Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

'Việt Nam tiếp khách một tháng bằng châu Âu chi một năm'

Dù nguồn vốn dưới hình thức nào, con cháu đều phải trả! Do đó, nguồn vốn vay hay viện trợ đều phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích.
- PV:- Có chuyên gia cho rằng, sự lãng phí cho tiếp khách, hội họp... như trên không đáng kể gì so với nhiều dự án ngàn tỉ đang bị bỏ hoang, chi phí làm đường cao tốc đắt hơn Mỹ, công trình hoành tráng quá cỡ, lãng phí nhiều nhất trong đầu tư công... nhưng chính sự tùy tiện trong việc dùng ngân sách là căn nguyên của những lãng phí lớn hơn nói trên. Ông có đồng tình với ý kiến đó không và vì sao?
Gs.Ts Đặng Đình Đào, Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội.
- GS.TS Đặng Đình Đào: Tôi cho rằng sự lãng phí cho tiếp khách, hội họp, “bôi trơn” … không phải là một khoản nhỏ, nhất là đối với một nước nông nghiệp còn nghèo như nước ta. Trong khi người dân còn rất nhiều khó khăn, hưởng lợi từ thành quả đổi mới chưa nhiều thì không thể xem nhẹ chuyện lãng phí dù chỉ một đồng và càng không không thể coi là không đáng kể gì?
Tất nhiên khi so với nhiều dự án ngàn tỷ đồng đang bị bỏ hoang, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng còn cao hơn rất nhiều các nước trên thế giới, lãng phí trong đầu tư công lớn, ta càng thấy phải đặt ra yêu cầu bức xúc trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước phải thật nghiêm minh và có hiệu quả hơn; Thực hiện luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí phải đi vào thực chất hơn, không theo kiểu đăng ký tiết kiệm phong trào như hiện nay.
Phải thẳng thắn, sự lãng phí cho tiếp khách, hội họp hay các dự án nghìn tỷ bị bỏ hoang, nhiều công trình vừa khánh thành đã hư hỏng, xuống cấp đều là có tội với người dân. Vì đó là nguồn tiền do dân đóng thuế mà có.
- PV:- Thưa ông, nhiều người cho rằng cái khó của Việt Nam là rất nhiều công trình đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu dựa vào nguốn vốn vay, nguồn viện trợ nên phải chịu các ràng buộc. Còn việc hào phóng chi tiêu cho việc hội họp lễ tân đâu đó vẫn được xem như sự đảm bảo về năng lực tài chính và tiềm lực quốc gia. Quan điểm của ông như thế nào? Nếu như vậy thì muốn giảm bớt sự xài sang của Việt Nam đi có đơn giản hay không?
- GS.TS Đặng Đình Đào: Đúng là nhiều công trình đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu dựa vào vốn vay, nguồn viện trợ nên phải chịu những ràng buộc nhất định. Nhưng điều đó không thể biện minh cho sự thất thoát và lãng phí, có thể nói là rất lớn trong đầu tư xây dựng công trình như hiện nay.
Trong kinh tế thị trường, “Không có cái gì là cho không cả và đã cho không thì không có giá trị” nên dù nguồn vốn dưới hình thức nào thì con cháu chúng ta cũng đều phải trả! Do đó, nguồn vốn vay hay viện trợ đều phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
Theo tôi, chính do cách quản lý sử dụng vốn như hiện nay mới có hiện tượng “Chạy dự án” đủ các kiểu ở Việt Nam. Còn việc hào phóng chi tiêu cho hội họp, lễ tân đâu đó thì cũng là tiền từ ngân sách nhà nước, tiền đi vay mà có nhưng vẫn còn nhiều người coi đó như là một sự thể hiện cho năng lực tài chính và tiềm lực của mình?.
Đã có nhiều dự án chưa triển khai, chưa đi vào hoạt động nhưng chủ doanh nghiệp đã chi hàng chục tỉ đồng để mua xe hạng siêu sang, xây dựng cơ sở hoành tráng nhưng cuối cùng rồi phá sản!
Rõ ràng là muốn giảm bớt sự xài sang của Việt Nam đi là cả một quá trình và là điều không hề đơn giản chút nào?
- PV:- Bộ Tài chính vừa mới thừa nhận, nợ công của Việt Nam đã gần sát ngưỡng Quốc hội cho phép nhưng trong điều kiện hiện tại chúng ta vẫn tiếp tục phải đi vay thêm. Ông bình luận như thế nào về phát biểu trên? Tư duy của người quản lý túi tiền quốc gia như vậy có khiến ông kỳ vọng sẽ có một chiến lược thắt chặt chi tiêu, giúp Việt Nam dần thoát khỏi vòng luẩn quẩn nợ nần?
- GS.TS Đặng Đình Đào: Đúng là Bộ tài chính luôn cho rằng, nợ công của Việt Nam hiện nay là không đáng lo ngại và hiện vẫn ở dưới mức cho phép là 65%. Tuy nhiên, đó là do quan niệm chưa thống nhất về nợ công.
Nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước không được nhà nước bảo lãnh, nợ đọng xây dựng cơ bản… Cho nên sự thừa nhận đó chưa phản ánh đúng nguy cơ thực tế. Theo tính toán của nhiều chuyên gia, nếu tính đủ nợ công phải lên tới gần 100% GDP.
Trong điều kiện như vậy, chúng ta lại phải tiếp tục đi vay thêm mà các khoản vay đó lại chủ yếu là để trả nợ. Hơn nữa, theo các chuyên gia, trong cơ cấu, nợ ngắn hạn rất lớn, tốc độ tăng nợ lại nhanh hơn tốc độ tăng GDP … nên rõ ràng nợ công đe dọa an ninh tài chính quốc gia.
Nhưng một khi mà chưa nhận rõ được nguy cơ thực sự của nợ công thì rất khó mà có được một chiến lược thắt chặt chi tiêu, giúp Việt Nam dần thoát khỏi cảnh nợ nần.
-  PV: - Xin cảm ơn Giáo sư đã trả lời phỏng vấn!
Vũ Lan/ĐVO
 
