Trước ngày khai mạc Hội Nghị Trung Ương 10, ông Nguyễn
Tấn Dũng cho báo chí biết nỗi trăn trở như sau: “Sao lại cứ phải đứng sau
6 nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng
ta không cải thiện được để bằng ASEAN-6?".
Ông cho biết để theo kịp nước người cần “đổi mới
thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
Đáp lại ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong Hội nghị
10 đã có các đề nghị liên quan đến việc"đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị
và kinh tế", nhưng “…Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ
chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta,…”.(!?)
Xét sự khác biệt giữa thể chế tại Việt nam và tại 6
nước ASEAN, sẽ thấy rõ Việt Nam
có thể đuổi kịp các quốc gia trong vùng hay không?
Khác biệt về
định hướng
Khi cả 6 nước ASEAN đều theo chính thể dân chủ lấy
hiến pháp làm nền tảng, ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều độc lập.
Đất nước được điều hành dựa trên 4 cột trụ chính là: kinh tế thị trường, chính
trị tự do, xã hội dân sự và văn hóa nhân bản tôn trọng nhân quyền.
Việt Nam
là quốc gia duy nhất theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, một định hướng mà ngay
cả những người đang cầm quyền như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang
Vinh từng tuyên bố: “Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Bài “Góp phần tìm hiểu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Trung Quốc” đăng trên Tạp Chí Cộng Sản Online, ngày 28-11-2014, đã giải
thích lý do đảng Cộng sản chọn mô hình Trung Quốc, đồng thời cho biết đảng Cộng
sản đang xem xét mô hình đó có thực sự đưa Trung Quốc (và Việt Nam) lên chủ
nghĩa xã hội hay không? (xin xem bài VIỆT NAM ĐANG XÉT LẠI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
MANG BẢN SẮC TRUNG QUỐC?).
Kinh tế thị trường
Nguyên tắc chính của kinh tế thị trường là nhà nước
không cạnh tranh với tư nhân, nhà nước chỉ tập trung thực hiện chính sách nhằm:
1. giải quyết những trường hợp thất bại thị trường,
như cạnh tranh bất bình đẳng, độc quyền, bảo vệ môi sinh, bảo vệ người làm
công, bảo vệ người tiêu thụ;
2. phát triển kinh tế quốc gia, như xây dựng hạ tầng
cơ sở, khuyến khích phát triển thương mãi trong và ngòai nước;
3. phát triển xã hội, như phát triển giáo dục và y tế,
xây dựng nguồn vốn nhân dụng, gia tăng sức cạnh tranh quốc tế; và
4. thực hiện bình đẳng xã hội.
Tại Việt Nam , kinh tế nhà nước vẫn giữ “chủ
đạo”, quân đội thay vì bảo vệ đất nước nay tập trung vào kinh doanh thương mãi,
nhà nước gia tăng can thiệp hành chính, tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh và
lũng đọan nền kinh tế quốc gia.
Doanh nghiệp nhà nước càng ngày càng mở rộng, họat
động kinh tế càng thiếu hiệu quả, công chức càng gia tăng, tham nhũng càng lộng
hành, phân bố tài nguyên và tài lực càng sai lệch,... nền kinh tế Việt Nam càng
tụt hậu so với các quốc gia trong vùng.
Chính trị tự
do
Tại 6 quốc gia ASIAN, các đảng chính trị theo các
khuynh hướng khác nhau, đại diện cho các tầng lớp khác nhau, sử dụng nghị
trường Quốc Hội, truyền thông tự do và hệ thống chính trị tranh luận, tìm ủng
hộ cho chiến lược và chính sách trong từng thời điểm.
Đảng thắng cử sẽ có cơ hội để thực hiện các chính sách
thính hợp với hòan cảnh đất nước trong từng thời kỳ.
Các đảng chính trị đều hướng đến phục vụ xã hội, hướng
đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, sự tái phân phối lợi ích quốc
gia tạo công bằng cho mọi thành viên trong xã hội.
Nhờ thế xã hội càng ngày càng trở nên tiến bộ, đời
sống dân chúng được cải thiện và đất nước của họ mỗi ngày một trở nên tốt đẹp
hơn.
Trong
khi đó tại Việt Nam ,
việc thay đổi chính sách thường rất chậm do sự thỏa hiệp của một số người trong
Bộ Chính Trị và phải đợi đưa ra Hội Nghị hay Đại Hội Đảng để thông qua.
