Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

HỘI CHỨNG ‘LOẠN VIỆN’ !?


* Gs.Ts NGUYỄN NGỌC KÍNH 
Liên tiếp từ năm 2005 cho đến nay, ông Cao Đức Phát Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT đã thành lập các Viện Khoa học Nông nghiệp VN, Viện Khoa học Thủy lợi VN, Viện Khoa học Lâm nghệp VN... và hiện nay đang chỉ đạo hai Viện Chăn nuôi và Thú y viết đề án thành lập một Viện Khoa học chuyên ngành về Chăn nuôi- Thú y.
Việc thành lập các Viện khoa học chuyên ngành này là trái với Nghị định 115 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (Viện KHNNVN) được hình thành trên cơ sở sắp xếp/ gộp 12 Viện chuyên đề thuộc ngành Trồng trọt của cả nước lại dưới sự quản lý của một bộ máy được gọi là Viện KHNNVN ( Viện mẹ) . 12 Viện chuyên đề thuộc ngành Trồng trọt (12 viện con) trước đây là các đơn vị nghiên cứu khoa học độc lập, cấp 2, có lịch sử thành lập ít nhất là 15 năm và nhiều nhất là trên 50 năm.
/* Trần Mạnh Hảo (ST): > Môi trường sông, hồ Việt Nam không thể có cảnh này  /
 1. Sai lầm cơ bản của việc thành lập Viện KHNNVN:
            Lấy tư duy cải cách hành chính ( thu gọn đầu mối) áp dụng vào việc cải cách hệ thống nghiên cứu khoa học là trái với Nghị định 115 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập.    
            Có sự nhầm lẫn giữa tổ chức bộ máy và tổ chức nghiên cứu: Viện Mẹ thực chất là một tổ chức bộ máy quản lý cấp trên - một tổ chức hành chính sự nghiệp với các Phòng, Ban để quản lý các Viện con, chứ không phải là một tổ chức nghiên cứu khoa học. Bộ máy quản lý này có chức năng như một Vụ quản lý khoa học của ngành trồng trọt.
2. Hai điều không minh bạch kèm theo:
            Tên gọi là Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam nhưng thực chất Viện này chỉ bao gồm các viện nghiên cứu khoa học chuyên đề thuộc ngành  trồng trọt; không có các Viện chuyên ngành Chăn nuôi, Thú y, Cơ điện & công nghệ sau thu hoạch v.v…thì sao lại gọi là Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam ?
            Tên tiếng Việt là “Viện Khoa học Nông nghiệp VN ”, nhưng tên giao dịch quốc tế là “Viện Hàn lâm Khoa học nông nghiệp VN”(Vietnamese Academy of Agricultural Sciences, viết tắt là VAAS ). Bộ NN&PTNT dựa trên tiêu chí nào để đặt tên là Viện Hàn lâm?
3. Những hậu quả tiêu cực của việc thành lập các Viện Hàn lâm Khoa học: Nông nghiệp VN, Thủy lợi VN, Lâm nghiệp VN.
Sau khi thành lập Viện Hàn lâm KHNNVN năm 2005, mặc dầu hầu hết cán bộ khoa học trong ngành không đồng tình, Bộ KHCN không nhất trí  song đứng ngoài cuộc không can thiệp, Bộ trưởng Cao đức Phát tiếp tục cho thành lập Viện hàn lâm khoa học thủy lợi  và Viện hàn lâm khoa học lâm nghiệp VN vào các năm 2008 và 2011.
        3.1.Về quản lý:
            Quản lý chồng chéo, những cán bộ nghiên cứu khoa học ở cơ sở (Viện con) chịu sự quản lý “ một cổ, hai tròng ”
            Trước đây,  mọi hoạt động khoa học của các Viện  đều do Vụ KHCN của Bộ trực tiếp quản lý, nay lại phải qua một cấp trung gian là các phòng, ban của viện mẹ xử lý, trình Ban giám đốc ký duyệt rồi mới nộp lên Vụ KHCN.
