*
VÕ LONG TRIỀU
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân
Oánh tuyên bố ngày 8 tháng 5, 2015 nguyên văn như sau: “Trung Quốc có quyền lập ADIZ,
quyết định về việc này tùy thuộc vào hiện trạng an toàn hàng không có bị đe dọa
hay không và bị đe dọa tới mức nào.” ADIZ là chữ tắt của Air Defence
Identification Zone nghĩa là vùng nhận dạng phòng không buộc các phi cơ bay
ngang vùng phải thông báo và tuân theo lệnh kiểm soát của Trung Quốc.
Hai chữ “tùy thuộc” của ông Hoa Xuân Oánh là một quả
bóng dò đường, xem phản ứng của thế giới như thế nào. Ðó là thủ thuật của Trung
Quốc, từ từ lấn bước kiểu tằm ăn lên, từ khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên
“đường chín đoạn” hay cái “lưỡi bò” liếm trọn 80% vùng biển Ðông. Kiểm điểm lại
thủ thuật và hành động lấn bước của Trung Quốc người ta nhìn lại quá khứ. Thoạt
đầu Trung Quốc đánh chiếm bãi đá Garma của Việt Nam 1988, các quốc gia có tranh
chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và các cường quốc trên thế giới im hơi,
xem đó là chuyện nội bộ của Trung Quốc-Việt Nam.
Thời gian ngắn sau đó, Bắc Kinh đụng chìm ngư thuyền
Việt Nam , cấm đánh bắt cá
trong vùng, kể cả đối với ngư phủ Philippines . Rồi ngang nhiên ra
lệnh cấm đánh bắt kể từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8 năm 2012, bao trùm
các khu vực từ vĩ tuyến 12 ngược lên phía Bắc, lệnh cấm có giá trị đối với mọi
quốc gia. Các cường quốc trên thế giới, đặc biệt Hoa Kỳ, phê bình lấy lệ và
tuyên bố không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền.
Ðược nước, Bắc Kinh ngang ngược hơn, cắt dây cáp hai
tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam, Bình Minh và Viking II, rồi lại kéo giàn
khoan HD 981 của mình đặt trong vùng tranh chấp Hoàng Sa. Thế giới chỉ trích
mạnh mẽ, Bắc Kinh xuống nước, chờ cho mọi chuyện lắng dịu. Ngày 23 tháng 11 năm
2013, Trung Quốc công bố vùng nhận dạng phòng không ADIZ bao trùm biển Ðông và
cả khu tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản và Ðại Hàn. Các quốc gia Châu Á lo
ngại, thế giới xôn xao nghi ngờ hành động gay cấn này phương hại đến an ninh và
hòa bình trong vùng. Dư luận đặt nhiều dấu hỏi. Rốt cuộc Mỹ cũng khuyên các phi
cơ dân sự của mình nên thông báo khi bay qua vùng phòng không để tránh mọi đụng
chạm có thể gây tai họa lớn.
Ðo lường được thế mạnh của mình, Trung Quốc ra công
bồi đắp các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa biến thành những hòn đảo nhỏ và đặt
cơ sở quân sự có bến cảng và sân bay. Theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ, Trung
Quốc đã bồi đắp “với tốc độ nhanh và quy mô lớn” hơn 800 mẫu tây đảo tại Trường
Sa. Những bãi đá thuộc chủ quyền của các nước khác, nay Bắc Kinh nhận của mình
vì chính họ bồi đấp. Riêng tại bãi đá Chữ Thập, sân bay và hải cảng quân sự
được thành lập vững chắc cùng với các hệ thống truyền tin đầy đủ, khiến dư luận
thế giới tiên đoán rồi đây khi kiện toàn mọi hệ thống kiểm soát, Trung Quốc có
thể tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ. Ðiều mà chính phát ngôn viên
Hoa Xuân Oánh công bố ngày 8 tháng 5, 2015 vừa qua.
Thế giới lo ngại, Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc gây bất
ổn, đe dọa an ninh hòa bình thế giới. Ngoại trưởng Úc Châu, bà Julie Bishop,
tuyên bố “Trung Quốc không nên thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ADIZ
tại biển Ðông.” Bà ngoại trưởng Úc nhấn mạnh, “Các nước Ðông Nam Á hết sức lo
ngại” trước dự định của Bắc Kinh.
