Chúng ta đang chứng kiến một logic ngược đời: những
người thầy lại có cách thức tiếp cận công việc và làm việc như những người thợ:
thợ dạy, thợ giảng.
LTS: Câu hỏi trên là của tác giả Ngô Đức Thế, một
người Việt Nam ,
giảng viên về lĩnh vực công nghệ Nano tại Đại học Kỹ thuật Đan Mạch.
Bằng
các phân tích, tác giả Ngô Đức Thế đặt ra câu hỏi lớn: Ở Việt Nam , thực ra Giáo viên hay chỉ là
Thợ dạy?
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của riêng tác
giả, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.
Nếu bạn đi vào nhà máy, bạn sẽ gặp những người thợ với
công việc đều đặn, lặp đi lặp lại hàng ngày: đến đúng giờ, ngồi vào dây chuyền
sản xuất và cần mẫn làm đúng vai trò được phân công của mình, hết giờ tan ca,
quay về nhà nghỉ ngơi.
Họ
chỉ có một số thời gian nghỉ ngắn ngủi tại phòng nghỉ tập trung, ăn uống, nghỉ
ngơi lấy sức, rồi lại trở lại công việc hối hả, không cần một bàn làm việc
riêng, một văn phòng để giải quyết các công việc giấy tờ.
Điều này khá dễ hiểu bởi họ là những người thợ làm các
công việc mang tính chất dây chuyền theo chuyên môn hóa của công nghiệp.
Tưởng chừng điều này chỉ bắt gặp ở nơi công xưởng với
những người thợ chuyên trách các công việc chuyên môn hóa thì ở Việt Nam, chúng
ta thấy hình thức này cũng phổ biến cả ở môi trường giáo dục, nơi những nhà
giáo hàng ngày đảm nhiệm việc dạy học, truyền bá tri thức với một lượng sách vở
giấy tờ lớn cần giải quyết.
Tôi được thực chứng những giáo viên ở Việt Nam, từ
miền nông thôn với điều kiện kinh tế kém hơn, tới thủ đô Hà Nội giàu có: hàng
ngày lên lớp dạy học sinh với giáo án soạn sẵn, đúng giờ được phân công, và hết
giờ thì về nhà (hoặc chạy xô đi dạy thêm ở các nơi khác).
Thời gian giải lao chờ chuẩn bị tiết học, họ thường
tập trung tại văn phòng nhà trường, một văn phòng đủ rộng để mỗi người có một
ghế ngồi, cùng uống nước đàm đạo trước giờ lên lớp.
Tất cả các công việc khác ngoài giảng dạy trên lớp như
chấm bài, soạn giáo án, viết sáng kiến kinh nghiệm,… giáo viên buộc phải mang
về nhà làm vì họ không có một góc làm việc riêng cho họ.
Những
tưởng điều này chỉ xảy ra ở các cấp học từ phổ thông trở xuống, nhưng hóa ra
không phải thế.
Cách thức làm việc như vậy cũng rất phổ biến ở các
giảng viên đại học, nơi việc đào tạo và truyền bá tri thức ở cấp độ chuyên sâu
hơn và khối lượng kiến thức lớn hơn nhiều so với cấp học phổ thông: giảng viên
cũng chỉ lên lớp như những người thợ mà không hề biết một góc làm việc riêng,
một văn phòng để ngoài giờ dạy họ có thể ngồi làm việc, để sinh viên có thể tìm
họ thảo luận về bài học, về các vấn đề nghiên cứu,..
Một số trường đại học lớn đã cố gắng cải thiện tình
trạng này nhưng thực trạng các giảng viên đại học không có một bàn làm việc
riêng với một máy tính cá nhân là rất phổ biến trong các trường đại học và cao
đẳng ở Việt Nam .
Thậm chí ngay cả với những giáo sư, những người đứng
đầu các nhóm nghiên cứu, là các giảng viên cao cấp, thì thực trạng nhiều giáo
sư không có bàn làm việc riêng cũng rất phổ biến.