            Về tài chính: trước đây kinh phí cho nghiên cứu khoa học được Vụ tài chính của bộ chuyển thẳng về Phòng tài vụ của các viện – là cơ quan chủ trì đề tài rồi chuyển đến các chủ nhiệm đề tài. Nay kinh phí cho nghiên cứu khoa học của các viện con từ Vụ tài chính của bộ phải chuyển về Ban Tài vụ của Viện mẹ, để từ đó chuyển tiếp xuống phòng tài vụ của các viện con rồi mới đến chủ nhiệm đề tài. ( Sự rơi rớt kinh phí qua các cấp quản lý do các quy định bất thành văn là không thể tránh khỏi).
3.2 Về sự tăng lên của các Viện vùng và các viện con ( viện chuyên đề)
Trước khi thành lập Viện KHNNVN, Bộ NN&PTNT chỉ có một Viện vùng - Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây nguyên, Viện này được hình thành trên cơ sở của Viện nghiên cứu Cà phê Tây nguyên.
Sau khi thành lập Viện KHNNVN thì Bộ đã thành lập thêm 3 viện vùng: Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Viện này được hình thành trên cơ sở của Viện nghiên cứu Chè VN;  Viện KHKT nông nghiệp bắc Trung bộ và Viện KHKT nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ ,  2 viện này được nâng cấp từ 2 Trung tâm nghiên cứu cùng tên.
Điều đáng nói là: Cà phê và Chè là hai cây công nghiệp lâu năm,có giá trị kinh tế cao, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu. Hai viện nghiên cứu Cà phê và Chè là các đơn vị cấp 2 thuộc bộ NN&PTNT, đã có bề dày hoạt động, có thương hiệu và có quan hệ với các tổ chức quốc tế tương ứng, nay được sắp xếp vào Viện vùng với cơ cấu là một Trung tâm cấp 4, tức là xóa sổ hai viện này trong các tổ chức nghiên cứu cấp Viện tương ứng trong quan hệ quốc tế: mặt khác, vì là một Trung tâm cấp 4 nên việc đầu tư nguồn lực và kinh phí nghiên cứu không tương xứng như một Viện nghiên cứu là một điều bất hợp lý.
Sau khi thành lập Viện KHNNVN và các Viện KH Thuỷ lợi, Viện KH Lâm nghiệp thì số Viện chuyên đề ( viện con) tăng lên đáng kể. Viện KHNNVN từ 12 viện chuyên đề nay tăng lên 18 viện + Cơ quan Viện ( Ban Giám đốc và các Phòng , Ban chức năng);  Viện KH Thủy lợi từ 2 viện nay tăng lên 9 viện chuyên đề + Lãnh đạo và các Phòng , Ban chức năng; Viện KHLN từ một viện tăng lên 6 viện chuyên đề + Lãnh đạo viện và các Phòng,Ban chức năng. Về thực chất các viện chuyên đề này phần lớn chỉ là sự đổi tên nhưng lại được gọi là nâng cấp từ các Trung tâm nghiên cứu của các viện cũ mà thôi. (trong đó có Viện khi mới được thành lập, đội ngũ cán bộ khoa học chỉ có một Tiến sỹ.)
Sự phình lên về tổ chức nêu trên dẫn đến các hậu quả không tốt như sau:
            - Một số đông cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao chuyển sang làm công tác quản lý tại Ban lãnh đạo và các Phòng, Ban chức năng của Viện mẹ và của các viện con gây nên sự hẫng hụt về nguồn lực nghiên cứu khoa học.
            - Kinh phí cấp cho nghiên cứu khoa học bao gồm 2 phần: Chi cho quản lý và bộ máy và chi cho đề tài nghiên cứu. Trước năm 2005, kinh phí chi cho quản lý và bộ máy chỉ chiếm khoảng trên dưới 30%, hiện nay theo số liệu năm 2013, phần chi này chiếm tới 53-54%, thực chi cho các đề tài nghiên cứu chỉ còn trên 47%.
            - Một khía cạnh khác cần được làm rõ là: Ban lãnh đạo và các Ban chức năng của Viện KHNNVN về thực chất là một bộ máy quản lý , gồm trên 60 người không làm công tác nghiên cứu khoa học, lẽ ra phải xếp vào khối sự nghiệp hành chính, nhưng lại xếp vào khối sự nghiệp khoa học nên đã  góp phần vào việc chi ngân sách khoa học cho quản lý và bộ máy tăng lên, giảm phần thực chi cho nghiên cứu khoa học như đã trình bày ở trên .