Ở các quốc gia ASIAN, nhờ cạnh tranh từ bên trong mỗi
đảng chính trị và cạnh tranh giữa các đảng chính trị, nên mọi việc đều được
thông tin khá đầy đủ, rõ ràng và rộng rãi.
Còn sinh họat chính trị tại Việt Nam thì vẫn
khép kín, vì vậy mới xảy ra những tranh giành đấu đá như hiện tượng Quan Làm
Báo hay hiện tượng Chân Dung Quyền Lực.
Mặc dù các phe phái có chia năm có xẻ bẩy, nhưng thực
tế cho thấy nếu có chuyển biến thì các cánh trong đảng Cộng sản vẫn còn thế,
còn lực để tiếp tục chủ động cầm quyền.
Xã hội dân sự
Khi đảng chính trị có mục đích cạnh tranh quyền lực
thì các tổ chức dân sự mang vai trò quần chúng làm nền tảng xây dựng ý thức dân
chủ cho tòan xã hội.
Các tổ chức dân sự vận động xã hội tham gia các sinh
họat chính trị, bầu cử, ứng cử, đấu tranh cho quyền lợi, đấu tranh cho môi
trường, vận động hành lang ảnh hưởng chính sách quốc gia.
Trước đây đảng Cộng sản nắm tòan bộ các tổ chức, nhưng
ngày nay một số các tổ chức dân sự độc lập đã thành hình và đang phát triểVì
tình cảnh chính trị các tổ chức dân sự nói trên vẫn chỉ giữ vai trò khiêm
nhượng là đấu tranh để giành lại những quyền tự do, như tự do tín ngưỡng, tự do
báo chí, tự do nghiệp đoàn, tự do chính trị… những quyền cơ bản được Quốc Tế
công nhận.
Văn hóa nhân
bản
Văn hóa là cách suy nghĩ, cách sinh họat, cách giải
quyết các mâu thuẫn của những thành viên trong một tập thể. Văn hóa nhân bản đã
trở thành nền tảng xây dựng các xã hội dân chủ.
Văn hóa nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy
cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện
hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.
Văn hóa nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá
nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người,
cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo,
chủng tộc, chính kiến.
Trong xã hội mọi người đều có giá trị như nhau và đều
có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về mọi mặt.
Với những phương tiện truyền thông hiện đại như mạng
Internet, Facebook, ngay tại Việt Nam văn hóa nhân bản đang từng bước
thay thế những văn hóa không còn thích hợp với thời đại như văn hóa đấu tranh
giai cấp hay văn hóa khổng học.
Thể Chế Dân
Chủ
Bên trên là mô hình của thể chế dân chủ, ở thượng tầng
có hiến pháp, với tam quyền phân lập, 4 cột trụ (kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa) và môi trường sinh họat dân chủ đưa đến đồng thuận xã hội.
Mô hình này đã được hình thành qua Bản Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền được Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948.
Sau đó đã được hòan chỉnh qua các Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội
và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Kết Luận
Tóm lại, 6 quốc gia trong vùng các quyết định xuất
phát từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, đảng chính trị… Còn nhà nước và những
người được xã hội chọn đứng ra đại diện chỉ đưa ra chính sách nhằm điều hợp và
điều chỉnh các quyết định từ dưới đưa lên. Nhờ đó xã hội đồng tiến một cách ổn
định và bền vững.
Hơn 20 năm nay qua, Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi. Các
thành viên trong xã hội cũng phải tự quyết định cho cuộc sống.
Nhưng các quyết định quan trọng đều xuất phát chủ quan
từ một nhóm người, được gọi là Bộ Chính Trị. Dẫn đến tình trạng trên bảo dưới
không nghe, tranh giành quyền lực quyền lợi, mạnh được yếu thua, … xã hội đâm
ra suy thóai về mọi mặt.
Do đó cần có thay đổi để có một thể chế chính trị phù
hợp với thời đại. Trong thời gian qua nhiều tranh luận về thay đổi thể chế đã
xảy ra. Hội Nghị 10 lần này, và từ đây đến Đại Hội Đảng sẽ còn nhiều tranh luận
liên quan đến thay đổi thể chế chính trị.