Tôi từng nghe các đồng nghiệp nước ngoài phàn nàn với
tôi rằng không hiểu sao thư điện tử họ gửi cho nhiều giáo sư ở Việt Nam
thường mất tăm mất tích không thấy phản hồi.
Tôi giải thích rằng nhiều giáo sư ở Việt Nam không có
văn hóa làm việc qua e-mail, và điều này xuất phát từ một thực tế là họ không
hề có góc làm việc riêng.
Họ
đến trường chỉ để lên lớp dạy, và nếu có cần thì đi họp ở các cuộc họp hành
chính, và nếu cần thì làm trong phòng thí nghiệm, còn lại chỗ làm việc riêng
vẫn còn là xa xỉ.
Tôi chứng kiến nhiều giáo sư phải tận dụng một góc
phòng thí nghiệm của mình thành bàn làm việc riêng, và có nhiều giảng viên buộc
phải dùng căn-tin, quán nước để thảo luận với sinh viên về các vấn đề chuyên
môn.
Nhưng tôi lại chứng kiến một thực tế phi lý ở một số
trường đại học lớn ở Hà Nội: các nhân viên phòng quản trị bảo vệ có văn phòng
riêng, bàn uống nước, điều hòa,.. trong khu giám hiệu thì nhiều giảng viên lại
không hề có lấy một bàn làm việc riêng.
Một người bạn tôi làm giảng viên một trường đại học ở
Thành phố Hồ Chí Minh thậm chí còn kể rằng nhiều vị chủ nhiệm khoa của trường
đại học cũng không có nổi lấy một bàn làm việc tử tế. Có lẽ đây là một thực tế
mà các đồng nghiệp quốc tế không thể nào hiểu nổi vì văn phòng làm việc là một
điều kiện làm việc tối thiểu ở bất kỳ trường học nào ở các nước.
Tôi thậm chí tìm hiểu trường mẫu giáo ở Đan Mạch nơi
con tôi theo học, cô giáo của cháu cũng có một bàn làm việc với máy tính để từ
đó có thể hàng ngày cập nhật trên blog liên lạc giữa giáo viên với các phụ
huynh.
Điều này có nghĩa là toàn bộ các hoạt động giáo dục
của chúng ta bị gói gọn trong lớp học, trong những giờ học cứng nhắc. Học sinh
sinh viên khó có thể tiếp cận giảng viên của mình để mở rộng thảo luận ngoài
giờ (vì nếu muốn thì không thể biết tìm ở đâu), phát triển thêm bài học và kiến
thức, tương tác giữa người học và người thầy vốn đã hạn chế càng trở nên hạn
chế hơn.
Và chúng ta thấy một logic ngược đời: những người thầy
lại có cách thức tiếp cận công việc và làm việc như những người thợ: thợ dạy,
thợ giảng.
Sự thiếu thốn về điều kiện làm việc tối thiểu – một
văn phòng làm việc nhỏ với thiết bị kết nối thông tin đã cắt đi những động lực
tìm tòi kiến thức mới, các động lực tự học nâng cao chuyên môn.
Đồng thời việc này cũng dồn gánh nặng lên vai người
giáo viên khi họ buộc phải mang bài vở về nhà làm việc do thiếu góc làm việc
riêng tại cơ quan.
Không
biết đã có ai từng đặt câu hỏi rằng nếu một giáo viên mang bài vở của học sinh
về nhà chấm bài thì tính riêng tư trong bài học của mỗi học sinh có thể bị xâm
phạm (bởi người nhà của giáo viên chẳng hạn?).
Thực trạng này không phải do lỗi từ các giáo viên, mà
ở các nhà quản lý giáo dục đã không cố gắng tạo điều kiện làm việc tốt cho các
nhà giáo.