            - Cùng với sự tăng lên của số đầu viện chuyên đề là việc tăng số lượng đề tài nghiên cứu. Viện nào cũng cần có một số đề tài khoa học để lấy kinh phí nuôi nhau, dẫn đến hiện tượng đề tài nghiên cứu tản mạn, thiếu tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư cho nghiên cứu khoa học.
3.3 Về chính sách và chế độ đối với cán bộ:
Về chế độ đãi ngộ: Viện KHNN VN và các Viện KHTL, KHLN là các viện chuyên ngành Trồng trọt, Thủy lợi, Lâm nghiệp tương đương các Viện chuyên ngành Chăn nuôi, Thú y, Cơ điện & công nghệ sau thu hoạch…thuộc Bộ. Các viện chuyên ngành này đều chịu sự quản lý của Vụ KHCN của Bộ, song hệ số phụ cấp lương lãnh đạo của các viện KHNNVN, KHTL, KHLN được xếp ngang cấp Thứ trưởng, cao hơn Vụ trưởng Vụ KHCN và Viện trưởng các viện chuyên ngành khác là một sự bất công và bất hợp lý.
Về chế độ nghỉ hưu: Ban giám đốc Viện KHNNVN và một số trưởng ban là các cán bộ khoa học nhưng  thực chất là làm công tác quản lý, đến tuổi nghỉ hưu cần được giải quyết theo đúng luật lao động như các GS.TS là Vụ trưởng, Cục trưởng khác trong Bộ; chỉ giữ lại làm công tác nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên môn nếu đơn vị chủ quản cũ ( viện con ) của đương sự có yêu cầu. Song hiện nay, quy chế này không được thực hiện, gây nên sự bất công về chế độ sử dụng, đãi ngộ với các nhà khoa học.
Trong qúa trình lấy ý kiến thành lập các Viện mẹ,  không minh bạch, mang tính áp đặt, cửa quyền.  Những cán bộ khoa học đầu ngành (kể cả có tên tuổi và kinh nghiệm, đã nghỉ hưu) nếu có ý kiến trái chiều, không được mời tham dự. Không lấy ý kiến thăm dò đối với đối tượng đông đảo là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học của các Viện. Cán bộ khoa học không được bày tỏ quan điểm trái chiều vì được giải thích là: việc thành lập Viện là Quyết nghị của Ban cán sự Đảng, đảng viên và quần chúng phải thi hành. Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa bị điều chuyển công tác  khác ( thực chất là bị  vô hiệu hóa) do đã công khai phát biểu “ phản đối việc thành lâp Viện KHNN VN.
Việc thành lập các Viện KHTL và KHLN cũng xuất phát từ Quyết  nghị của Ban cán sự Đảng bộ. Hiện nay, Nghị quyết của Ban  cán sự Đảng bộ giao cho hai Viện chăn nuôi, Thú y xây dựng đề án thành lập một Viện Khoa học chuyên ngành về Chăn nuôi , thú y thực chất là  theo mệnh lệnh  của Bộ trưởng  Cao Đức Phát. Tôi tiếp xúc với nhiều vị lãnh đạo các viện thì được biết anh em không muốn nhưng phải thi hành  nghị quyết  của Ban cán sự Đảng! Đừng lặp lại các “vết xe đổ” trước đây. Lâu nay, việc thăng hàm hàng loạt “quan chức” từ trung tâm lên viện đẻ ra nhiều hậu quả kèm theo đã nhãn tiền. 
Bộ trưởng là tư lệnh ngành, để cho ngành nông nghiệp cả nước  lâu nay lẹt đẹt, không tương xứng với tiềm năng, đời sống của nông dân vẫn nghèo khổ; khoa học nông nghiệp không tạo ra những bước đột phá, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển và  bản thân các nhà khoa học cũng bất an là trách nhiệm không thể thoái thác của Bộ trưởng Cao Đức Phát.
N.N.K (Tác giả gửi BVB)
----------
*** Đủ thứ Viện, ... vẫn chưa đủ?!






