Người Trung Quốc xếp hàng dài
tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh xin visa nhập cảnh vào Mỹ
|
*
TUẤN KHANH
Theo tờ Wall Street Journal cho biết, nhiều năm qua,
hàng ngàn gia đình nhà giàu Trung Quốc đã ào ạt mang tiền của ra đi đến Mỹ, Úc,
Châu Âu… do không còn niềm tin vào đất nước của mình đang sống.
Nỗi sợ hãi về luật pháp không công minh, ô nhiễm, nạn tham nhũng, văn hoá suy đồi… là động lực chính khiến họ ra đi. Đáng nói hơn là 2/3 trong số những người được hỏi, ai nấy đều mơ đến quốc tịch khác của một nước tư bản.
Niềm tin vào cuộc sống ngay tại quê nhà của mình đã
trở nên xa xỉ, và để đi tìm một cuộc sống khác cho con cái mình về sau, mỗi gia
đình Trung Quốc đã tốn ít nhất là 500 ngàn USD cho visa cư trú lâu dài, như
chương trình EB-5 của Mỹ chẳng hạn.
Thế nhưng đó là những con người may mắn hiếm hoi trong
đất nước hào nhoáng có hơn tỷ dân, nhưng niềm tin đang mỗi lúc tàn tạ theo hiện
thực đất nước của họ. Những bức ảnh hiện thực tăm tối sau cánh màn nhung của
Trung Quốc rực rỡ, do nhà nhiếp ảnh Lu Guang giới thiệu với thế giới, đủ làm
những ai tin vào phép lạ kinh tế của Bắc Kinh đều tỉnh mộng.
Hoá ra, phát triển thần kỳ đại nhảy vọt hay ngập các
con số tăng trưởng không là điều quan trọng nhất. Niềm tin của dân tộc mình vào
đất nước mới là trái tim của sự sống và trường tồn. Khi biến niềm tin ấy thành
xa xỉ, thành ảo mộng… thì đó là thảm cảnh mở đầu cho vở đại kịch sụp đổ.
Câu chuyện chị Huỳnh Thị Ánh Hồng, người mua bán ve
chai vô tình mua được đồ bỏ đi có 5 triệu yên Nhật, nhưng có thể bị tịch thu số
tiền ấy, hoặc phải chờ đến một thập niên nữa mới có cơ may làm chủ số tiền ấy
đang là đề tài của rất nhiều người. Người ta nói về niềm tin, người ta nói về
sự trung thực trong đời sống, và thậm chí hẹn nhau nếu cơ may đó có thì sẽ
không dại gì để làm một người tốt.
Trên báo chí, truyền thông, luật A, B nào đó được viện
dẫn tràn trề để giam tiền, để giữ lại hy vọng của người khác mà quên rằng luật
lệ để bảo vệ con người chứ không phải để xiềng xích họ. Luật lệ không được dựng
nên để tiêu diệt niềm tin và công lý tự nhiên của đời sống. Và lâu nay, những
điều kỳ lạ ấy vẫn nhan nhản ở mọi nơi mà tiếng nói của đám đông tử tế vẫn bị
nhấn chìm trong sự độc đoán.
Suốt trong vài năm, bà Nguyễn Thị Sắc ở Tỉnh Gia Lai
đã phải đối mặt với chính quyền ở mọi hình thức doạ nạt, trấn áp, dụ dỗ… để
buộc bà giao nộp tảng đá quý thiên nhiên mà bà tìm thấy khi đào ao. Thậm chí
chí quyền còn cho giam cục đá lại như một tang vật hình sự. Sau cùng, tháng
2-2014, vì quá mệt mỏi và sợ hãi, bà Sắc đành chấp nhận mức “hỗ trợ” của chính
quyền tỉnh Gia Lai để họ mang hòn đá đó đi. Cũng rất hài hước là các quan chức
của tỉnh này giao điều kiện là bà Sắc không được nói thoả thuận này cho ai
biết, nếu không vừa mất đá và mất luôn cả tiền “hỗ trợ”.
Rất nhiều câu chuyện như vậy, mà nếu không nêu rõ địa
danh, người ta có thể nhầm tưởng đó là chuyện của Châu Phi hoặc một quốc gia
lạc hậu nào đó ở Trung Mỹ. Quyền con người bị xéo, vặn… với nhiều hình thức
khác nhau – có lúc viện dẫn hùng hồn bằng luật – chỉ đề nhằm thoả mãn mục đích
nào đó, không thuộc về nhân dân.
Năm 2013, ông Phạm Chứng ở Tây Ninh cho dựng một vườn
tượng nghệ thuật trong sân nhà mình. Nhưng sau đó ông bị Sở VHTT- DL tỉnh này
buộc phải đập bỏ vì bị đánh giá là “kinh dị”. Mọi thứ vô lý đến mức kinh ngạc
vì mức độ mê tín và ấu trĩ của những người làm văn hoá có chức quyền. Hơn cả
vậy, chủ tịch Hội Mỹ Thuật TP.HCM còn nhận định rằng “sự sáng tạo đó đi ngược
với luật pháp”. Cũng may, đó mới chỉ là những tượng đá có dạng mô phỏng điêu
khắc cổ của nền văn hoá Vinca có từ 7000 năm trước công nguyên, ở Đông Nam Châu
Âu, chứ nếu mô phỏng tranh Guernica
của Picasso thì cũng có thể bị đập bỏ vì méo mó, bạo lực và kinh dị.
Mọi thứ một chút, xã hội bất an dần dần theo cách
những người điều hành ứng xử bằng niềm tin, nhân danh nhiều kiểu khác nhau, và
làm rệu rã niềm tin của đám đông đối với cuộc sống. Mọi thứ bất hợp lý và quái
lạ cứ xuất hiện. Xã hội Việt Nam
quá mệt mỏi khi cứ phải vật vã tranh cãi liên tục cho điều hiển nhiên, dễ dàng
xác định trong một tầm mức văn hoá hiểu biết trung bình.
