Chưa có quyết định phê duyệt đầu tư dự án
Theo đơn, hồ hơ của người dân cũng như theo hồ sơ của nhà đầu tư cung cấp thì Dự án khu nhà ở Ao Mơ được UBND TP. Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2529/QĐ-UBND ngày 02/7/2008.
Khu đất của người dân nằm trong dự án nhà ở Ao Mơ
Theo đó, Dự án khu nhà ở Ao Mơ (sau này được chủ đầu tư đề xuất và được chấp thuận đổi tên thành dự án đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thật, hạ tầng xã hội, nhà ở trên tuyến đường Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên) được xác định nằm trên địa bàn phường Vĩnh Hưng và Mai Động (quận Hoàng Mai), phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng). Khu nhà ở Ao Mơ có diện tích hơn 229.000m2. Đây là quy hoạch chi tiết làm căn cứ lập dự án.
Khi phóng viên liên hệ làm việc với chủ đầu tư. Chủ đầu tư không trực tiếp làm việc với phóng viên mà cung cấp hồ sơ qua Tòa soạn báo điện tử Tầm nhìn. Tuy nhiên, tất cả hồ sơ do chủ đầu tư cung cấp, căn cứ để lập văn bản, không một tài liệu nào thể hiện quyết định phê duyệt đầu tư dự án, quyết định phê duyệt dự án, quyết định giao chủ đầu tư.
Hồ sơ thể hiện: ngày 07/7/2004, UBND TP. Hà Nội có văn bản số 2307/UB-XDĐT về việc làm chủ đầu tư, lập dự án ĐTXD tại khu vực nhà ở Ao Mơ, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai. Theo đó, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội (Cty 7 - thuộc Tổng Cty đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội) làm chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu, lập dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị tại khu vực Ao Mơ phường Vĩnh Hưng gắn kết đồng bộ với khu dự án mở rộng mà Cty này đang triển khai ở các khu vực lân cận.
Với văn bản này, Cty 7 chỉ được phép khảo sát lập dự án chứ không thể coi là quyết định giao chủ đầu tư. Ở đây, UBND TP. Nà Nội chỉ đồng ý về mặt nguyên tắc.
Điều trớ trêu thay, trong khi quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự án, quyết định giao chủ đầu tư chưa được ban hành thì tại quận Hoàng Mai và phường Vĩnh Hưng, Hội đồng BT, HT&TĐC cũng như Tổ công tác GPMB đã được thành lập, trong đó có sự tham gia của chủ đầu tư là Cty 7. Họ đã ráo riết xuống khu dân cư kiểm đếm tài sản của người dân. Do vậy, người dân phản ứng gay gắt, cương quyết không cho tổ kiếm đếm vào nhà thực hiện đo đạc, kiểm đếm.
Theo kế hoạch số 80/KH-GPMB ngày 20/11/2014 của Hội đồng BT, HT&TĐC thì từ ngày 19/3 đến 25/32015 người dân bắt đầu nhận tiền bồi thường, hỗ trợ.
Luân chuyển chủ đầu tư
Trong khi Cty 7 chưa chính thức là chủ đầu tư, người dân không biết tại sao và khi nào lại có thêm sự tham gia Liên danh của đơn vị “chủ đầu tư” mới là Cty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex.
Tiếp đó, ngày 25/8/2014, UBND TP. Hà Nội có văn bản số 6329/UBND-XDGT về việc Cho phép Cty CP Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng đại diện cho Liên danh kế thừa và tiếp tục thực hiện dự án.
Mới đây nhất, theo Thông báo số 785/TB-UBND ngày 19/9/2014 của UBND quận Hoàng Mai (điều chỉnh thông báo lần thứ 4) thì tên “chủ đầu tư” được điều chỉnh là Cty Cổ phần Đầu tư Phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng, đại diện cho Liên danh: Công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội kế thừa và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư Dự án Khu nhà ở Ao Mơ.
Theo tìm hiểu của Phóng viên, Cty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng trực thuộc Vimedimex Land - là Công ty thành viên của Tập đoàn dược phẩm Vimedimex. Ngày 14/07/2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Số 0106599143 thành lập Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng. Như vậy, đây là một Cty còn quá trẻ, đến khi UBND quận Hoàng Mai ra thông báo số 785 chỉ mới hơn 2 tháng tuổi (?!)
Chưa có QĐ phê duyệt phương án đầu tư đã vội GPMB
Tại Khoản 1 Điều 35 Luật Xây dựng quy định: “Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập dự án để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này. Việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Dự án Nhà ở Ao Mơ là dự án nhà ở thương mại, không thuộc trường hợp được miễn lập dự án.
Tương tự, cũng tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở có quy định: “Các dự án phát triển nhà ở trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt, trừ các dự án phát triển nhà ở công vụ theo yêu cầu đặc biệt”.
