Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Vừa ra đời đã chết yểu – Siêu dự án đắp chiếu - Nhà máy nghìn tỷ bỏ hoang

Các máy móc được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang nằm im bất động trong nhà máy.
Nhà máy sản xuất Ethanol Bình Phước (thuộc xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, Bình Phước) được khởi công xây dựng từ tháng 3/2010 do  Tổng Cty Dầu khí VN (PV Oil), Tập đoàn Công nghiệp Itochu (Nhật Bản) và Cty Licogi 16 (trong đó: Itochu chiếm 49%, PV Oil chiếm 29% và Licogi 16 chiếm 22% ) làm chủ đầu tư. Nhà máy có tổng vốn đầu tư khoảng 85 triệu USD (tương đương 1.700 tỷ đồng), công suất 100 triệu lít/năm, tiêu thụ khoảng 240.000 tấn sắn lát khô/năm, được chính quyền địa phương cũng như người dân nơi đây đặt nhiều kỳ vọng cho sự phát triển kinh tế Thế nhưng từ khi được đưa vào chạy thử nghiệm đã gặp không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu và đặc biệt là không có đầu ra cho sản phẩm dẫn đến thua lỗ sau đó phải ngưng hoạt động.
Kỳ vọng về siêu dự án bên rìa miền đông
Nhà máy được xây dựng đi vào hoạt động sẽ tạo được công ăn việc làm cho hàng trăm người dân địa phương, không những vậy nó còn mang lại hy vọng cho hàng trăm ngàn hộ dân chuyên cây mì ở Bình Phước và các tỉnh Nam Tây Nguyên.
Sau gần 2 năm thi công nhà máy nghìn tỷ đã hoàn thành và đi vào chạy thử nghiệm. Tuy nhiên thực tế lại không như mong muốn khi xăng sinh học Ethanol được sản xuất ra lại không có nơi tiêu thụ, công nhân nghỉ việc, nhà máy phải tạm ngưng hoạt động.
Chị Phạm Thị Mỹ Lệ (37 tuổi, thôn 8 xã Minh Hưng, Bù Đăng) cho biết: Trước đây chị sống ở xã Đức Liễu sau khi nhà máy xây dựng xong chị cùng chồng quyết định chuyển qua sống gần nhà máy để mở một quầy bán cơm, đồ uống cho công nhân. Lúc đầu nhà máy đang hoạt động có đông công nhân nên thu nhập cũng đều đều, nhưng khoảng hơn 1 năm nay nhà máy ngưng hoạt động, công nhân không còn một ai chỉ có vài nhân viên bảo vệ và một số người bảo dưỡng máy móc trang thiết bị cho nhà máy.
Do nguồn thu nhập từ việc bán cơm, đồ uống cho công nhân không còn, rẫy nương cũng không có nên hiện tại chồng chị phải đi làm xa kiếm tiền gửi về cho con ăn học, còn chị thì vẫn cố cầm cự qua ngày chỉ mong nhà máy sớm họat động trở lại.
“Trước đây xung quanh có gần 10 hộ gia đình chuyển đến để mở cửa hàng bán đồ phục vụ cho công nhân, từ khi nhà máy đóng cửa các hộ này cũng bỏ đi hết”, chị Lệ chia sẻ.
Chị Hoàng Thị Huyền (44 tuổi, thôn 8 xã Minh Hưng, Bù Đăng) từng là công nhân của nhà máy cho biết: “từ khi bắt đầu xây dựng lãnh đạo nhà máy tổ chức họp dân và thông báo sẽ ưu tiên tuyển những người dân địa phương vào làm công nhân cho nhà máy. Khoảng 2 năm nhà máy xây xong và đi vào hoạt động tôi vào làm công nhân cho nhà máy lương tháng cũng được khoảng 6 triệu đồng/tháng so với trước đây làm nông nghiệp cũng đỡ vất vả hơn mà thu nhập cũng cao hơn”.
“Tôi làm được khoảng 1 năm thì nhà máy cho nghỉ việc vì lý do không có đầu ra cho sản phẩm nên thua lỗ phải tạm ngưng hoạt động và hứa với tôi khi nào nhà máy hoạt động trở lại sẽ gọi tôi đi làm lại, nhưng đến nay đã 2 năm mà tôi vẫn  không thấy ai gọi đi làm lại cả”, chị Huyền cho biết thêm.
Chưa kịp khánh thành đã lâm cảnh “đắp chiếu”
Theo điều tra của PV báo điện tử Tầm Nhìn, xung quanh khu vực nhà máy cây cỏ mọc lên um tùm, một số hạng mục đã bắt đầu gỉ sét theo thời gian…bên trong nhà máy mọi thứ bất động, cửa đóng then cài, công nhân không có mà chỉ có một số nhân viên bảo vệ đi lại trông coi tài sản nhà máy không bị mất trộm.
Trên một diện tích gần 50ha, các máy móc trang thiết bị được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng chỉ nằm im bất động, ngày ngày phơi nắng phơi mưa gây nên sự lãng phí rất lớn.
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Tuyển – Phó chủ tịch UBND xã Minh Hưng cho biết, khoảng gần 1 năm nay nhà máy đã ngừng hoạt động nguyên nhân do không có đầu ra cho sản phẩm xăng sinh học sản xuất ra không có nơi tiêu thụ. Trước đó nhà máy vẫn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, công suất đạt khoảng 30%, hoạt động mang tính chất cầm chừng.
Ông Tuyển cho biết thêm: “Nếu nhà máy hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người dân nơi đây, ai có bằng cấp thì vào làm bên kỹ thuật nhân viên, còn ai không có bằng cấp thì làm công nhân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển… nên chúng tôi hy vọng nhà máy sẽ sớm hoạt động trở lại”.
Trên thực tế, xăng Ethanol được đưa ra sử dụng thử nghiệm trên thị trường không thu hút được khách hàng, giá thành của xăng sinh học cũng cao hơn giá xăng dầu truyền thống nên người dân cũng ít sử dụng.
Nguyễn Phương Nam (VP Ban chỉ đạo Tây Nguyên)/Tamnhin.net
---------------