Nếu không thay đổi thì “nỗi trăn trở của Thủ Tướng”
không thể đuổi kịp 6 quốc gia ASIAN, sẽ trở thành nỗi trăn trở phải đuổi theo
Cam Bốt và Miến Điện hai quốc gia đang từng bước thay đổi.
Thay đổi thể chế, một cách hòa bình không đổ máu,
không phải là một việc dễ thực hiện, nhưng không phải vì thế mà Việt Nam sẽ
mãi mãi chịu tụt hậu với nguy cơ mất nước.
Thay đổi thể chế cũng là con đường để thóat khỏi lệ
thuộc Trung Quốc từ tư tưởng, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.
Việt Nam
không còn con đường khác hơn là phải thay đổi và phải thay đổi một cách triệt
để. Cụ thể là Việt Nam phải triệt để tuân thủ các công ước Quốc tế đã ký như
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và
Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Bài học từ Đông Âu và Liên Sô cho thấy muốn thay đổi
thể chế cần có những quyết tâm và hành động cụ thể từ tầng lớp cầm quyền ra đến
người dân.
N.Q.D
/Melbourne ,
Úc/(VA News)/
--------------
chắc hội trường BA ĐÌNH ô nhiễm trầm trọng lắm nên lỗ mũi ông 3X nhìn thấy mà ghê
Trả lờiXóaLUẬN VỀ SỰ TỰ TRỊ CỦA SĨ PHU
Trả lờiXóaQuốc gia chìm đắm đã lâu mà cái máy sống như một sợi chỉ mong manh vẫn còn, là nhờ ở đâu, nhờ ở đâu ?
Ở nơi dốc chí đọc sách, hiểu rõ nghĩa lý của đám sĩ phu mới gọi là còn được.
Sao đến nỗi một ban học cũ, vùi đầu trong đám sách nát của văn chương bát cổ, giấy mực của bốn nhà để tự khoe học rộng nhớ nhiều mà khi hỏi đến Tây Cống , Đông Kinh thì không biết đó là nơi nào, xứ nào cả. Một số lớn người mới say lòng nơi gấm vóc năm châu, sự phồn thịnh của Ba Đảo uổng công tranh đua với nhau về những cái hiểu biết phù hiêu mà đến việc mở trí cho quốc dân, xây dựng đời sống mới thì không được một mảy may thực dụng.
Ôi ! Khí dân tiêu trầm nào phải một ngày, sóng gió dồn dập đến mà giấc mộng lớn vẫn chưa tỉnh. Bốn biển xanh biếc mênh mông, ta biết dựa vào đâu ? Bây giờ mà không phấn chấn tự cường, ắt là giống nòi nguy mất ! (Trần Quý Cáp)
Kính thưa TT Nguyễn Tấn Dũng
Trả lờiXóaTừ trước tới nay tôi nghe rất nhiều chuyện không tốt người ta nói về ông. Nếu ông làm được những việc ông vừa nói thì tôi tin rằng những chuyện đồn tiêu cực về ông chỉ là do các đối thủ chính trị của ông bịa đặt. Còn nếu ông không làm được thì sao?
Bác ơi!
XóaTôi tin chú Ba Dũng làm được và làm có kết quả cho người dân. Vì dân nam bộ tôi đã Nói là Làm, trừ cái chưa biết.
Chú Ba Dũng là người con nam bộ, nói được sẽ làm được, nhưng với điều kiện nhân dân và những người đồng chí cho toàn quyền quyết định về đối nội và đối ngoại của dân tộc và đất nước này. Còn nếu với cơ chế và hệ thống tổ chức tập thế lãnh đạo, thì chăc chú Ba Dũng không làm được.
Vì thế, bác Nặcdanh yên tâm, nước Việt đang cần tiến bước như các nước và người dân đang đòi hỏi như thế, thì nhất định ngọn cờ trí tuệ sẽ được trao vào tay chú Ba Dũng. Chú Ba Dũng sẽ làm được...!
Hãy đợi đấy nhé!
"Còn nếu ông không làm được thì sao?"
XóaBạn quên rồi sao? Cái đó đảng phải chịu trách nhiệm, vì đảng bắt ông ấy làm. Ông ta nói hay như hát như vậy mà. Huề trớt...
