Máy bay do thám P8A-Poseidon
của Mỹ
|
Hải quân Trung Quốc đã 8 lần phát cảnh báo xua đuổi
chiếc máy bay P8-A Poseidon của Mỹ khi nó đang bay qua khu vực bãi Đá Chữ Thập,
thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam ).
Giới quan sát nhận định đây là một động thái cho thấy
Bắc Kinh đang không cần thông báo chính thức mà đã đơn phương áp đặt vùng nhận
diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông - như cảnh báo và lo ngại bấy lâu nay
của cộng đồng quốc tế.
Nguồn tin được đưa ra từ một nhóm phóng viên được đặc
phái đi theo máy bay giám sát P8-A Poseidon của Mỹ vào hôm qua (20/5/2015). Khi
chiếc máy bay đang bay qua vùng trời bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa
thì nhận được cảnh báo liên tục từ radio yêu cầu rời khỏi khu vực này.
Sau khi phi công điều khiển P8-A Poseidon bình tĩnh
đáp trả rằng chiếc máy bay đang bay qua không phận quốc tế thì lại nhận được
cảnh báo khác từ phía bên kia với vẻ bực tức: “Đây là Hải quân Trung Quốc… Đây
là Hải quân Trung Quốc… Đề nghị rời khỏi khu vực này… để tránh sự hiểu lầm”.
Nhóm phóng viên của CNN ghi nhận, chiếc P8-A Poseidon
- máy bay giám sát tiên tiến nhất của quân đội Mỹ lúc đó đang bay ở độ cao
15.000 feet (4.500 mét) - tức là mức thấp nhất của loại máy bay này. Chuyến bay
nhằm theo dõi các hoạt động của Trung Quốc trên 3 đảo bán nhân tạo ở Trường Sa
– vốn gây lo ngại cho Mỹ về chức năng quân sự đang được Trung Quốc xây dựng tại
đây.
Vụ việc này, cùng với tố cáo gần đây của chỉ huy Bộ Tư
lệnh miền Đông Philippines về việc phía Trung Quốc thường phát đi những cảnh
báo yêu cầu máy bay quân sự Philippines rời khỏi khu vực xung quanh quần đảo
Trường Sa, cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng thực thi khu vực phi quân sự ở xung
quanh các đảo nhân tạo mà nước này đang ra sức bồi đắp, cải tạo phi pháp ở
Trường Sa.
Trước đó, một số chuyên gia an ninh đã dự báo và quan
ngại về nguy cơ đối đầu trên không phận giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới,
đặc biệt là sau khi một quan chức Mỹ tiết lộ việc Lầu Năm Góc đang cân nhắc
việc điều máy bay và tàu quân sự tới tuần tra, giám sát gần các đảo nhân tạo mà
Trung Quốc đang ra sức bồi đắp, cũng như các khu vực mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Đây là những kế hoạch mới mà quân đội Mỹ sẽ áp dụng mạnh mẽ hơn trong khu vực
để khẳng định quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và tỏ ý không công
nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển có nhiều tuyến hàng hải giao
thương huyết mạch của khu vực và thế giới này.
Theo CNN, đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Mỹ công bố
và cho phép phát sóng video về các hoạt động xây dựng, cải tạo trái phép của
Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như ghi âm về những thách thức với máy bay của Mỹ.
“Chúng
tôi đã phải đối mặt với thách thức cách đây 30 phút và thách thức này đến từ
Hải quân Trung Quốc’, ông Mike Parker - chỉ huy không đội máy bay giám sát P8
và P3 đang triển khai tới châu Á nói với CNN khi đang ở trên chiếc P8A-Poseidon.
Ông Parker cũng nói thêm rằng, ông tin chắc rằng, sự
cảnh báo này đến từ trạm radar cảnh báo sớm mà Trung Quốc đang xây dựng trên
bãi đá Chữ Thập.
Trong khi đó, từ buồng lái, Trung tá Matt Newman nói
với CNN: "Rõ ràng là có rất nhiều tàu ở phía dưới mặt nước: tàu chiến
Trung Quốc, tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc Họ có radar tìm kiếm trên không, do
đó, tôi cá là họ đang theo dõi chúng ta”.
Những gì đang xảy ra chính xác là những gì mà Cựu Phó
Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ Michael Morell đã cảnh báo là có thể xảy ra chiến
tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nếu Trung Quốc tiếp tục con đường này.
“Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc và sự tiếp tục
mở rộng ảnh hưởng và sức mạnh của nước này như một siêu cường kinh tế châu Á -
có thể "hoàn toàn" dẫn đến chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây là
một vấn đề quan trọng cho Tổng thống kế tiếp của Mỹ”, ông Morell nói.
