“Phải giữ nghiêm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước thì những biểu
hiện tham vọng quyền lực, xu nịnh, phe cánh… của cán bộ mới bộc lộ và bị xử
lý".
Phóng viên VOV.VN phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc-
Nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh) về nội dung này.
Thách thức lớn nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng
PV: Trong Di chúc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần
phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Muốn vậy,“Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm
túc tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn
kết và thống nhất của Đảng”.Theo ông, chỉ dẫn đó của Bác đã được thực hiện như
thế nào trong giai đoạn hiện nay?
PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng |
PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc: Trong Di chúc, Bác nhấn mạnh vấn đề phê bình và tự phê
bình, đoàn kết trong Đảng. Điều đó đi đến một vấn đề quan trọng nữa trong Di
chúc của Bác đó là rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên, phải giữ
gìn Đảng ta thật trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung
thành của nhân dân. Đó là căn dặn rất cơ bản về xây dựng Đảng, đồng thời cũng là
vấn đề bức thiết trong xây dựng Đảng mà Bác đặt ra lúc đó.
Trong Di chúc Bác cũng căn dặn, sau ngày thắng lợi,
trước tiên phải chỉnh đốn Đảng. Từ năm 1969 đến nay, Đảng ta đã thực hiện một
cách trung thành lời dạy đó của Bác về xây dựng Đảng. Gần 50 năm qua, công tác
xây dựng Đảng vẫn được coi là công việc then chốt trong hoạt động lãnh đạo của
Đảng.
Từ khi thực hiện Di chúc của Bác đến nay chúng ta có 3
thời kỳ: từ 1969-1975, tiếp tục hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước; từ năm 1975 đến nay tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ 1986 đến nay,
tập trung đổi mới. Đánh giá khái quát cho thấy, Đảng ta đã thực hiện nghiêm túc
chỉ dẫn của Bác về xây dựng Đảng. Chúng ta cũng có những Nghị quyết rất quan
trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng như Nghị quyết 23 của Trung ương năm 1974;
Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 của Khóa IV năm 1978; Đại hội VI là một chỉnh
đốn rất cơ bản về xây dựng Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng với tinh thần nhìn
thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật để sửa chữa khuyết điểm, tiến hành công cuộc
đổi mới.
Khi đi vào đổi mới, chúng ta cũng có những Nghị quyết
rất quan trọng như Nghị quyết 6 của khóa VI năm 1989 hay Nghị quyết Trung ương
3 của khóa VII năm 1992, đặc biệt gần đây có Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về
một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng.
Trong xây dựng chỉnh đốn Đảng, chúng ta đã đạt được
những ý quan trọng mà Bác đã nhắc, đó là: Mặc dù trải qua nhiều biến thiên của
lịch sử nhưng chúng ta vẫn giữ được sự đoàn kết, thống nhất trên cơ sở Chủ
nghĩa Mac Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở cương lĩnh, đường lối của
Đảng và những nguyên tắc tổ chức của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân
chủ. Thứ hai là tập trung vào vấn đề phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư
tưởng chính trị và đạo đức lối sống như tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, thì
chúng ta cũng đã tạo được những chuyển biến bước đầu quan trọng.
Chuẩn bị bước vào Đại hội Đảng, đây cũng là dịp chúng
ta nhìn nhận, khẳng định những gì đã làm được qua đó thấy được những mặt còn
hạn chế để tích cực làm tốt công tác xây dựng Đảng hơn nữa. Nhất là sắp tới
chuẩn bị bầu Ban chấp hành Trung ương, Đại hội XII của Đảng, Đảng bộ các cấp,
đây cũng là dịp lựa chọn những đồng chí xứng đáng vào các cơ quan lãnh đạo của
Đảng. Đó cũng là điều thiết thực thực hiện lời căn dặn của Bác trong Di chúc
của Người về xây dựng Đảng.
PV: Xây dựng sự đoàn kết
và thống nhất trong Đảng có phải là thách thức đối với Đảng ta hiện nay không,
thưa ông?
PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc: Thách thức về
đoàn kết cũng là vấn đề cần phải suy tính, nhưng chưa hẳn đó là thách thức lớn
vì Đảng ta là Đảng có truyền thống đoàn kết. Nhưng dù sao vẫn phải cảnh báo như
trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
về tiêu chuẩn cán bộ là phải chọn những đồng chí không có tham vọng quyền lực,
không mất đoàn kết chia rẽ dẫn tới lợi ích nhóm, bè phái. Nhận thức về mất đoàn
kết dẫn tới bè phái cũng là điều chúng ta luôn đặt ra để phòng ngừa.