Trong điều kiện đất nước Việt Nam hiện nay, việc xây
dựng cho mỗi giáo viên một phòng làm việc riêng có thể là điều không khả thi,
nhưng việc tạo cho mỗi giáo viên một góc làm việc riêng ngăn cách nhau, bao gồm
một bàn làm việc với giá sách, đồ dùng văn phòng, một ngăn tủ cá nhân nhỏ, cùng
với một máy tính kết nối internet là điều hoàn toàn khả thi (và ít nhất khả thi
ở các thành phố, ở các địa phương không phải vùng sâu vùng xa với điều kiện
kinh tế quá nghèo nàn).
Và khi ấy, giáo viên có thể giành hoàn toàn 8 giờ vàng
ngọc tại trường: giảng dạy trên lớp trong giờ học, ngồi làm việc tại bàn của
mình ngoài giờ giảng (soạn bài, chấm bài, trao đổi với học sinh sinh viên về
bài học, tìm kiếm trao đổi thông tin để nâng cao chuyên môn) và họ sẽ ít phải
bù đầu với bài vở tại nhà.
Nhà nước hàng năm tiêu tốn hàng ngàn tỉ cho đổi mới
giáo dục, và mỗi chính sách đổi mới thường khiến các nhà giáo lại bị quay cuồng
giữa các yêu cầu nghề nghiệp, nhưng dường như chưa có một lãnh đạo ngành giáo
dục nào để ý và bắt tay vào việc cải tạo điều kiện làm việc tối thiểu cho nhà
giáo trước khi yêu cầu họ thực hiện các mục tiêu giáo dục cao cả.
N.Đ.T/GDVN
------------
phải gọi là "công nhân dạy học" mới đúng
Trả lờiXóaCác lãnh đạo ngành giáo dục đều do đảng dựng lên nên làm cái gì củng phải theo ý đảng nếu không muốn "đi".Ông nào không có "tính đảng" thì chỉ có ngồi chơi xơi nước
Trả lờiXóaDưới sự lãnh đạo "toàn diện và tuyệt đối" của đảng thì tất cả các lĩnh vực đều tụt hậu,suy thoái chứ không riêng gì giáo dục
Một phát hiện rất hay; một điều tưởng như bình thường nhưng cần nhìn nhận nghiêm túc
Trả lờiXóaThời nay, trước khi làm gì cũng phải làm thơ, kể cả khi mỗ
Trả lờiXóa=> bán chữ đúng hơn là thợ dạy !
Trả lờiXóaXin thưa cùng quý vị !
Trả lờiXóaĐã từ lâu nay, Nền giáo dục của Nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa chứa đựng nhiều vấn nạn ! Song, vấn nạn lớn nhất là Căn bệnh chung bị lây nhiễm : Giáo điều; nặng tính áp đặt và nhồi sọ kiến thức ... đã biến các giáo viên thành những người điều khiển các máy sao chép và học sinh bị biến thành những người máy ! Người quen của tôi làm trong ngành Giáo dục có nói rằng : " Các trường học các cấp ở nước ta là những công ty kinh doanh bán buôn, bán lẻ chữ viết và kiến thức ! Giáo viên thì đua nhau dạy thêm để tăng thu nhập, miễn làm sao có doanh số cao lại thêm bị cấp trên chỉ đạo thực hiện các tiêu chuẩn thi đua như : Giáo viên dạy giỏi ; Đội tuyển học sinh giỏi ; rồi đủ thứ bệnh thành tích khác nữa . Còn học sinh thì như những con rô-bốt ngây ngô, vô cảm và thiếu kỹ năng sống !" . Đã bao nhiêu lần cải cách sách giáo khoa; cải cách phương pháp giảng dạy và học tập; rồi nâng lương và phụ cấp lương cho giáo viên kết hợp với giảm áp lực học cho học sinh và sinh viên ... Tương lai của nền giáo dục của Nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa sẽ đi về đâu hoàn thoàn phụ thuộc và sự đinh hướng của ĐCSVN quang vinh !
Mot dat nuoc voi cong nghe qua lac hau thi thu hoi : Thay co the lam duoc gi ma doi day cho hoc tro
Trả lờiXóaTỉnh thành nào cũng dư hàng nghìn giáo viên. Để chạy có 1 chân trong trường, phải tốn không ít tiền?