-------------

9 nhận xét:

  1. Các nước họ vận hành xã hội bằng sự tự giác, tôn trọng đạo lý của mỗi con người. (Năm ngoái qua Paris, vì lệnh giờ nên đé3 giờ sáng tôi chưa ngủ được, ra ban công khách sạn nhìn xuống ngã tư thấy vắng ngắt, chỉ 1 bóng người đàn ôn tôn trọng đứng đợi đèn đỏ, chờ đến khi đèn xanh bật mới âm thầm đi qua. Nhắc lại, trong khi không hề có bóng dáng 1 chiếc xe.
    Còn VNcs chỉ biết đưa ra "chế tài, kiểm soát" vô tác dụng. Cái gốc là lòng dân thì bị chặt chém không thương tiếc!

    Trả lờiXóa
  2. Den luc kho vay tien nuoc ngoai, ngan sach sap vo moi bay dat ho hao 'quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích' thi muon qua roi
    Ma co ho hao thi cung chang thang nao nghe vi chung nghi rang : Dang nao cung vo nen tranh thu cuop duoc cang nhieu cang tot

    Trả lờiXóa
  3. Đoàn Kiểm toán Nhà nước đến một UBND huyện. Hỏi: "Tại sao các anh chị tiếp khách hết nhiều vậy, bình quân một tháng tới hơn 300 triệu? Vậy là mỗi ngày hết hơn chục triệu tiếp khách? Tài chính công đang tăng nặng đấy!".
    Chủ tịch huyện nói: " Trời ơi, khách đến huyện tôi nhiều lắm. Mỗi ngày tiếp 5-6 đoàn. Mỗi bữa ăn chỉ 2-3 triệu, thế là vèo!"
    Chiều, Chánh văn phòng UB đưa cho mỗi vị trong đoàn một phong bì : "Tiền xăng xe ấy mà". Sáng hôm sau, đoàn kiểm toán làm việc, biên bản trơn tru: Kết luận chi tiêu hợp lý, đúng quy định. - Lạy Chúa . A Men!

    Trả lờiXóa
  4. Mấy bác rỗi nghề ngồi soi mói chuyện tiếp khách - ăn uống vặt vãnh cỏn con.
    Người ta bảo nói về miếng ăn nên tránh đi ...
    Tại sao chuyện làm con ốc vít bán cho Hàn các bác không bàn, đi bàn những chuyện khách khứa, ăn uống nhạy cảm.
    Tiếp khách cũng là khuyết khích tiêu dùng, tạo công ăn việc làm - từ kẻ bán rượu, bán bia, đến đầu bếp, bồi bàn vv...
    Sao các bác không chỉ ra mặt lợi mà lại soi mói mặt tốn kém?
    Còn cái chuyện đầu tư XD để hoang hóa các ông nhìn ngắn lắm - hoang đâu mà hoang chúng tôi xây cho thế hệ sau dùng chứ đâu xây cho các ông dùng!
    Con cháu sau này sử dụng gia sản đàng hoàng đời trước để lại mới có sức khỏe lao động trả nợ chứ!
    Mệt quá, dạo này hình như dân tình có vẻ không còn biết sợ công an nữa thì phải - soi mói nhiều quá.