Rõ ràng, hai cơ sở quan trọng nhất để thực hiện dự án là quyết định phê duyệt đầu tư dự án, quyết định phê duyệt dự án chưa được ban hành thì cơ sở nào để UBND quận Hoàng Mai kiện toàn Hội đồng BT, HT&TĐC, kiện toàn Tổ công tác GPMB phường Vĩnh Hưng để thực hiện dự án cũng như lập kế hoạch triển khai công tác GPMB, trong đó có sự tham gia của chủ đầu tư?
(Tầm nhìn)
-------------
Vào cuộc nhanh vì thấy có mùi xiền
Trả lờiXóaXin phép được mô tả như thế này về việc " nhanh nhẩu đoảng " của những kẻ gọi là " chủ đầu tư " cùng chính quyền sở tại khi chuẩn bị thành lập cái gọi là " ban GPMB " nhằm " thu mua giá rẻ , bán đắt " đất của dân : Những con Nhặng xanh ngửi thấy mùi máu mủ ! Thật khốn nạn hết chỗ nói , đó là cụ thể hóa cái điều nhảm nhí : đất đai là sở hữu toàn dân , nhà nước quản lý !
Trả lờiXóaLũ sói đói thấy mùi thịt xương !!!
Trả lờiXóachuyện thường ngày ở huyện ....
Trả lờiXóacòn đáng còn .. mình mà (chủ đầu tư tự nói thế )
Ồ, lại cái tay!
Trả lờiXóaThường người đời đi bằng hai chân.Nhưng các quan chức Việt Nam (đặc biệt quan tặc địa-ăn đất) thì đi bằng tay (một tay). Thế mới siêu. Nên dân tôi, không lạ gì việc khi "chưa có Quyết định phê duyệt đầu tư dự án cũng như quyết định giao chủ đầu tư thực hiện thì quận Hoàng Mai đã vội vàng thành lập Hội đồng Bồi thường, Hỗ trợ & Tái định cư, tổ chức kiểm đếm, đo đạc tài sản". Chung qui,quyền lực đồng tiền lấn át quyền lực hành chính. Quyền lực và sức mạnh ddiingf tiền đã làm tối mắt các quan nghiện "ăn đất", nên các quan rất nhanh tay, dùng quyền lực cơ quan quyền lực hành chính quận Hoàng Mai và Thủ đô văn hiến ngàn năm phải làm theo ý"con ngan năm".của kể có tiền (!)
Chuyện làm dự án ở các nước trên thế giới dân chủ và tiến bộ là để phục vụ người dân. Vì thế, do những người dân sở tại (có đất) đề xuất và những nhà đầu tư (có tiền) cùng hợp tác, liên doanh làm chủ xây dựng và quản lý dự án. Chính quyền hay cơ quan cấp trên (nếu có) chỉ kiểm tra, giám sát về qui hoạch, địa điểm sao cho hợp lý và sản phẩm bán ra phải đảm bảo chất lương. đáp ứng người tiêu dùng. Nếu đảm bảo điều kiện cần và đủ thì OK.Trên cơ sở đó những người có tiền cùng với người dân có đất triển khai xây dựng hạ tầng cơ sở và cơ sở sản xuất hay chế biến. Đó là đi bằng hai chân (người có đất, người có tiền) thì kinh tế mới phát triển vững chắc, năm sau nhiều sản phẩm hơn năm trước và xã hội mới ổn định, phát triển tốt đẹp.
Ngược lại ở Nước Việt ta (chưa nói đến chế độ sở hữu) thì làm ngược lại. Tất cả do nhà nước (chính quyền) quyết định cho phép hoặc không cho phép, cho làm hay cấm đoán công việc làm và ăn của người dân. Và như thế, cơ quan hành chính, cơ quan chuyên môn chỉ có một việc là đi bằng tay (ký, bút phê, thư tay, nhận và đếm tiền...) Việc đi bằng tay, không phải bây giờ mới có mà nó đã có danh tiếng cả thế giới biết từ thời Liên Xô trước đây, khi tham gia Khối SEP được phân công "viết văn kiện". Vì thế, tay đi nhanh hơn chân, lâu mãi thành kỹ năng quản lý và điều hành của người lãnh đạo nước ta.
Chuyện là thế. Nhân loại đi bằng hai chân. Còn ta đi bẳng tay (một tay). Dự án ký duyệt từ trên úp xuống (như kiếu úp nơm bắt cá) chung chi giữa kẻ có tiền và những tên quan ăn đất có quyền chức.
Vì thế, sợ những người lãnh đạo (cấp trên, dưới) còn có tư cách và nhân nghĩa với người dân (nơi bị úp nơm dự án) ngăn cản không đồng ý với mưu đồ của kẻ có tiền chung chi với những tên có quyền chức, ép đuổi dân đang sống ổn định hàng nghìn năm phải di rời đi nơi khác. Nên các công bộc tham ăn đất của quan Hoàng Mai phải đi bằng tay cho nhanh, chuyện đã rồi. Đúng là lối xí chỗ mua hàng thời bao cấp!
Sự ngược đời là dzây....!....???