Trả lờiXóaÔi, đúng là "Tuổi trẻ hôm nay người chiến sĩ văn hóa! Lớn lên trong chiếc nôi quê Vietnem!"
Khi mà chuyện vào công chức của giáo viên cả nước đã có giá cả cụ thể từ 150 -500 triệu đồng ,tùy thuộc vùng , miền , thành phố hay nông thôn , thì việc thầy cô là thợ dạy không có gì là ngạc nhiên !!!
Trả lờiXóaMột xã hội đồi bại !!!
Đúng! Phải chạy tiền mới được đứng lớp, đứng đường thì quá đồi bại! Chỉ cho ra kết quả xấu!
XóaChán lắm, nói mãi họ vẫn vậy
Trả lờiXóaMột tư duy căn bản mà thực sự làm mở ra một phương pháp làm việc khoa học. Nếu mà chắc chắn khi có nơi làm việc riêng hiệu quả làm việc của giáo viên sẽ hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn. Tôi biết có nhiều giáo viên khi về nhà soạn bài thì họ phải phân tâm bởi mpoi trường và công việc của gia đình làm ảnh hưởng. Sao phải tốn hàng chục ngàn tỷ vào sách giáo khoa? Mà cứ thay sách là y rằng trẻ con học một lô kiến thức trừu tượng ít khi sử dụng phổ biến trừ các chuyên gia trong các lĩnh vực thuộc chuyên ngành. Tôi đòng ý 100% yeei cầu này cần được đáp ứng. Các giáo viên thay vì hiện tại mang một bụng chữ làm vốn đi bán lấy tiền thì họ biết đầu tư vào kiến thức chuyên môn để truyền đạt và cho ra sản phẩm con người....không phải máy nghe, máy nghi.....
Trả lờiXóaTôi có người thân là một giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh -dạy Trường Trung học cơ sở-xin chuyển về Trường chuyên của Tỉnh để có điều kiện tăng thêm thu nhập đã phải lót cửa sáu mươi triệu đồng( giá rẻ do người quen dẫn dắt), và nhận được câu trả lời của vị Trưởng Phòng Giáo dục của Thành phố rằng : " Thôi ! Em yên tâm chờ năm học tới Tỉnh sẽ tổ chức thi tuyển giáo viên về đó, em tham gia dự thi đi, có khó khăn gì lúc đó anh sẽ hỗ trợ, sẽ tác động với các anh ấy ." Kết quả : Không có thi tuyển giáo viên về Trường chuyên của Tỉnh. Sáu mươi triệu đồng của người giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh đó đã không cách mà bay !!! Phải tăng cường dạy thêm để lấy thu bù chi vậy ! Xin mạo muội hỏi các quý vị rằng : Trong ngành Giáo dục của nước ta đã, đang và mãi mãi có bao nhiêu giáo viên phải toan tính, van xin quỵ lụy và hối lộ để được bố trí về dạy ở những trường chuyên; lớp chọn; đội tuyển học sinh giỏi... nhằm mục đích tăng thu thêm thu nhập ???!!! Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh còn phải làm vậy ! Đối với giáo viên thường thì tính sao đây ?!
Trả lờiXóaXin cảm ơn Bác Bùi Văn Bồng !
Xin cảm ơn các quý vị quan tâm đến thực trạng rối bời trong bế tắc của Ngành Giáo dục XHCN VN !
Có một đảng cộng sản thống trị thì : vừa khổ , vừa xuông cấp ..Tuyệt đối và toàn diện .hết nói.
Trả lờiXóachỉ là thợ dạy còn đỡ ...nó còn chuyên gia ăn bớt an vòi ....ngay của cả học sinh ..
Trả lờiXóaxã hội ưu việt do đảng đỉnh cao trí tuệ độc tài lãnh đạo đang dần đi về .... thời đồ đá
Không riêng nghành GD, cả cái "hệ thống" này đang trong quá trình thối rữa. Hãy thúc đẩy quá trình đó để một hệ thống mới-tiến bộ được sinh ra!
Trả lờiXóa