    Trả lờiXóa
  5. Lớn xa hoa kiểu lớn, nhỏ xa hoa kiểu nhỏ nào ai chịu kém ai. Cờ quạt, khẩu hiệu, văn nghệ chào mừng, vòng hoa lẳng hoa, ghế ngồi thì như ngai, như án, lễ khởi công, đặt đá, lễ mừng công khánh thành ngựa xe như nước, tiền rải như lá bay, khách mời liên tục hết đoàn này đến đoàn khác.... Ôi ! thế cả.

    Trả lờiXóa
  6. Các anh hùng bàn phiến tịt ngòi rồi nhỉ?
    Xin thưa : hàng tháng các ngài làm giá xăng, điện, nước...tăng vù vù để làm gì nhỉ?
    Ngoài làm dự án để được lại quả từ 10 đến 30 % ( trong đó không thể bỏ qua các quan tài chính, kế hoạch...) Hàng năm kế hoạch tài chính của các cấp chính quyền, các ngành hanh chính sự nghiệp thường làm kế hoạch chi tiền cho hoạt động cao hơn thực tế, chi không hết cuối năm đưa vào khoản đã tiết kiệm chi để thưởng cho nhau...Các vị không khó kiểm chứng đơn giản là các vị kế toán ở UBND các cấp. cán bộ tài chính các cấp họ đều giàu có lớn là do tiền lương ư?
    Các chuyến công du nước ngoài mỗi vị đi kéo theo hàng đoàn đông đảo không biết để làm gì? có việc cả đấy...ai quan tâm đến công việc quốc gia mới thấy thường cuối các nhiệm kỳ sao mà quan hệ quốc tế phát sinh nhiều thế không biết? chắc các vị cố làm cái công việc để khóa sau khỏi phải làm đây mà. Người có tâm huyết mới thấy có lẽ bộ ngoại giao và các đại sứ quán chỉ ăn và nằm ngủ rồi lĩnh lương nên mới bận lòng lãnh đạo lắm ta.
    Đất nước mình ngoài các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thì chắc không thiếu nạn rửa tiền vì một nền quản trị quốc gia rất mở ( nhưng có việc rất bóp nghẹt là tự do ngôn luận), chắc cũng không thiếu gì tiền trong nước ai đó CHÔM được tuồn ra đâu đó rồi mượn vài anh nào đó lập doanh nghiệp vào đầu tư.... chao ôi nói ra còn nhiều vô thiên lãng.
    Trong thực trạng như thế thì người dân khôn vặt, đố kỵ, xâu xé lẫn nhau, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại là có thật chứ không phải nói vống lên. thế mới biết làm quan lúc này, thời này quá sướng nên con em các vị cứ bỏ hàng trăm, hàng tỉ để vào làm công chức... thôi nói bấy nhiêu thôi kẻo mấy chú an ninh mất công theo dõi bác Bồng nhỉ?

    Trả lờiXóa
  7. Tôi rất đồng tình vay gì thì rồi cũng phải trả, đời ta không trả thì con cháu chúng ta phải trả. Bây giờ các xếp dùng tiền vay để thực hiện các dự án, các xếp chủ đầu tư hưởng hoa hồng 10%+ thất thoát các cấp từ TƯ tới địa phương khoảng 20%+Nhà thầu hưởng loại khoảng 30%+40% còn lại vào công trình(Xong)

    Trả lờiXóa
  8. Trương Minh Tịnhlúc 11:01 20 tháng 5, 2015

    Chỉ có dân chết. Tha hồ mà đụng xe.Bệnh viện 3 người nằm "thoải mái" 1 giường.

    Trả lờiXóa
  9. Phần nhiều, lợi dụng cái gọi là "Quỹ tiếp khách" để xà xẻo của công, tư túi hợp pháp, chứng từ hóa đơn giả để hợp thức hóa cho thủ đoạn lợi dụng chức quyền tham ô, tham nhũng!

    Trả lờiXóa