Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa kêu gọi cơ quan nhà nước
phải có tư duy mới về thông tin, theo ông “ta không cấm, không ngăn được mà
quan trọng nhất là đưa thông tin đúng, chính xác, kịp thời, từ đó tạo niềm tin”.
Truyền thông của Đảng CSVN cần phải làm thế nào để tạo
niềm tin cho dân chúng?
Những ngày này, sự xuất hiện của trang blog Chân dung
Quyền lực với các thông tin thâm cung bí sử về nội bộ ban lãnh đạo VN, đã làm
cho truyền thông nhà nước lâm vào sự khủng hoảng thực sự.
Trước thực trạng đó, ông Lê Như Tiến, Phó CN Ủy ban
Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã cho rằng "Việc xử lý bị động, chậm trễ đáp trả của cơ quan có trách nhiệm vô hình chung
giúp các thông tin độc hại, sai trái len lỏi vào các ngóc ngách của dư luận,
làm hoang mang trong xã hội."
Không cấm việc đưa thông tin?
Ngày 15.1.2014 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
yêu cầu các cơ quan nhà nước phải có tư duy mới về thông tin. Theo
đó, ông Thủ tướng đã cho rằng: “Làm sao để có thông tin đúng đắn, ta
không cấm, không ngăn được mà quan trọng nhất là đưa thông tin đúng, chính xác,
kịp thời, thì người dân mới có lòng tin".
Bình luận về ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, từ
Hà nội blogger JB. Nguyễn Hữu Vinh cho chúng tôi biết suy nghĩ của ông. Ông
nói: “Lời tuyên bố vừa qua (của Thủ tướng) là phải xác
thực, là phải nhanh chóng chính xác thì cũng giống như phát biểu của ông cách
đây hơn một năm, rằng phải có những luật lệ nọ kia, hay dân được làm những điều
pháp luật không cấm; công chức chỉ làm những điều pháp luật cho phép chẳng hạn.
Nhưng sau những tuyên bố đó thì những bloggers, những người thể hiện các tiếng
nói riêng của mình vẫn bị bắt, vẫn bị giam giữ và vẫn bị này khác dưới
quyền của ông Thủ tướng này.”
Đánh giá về sự xác thực của các thông tin do nhà nước
cung cấp cho người dân trong thời gian qua, Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng do
truyền thông nhà nước mang tính độc quyền và bị dùng để tuyên truyền nên họ đã
không làm đủ vai trò của một nền truyền thông đúng nghĩa.
Thông tin truyền thông khác tuyên truyền!
Từ Nha trang, Nhà báo Võ Văn Tạo nhận xét: “Kể cả
những việc quan trọng nhất đến những việc nhỏ nhất thì theo tôi đánh giá là (lãnh
đạo) đã quá dè dặt, quá nghi kỵ và rất sợ hãi. v.v… Điều đó nó dẫn đến tình
trạng thông tin ít, không đầy đủ và sai lệch. Phần đúng đắn có chứ không phải
là không, nhưng không nhiều lắm nó chiếm một tỷ trọng rất thấp. Hiện nay, với
sự tiến bộ của KHKT và dân trí thì điều đó sẽ không bao giờ có kết quả được và
sẽ ngoài ý muốn của các vị đó”.
Blogger JB. Nguyễn Hữu Vinh thấy rằng việc tuyên
truyền một chiều và cung cấp thông tin thiếu chính xác đã ảnh hưởng đến lòng
tin của người dân. Ông nói với chúng tôi: “Hệ thống truyền thông ở VN hiện nay
nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, do vậy những thông tin mà nó đưa đến cũng
chỉ phục vụ cho một mục đích một chiều đó là duy trì sự tồn tại, tuyên truyền
của Đảng CSVN. Vì thế nó chưa làm được cái việc tạo niềm tin cho nhân dân theo
như nhu cầu của người dân. Tôi thấy rằng nó chưa đáp ứng được yêu cầu đó”.
Trả lời câu hỏi một khi truyền thông nhà nước có vai
trò tuyên truyền và định hướng dư luận, thì có thể đưa thông tin đúng, chính
xác và kịp thời được không?
Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết, bản chất của truyền thông
CS là tuyên truyền nhằm định hướng tư tưởng của người dân để phục vụ cho việc
cai trị độc đảng. Ông cho biết: “Tôi với tư cách một người làm truyền thông và
người dân cũng vậy họ mong mỏi có toàn bộ thông tin một cách đầy đủ, khách
quan, trung thực và kịp thời. Tôi thấy rằng nếu là truyền thông hay báo chí
đúng nghĩa thì không có chuyện định hướng, đã định hướng thì không còn là
truyền thông hay báo chí nữa. Mà đấy là tuyên truyền, mà đã là tuyên truyền thì
không bao giờ có chuyện chính xác, kịp thời, đầy đủ và khách quan được.”