Theo tôi, thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay là
sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa
xã hội. Từ sự phai nhạt lý tưởng mới dẫn tới sự chao đảo về lập trường, quan
điểm và bản lĩnh chính trị không vững vàng.
Một vấn đề nữa cũng cần chú ý là sự thoái hóa về đạo
đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên. Sự thoái hóa ấy có thể làm cho
Đảng suy yếu về chính trị, đặc biệt là uy tín. Vì nhìn vào đội ngũ đảng viên có
một bộ phận suy thoái về đạo đức, lối sống, không gương mẫu trước quần chúng thậm chí mắc tham
nhũng, lãng phí, ăn chơi... thì khi quần chúng nhìn vào sẽ mất đi hình ảnh đẹp
về một người cộng sản. Do đó, đây là nguy cơ cần tập trung nhiều hơn, bởi mất
niềm tin sẽ mất tất cả.
Giữ nghiêm kỷ luật Đảng để phát hiện đảng viên yếu kém
PV: Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XI mới
đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Những năm sắp tới, Đảng ta hơn bao
giờ hết, phải thật sự vững vàng, giữ được bản chất cách mạng và khoa học, gắn
bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêu mến. Là cơ quan lãnh đạo cao
nhất của Đảng giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII phải thật
sự là một tập thể vững mạnh, đoàn kết thống nhất chặt chẽ, bản lĩnh chính trị
vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Ông đánh giá thế nào về bài phát biểu này?
PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc: Đó là yêu
cầu tất yếu của Đảng cầm quyền. Đây là lần đầu tiên tôi được nghe Tổng Bí thư
trình bày đầy đủ tất cả các khía cạnh, yêu cầu của Ban lãnh đạo trong nhiệm kỳ
tới.
Nhìn tổng thể, tôi có thể khái quát lại trong 4 nhóm
là: Lý tưởng-bản lĩnh; Trí tuệ; Đạo đức; Năng lực lãnh đạo quản lý và tổ chức
thực tiễn. Nếu 4 khía cạnh đó làm tốt thì sẽ hiện thực hóa những điều mà Bộ
Chính trị, Tổng Bí thư đã nêu.
PV: Bài phát biểu cũng chỉ
rõ kiên quyết không để lọt vào Trung ương những người: tham vọng quyền lực, xu
nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm,
không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị
dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; để
xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở
địa phương, đơn vị… Theo ông, làm thế nào để phát hiện và loạt bỏ những người
có những yếu tố nêu trên?
PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc: Những ý mà
Tổng Bí thư đã nêu ít nhiều đã biểu hiện trong thực tế, nên không để lọt vào
Trung ương những người có biểu hiện như vậy. Làm thế nào để ngăn chặn, phòng
ngừa tối đa những việc đó, theo tôi chúng ta phải giữ nghiêm kỷ luật Đảng và
pháp luật Nhà nước. Vì trong điều kiện hiện nay, mọi cán bộ đảng viên, tổ chức
Đảng phải hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật nên phải dùng pháp luật và kỷ
luật Đảng thì những biểu hiện kia mới bộc lộ và bị xử lý.
Những chuẩn mực mà Tổng Bí thư nêu ra rất cơ bản và
nhất thiết phải làm, nhưng làm cách nào thì đòi hỏi vai trò lãnh đạo của tổ
chức Đảng ở tất cả các cấp chứ không riêng Trung ương.
Nếu nêu như vậy nhưng vai trò lãnh đạo của tổ chức
Đảng không nghiêm, xuê xoa, dĩ hòa vi quý, thậm chí bị chi phối bởi lợi ích
nhóm, lợi ích cá nhân hay bởi quan hệ khác thì sẽ làm mất đi tính nghiêm minh.
Người nào không đạt được chuẩn mực đó thì gạt khỏi ngay thì mới mang lại kết
quả.
Bên cạnh đó, những đại biểu dù đi dự Đại hội đại biểu
toàn quốc hay Đại hội đại biểu các đảng bộ địa phương đều phải phát huy cao
nhất sự trung thực và trách nhiệm của mình khi sử dụng lá phiếu thì khi đó mới
bầu trúng được những người có đức, có tài. Bởi vì người đại biểu không phát huy
được trách nhiệm thì lá phiếu có thể bị chi phối bởi những quan hệ cá nhân, lợi
ích nhóm, quyền lực...
PV: Dư luận cho rằng, tiêu chí đưa ra đúng nhưng việc thực hiện thì
không đơn giản. Quan điểm của ông?
PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc: Tôi hoàn toàn
ủng hộ những tiêu chí, chuẩn mực đặt ra đối với các đồng chí Trung ương khóa
XII tới. Nhưng giữa tiêu chuẩn đặt ra và thực hiện trong thực tế có khoảng
cách, đòi hỏi nỗ lực, vai trò lãnh đạo kiên quyết của Đảng từ cấp Trung ương
đến cơ sở. Đồng thời trên cơ sở kỷ luật Đảng và pháp luật thì mới phát hiện
được những người không đủ tiêu chuẩn vào cơ quan lãnh đạo.
Một vấn đề cũng rất quan trọng là phải lắng nghe ý
kiến nhân dân. Dân phát hiện cán bộ tốt hay không tốt, giỏi hay không giỏi rất
chính xác, nên phải làm thế nào lắng nghe ý kiến của dân để họ góp ý chọn những
người vào các vị trí lãnh đạo từ cấp cao nhất cho tới cơ sở. Vì xét đến cùng,
theo Bác Hồ đã nói: lãnh đạo này là để lãnh đạo dân và dân chịu sự lãnh đạo ấy.
Người lãnh đạo tốt thì dân được nhờ, người lãnh đạo kém thì người dân sẽ phải
chịu hậu quả của sự kém cỏi đó.
PV: Để xây dựng Đảng ta
thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức là văn minh, để duy trì và phát huy
những thành quả của cách mạng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Xây dựng Đảng là phải
thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng”. Theo ông, Đảng ta phải
tiếp tục làm gì để thực hiện điều này?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Để đảm bảo
đúng yêu cầu của một Đảng cầm quyền, cần tập trung những vấn đề như sau:
Một là nâng cao trình độ, trang bị lý luận Mac Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng một cách bài bản cho toàn bộ
đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các cấp. Bởi vì Bác cũng đã từng dạy
rằng: Đảng không có lý luận cũng giống như người nhắm
mắt mà đi.
Hai là: luôn hoàn thiện cương lĩnh, đường lối; chống nguy cơ sai
lầm về đường lối. Trong việc hoàn thiện đường lối đổi mới thì phải nêu cao bản
lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu chính trị đã đề ra.
Ba là nghiêm túc về mặt nguyên tắc tổ chức, đặc biệt là 5
nguyên tắc mà Đảng đã tổng kết là tập trung dân chủ; đoàn kết thống nhất trong Đảng; tự phê bình và phê bình; gắn bó mật thiết với dân; Đảng và đảng viên
phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thực hiện tốt về công tác cán bộ, cụ thể qua các bước:
đánh giá cán bộ công tâm, quy hoạch đúng, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình
độ, đề bạt sử dụng cán bộ, luân chuyển và có chính sách cán bộ tốt thì sẽ tạo
được một đội ngũ rất mạnh.
Bốn là giáo dục, rèn luyện đạo đức. Đảng phải đứng ra
giáo dục đạo đức và cán bộ đảng viên tự mình học tập để rèn luyện đạo đức.
Năm là đổi mới không ngừng phương thức lãnh đạo của Đảng, sát
với thực tiễn, với dân, phản ánh đúng lợi ích dân tộc quốc gia, đồng thời năng
động sáng tạo trong tư duy, hành động.
Nếu làm tốt 5 điều trên, Đảng sẽ hoàn thành trách
nhiệm của Đảng cầm quyền.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Xin hỏi bác PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc- Nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) :
Trả lờiXóaÔ hay !!! Lạ thật thế hàng mấy chục năm đảng của bác chả luôn luôn " phê bình và tự phê bình"..."giáo dục, rèn luyện đạo đức. Đảng phải đứng ra giáo dục đạo đức và cán bộ đảng viên tự mình học tập để rèn luyện đạo đức."... rồi kêu goi cán bộ đảng viên học tập tấm gương bác Hồ là gì !!!!. Kết quả có 3 bí thư tỉnh được cấp bằng khen về đạo đức học tập bác Hồ thì có bác bí thư tỉnh , anh hùng lực lượng vũ trang VN Hồ Xuân Mãn. Người đã bị các cựu chiến binh tố khai man thành tích . Đó là sự thật !!!
Thôi xin các bác đừng "hùng biện" nữa !!!. Chính cái thể chế chính trị đảng trị của các bác đã là mồi ngon để những con người cơ hội lao vào và cũng chính cái hệ thống chính trị độc đảng toàn quyền này đã làm hư hỏng con người tốt , đoàn viên ưu tú và tất cả cán bộ đảng viên . Qúa trình hoạt động trong đảng họ đã bị biến thành "bầy sâu , đàn chuột"..." ra đường cái gì cũng phải tiền "...