6 nhận xét:

  1. Cứ như thế này thì dân giàu nước mạnh sao được ! Chống ngoại xâm sao được ! giữ gìn toàn ven lãnh thổ sao được !?

    Trả lờiXóa
  2. Trương Minh Tịnhlúc 20:28 15 tháng 1, 2015

    Kinh thật. Toàn quốc có bao nhiêu dự án như vậy ? Chịu sao thấu ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tầm nhìn chiến lược , đi tắt đón đầu , kế hoạch đến năm 2050 . Người đọc không chịu trách nhiệm về những gì viết trong nghị quyết đại hội ! Tiền xây dựng nhà máy là các ÔNG CHỦ phải chịu chứ đày tớ có bỏ ra xu nào đâu mà lo !

      Xóa
  3. dự án đã đạt yêu cầu rồi mà không ai biết thôi : đã có nhiều con em lãnh đạo đi học nước ngoài rồi ..

    Trả lờiXóa
  4. Ối giời! Nếu bác Bồng đồng ý , mọi người cùng nhau phát hiện , chụp ảnh lập hồ sơ những công trình bỏ hoang kiểu này (thậm trí còn nhiều CT khủng hơn) đăng lên cho cư dân mạng rõ (chứ không hy vọng CQ biết - vì biết cũng ...xếp đấy)

    Trả lờiXóa

  5. Chua tim hieu can-ke~ dau^` ra tren thi-truong, cu tuong rang lam` ra san-pham la` co' noi de "trut' ". Khong hieu noi trinh-do cua cac "Quan"...
    Mot co-ngoi SAU-MUOI-LAM-TRIEU-DOLLAR da tro-thanh su lang~ quen^ "hon-nhien^ " cua nhung~ nguoi-khong-biet-doi'&lanh. la gi! Khong ai co quyen xet-doan, phe-binh ho ca, tru "cap Uy" cua ho !

    Trả lờiXóa