Mường Bú; ông Lò Văn Tươi, trưởng bản Bủng (xã Mường Bú).
Trong biên bản phúc tra diện tích thanh lý vườn cây kém hiệu quả do ảnh hưởng
của rét hại, chính ông Hợp, ông Tươi cũng xác nhận rằng, kiểm tra thực tế thấy
rằng, một số diện tích cao su tại địa phương có mật độ thấp, sinh trưởng yếu,
còi cọc, vanh thân nhỏ do ảnh hưởng của rét đậm. Do đó, đề nghị thanh lý để trồng
cao su giống mới.
Trong điều kiện
khó khăn như hiện nay, giá mủ cao su xuống thấp, nhưng Cty CP Cao su Sơn La vẫn
cố gắng nỗ lực đảm bảo quyền lợi của người lao động. Minh chứng là trong năm
2014, Cty đóng bảo hiểm xã hội cho 2,5 nghìn công nhân. Thu nhập bình quân đầu
người đạt hơn 3,3 triệu đồng/tháng, chưa kể thu nhập từ các phụ phẩm nông
nghiệp khác. Về thông tin cho rằng, dư luận và người lao động lo lắng về việc
DN bỏ rơi người dân, bởi vì hàng nghìn hộ dân đã phải chịu đựng vất vả, gian khổ
khi tham gia trồng cao su, ông Võ Nhật Duy cho rằng, đây là nhận định thiếu cơ
sở. Đời sống của đại bộ phận nông dân từ khi tham gia trồng cao su khá lên rõ
rệt. “Thống kê xã hội đến hết năm 2014 cho thấy, xã Mường Bú có 170 hộ tham gia
trồng cao su thì đã có 120 gia đình xây được nhà ngói, 153 hộ được dùng nước
sạch, 46 hộ khá giả, 92 hộ thoát ngèo. Nhiều gia đình có xe máy, máy tính kết
nối internet…”, ông Duy cho hay....
Việc triển khai chương trình trồng cao su tại Sơn La
nói riêng, Tây Bắc nói chung là một chương trình mới, còn rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, với sự quyết tâm của địa phương và sự tham gia ủng hộ của người dân
nên diện tích cao su toàn tỉnh đã đạt hơn 6.000 ha. Theo kế hoạch, năm 2016,
nhà máy chế biến sản phẩm XK từ cao su sẽ được xây dựng. Ông Hứa Ngọc Hiệp, Phó
TGĐ VRG, cho hay: Tập đoàn đã đầu tư trên 4.500 tỷ vào chương trình phát triển
cao su phía Bắc. Do đó, dù hiện tại đang còn khó khăn, nhưng Tập đoàn sẽ nỗ lực
duy trì và thực hiện hiệu quả chương trình này. Vì vậy, chính quyền các địa
phương và người dân hoàn toàn yên tâm. Ông Cà Văn Chiu, Chủ tịch Liên đoàn Lao
động tỉnh Sơn La, cho biết: Cây cao su được Đảng bộ tỉnh xác định là cây trọng
tâm phát triển trong cơ cấu nông nghiệp. Tuy còn nhiều khó khăn song đến nay có
thể khẳng định, đây là chủ trương đúng. Thực tế cây cao su đã tạo ra một luồng
sinh khí mới cho những vùng có loại cây này, và sẽ là cây xóa đói giảm nghèo
của tỉnh. “Hiện 97% công nhân, người lao động của Cty là người dân tộc thiểu
số. Bởi thế, tỉnh Sơn La đã có khẩu hiệu “Cây cao su là tài sản Nhà nước”. Và
hơn hết, trong lúc khó khăn bởi giá mủ cao su xuống thấp như hiện nay, cần sự
đồng lòng và chia sẻ từ các ngành, các cấp. Nếu thông tin không đầy đủ thì sẽ
gây hoang mang, lo lắng cho người dân”, ông Duy đề nghị....
*
* *
Chỉ đến khi được xem tận mắt những hình ảnh cao su bị
tàn phá mà PV vừa tác nghiệp, các cán bộ Ban chỉ đạo phát triển cây cao su tỉnh
Sơn La mới tin đó là sự thật và tá hỏa truy tìm ngọn nguồn.
Không ít nông dân ở Mường La đã đánh cược sự ổn định
và phát triển của gia đình mình với Công ty CP Cao su Sơn La khi tham gia góp
đất sản xuất để trồng cao su. Ảnh: Kiều Thiện
Bưng bít
thông tin
Như báo đã thông tin, hàng trăm ha cao su ở Mường La
(Sơn La) bị chặt phá. Bức xúc với việc làm không minh bạch của Công ty CP Cao
su Sơn La, ông Lê Đình Giai - Bí thư Huyện ủy Mường La cho rằng: “Khi họ trồng
cây cao su, tôi là Phó Chủ tịch huyện kiêm Trưởng ban tuyên truyền phát triển
cây cao su của huyện. Tôi và nhiều anh em xắn quần lội nương cùng dân, bám dân
tuyên truyền trong nhiều năm để có đất tốt nhất giao cho công ty cao su. Bây
giờ họ phá cao su, quyền lợi của người dân ra sao thì họ không cho chúng tôi
biết”.