Vân vân...Còn ốm và kém thì còn cần nhiều viện?
--------------

28 nhận xét:

  1. Phải "phấn đấu" có thật nhiều Viện, "đào" được ngân sách Nhà nước để xây dựng trụ sở, tổ chức và nuôi bộ máy, tổ chức hoạt động...mới có ăn và ăn đậm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Sĩ Quảnglúc 03:58 25 tháng 1, 2015

      He...he...Ôi, ngược đời: muốn Mạnh nhưng Nông Đức, còn Cao Đức thì mới Phát!
      Răng mà "xứng đáng" rứa hề!

      Xóa
    2. Thay vì Nguyễn Sinh Đẻ, lại đặt Nguyễn Sinh H. Nổ thế!

      Xóa
  2. Viện mẹ, viện con, rồi...viện cháu...
    Chưa kể đủ thứ Viện ở Bộ NN-PTNT, chỉ riêng Viện KH nông nghiệp, Viện cây ăn quả đã thấy quá là "hầm bà lằng":
    - Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện KHNN miền Nam, Viện KHNN Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ (giữa Trung bộ?); Viện KHNN Tây Nguyên, Viện KHNN miền núi phía Bắc…Viện cây ăn quả miền Nam, Viện cây ăn quả miền Bắc, Viện cây ăn quả miền Đông Nam bộ…và cứ đà này: Viện cây ăn quả…trúng thầu…
    Đã sinh ra một Viện nghiên cứu thì bộ máy hành chính như Viện trưởng, các Viện phó, phòng, ban, hành chính, văn phòng, văn thư, thủ quỹ, kế toán…rồi nhà cửa, xăng xe, trang thiết bị… Chắc chắn nếu tăng biên chế, tăng đầu mối thì ngân sách sẽ bị ảnh hưởng từ việc đầu tư xây trụ sở, mua sắm trang thiệt bị tới trả lương cho các bộ phận tăng thêm và nhất là sẽ đẻ thêm đủ thứ kinh phí hoạt động thường xuyên, hoạt động “nghiên cứu khoa học”…mới ăn đậm được! Hu..hu…đất nước sẽ còn nghèo mạt vận!

    Trả lờiXóa
  3. "Viện Chăn Nuôi"?
    Bị điên nặng rồi!

    Trả lờiXóa
  4. Không thấy bộ nào, cũng không thấy nước nào đẻ ra lắm Viện như bộ NN-PTNT

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các nước Châu Âu đa phần có diện tích nhỏ , địa hình đồi núi sỏi đá , mỗi năm nông nghiệp chỉ làm một vụ nhưng không thấy họ nói đến từ " ĐÓI " bao giờ , sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao vẫn xuất khẩu đều đều , họ chỉ " thua " về sự hoành tráng của các Viện ngâm cứu " khoa học " VN thôi ! Theo tôi nên thành lập Viện khoa học ĐÓI - NGHÈO Việt Nam !

      Xóa
  5. Yếu quá, phải lo có nhiều "viện"...điều trị!

    Trả lờiXóa
  6. Các bạn thấy không ,hàng năm cứ Tết là Nhà nước lại lùa đám ăn cắp vào trại tập trung,nuôi cơm và cả cho ăn Tết với Dân tộc.Sau Tết lại thả cho chúng về với xã hôi...Mục tiêu là bảo đảm Dân ăn Tết an toàn.
    Những người có học ,nhà nước và gia đình bỏ cả đống tiền đào tạo họ thành kĩ sư tiến sĩ,nhưng không chịu làm việc,không chịu làm ăn....Để chúng lang thang ngoài xã hội thì nguy hiểm quá....Thôi thì đành đưa vào các Viện cho xong,ít ra cũng giữ vững an ninh chính trị.
    nước TA vốn giàu có và nhân từ thì bao cấp tiếp có sao đâu,dễ gì hết của đâu mà lo ...!!!
    Bao cấp tràn lan chứ đâu chỉ cái các viện nông nghiệp đâu.
    Thực tế là hiện nay có rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần,làm ăn lỗ hết năm này qua năm khác,lỗ cả đống tiền,các doanh nghiệp bất động sản lớn nhỏ thì nợ và nắm giữ hàng triệu m2 đất,sàn nhà ra đó....Nhà nước cũng phải bao cấp thôi,làm gì nó được nào. Đến các loa lề phải,trái cũng nuôi cơm mà tin tức hay thông tin gì gì cũng có đâu,toàn tin có hại là chính.
    Nước ta giàu sẳn,dân ta nhân từ nên nuôi chúng là tốt,con thất nghiệp bỏ chúng nó cho chết đói sao ???
    Ở nước người ta nghèo kia ,vậy mà họ còn mang tiền,súng,xe tăng,thậm chí thuê cả lính xứ khác đến tận nơi xa xôi kia để nộp cho đối phương...bao này là bao quá nặng,và còn tệ hơn nước ta nhiều.
    Ở gần ta, dân thì chưa đủ tuổi mà đi vác gạch kiếm sống,lừa đảo bán hàng giả hàng dỏm cho các nước văn minh nhiều tiền...Và thu về quá nhiều tiền.Tiền nhiều quá đâm ra sinh sự,cho tàu ra biển phía Đông hút cát từ biển lên lấp biển để lập đảo nhân tạo cho mát,bày ra là phải lập cái căn cứ tiền tiêu cho có lí.
    Đấy nước người ta còn tệ hơn ta quá đi mà.
    Nuôi nó ăn học,nay tiếp tục nuôi tiếp cho nó khôn.Không nuôi nó thì nó lấy khúc dây điện tự riết cổ cho có lăn rồi chết,dù cho dây đó treo 20 kg là đứt ngay.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để đánh đuổi bọn khủng bố , bọn xâm lược giấu mặt , người ta có thể chi đến đồng xu cuối cùng kể cả phải đi vay , còn ở VN họ tiêu xài tiền bạc của nhân dân vô tội vạ với nhân danh . . . khoa học , không thể đem 2 cách chi tiền kiểu này để so sánh , nó hoàn toàn khập khiễng , không có sự thuyết phục . Người mà có những " dự án " mờ ám thì luôn có lý do lý trấu , nhớ rút kinh nghiệm lần sau nhé !