Thông điệp đầu năm 2014 của ông NTD , những chỉ đạo của ông đầu năm 2015 và những trăn trở của ông trước hội nghị TƯ10 là phù hợp với nguyện vọng , suy nghĩ của đại bộ phận nhân dân Việt Nam hiện nay . Nhưng lý do gì không trực hiện được ,theo tôi có lẽ do phái bảo thủ mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng chặn đường . Muốn làm được việc này nhân dân cả nước phải tìm mọi biện pháp chặn ngay Trọng Lú và cánh hẩu của ông ta , có như vậy VN mới cất cánh được
Trả lờiXóaNói tóm lại, trong các gương mặt ở Bộ chính trị hiện nay chỉ còn chút tin tưởng vào Ông Nguyễn Tấn Dũng thôi. Còn các đồng chí khác đều bám lấy Trung Quốc cả. Tôi kêu gọi tất các Uỷ viên trung ương đảng hãy thay đổi thể chế để bầu trực tiếp chức Tổng bí thư và bầu ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Tổng bí thư khóa 12. Chỉ còn biết đăt niềm tin vào ông để cải cái thể chế nhà nước và xã hội thôi.
Trả lờiXóaToi ủng hộ TT Nguyễn Tấn Dũng đổi mới
Trả lờiXóaTrong BCT & UV Trung Ương nhìn chung cơ chế chính sách CS thì ông nào tay cũng nhúng chàm rồi - Nhưng có ông cố ăn mà không làm không lo cho Non Sông Dân Tộc - chỉ lo cho vây cánh gia đinh - dửng dưng với TQ xâm lược còn hửu hảo cúi đầu nhận Thiên Triều là kẻ bề trên - sai gì răm rắp làm theo dần dần Nước VN ta sẻ lệ thuộc Tàu - Chúng là những tay thái thú hút máu Dân - vinh thân trong nỗi nhục mất Nước - Cũng có it ông trong BCT như TT Dũng mặc dù có ăn nhưng còn lo cho Đất Nước có tiếng nói chông TQ nhưng chưa mạnh do cơ chế tập thể - Nếu Ông Dũng quyết tâm theo hướng Dân Tộc thì Toàn Dân ủng hộ - Điều căn bản là Ông Dũng được nắm quyền thi chúng ta tin ông làm được đem lại thanh danh cho ông và đưa Nước nhà vược qua tủi nhục - Chúng ta tin tưởng và chờ ngày Vinh Quang ấy .
Trả lờiXóaTrích "Điều căn bản là Ông Dũng được nắm quyền ..."
Xóathì ông ta, điều các con ông ta, lên làm LÃNH ĐẠO CAO hơn!
Chứng minh: con ông Dũng::
- Một con; chưa chứng minh thiết kế công trình xây dựng cho ra hồn, chỉ cầm sách, đọc cho sinh viên chép, đẩy lên làm Thủ lĩnh Phú quốc.
- con út: vừa hõ đại học kỹ thuật hàng không ở UK xong, chưa làm thực tế, vào ban lãnh đạo tỉnh Bình Định.
Tin gì vào ông Dũng, anh cựu y tá !
với vai trì thủ
Còn nhớ 1996, trong sân chơi sinh viên, Lại Văn Sâm nói năng như mật ngọt, 1 sinh viên gào lên: "VN Vinh Quang! Năm 2000 VN sẽ hóa rồng!"
XóaĐọc bài này lại nhớ lời cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu!
Trả lờiXóaNVT chỉ cụ thể hóa lời ông bà:
Xóa- Lời nói gió bay
- Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo (There is no venom like that of the tongue)
Chế độ cs có thể thay đổi được không? Về cơ bản, tôi tin là không (xin xem thêm về các nhận định của các lãnh đạo cs ở liên Xô và các nước cs Đông Âu cũ), thế nhưng tôi dù không còn ở VN đã lâu vẫn hy vọng rằng có một thay đổi cơ bản nào đó xảy ra ở VN để người dân được hưỡng một đời sống đúng nghĩa hơn. Bên cạnh đó, trước áp lực của TQ qua chuyến đi của Yu Chengsheng (?) buộc VN phải đi đúng hướng (correct path) và không được la lối ồn ào (megaphone diplomacy) tôi tin rằng Trọng và bè lũ sẽ không bao giờ dám phản đối quan thầy của họ, duy chỉ còn NTD chưa biết chắc sẽ ra sao. Nếu cơ hội và thời thế khiến ông NTD nắm toàn quyền tôi ủng hộ ông ta, chế độ nào cũng được, với một điều kiện là dưới chế độ ấy. Mọi Người Phải Được Bình Đẳng Trước Pháp Luật.