Tin rằng mọi thông tin về việc phát triển cây cao su ở
Sơn La đều nằm ở Ban chỉ đạo phát triển cây cao su tỉnh Sơn La (Ban chỉ đạo),
PV đã tìm tới đây để tìm hiểu sự việc. Nhưng thật bất ngờ là sau khi nghe chúng
tôi hỏi lý do chặt hạ cây cao su ở Mường La, các cán bộ của Ban chỉ đạo đều
ngẩn người rồi lắc đầu.
Ông Trần Văn Huân, cán bộ Ban chỉ đạo nói như đinh
đóng cột: “Có thông tin gì về cây cao su chúng tôi đều biết cả. Có thể các nhà
báo nhầm sang diện tích cây cao su bị phát do ảnh hưởng đường dây điện hoặc bị
cháy hôm vừa rồi chứ không thể có chuyện chặt tới mấy chục ha mà chúng tôi
không biết gì. Thông tin của nhà báo như thế là quan liêu, hồ đồ…”.
Tôi cố nén lòng đợi ông Huân nói xong rồi mới cho họ
xem những hình ảnh mà chúng tôi vừa ghi nhận tại bản Bủng, xã Mường Bú với
những gốc cây cao su đã bị chặt hạ. Khi ấy các cán bộ Ban chỉ đạo mới ớ ra,
điện thoại đi các nơi để tìm kiếm thông tin về vụ chặt phá cây cao su này. Sau
khi truy cứu số liệu đầy đủ như phóng viên cung cấp, ông Vũ Thế Luận - Phó
Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phát triển cây cao su tỉnh Sơn La thừa nhận:
“Số liệu mà nhà báo có là chính xác và đầy đủ đấy”.
Hậu quả của
phát triển nóng
Trao đổi thêm với ông Luận, được biết: Việc chặt hạ
cây cao su ở Mường La trong thời gian vừa qua là do chính Công ty CP Cao su Sơn
La đốn hạ với diện tích hơn 52ha tại bản Phiêng Bủng, ở các lô 01, 02, 06… bởi
lý do nghe rất hợp lý là những cây này không có khả năng cho thu hoạch nhựa vì
là giống cây cao su chịu rét kém.
Nhưng khi phóng viên chất vấn “Việc chặt hạ cây khi đã
hết một chu kỳ kiến thiết gây ảnh hưởng thế nào tới đời sống người nông dân đã
góp đất với công ty? Phải chăng có lỗi này là do công tác khảo nghiệm giống cây
trồng của Công ty CP Cao su Sơn La chưa được chu đáo?” thì ông Luận khẳng định:
“Việc chặt hạ cây sau 7-8 năm kiến thiết không làm ảnh hưởng tới quyền lợi
người góp đất làm cổ phần và việc khảo nghiệm các giống cây trồng trước khi đưa
vào trồng đại trà là không cần thiết”.
Tuy nhiên, khi phóng viên nêu phản ánh của người dân,
ông Luận mới thừa nhận rằng việc triệt hạ cây cao su khi đã vào kỳ khai thác có
gây ảnh hưởng đến tâm lý, việc làm và thu nhập của người dân trong vùng. Việc
phát hiện cây kém chất lượng và chặt muộn do công tác khảo nghiệm giống chưa
đúng quy trình.
“Thời điểm 2007-2008, việc trồng cây cao su khá ồ ạt
nên việc lựa chọn giống cũng chưa được sát sao. Khi ấy, doanh nghiệp chỉ lựa
giống cao su cho năng suất cao mà không chú ý đến loại cây chịu lạnh nên bây
giờ phải chặt. Diện tích cao su cần chặt bỏ để trồng thay thế sẽ còn tiếp tục
nhiều hơn trong thời gian tới” – ông Luận khẳng định.
(Nông nghiệp
VN và Xã luận)
-------------
NGU DỐT cọng NHIỆT TìNH PHÁ HOẠI thành ĐẠI HẠI DÂN.Việc xác định vùng miền cho cây trồng cách đây hàng trăm năm THỰC DÂN PHÁP đả quy hoạch thành bản
Trả lờiXóađồ rẫt rỏ ràng thế mà cái lũ vô học NGU LÂU DỐT BỀN vẩn bỏ ngoài tâm ngoại tai tuy nhiên chúng lại được các lực lượng tuyên truyền của Đảng nhà nước cổ vũ thì không biết nguy hiểm chừng nào...tội nghiệp cho ông chủ hờ là nhân dân nông dân .
Tụi này không NGU đâu, chúng đều biết là không trồng được cao su ở miền Bắc, nhưng tụi nó lơi dụng những dự án náy để tận thu gỗ quý ở các khu rừng tây Bắc.