      Xóa
  7. Lập ra nhiều VIỆN phát điên
    Chẳng qua cũng chỉ vì tiền mà thôi
    Viện trồng trọt, viện chăn nuôi
    Viện tôm, viện cá, viện đồi, viện nương
    Nông dân một nắng hai sương
    Nhiều Viện như thế, có thương dân nghèo?
    Công trình nghiên cứu ruột mèo
    Thổi phồng lên mấy đàn heo đàn bò
    Giáo sư, tiến sĩ mấy lò
    Trái cây mất giá, trâu bò gầy teo
    Lúa ngô năng suất leo pheo
    Viện chi cho lắm thêm nghèo nhà nông!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chung các nhà khoa học ở nước ta (có đến 25.000 tiến sĩ, 10.000 giáo sư) phải 'vào viện' mới sống được, cho dù cũng chỉ là ngắc ngoải!

      Xóa
  8. Hầu hết cán bộ ở Bộ NNPTNT đều biết năng lực của bộ trưởng Cao Đức Phát rất hạn chế, ngay người dân cũng thấy mỗi khi ông trả lời trên tivi đã hơn 10 năm làm bộ trưởng mà vẫn ngấp ngọng, tư duy lôn xộn. Người thạo tin bảo ông Phát may hơn khôn nhờ lọt vào mắt xanh của Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn và nội bộ lãnh đạo bộ trưởng Lê Huy Ngọ mâu thuẫn với thứ trưởng thường trục Nguyễn Văn Đẳng , trâu bò đánh nhau nên ruồi muỗi họ Cao lên ngôi. Quản lý Bộ rất hách dịch thượng đội hạ đạp, thế mà nghe thiên hạ đồn rằng còn quy hoạch Cao Đức Phát vào Bộ chính trị, đúng là thời mạt vận.

    Trả lờiXóa
  9. Ông Phát có gần 1 năm đi luân chuyển thực tế ở An Giang phó bí thư tỉnh ủy, cho gọi là có chứng chỉ thực tế chứ chẳng để lại dấu ấn gì ở địa phương. Người dân An Giang cũng ngạc nhiên về sự tiến bộ của ông Phát. Lạm phát viện ở bộ là chuyện nhỏ, ông thù ghét hay nâng đỡ ai thì ra mặt rất nhỏ nhen dù đó là đồng đội thứ trưởng hay cục trưởng. Bộ KHCN có chức nang nhiệm vụ soạn thảo nghị định 115, biết Bộ NNPTNT sai lè, không tán thành nhưng sao không phản ứng quyết liệt lên chính phủ.