Trả lờiXóaPhan Phú yên
BBC có nhận xét khá dí dỏm: "Có vẻ như nhân tài ở VNCS tập trung hết vào gia đình thủ tướng Dũng? Ngoài ra chẳng còn ai?"
Trả lờiXóaHa ha!...
Ủng hộ ông này, các bạn đang tuyệt vọng cùng cực, nhỉ? Hoặc các bạn có ý đồ khác giấu giếm?...
Trả lờiXóaTheo TS PCD thì đất nước này đang bị nãnh đạo bởi những kẻ chuyên dùng sáo ngữ khi phát biểu.
Trả lờiXóa"Nỗi trăn trở của..."?
Trả lờiXóaNằm chung chăn mới biết sự "trăn trở" của ông ta...
"Nằm trong chăn mới biết chàn có rận (Everyone knows best where his own shoe pinches)"
Kính gửi ông Nguyễn Tấn Dũng.Phong cách dân nam bộ đã nói là làm , tuy là dân Bắc kì thứ thiệt nhưng đã cùng : ở cùng , chiến đấu cùng dân HAI LÚA gần 50 năm qua, tôi hiểu tai sao những trăn trở của ông mà ông không thực hiện được : Cơ chế lãnh đạo tập thể ( vô trách nhiệm ) đang cản trở ông là chủ yếu , nhằm tùng bước đưa nước ta tiến tới nền dân chủ đa nguyên hoàn toàn trước mắt tôi cùng đa số nhân dân VN ,tôi tin là như vậy sẽ ủng hộ ông làm TBT KHÓA 12 .nhưng ông cùng nhóm cải cách của ông phải vượt qua được quy chế bầu cử trong Đảng số 244 do TRỌNG LÚ ký ngày 09/6/2014 .Nếu theo quy chế này TRỌNG LÚ vẫn gới thiệu PQN là người duy nhất ra đại hội bầu TBT , LIỆU ÔNG CÓ CÁCH NÀO THOÁT KHỎI ĐƯỢC KIỂU BẦU BÁN ĐỘC TÀI ĐÓ KHÔNG ? mong ông lưu ý để vượt bức tường lửa đó !
Trả lờiXóaĐả kích ông Dũng là chuyện dễ , bơi móc ông Dũng là chuyện dễ . Nhưng tìm một người , có thể đổi mới chính trị cho VN hôm nay , ngoài ông Dũng ra , là chuyện rất khó .
Trả lờiXóaNếu có người khá hơn ông Dũng , có thể làm được chuyện này ( Có thể tác động trực tiếp lên các Uỷ viên trung ương Đcsvn ) , Đổi Mới . Khi chê ông Dũng hãy cho biết nhân vật khá hơn ông Dũng , kể cả trong và ngoài nước .
Còn chuyện chém gió vô trách nhiệm , chưởi nhau cho có màu mè đẻ gọi là yêu nước , tự sướng đối với cs , là chuyện đương nhiên chẳng có gì lạ .
Vắt óc cân não , dám chấp nhận người khác cho mình ngu , tôi vẫn chọn ông Dũng . Có thể tôi bị bịp , nhưng tôi chấp nhận vì chẳng còn ai khác ngoài ông Dũng .
Đơn giản nhất , sau ông Nguyễn bá Thanh , ông Dũng có thể là người thọ nạn kế tiếp của. TQ , ông Truyền là người thọ nạn Kế tiếp ông Ngọ do Đcsvn ?
Hãy chấp nhận thêm có 1, 2 đảng khác hoạt động ở VN đi, sẽ có nhiều người sáng xuất hiện đấy.
XóaHãy suy nghĩ cho tỉnh táo, các bạn của tôi ơi!
Em đồng ý . Giữa vỏ dưa Nguyễn Phú Trọng và vỏ dừa Nguyễn Tấn Dũng, ai cũng sêm xít hết . Cho em 1 phiếu ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng .
XóaQuả là một dân tộc đang bị rối loạn, kể cả trong cách nghĩ, khi bám víu vào một ông ẩn hiện...
Trả lờiXóaSự ngu dân thật kinh khủng!
Các ông cứ nằm trên nệm ấm chăn êm, lăn qua lăn lại, hết "tâm tư" rồi "trăn trở"...?
Trả lờiXóaGiỡn hoài! Mấy cha!