Tóm lại chỉ có 2 cách :1. là Cải tổ triệt để hệ thống chính trị này. 2. là thay thế nó đi !!!
Ca 1 thoi gian dai toan DCSVN Hoc lam theo dieu bac Day .Ton kem va Ma mi Chu no co lam dau .Cung may ma no noi HOC THEO DAO DUC HCM. Neu ko thi Con ghe gom den buc Nao .Bo tay bon cho ma nay
XóaCho tôi hỏi ông PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc:Cái từ "ĐẢNG" mà ông nhắc đi nhắc lại là cái gì đấy ? nó là vật chất hay là ý thức ?, Gần đây tôi nghe cái danh :"Kinh thưa các Đ/C lãnh đạo đảng..." xin hỏi ông Đ/C nào là Đ/C lãnh đạo đảng vậy?
Trả lờiXóaTừ lâu, người VN có một đặc tính thật là khó hiểu: nếu ở ngoài đường, gặp tên cướp hay tên trộm, mọi người hò nhau đuổi đánh. Bọn trộm cướp đó kéo nhau chạy vào CHÙA, đeo râu đội mũ, mặc áo cà sa, tụng kinh niệm phật, thì mọi người lại kéo đến quỳ lạy khấn vái, dâng lễ vật để cầu xin chúng nó "ban phước lành", mặc dù biết chắc chúng nó là lũ bất lương!
Trả lờiXóaĐứa nào "vô phúc" bị bắt tại trận (như Dương Chí Dũng chẳng hạn) thì bị "tước" áo mũ, tạm nghỉ hành nghề. Còn những đứa khác chưa bị lộ thì "rút kinh nghiệm" để tiếp tục lừa đảo được lâu hơn.
"Đảng ta" ngày nay là gì? Là "tập thể" của các đồng chí Dương Chí Dũng, Trần Văn Truyền, Nông Đức Mạnh, Hồ Xuân Mãn, Nguyễn Hòa Bình, Phùng Quang Thanh và hàng triệu các đảng viên "ưu tú" khác từ trên xuống dưới, kể không xiết được! Chỉ cần nhìn vào cách "SỐNG, LAO ĐỘNG và HỌC TẬP..." của chúng là đủ biết!
Các cụ ta đã nói: "Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu". Bây giờ Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Nguyễn Viết Xuân và hàng triệu anh hùng liệt sĩ có sống lại cũng không thể nào có chỗ đứng trong cái đảng này, vì họ mới là những người cộng sản VN chân chính!
Chẳng hiểu ông Nguyễn Trọng Phú(c) này có họ hàng gì với Nguyễn Phú Trọng không nhỉ? Ông nói cứ như là "đảng ta" đang lo cho dân cho nước lắm!!!
PGS -TS Phúc học hàm về ngành gì trong đời sống xã hội? Hay cũng giống như của cụ Chọng?
Trả lờiXóana ná như nhau cả thôi
XóaHồi trước dân ta có câu "Đổi mới gì thì đổi mới đi, cứ Tư duy mãi lấy gì mà ăn". Túm lại, những lý thuyết của ông Phúc nhàm quá rồi, các vị hãy làm đi cho dân nhờ. Đời người có hạn, không chờ được đâu các vị "Thánh" ơi. Mệt mỏi lắm rồi.
Trả lờiXóaCác nghị quét đại hội đảng hò hét rầm rầm còn không ăn ai . Năm cái " Là " của ông Phúc thì ăn nhằm gì . Hỏng hết từ lâu rồi . Các ông toàn hót như chim , lượn như diều .
Trả lờiXóaÔng Phúc , xin ông đừng nói suông và giáo điều mãi nữa . Mong cái đảng của ông sớm giả tán nhanh đi cho dân được nhờ .
Trả lờiXóaTai sao 40 nam roi ko mo mat ma phai tin may ngaiLDDCSVN nay.No dau muon diec tham nhung Quan lieu.neu diec tru lay dau vo con no thu huong, Neu thuc tam no chi can Cong bo trong ki hop va tren dai bao .CB nao vi pham luat du nhe nang dieu Cach chuc khai tru Dang .Cao hon tich thu gia sang .thi Cha thang nao dam .Nhu su phu no TQ da lam
Trả lờiXóaĐẢNG hôm nay trở thành Nhóm lợi ích lãnh đạo , đương nhiên là Đảng viên phải nói tốt cho đảng , bảo vệ đảng , chỉ vì quyền lợi bản thân đặt trên quyền lợi Dân tộc . Như điều 4 Hiến pháp xác định .