    Trả lờiXóa
  10. Viện Khoa học thủy lợi khi chưa có quyết định chính thức nâng cấp thành Viện thủy lợi quốc gia (hàn lâm) bộ trưởng Cao Đức Phát đã qua mặt nhà nước duyệt hệ số lãnh đạo cho ông Nguyễn Tuấn Anh Viện trưởng ở Hà Nội hệ số 1,25 và ông Lê Sâm Viện trưởng Viện nghiên cứu thủy lợi miền nam cũng hệ số lãnh đạo 1,25. Đây là việc làm sai trái với quy định của nhà nước vì các viện trên chỉ được quy định hệ số lãnh đạo là 1. . Ông Tuấn Anh là bồ ruột của ông Phát nhất là đang cùng nhau thâu tóm chương trình phát triên nông thôn hơn nghìn tỷ đồng thành quả chỉ là chia chác đề tài và giải ngân tốn tiền thuế của dân.

    Trả lờiXóa
  11. Bộ giao thông, và Bộ nông nghiệp là các địa chỉ bị WB chỉ rõà tham nhũng lãng phí nhiều nhất việc sử dụng nguồn vốn ODA. Chán và buồn

    Trả lờiXóa
  12. Bài viết của tác giả chuẩn xác, nhiều comment rất lý thú.

    Trả lờiXóa
  13. Ngày nào đảng còn "lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối" thì các viện,cục,bộ,tập đoàn...còn thi nhau ra đời để có chổ mà nhét cái đám con cháu bất tài vô đó,chứ nếu để chúng đi xin việc làm ở các doanh nghiệp thì bị đuổi cổ từ xa.Hơn nữa,đó cũng là cái mỏ việc làm để mấy cha nội mua,bán,đòi hối lộ tình dục...

    Trả lờiXóa
  14. Viện thì nhiều như quân Nguyên, nhưng cái viện quan trọng là VIỆN DƯỠNG LÃO thì lại không có.
    Nơi nuôi mấy ông già hết xíu quách, làm chó gì có xà xẻo, xây làm gì !

    Trả lờiXóa
  15. Các nước tư bản,đứng đầu là Mỹ họ đều có VIỆN DƯỠNG LÃO. Họ vượt qua mọi trở ngại,tiến luôn lên chủ nghĩa cộng sản.
    Chen đua với MỸ,các cụ lãnh đạo Việt Nam cho lập ra các VIỆN ở hầu khắp các ngành và cấp tỉnh,dưới võ bọc là viện ngiên cứu,nhưng thực chất là VIỆN DƯỠNG TRẺ.
    Các bạn nói đến anh Phát tội nghiệp,nhờ có anh Phát mà nền nông nghiệp nước ta sẽ tiến tới nhập cỏ khô cho bò ăn.Lính tráng của anh Phát chạy mánh để nước ngoài bán dây chuyền cấp đông đóng băng mới sống...
    Ngành nông nghiệp rất quan trọng với nước ta,do vậy cứ nuôi không khống đến chú gác cổng cũng không sao.
    ÔI một trong các ngành tự hào làm cho đất nước dậm chân thình thịnh,chả cần tập thể dục.
    EM HÀ,An Giang.

    Trả lờiXóa
  16. thế mà không sinh ra viện nghiên cứu tham nhũng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả các Viện trong cả nước đều có hội chứng rõ ràng của căn bệnh " TN " thì cần gì phải " nghiên cứu " nữa bạn ! Nếu có Viện này thì các cán bộ khoa học của Viện sẽ là " chuột thí nghiệm " của chính họ . Hà hà , vui một tý !

      Xóa
  17. Với mật độ người bị "Tâm thàn cao" như hiện nay ở CHXHCNVN, mỗi phường xã đều nên lập Viện Tam Thần Cao Cấp XHCN!

    Trả lờiXóa
  18. Tôi đã thấy HỌC VIÊN BÓNG ĐÁ ở Tây Nguyên !

    Trả lờiXóa
  19. Một cơ quan quyền lực trên Bộ đang thấy cần thành lập Viện Chuột, nghiên cứu các loài chuột để làm sao "đánh chuột không vỡ bình".

    Trả lờiXóa
  20. Không thành lập nhiều Viện nghiên cứu thì bố trí các Gs Ts về đâu? Họ có biết làm việc chân tay gì đâu?
    Không thành lập ra các viện thì ngân sách nhà nước cho nghiên cứu khoa học chi vào việc gì..?

    Trả lờiXóa
  21. Tôi sẽ thành lập "Viện những người bị đuổi từ các Viện khác".

    Trả lờiXóa
  22. Có gì khó hiểu đâu cơ chứ,qúy bác ?
    Loạn tiến sĩ ...giấy,nên loạn viện cũng phải thôi !

    Trả lờiXóa