Nhiều phản ứng khắp nơi khiến Bộ Ngoại Giao Trung Quốc
tạm thời xuống nước, ngày 8 tháng 5, phát ngôn viên của bộ lên tiếng bác bỏ tin
tức cho rằng Bắc Kinh dự định lập vùng ADIZ ở biển Ðông. Dù bác bỏ nhưng Bộ
Ngoại Giao vẫn khẳng định Bắc Kinh có quyền làm như vậy nếu cần. Một sự phản
ứng phân hai, một là để làm giảm bớt những sự chỉ trích phê bình quyết liệt
đang xôn xao trên trường quốc tế, hai là vẫn mở ngỏ sẽ hành động theo dự tính
của mình nếu cần. Sự nhún nhường giả tạo của Bắc Kinh còn thể hiện qua lời đề
nghị Hoa Kỳ được quyền sử dụng sân bay hải cảng tại Trường Sa, Hoàng Sa với mục
đích cứu nạn khi cần. Dĩ nhiên Hoa Kỳ lập tức từ chối, biết rằng nếu thuận là
công khai nhìn nhận hành động phi pháp của Bắc Kinh.
Giáo Sư Richard Heydarian, người Philippines chuyên
gia về biển Ðông, cho rằng “cái sườn” của vùng phòng không đã được thiết lập
dựa trên các hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc. Ông nhận xét đúng, chắc rồi
đây Trung Quốc sẽ công khai tuyên bố lập khu ADIZ tại biển Ðông, vấn đề chỉ là
thời gian chờ xem phản ứng lơ là hay quyết liệt của Hoa Kỳ và đồng minh. Trong
khi nhiều biến cố đang trói tay Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu như, giặc khủng bố
của Hồi Giáo IS, quân ly khai của Ukraine được Nga ủng hộ, các vấn đề Iran,
Iraq, Israel, Afganistan, Syria không cho phép Hoa Kỳ thực hiện chính sách xoay
trục về Á Châu. Riêng Nhật, Úc, Ấn Ðộ dù có liên minh cũng chưa sẵn sàng đương
đầu với Trung Quốc. Thực tế Bắc Kinh có thể một mình múa gậy vườn hoang tại
vùng Châu Á.
Cho dù mới đây Lầu Năm Góc có loan báo, “đang xem xét
phương án gởi chiến đấu cơ và chiến hạm của Mỹ đến vùng biển Ðông để bảo đảm
quyền tự do lưu thông hàng hải,” trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh việc bồi
đắp các đảo đang tranh chấp. Thật ra chỉ là một sự lên tiếng cầm chừng của Mỹ,
hay là một sự thấu cáy suông, bởi vì nếu làm thật Lầu Năm Gốc không cần lót hai
chữ “xem xét.” Cũng như tháng 11 năm 2013 Trung Quốc tuyên bố lập khu ADIZ, Hoa
Kỳ liền cho hai chiếc B52 bay qua mà không cần thông báo, rồi cũng thôi đâu vào
đó. Trung Quốc vẫn tiếp tục lấn tiến từng bước theo đúng thủ thuật của mình.
Vấn
đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, Việt Nam chỉ hô hào gượng gạo để làm
giảm bớt tinh thần chống Trung Quốc xâm lăng, kỳ thật Hà Nội đã ngả vào tay Bắc
Kinh từ lâu. Ðài Loan có chiều hướng sẽ tái nhập với Lục Ðịa, còn lại Philippines , Brunei ,
Malaysia
không đáng kể so với chủ trương bành trướng bằng vũ lực của Bắc Kinh. Do đó cái
lưỡi bò của Trung Quốc sẽ liếm trọn biển Ðông dù phải chờ đợi thời gian để gậm
nhấm từng phần, dù phải giả dại qua ải, để tránh sự can thiệp trực tiếp của các
cường quốc Tây phương.
Chủ Tịch Tập Cận Bình hứa sẽ thực hiện giấc mơ Trung
Quốc, ông đang củng cố nội bộ, thắt chặt quyền hành, hun đúc chủ nghĩa dân tộc,
kích thích lòng dân, cho đến khi Bắc Kinh trở thành cường quốc mạnh nhứt về
kinh tế và quân sự, chừng đó sẽ có một sự áp đặt trật tự thế giới mới của kẻ
mạnh. Sẽ có một loại “sen đầm quốc tế” theo kiểu Hoa Kỳ hành xử giữa thế kỷ XX.