Trả lờiXóaChính điều 4 của Hiến pháp bất minh , tạo nên nhiều chuỗi bất minh kế tiếp nhằm tạo sức mạnh độc quyền cho đảng . Đảng trở thành chổ dựa dẫm cho phi pháp và tội lỗi của Đảng viên .
Một tập thể Công An chỉ biết còn đảng còn mình , xử dụng quyền bảo vệ trật tự an ninh xã hội , thành vũ khí xâm phạm trắng trợn nhân quyền của người dân là một bằng chứng , một vết nhơ , tạo nên những ẩn ức và bất mãn của dân với chính quyền XHCN .
Đi tìm một cách vận hành cho ĐẢNG trong sạch , trước hết phải xoá điều 4 trong hiến pháp , chấp nhận đa đảng để đảng có điều kiện cạnh tranh thì mới có sức mạnh cơ bản . Chẳng khác chi người bị bệnh bại liệt , tham nhũng trong Đảng cần phải tập vật lý trị liệu đa đảng , không dám đối diện , đương nhiên bại liệt tham nhũng suốt đời cho đến chết .
Cơ bắp Bộ chính chính với khoảng 20 Uỷ viên , không đủ sức chống chọi vận hành cùng 200 Uỷ viên Trung ương . Tỷ số 1/10 bị nguyên tắc dân chủ đầu phiếu đè bẹp . BCT bất lực trước Ban chấp hành Trung ương Đảng . Sự sắp xếp nhân sự giờ đây lệ thuộc vào Ban chấp hành Trung ương Đảng , lệ thuộc vào các tập thể Tư Bản Đỏ tại Trung ương Đảng .
Cái lỗi hệ thống được nhắc đến nhiều , nhưng tâm lỗi là điều 4 hiến pháp không dám đụng đến , không dám thừa nhận , thì cái lỗi hệ thống phi pháp lý của hiến pháp nó sẽ phá nát cái Đảng , cái nhà nước , cái dân tộc này . Bởi vì cái tâm lỗi mang bản chất của một hệ thống ĐỘC TÀI , mà đã Độc tài thì phải đồng hành cùng tham nhũng và hối lộ khi kinh tế bắt đầu khởi sắc .
nôi "phê và tự phê" là 1 chuyện ngu ngốc như ....đi xây dựng CNXH vây ...hay theo lý tuởng CS (làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu) ...vì chả hiểu gì về con người cả
Trả lờiXóachỉ có cơ chế/luật pháp và lợi ích cá nhân mới ràng buộc được con người
Giờ này mà còn ngồi đấy
Trả lờiXóaMột là nâng cao trình độ, trang bị lý luận Mac Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng một cách bài bản cho toàn bộ đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các cấp.
các con chuột bụ kia chẳng con nào là không có mớ bằng "lý sự cùn chính trị cao cấp" rồi à ?
Thế giới đã ném Marx lenin vô sọt rác từ lâu rồi mà còn trang bị ...
ở nhà ông mua đt đời mới hay Nokia đời đầu ? ông mua xe đời mới hay mua .lada đời 75 thế ?
ông im thì không ai biết ông cũng thuộc loại đỉnh cao trí TỆ nhu bao lãnh đạo khác ..
Hậu họa là do chính cái chủ nghĩa không tuởng CNXH và điều 4 do đảng của ông gây nên thôi ....
Trả lờiXóagiò này mà còn cố tình không hiểu ...
Đây là một gã DLV già không nên nết! Những kẻ như gã đang dìm đất nước xuống hố sâu!
Trả lờiXóaChuẩn , tay này chém gió nói phét kg đúng lúc , tôi đố kỷ luật tới nơi tới chốn đc bất kỳ ai đấy! Thượng bất chính thì còn kỷ luật , xử lý đc ai , vỡ bình như chơi !
XóaLại một ông lú nữa
Trả lờiXóaPGS.TS Nguyễn Trọng Phúc chuyên môn về ngành nghề gì? nghề của ông Phúc có đóng góp gì cho xã hội không, hay chỉ ăn tục nói phét, ăn bám xã hội?
Trả lờiXóaLam nghiem tuc la cam 'bon cho' di san moi thi bon 'tho san' lay gi ma an. Nhan dan bay gio khac gi nhung 'con moi' cua chung no
Trả lờiXóađã là đảng viên thì đạo đức CM đầy mình đảng viên muốn trở thành người tốt thì đi học đạo đức truyền thống
Trả lờiXóaVô Phúc!!!
Trả lờiXóa