Làm sao tạo niềm tin cho dân chúng
Khi được hỏi nhà nước cần có các biện pháp và việc làm
cụ thể như thế nào để có thể giành lại niềm tin của người dân?
Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng sự thật chỉ có một, là
điều không thể bưng bít được mãi và tác hại của sự bưng bít là không lường hết
được. Truyền thông nhà nước lâm vào khủng hoảng lần này cũng vì do bưng bít.
Nhà báo Võ Văn Tạo cho hay: “Nếu anh dối trá thì sự
thật nó vẫn lòi ra, hay nếu anh có che dấu thì sự thật nó vẫn lòi ra và
khi sự thật đã lòi ra thì anh sẽ mất điểm trong con mắt của công chúng.
Nếu các vị lãnh đạo nhà nước VN ở Hà nội có và thấm nhuần được tư duy đó và tôi
nghĩ rằng tốt nhất là họ điều chỉnh theo hướng đó để dần dần tiệm cận với cái
đó. Đồng thời bớt cái cổ hủ, bớt cái che dấu và bớt cái tuyên truyền sai lệch
đi bao nhiêu thì có lợi cho xã hội, nhưng trước hết là có lợi cho chính bản
thân họ”.
Thế nào là 'nhạy cảm', sao phải né tránh?
Theo báo Thanh niên, ông Mai Liêm Trực, nguyên thứ
trưởng thường trực Bộ Bưu chính viễn thông thấy rằng: "Nhiều lần tôi
nói với những người có trách nhiệm rằng không nên né tránh những gì mà chúng ta
thường cho là “nhạy cảm”. Càng không nên né tránh các loại thông tin xấu độc,
xuyên tạc, vu khống. Nếu là tôi thì sẽ “chơi bài ngửa”, không có úp mở
gì."
Blogger JB. Nguyễn Hữu Vinh thấy rằng, mọi thứ đều cần
có cạnh tranh, thông tin cũng vậy, theo ông cần phải có tự do báo chí để người
dân lựa chọn. Ông nói với chúng tôi:
“Tôi nghĩ rằng đã đến lúc ông (Thủ tướng) phải nói một
câu, tốt hơn những câu như là không thể ngăn chặn được bằng những câu khác. Cụ
thể là ông hãy nói cho phép báo chí tư nhân được phép tồn tại, được phép phát
triển ở VN. Để đảm bảo người dân có tiếng nói và nó sẽ điều chỉnh thông tin xã
hội bằng nguyên tắc pháp luật chứ không phải bằng cái cách định hướng bằng nghị
quyết, bằng những cái gọi là sự lãnh đạo tuyệt đối nữa. Tôi nghĩ rằng lúc bấy
giờ mới có một nền báo chí tự do vì hạnh phúc của nhân dân”.
Theo báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng Tư
vấn về văn hóa - xã hội MTTQ VN cho rằng: "Cá nhân tôi luôn nghĩ rằng
trước nhân dân thì không có chuyện gì được coi là nhạy cảm rồi né tránh, im
lặng hoặc thậm chí nói khác đi. Thời đại thông tin bây giờ mà né tránh, im
lặng, nói khác đi bản chất của sự việc thì khác nào giao vũ khí cho giặc".
“Lật thuyền là dân và nâng thuyền cũng là dân”, lòng
tin của người dân là yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ gìn ổn định chế độ
chính trị dù ở bất kể chính thể nào. Việc tạo điều kiện để xây dựng một nền
truyền thông đúng nghĩa, nhằm đưa các thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời
đến cho dân chúng không chỉ là trách nhiệm, mà còn là nghĩa vụ của mọi nhà
nước. Đấy chính là giải pháp tốt nhất để tạo niềm tin cho dân chúng.
Tôi là người, không phải là dân nô lệ! Vì nếu là dân nô lệ thì không có quyền tin hay không tin.
Trả lờiXóaRất sai lầm khi lựa ra trong một nước có nhóm gọi là "dân" (người)! Còn nhóm kia là "dâm" (ngợm) à?!
Tất cả phải là dân, trong đó có 1 số dân được bầu ra để điều hành việc làng việc nước. Không nhận thức được như vậy, VN mãi mãi thực chất chỉ là chế độ nô lệ XHCN!