Chừng đó các cường quốc không cùng phe với Trung Quốc sẽ nhồi nắn thành một
liên minh đối trọng với Bắc Kinh. Giống như hai phe Cộng Sản và Tư Bản đối chọi
nhau thời Chiến Tranh Lạnh từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến đến hết thế kỷ XX. Cũng có
lúc thế giới run sợ chiến tranh lạnh có thể trở thành nóng, như vụ Nikita
Kroutchev chuyển hỏa tiễn sang Cuba ,
hay vụ chiến tranh trên các vì sao.
Trong tương lai hai khối Trung Quốc và Tây phương kình
chống nhau trên biển Ðông và Thái Bình Dương, nếu không may có nổ súng cục bộ,
vì một bên hà hiếp quá đáng, vì mất hòa khí, hay vì bất cẩn xẩy ra tai nạn, tất
cả đều có thể gây ra thế chiến thứ ba. Chừng đó các quốc gia sẽ tự hủy diệt đất
nước và môi trường sống của mình bằng những vũ khí nguyên tử của nhiều nước
đang chất đầy kho. Mông rằng các nhà lãnh đạo thế giới không vì tranh giành
quyền lợi vật chất quá đáng, không vì tranh mạnh yếu hơn thua, mà vô tình thiêu
đốt dân tộc mình đồng thời hủy diệt đất nước mình đang sống.
VLT/NVO
-------------
Trong ngày ăn mừng 70 năm chiến thắng Phát xít Đức tại Mạc Tư Khoa. Tập Cận Bình có gởi toán quân tham dự diễn hành chung. Cùng với vợ ngồi cạnh Putin trên khán đài duyệt binh danh dự. Thì bây giờ trung Quốc đã có Nga chống lưng đằng sau và lảnh đạo VN chỉ lên tiếng suông cho là có nhà nước lo nhân dân đừng lo,thì Trung Quốc còn sợ gì nữa mà không dám đặt. Biển đông VN là sẽ do Nga Tàu chia chác. VN chỉ là con bù nhìn thôi. Nghe TBT Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn tại Hà Nội ngày hôm nay đó. Tất cả cắc cấp lảnh đạo đều có mặt . :D
Trả lờiXóahttp://www.kritisches-netzwerk.de/sites/default/files/u17/Vladimir_Wladimir_Putin_Xi_Jinping_Volksrepublik_China_Russland_Russia_Red_Square_Moskau_Moscow_Russia_Roter_Platz_Kremlin_Eurasien_BRICS_Kritisches-Netzwerk.jpg
Đại Hán chơi trò ''thò lò sử lịch'' nơi Biển Đông
Trả lờiXóaChơi trò ''thò lò sử lịch'' nơi Biển Đông :
Đại Hán lòi Tào Tháo tào lao bềnh bồng !
Bắc Kinh cố tạo hàng giả phục vụ thâm đích :
Hòng lập chủ quyền vớ vẩn trên biển trên không !
Khựa đang cải tạo bãi đá thành đảo nhân tạo
Xói mòn lòng tin cùng đe dọa Hòa bình Biển Đông
Bày trò bằng chứng giả thời nhà Đường nhà Hán
Gốm sứ lụa Tàu chìm đáy Nam Hải mênh mông
Nghịch lý ngành vận tải biển của Chệt thuở ấy
Chỉ toàn thuyền mành thuyền nan con số không !
Như truyện Chí dị xóa sổ Sự thật Kha Luân Bố
Dựng lên Đề đốc Thái giám Trịnh Hòa cướp chiến công
Thật rõ ràng thời chưa có tầu biển Tàu xuất hiện
Làm sao lại có thể tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông ?
Làm gì có chứng cứ khảo cổ hàng hải từ nhà Hán ? ? ?
Từ cuối thế kỷ 13, Tàu mới bắt đầu vượt biển qua sông
Nhờ Thuyền trưởng Bồ Đào Nha bác Châu Viên (1) nhắn hộ
Quanh bãi đá ngầm cưỡng chiếm đồ gốm Tàu hề như không !
TRIỆU LƯƠNG DÂN
(1) Một trong những bãi đá ngầm Châu Viên (Cuarteron Reef) bị Tàu chiếm
đóng trái phép, được gọi theo tên vị Thuyền trưởng Cuarteron người Bồ
Đào Nha Châu Viên (Cuarteron)