XóaMột khoản tiền không nhỏ mà hợp pháp đã vào túi tụi không NGU này.
Thật là ngán ngẫm cho cái chế độ "Luật là tao.Tao là luật".Nhiều khi ngồi mà buồn.Mà tức tối cho cái xui xẽo của Việt-Nam.Tại sao nước nhà lại dính cái Cọng-Sản?.Tệ hại không có cái nào sánh bằng.
Trả lờiXóaỞ Tây bắc giá lạnh, làm sao thuận cho cây cao su phát triển. Chẳng qua , nói (trắng phớ ra) như nhà thơ Trần Đăng Khoa: Mượn cớ lấy đất trồng cao su rồi phá rừng để khai thác gỗ và ăn chia với nhau tiền đầu tư dự án. Lũ chuột mà!
Trả lờiXóaLũ chuột đeo cà vạt đỏ sắp hàng mỗi khi vào hang đá...
XóaTôi đã dạy học ở Sơn La những năm 80 của thế kỷ trước. Địa hình rừng núi độ dốc rất cao; khí hậu khắc nghiệt: sau Tết là mùa gió Lào - khô cháy, ngột ngạt, nhiều học sinh hộc máu mũi ngay trên lớp. Mùa Đông thì giá lạnh, cây cối bị sương muối thui đen trui, gia cầm, súc vật bị bệnh chết....
Trả lờiXóaẤy vậy mà trồng cao su ở Tây Bắc thì đúng là đại tài? Nếu trồng được thì người Pháp đã trồng.
Lãnh đạo dốt. Mà cũng biết đâu nhóm lợi ích có ăn chia. Bày ra quy hoạch để xà xẻo tiền nhà nước, kiếm miếng đút túi rồi chuồn, ai chịu hậu quả mặc kệ!
XóaTrach nhiem la tai 'thang co che', tuc la cha tai thang nao ca ma chi tai cai thang dem co che ay ve VN
Trả lờiXóaSự thật này đã chứng minh hùng hồn cho nhận định rằng : quan chức các cấp các nghành kẻ cả cấp trung ương đều rất quan liêu , chỉ ngồi " phòng lạnh " nghe báo cáo - đọc báo cáo ... và PHÁN ! Trong khi đó ông bộ trưởng bộ nội vụ lại " rất lạc quan " khi nhận định : chỉ có không đầy 1% cán bộ - công chức không hoàn thành nhiệm vụ ???!!! Xin lỗi ông , chính ông cũng chỉ là một kẻ " rất quan liêu , yếu kém " trong số cán bộ - công chức đó mà thôi ! các ông ngồi " bóp trán " để nghĩ cách vẽ ra những " đề tài - dự án trên trời " để kiếm chác cho các nhóm lợi ích và cá nhân các ông . Sau đó hậu quả của nó như thế nào thì các ông lại ca " bài ca muôn thủa " : không biết - không nghe - không thấy và ... rút kinh nghiệm sâu sắc ! lạy cả nón nhà các ông , các bà . Các ông luôn nghĩ rằng ngân sách nhà nước " là chùm khế ngọt " để cho các ông " trèo hái cả đời " . Thủ tướng chính phủ có " ba đầu sáu tay " cũng không thể nào vận hành nền kinh tế nước nhà khá lên được nếu dưới tay thủ tướng toàn một lũ cán bộ - công chức " ăn hại đái nát " như các ông các bà ! Khốn nỗi nếu kỷ luật , bỏ tù các ông các bà thì lại nói như ông CT quốc hội là : lấy ai làm việc ??? Đúng là chịu hết nổi các ông các bà quan chức - đảng viên " ăn hại - đái nát " như thế này !!!
Trả lờiXóaTrước đây khi dự án cao su ở Tât Bắc đã có nhiều ý kiến cảnh báo về tính hiệu quả do thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, .... Nhưng đó là "chủ trương đúng" nên bây giờ lại có việc đốn hạ "đúng quy trình, thủ tục".
Trả lờiXóaBọn Khỉ Đỏ đó luôn tự nhận là chúng nó "đúng"?!
XóaNgày 12-5, nguồn tin từ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết đã khởi tố bị can đối với ông Kim Quốc Hoa, Nguyên Tổng Biên tập báo Người Cao tuổi về hành vi “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Trả lờiXóaXem: http://phapluattp.vn/thoi-su/khoi-to-nguyen-tong-bien-tap-bao-nguoi-cao-tuoi-553218.html
Chúng cũng khởi tố người mẫu Trang Trần, dù cô đang có bầu sắp đẻ!
XóaChẳng có nước nào mà các người đẹp phải đắng lòng la: "ĐM đảng cầm quyền!" như ở VN!
Dù vậy, nên học tập chế độ VNCH không gây khó dễ vợ con giặc lái Thành Trung.
Qua khon nan, bac Hoa hay yeu cau bon bi xam hai ra truoc toa xem cai loi ich cua chung la cai gi ma ghe gom vay
Trả lờiXóa