"chandungquyenluc" bị chặn rồi, sau khi Thủ nói "Hổng chặn đưọc thông tin đâu, bà con ơi..."?
Trả lờiXóaVẫn vào bình thường mà: http://chandungquyenluc0001.blogspot.com/
XóaTrong vấn đề hiệu quả truyền thông, thật ra không quan trọng ở chuyện đưa tin gì, định hướng hay không định hướng, mà quyết định nằm ở chỗ thực hiện có trung thực hay không so với những gì đã thông tin. Bưng bít tin tức thường không hẳn do chậm chạp, mà bởi mình thường xuyên làm sai, mình không trung thực với chính cái mình muốn loan báo, tức tự lừa dối mình lẫn nhân dân, nên những gì thuộc phạm trù chính xác luôn khiến mình bẽ mặt. Và khi một kẻ nắm trọn quyền lực trong tay bị bẽ mặt, hắn ta sẽ trấn áp, che giấu sự thật, thay vì nói lại cho đúng.
Trả lờiXóaNói thật,không nói dối - nói và làm giống nhau - sống gương mẫu - người lớn làm gương trước =>thế là xong, có gì ghê gớm đâu mà phải tranh cải nhiều !
Trả lờiXóaVới cách hành sử bất nhất , nói không đi đôi với làm , " ông nói gà bà nói vịt " , ông TBT đảng nói thế này ông thủ tướng lại nói thế kia về cùng một vấn đề ... ví như vụ Trung quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt nam ...Ngay trong cái đám " 16 vị vua tập thể " cũng kiểu mạnh ông nào ông ấy phát biểu , vậy thì người dân biết tin vào đâu , tin vào ai ? Các nguồn thông tin " nhà nước " thì rặt nào là các lễ hội , hội nghị , lễ động thổ , hội thảo các kiểu ... toàn những là " thành công tốt đẹp " , " hoành tráng " , " hiện đại nhất nhì Đông Nam Á , Châu Á " ... Nhưng vài bữa lại thấy đăng tải trên các phương tiện truyền thông là " sập , nứt đổ , chậm tiến độ , thất thoát , tăng vốn đầu tư , lãng phí ..." . Về văn hóa , văn nghệ , giải trí thì rặt nào là " thi người đẹp " , " Siêu mẫu , người đẹp , giọng ca vàng ... rồi váy ngắn , khoe thân , ăn nói nhảm nhí ...rồi bị phạt vạ bao nhiêu triệu ..." . Với những đòi hỏi chính đáng của nhân dân như : công khai minh bach các dự án kinh tế , nhân quyền , những hạn chế yếu kém của các ông bà lãnh đạo trong điều hành kinh tế , quan hệ đối ngoại ... thì lại bị các vị " lãnh đạo thiên tài " chụp cho cái mũ " suy thoái đạo đức " , " thế lực thù địch " , " nói xấu chế độ , bôi nhọ lãnh đạo " ...ấy thế nhưng những kẻ tham nhũng - ăn cắp - quan hệ bất chính phải đứng trước vành móng ngựa rồi xộ khám " đông như quân Nguyên " thì lại toàn là các ông các bà quan chức - đảng viên từ trung ương xuống đến địa phương ! Với những thông tin " mập mờ , giả dối , ngụy tạo , nói lấy được " như vậy của các cơ quan truyền thông nhà nước thì bảo sao dân chúng không " đổ xô " vào các trang mạng , blog ... mà " đảng - nhà nước " gọi là " trái chiều , thù địch , độc hại " để phần nào giải tỏa được sự " khát thông tin trung thực , nhanh nhạy " của cái xã hội này . Người dân ngày nay đâu còn là những " con lừa " của những thập niên 60-70-80 thế kỷ 20 ? Các ông chớ nghĩ rằng một khi các ông " độc đảng , độc tài , độc quyền lãnh đạo " thì muốn nói thế nào cũng được , muốn làm gì cũng được . Các ông nên nhớ rằng : ĐẨY THUYỀN LÀ DÂN MÀ LẬT THUYỀN CŨNG LÀ DÂN ! Chớ vỗ ngực tự xưng kiểu " mình có thế nào họ mới mời mình chứ " , lỗi thời rồi ! Muốn người dân sống tử tế , tôn trọng pháp luật thì trước tiên các ông hãy sống cho tử tế và BIẾT THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT do chính các ông " soạn thảo " ra !
Trả lờiXóaCó cụ già ngồi câu cá bên hồ , một thanh niên đi ngang hỏi :
Xóa- Có cá không cụ ?