Linh Phương/Petrotimes
------------
Thái độ nhu nhược đến mức gần như đồng lõa của chính phủ Việt Nam đã làm Trung Quốc yên tâm lấn tới trên Biển Đông . Cùng với việc mở rộng các đảo với tốc độ chóng mặt , gần như TQ đã âm thầm áp dụng “ Vùng nhận dang phòng không ( ADIZ ) mà chưa cần thiết phải tuyên bố chính thức thông qua hành động cảnh báo máy bay của Mỹ này , tương tự như từng làm trên biển Hoa Đông 2014 .
Trả lờiXóaChính sự không nhất quán trong chính sách của chính phủ Việt Nam , đã buộc Mỹ phải chính thức đơn phương ra tay nhằm tránh không để Trung Quốc đi quá đà và đặt mọi chuyện thành sự đã rồi .
Việc làm này vừa nhằm “ Dằn mặt “ TQ , vừa nhằm chủ động bảo vệ lợi ích của Mỹ trên Biển Đông , cũng nhằm trấn an các đồng minh của mỹ tại khu vực . Mặt khác , Mỹ cũng cần hành động tức thời để nhằm giành lợi thế cho mình , vì rất có thể chính phủ Việt Nam đã qua mặt nhân dân VN và ngấm ngầm ủng hộ sự chiếm đóng của TQ trên biển đông . Đặc biệt là những hiệp định đã ký tại Bắc Kinh nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng .
Như vậy , Nếu thời gian tới , VN không có quan điểm dứt khoát , cùng phối hợp hành động với Mỹ , thì TQ vẫn tiếp tục lấn tới , và Mỹ vẫn tiếp tục tuần tra BĐ để giữ thế cho họ . Nhiều khả năng , Việt Nam sẽ hố nặng , nếu đến một thời điểm nào đó , khi Mỹ cảm thấy quá thất vọng với chính phủ VN , và MỸ - Trung quay ra giàn hòa nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ , thì VN sẽ mất trắng Biển Đông , mà không còn ai bênh vực . Năm 1972 đã từng có hành động như vậy qua thông cáo chung Thượng Hải , thế kỷ 21 tại sao không thể lặp lại .
Tình thế rất nghiêm trọng . Trò chơi “ Đu dây hai mặt “ đã đến lúc phải chấm dứt . Hãy đứng về phía Mỹ , ngay lúc này , nếu chính phủ Việt Nam muốn giữ Biển đông . Nhân dân Việt Nam đang chờ hành động cụ thể của họ trong thời gian tới .
Để gió cuốn đi
Lòi mặt bọn tiếp tay cho Tàu thôn tính Biển Đông.
Trả lờiXóaĐề nghị phi cơ hải quân Mỹ ra tay ngay từ bây giờ kẻo trễ ! - thả bom !
Trả lờiXóaAN NAM CHỚ VỘI LÀM GIÀU
Trả lờiXóaTHẰNG TÂY ĐI HẾT THẰNG TÀU LẠI SANG
Indonesia đánh chìm 41 tàu nước ngoài đánh cá trộm
Trả lờiXóahttp://vi.rfi.fr/chau-a/20150521-indonesia-danh-chim-41-tau-nuoc-ngoai-danh-ca-trom/
Theo AFP, hôm nay 21/05/2015, chính quyền Indonesia đã ra lệnh đánh chìm 41 tàu cá nước ngoài, khai thác bất hợp pháp tại vùng biển của nước này. Trong số các tàu này, có một tàu của Trung Quốc, và tàu của Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Papua New Guinea và Philippines.
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/indonesie%20peche%20210515.jpg
Hình ảnh các tàu bị đánh đắm được đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thông địa phương. Một số tàu bị phá bằng thuốc nổ, lửa bùng cao trước khi tàu chìm xuống nước. Bộ trưởng Ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti phát biểu trên The Jakarta Post : « nếu không liên tục tiến hành cuộc chiến chống nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, chúng ta không thể cải thiện được đời sống của ngư dân ».
In đo là nước theo đạo hồi , được Mỹ chống lưng , lại xa , Bố bảo tàu không dám gây sự .
Xóa"Không đánh đổi chủ quyền để lấy tình hữu nghị viển vông" nhưng liệu có thể xẩy ra trường hợp " Đánh đổi chủ quyền để đổi lấy sự bảo đảm quyền lãnh đạo của ĐCS VN" không?
Trả lờiXóaRất đúng . Từ hội nghị Thành đô 1990
XóaHỏi là đã có câu trả lời. Hỏi hay !
Xóa"Đừng nghe những gì cộng sản nói " mà ! chúng ta tin họ sao ?
Trả lờiXóaĐúng ra phải là "Trung Cộng phản đối phọt phẹt việc máy bay Mỹ bay trên vùng trời quốc tế quần đảo Trường Sa. Nhưng máy bay Mỹ cảm thấy phản đối vô hiệu, nên vẫn bay bình thường. Trung Cộng cũng bó tay".
Trả lờiXóa