Trong The Red Violin (1998), một tay Hồng vệ binh
trong cuộc Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc đã chất vấn một giáo sư dạy đàn rằng
vì sao nhân dân Trung Quốc cũng có các cây đàn dây dân tộc, sao vị giáo sư này
không dạy mà chọn một nhạc cụ dây của thế lực thù địch phương Tây. Ở ngoài đời,
liệu vị giáo sư đó có tranh cãi không, hay im lặng thở dài? Chắc chắn ông sẽ
gật đầu xin lỗi tay Hồng vệ binh đó nhưng niềm tin của ông đã sụp đổ từ đó.
Và với chị bán ve chai tội nghiệp ở Sài Gòn đang vật
vã với chuyện 9 triệu yên, nếu may mắn như nhận được, liệu chị có theo chân các
nhà giàu Trung Quốc đi tìm cuộc sống mới, do đã giận mình quá xa xỉ khi mang
vác một niềm tin?
T.K/tuankhanh’s
blog/TTHN
Bon chung dau can phai tin, chung chi can dan phai so chung la qua du voi chung roi
Trả lờiXóachỉ biết tin vào trời phật nhưng trời phật cũng bị nhà nước quản lý
Trả lờiXóaPhật chán quá rời khỏi. Nhưng Trời vẫn còn, và đang bị những tiếng kêu ai oán của bá tánh làm tỉnh giấc!
XóaKhông đồng ý với tác giả bài viết,bởi lẽ,nói về ý niệm "niềm tin".thì người VN trong hiện tại không thể định nghĩa,không thể hiểu,không thể tưởng tượng được niềm tin là gì,phẩm chất nó ra sao,nó như thế nào trong cuộc sống tinh thần...vì người cộng sản đã xóa sạch nó một cách tuyệt trong tâm tư mọi người rồi ! // như vậy thì tác giả nói "xa xỉ niềm tin" là sao ? đã không có thì xa xỉ thế nào được !?
Trả lờiXóaTôi cũng như nhạc sỹ Tuấn Khanh ( không phải về đề tài âm nhạc hay nhạc lý ) , gần môtj năm nay tôi theo dõi trên báo chí , trên các trang mạng về câu chuyện vợ chồng người mua bán ve chai đã mua được cặp loa trong đó có 5 triệu yên Nhật . Sự chú ý theo dõi của tôi không phải vì " độ HOT " của câu chuyện mà là việc giải quyết của các cơ quan công quyền , cơ quan bảo vệ pháp luật ( ở đây là công an quận Tân Bình ) với số tiền " trên trời rơi xuống " cho hai vợ chồng chị Hồng sẽ như thế nào ? Theo lời của những người thực thi pháp luật và theo luật pháp hiện hành thì : sau 01 năm nếu như không tìm được chủ nhân đích thực của số tiền đó cũng như không có tranh chấp số tiền đó thì coi như nó sẽ thuộc về vợ chồng chị Hồng ( đại ý là như vậy ) . Nhưng than ôi , nói vậy nhưng không phải vậy , luật như vậy nhưng thực hiện thì lại không " giống luật " ! Và đến " phút 89 " thì hy vọng của chị Hồng cũng như của nhiều người mong cho chị được nhận số tiền đó vừa làm từ thiện vừa mong " đổi đời " đã tan như bọt xà phòng ( và rất có thể vợ chồng chị không thể nhận được hoặc khi nhận được chút ít nào đó thì đã đến tuổi " chống gây " rồi ) . Một điều " rất lạ " mà cũng " rất hay " là công an Q.Tân Bình lại có thể " sản sinh " ra một bộ luật rất riêng liên quan tới " tiền - vật " ( có sự tham gia của mấy bố " thày cãi " nữa chứ ) ! Qua sự việc này cho chúng ta thấy một điều lớn hơn , bao trùm lên tất cả đó là : sự bất tín , sự dối trá , lươn lẹo , bất nhất , coi thường kỷ cương phép nước ...của các cơ quan công quyền , bảo vệ pháp luật . Lòng tin của dân chúng đối với các cơ quan công quyền , với chế độ xã hội đã lung lay hay nói cách khác là gần như = 0 ! Có lẽ không chỉ mình tôi thấm thía cái câu nói vô cùng đúng của nữ luật gia Ngô bá Thành : Việt nam có cả một rừng luật nhưng lại xử theo LUẬT RỪNG !
Trả lờiXóaXin gửi đến nhạc sỹ Tuấn Khanh và chủ blog : đại tá Bùi văn Bồng , lời chào kính trọng !
( một ông hưu trí )
5 triệu yên Nhật = 896.790.000 VnĐ
Xóamón tiền 5 triệu Yên từ trên rơi xuống ,bao nhiêu cặp mắt cú vọ dòm vào, dễ gì chúng cho chị ve chai nhận được 1 cách dễ dàng như vậy
Trả lờiXóakhi mà một xã hội hành xử theo chỉ đạo của đảng độc tài như kiểu
Trả lờiXóaVIETCOMBANK VẪN NGOAN CỐ KHÔNG TRẢ TIỀN CHO ÔNG NGUYỄN THANH GIANG
thì ở VN cái cột đèn có chân cũng xin VISA đi mỹ ..nhường chỗ lại cho các đỉnh cao trí tuệ vơ vét và ăn đủ thứ ...
Nặc danh19:40 Ngày 14 tháng 05 năm 2015 nói chưa chuẩn. Vậy tôi hỏi bạn 90 triệu người VN có bao nhiêu % người dân xin đi Mỹ?
Xóa