- Chẳng được con nào , tôi sinh ra bên hồ này , trước đây 40 - 50 năm ngày nào cũng đầy giỏ , còn bây giờ chúng không chịu cắn .
- Cụ vẫn sử dụng phương pháp cũ thì làm sao mà lừa được cá thời Internet .
Nặc danh 11:11 : Ngụ ngôn thời @ rất chí lý !
XóaNhân gian có câu : Mười voi không được một chén nước xáo . ĐCSVN thường truyên truyền nhưng thục tế Dân nhìn lại mười voi Đảng hưởng hết - Dân theo Đảng & Đảng cũng theo Dân chiến đấu để dành Độc Lập Tự Do - Nhưng rôi Có Độc Lập Tự Do đâu ? Nhìn Khẩu hiêu mà ngán ngẫm : ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC - Thường nơi nào không có Tự Do hay đề cao Tự Do - Nơi nào Rác Nhiêu người ta cấm bản Cấm Đổ Rác-
Trả lờiXóaCái gì cũng vậy : Nói dối qua nhiều đến khi nói thật làm sao ai tin - Nói Chông Tham Nhũng nhưng bàn tay nhúng chàm thì làm sao chống - Từ BCT đến UVTWĐ ông nào ĐÍT cũng chèm bèm thì làm sao chống được - Lại còn bao che - xem người Dân tố cáo - Tờ báo nêu lên hình ảnh cụ thể chỉ trích tham nhũng rất cụ thể thì Đảng cho là bôi nhọ - Lực lượng thù địch - nói xấu lảnh đạo - Dân bây giờ không còn tin vào ĐCSVN - Chỉ mong đổi mới thay thế Chế Độ vì Dân do Dân bầu lên thật sự - Chính Phủ lấy Tổ Quốc làm trọng - Lấy trách nhiệm được giao có Danh Dự của một Chí Nhân Quân Tử vì Dân vì Nước giám hy sinh - ngẫn cao đầu - Bây giờ Đảng nhu nhược - Hèn với giặc ức hiếp Dân vẫn 10 voi không có chén nước xáo thì đừng trong mong Dân tin Dân phục .-
Bạn "Nặc danh06:41 Ngày 21 tháng 01 năm 2015" nói bị chặn thì mình phải tìm hiểu xem muốn vào được thì làm sao chứ, hãy lên google gõ "cách vượt tường lửa" để biết cách mà vào chứ.
Trả lờiXóaNgày xưa các ông truyên truyên nhai đi nhai lại. Dân mù mờ cả tin - Còn Thần Thánh hoá hô hào Dân tin là phải - Bây giờ qua intenet thì mọi chuyện đả rỏ - Không còn tin nữa mà thật giận các ông ĐCSVN hiện đang cười trên sự đau khổ của Dân Tộc - Các ông bán rẻ Tổ Quốc còn ôm hôn giặc Tàu trước mắt Nhân Dân - Coi khinh Dân Tộc VN - Chế độ này mị dân sớm muộn cũng đào thải mà thôi .
Trả lờiXóaDe cuc ki.Cac vi cu loi het nhung dieu xau xa cua cac vi, tai san khong lo cua cac vi cung voi su ngheo hen cua dat nuoc va noi kho cua nguoi dan Viet nam la tat ca nhan loai tin ngay chu dau chi nhan dan VN
Trả lờiXóaThế kỷ 21, một đảng, một chính phủ vẫn bàn bạc "nói" thế nào để dân tin. "Công lý bị trì hoãn thi hành = không có công lý" thì nói có tác dụng lấy niềm tin?
Trả lờiXóaTrong tầng lớp lãnh đạo VN ai cũng nói xạo, nói một đường làm một nẻo những người nói xạo lừa dân nhất là anh Y tá. Ví dụ: Vụ Đoàn Văn Vươn, vụ biểu tình chống tàu, chống không được tha nhũng thì từ chức v...v. Đúng là anh này rất lẻo mép,
Trả lờiXóaBộ máy truyền thông VN được sinh ra để phục vụ mục đích tuyên truyền . Vì tuyên truyền để áp đặt , nên bản chất thông tin sẽ bị bóp méo cho phù hợp với mục đích cần đạt tới .
Trả lờiXóaVD :
- Công hàm Phạm Văn Đồng đã có từ 1958 , nhưng mãi đến những năm 2010 - 2011 , khi Trung Quốc có những hành động gây hấn trên biển Đông , thì nhân dân mới được biết đến nó ( hơn 50 năm )thông qua những tin tức , báo chí ……Cuả Trung Quốc , và Bên ngoài VN . Thái độ của truyền thông VN ban đầu là gạt phắt , phủ nhận thông tin về Công hàm này , nhưng do sức ép công luận , nên dần dần chính quyền đã thừa nhận . Như vậy sự bất nhất thuộc về truyền thông , làm sao có thể bắt dân tin vào sự bất nhất đó .
- Trường hợp sức khỏe và bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh : Việc người dân quan tâm đến tình hình của đất nước , trong đó có hoạt động , sức khỏe của các lãnh đạo nhà nước , là việc làm bình thường cần khuyến khích và đáng trân trọng , tuy nhiên các phương tiện truyền thông ban đầu không hề có tin tức gì thông báo về các tình trạng đó cho người dân . Ông Nguyễn Bá Thanh mắc bệnh gì , quá trình điều trị tại singapo , Mỹ ra sao ? . không có một dòng nào trên báo , một tấm hình cũng không , thì họ tin cái gì . Khi không có thông tin gốc thì họ sẽ suy đoán , nhưng suy đoán lại bị coi là phản động , như vậy đa số nhân dân “ Bỗng dưng “ là phản động từ trong trứng , còn nhà nước thì không , vì họ có quyền gọi người khác như vậy .
Khi mạng lưới thông tin mở rộng , người dân đã có nhiều lựa chọn để tìm kiếm , khai thác và kiểm chứng thông tin . Báo Nhân dân , QĐND , Hà Nội mới , VTV ……..cứ đăng đều , phát đều những thông tin định hướng từ ban tuyên huấn chỉ định , phê duyệt , nhưng người dân đã phản ứng bằng cách …..Không xem , không đọc , họ chỉ đọc những gì mình quan tâm , và tin những gì có cơ sở .
Vấn đề của mọi vấn đề , đó là quan niệm về thông tin . Nếu nhà nước coi người dân chỉ là mục đích để tuyên truyền cho đường lối của mình ( Bất kể sai đúng , nhưng bắt họ phải nghe , xem , đọc , và …..Phải tin ) , thì mọi chuyện không thể thay đổi . Nó chỉ thay đổi khi nhà nước thực sự tôn trọng quyền được biết thông tin của dân , trong đó người dân có yêu cầu được biết , và cơ quan truyền thông có trách nhiệm phải cung cấp thông tin đúng , và quan trọng là phải tin vào dân . Hãy bỏ quan niệm bắt dân tin vào nhà nước , mà phải ngược lại là phải tin vào dân ( Vẫn ra rả nói rằng dân là gốc , nhưng bắt cái gốc phải tin vào cái ngọn ( Nhà nước ) . Trong khi gốc thì luôn cố định , thì ngọn lại đu đưa theo gió . Một nghịch lý .
Tuy nhiên đây lại là vấn đề lớn , thậm chí phải sửa đổi hiến pháp , sửa luật , khi Nhà nước phải từ bỏ độc quyền thông tin ( Chấp nhận tư nhân báo chí , truyền hình ……) . Bộ máy tuyên truyền khổng lồ , hàng vạn nhà tuyên huấn ….……sẽ mất việc . Như vậy , Chính quyền chắc chắn sẽ không chọn giải pháp rắc rối như thế . Vậy nên mọi chuyện sẽ chỉ như đá ném ao bèo , rồi đâu lại vào đó . Chính quyền vẫn tuyên truyền , và người dân vẫn không tin những gì truyền thông nói , không nghe , xem , đọc , không tin vào nhà nước . Đường ai nấy đi . Một vòng luẩn quẩn .
Để gió cuốn đi
Cứ theo tiền nhân dạy mà làm đúng thì dân tin chứ đâu khó chi " Trăm nghe không bằng 1 thấy; nói đi đôi với làm; nói phải củ cải cũng nghe; một lời nói 1 đọi (bát) máu; cây ngay không sợ chết đứng; 1 lần mất tin vạn lần bất tín; " .. và ..
Trả lờiXóaQuần chúng nhân dân có tin bao giờ đâu mà hỏi "làm sao?" !
Trả lờiXóaNếu bộ phận không nhỏ của cụ Chọng ổn định thì dân khó mà tin lắm hi hi hi? Khi cán bộ nói dối lem lém nói dối không biết ngượng nói dối một cách lý lợm nói dối thành thói quen mà nói lấy được...??? có người nói nói dối nói trá nói một đằng làm một nẻo là bản chất của cán bộ chính quyền ngày nay thế thì họ đã lau sạch lòng dân còn chi nữa ?
Trả lờiXóa