Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Đảng, không đảng - chất lượng và lợi dụng!

Muốn bứt phá, 
người đứng đầu cực kỳ quan trọng

"Người đứng đầu phải có sự nhạy cảm về chính trị, tức là nắm bắt được cái mới, vận hội, cơ hội để phát triển thì sẽ bứt phá lên",  -PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc.
LTS:Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2 cuộc trò chuyện với PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, xung quanh vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược của Đảng hiện nay.
TS Nguyễn Trọng Phúc nhận định: Trong điều kiện một đảng cầm quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền thì phải nắm vững 2 “vũ khí” để quản lý đất nước, xã hội, vận hành vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là: kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chẳng hạn quy định về 19 điều đảng viên không được làm rất cụ thể, nhưng có cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức có quyền có khi lại không để ý và vì thế vẫn vi phạm. Phải giữ kỷ luật Đảng tốt, chứ vừa rồi ta còn lơi lỏng.
Thứ 2 là về tuân thủ pháp luật. Một đất nước văn minh thì mọi người phải tuân thủ pháp luật, đảng viên và tổ chức đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Bất kỳ đảng viên ở cấp nào vi phạm pháp luật thì xử lý theo pháp luật, khi ấy thì mọi hoạt động sẽ đi vào khuôn khổ.
Vào để thăng quan, không đạt thì bất mãn
- Không giống như thời chiến tranh, khi mà đảng viên luôn là những người đi đầu, dấn thân, hiện nay có một thực tế là quần chúng đang có suy nghĩ rằng nhiều người vào Đảng không vì lí tưởng cao đẹp như xưa nữa mà vì những động cơ vụ lợi, mượn danh nghĩa của Đảng để tiến thân. Ông có bình luận gì?
- Với người đảng viên trong sáng, Đảng giao trách nhiệm thì tôi làm, mà không giao thì tôi là một đảng viên, một công dân bình thường.
Nhưng trong 4 triệu đảng viên hiện nay, không tránh khỏi có một bộ phận lấy động cơ vào Đảng là để được thăng quan tiến chức. Nếu không đạt được ý đồ đó thì họ sinh ra bất mãn, nói xấu Đảng.
Vì thế mà có cả cái “bộ phận không nhỏ” là hậu quả của việc kết nạp không đúng, thứ 2 là giáo dục của tổ chức chưa đến nơi đến chốn và thứ 3 là bản thân người đó không tự rèn luyện, trau dồi.
Trong điều kiện lịch sử hiện nay, anh cứ hoàn thành tốt nhiệm vụ của một công dân là đã tốt rồi. Anh có thể không vào Đảng mà vẫn cống hiến tốt về chuyên môn, công việc…, chẳng ai kỳ thị. Đảng không hề phân biệt, giờ nhiều trí thức có phải là đảng viên đâu nhưng vẫn được trọng vọng, được xin ý kiến, có chế độ chính sách tốt đó thôi.
- Đó là xét chung, nhưng chẳng hạn đối với các vị trí mang tính trọng yếu thì sao, thưa ông?
- Nhiều nơi bây giờ chức vụ cao ở các tập đoàn kinh tế có phải đảng viên đâu, bởi người ta cần người chuyên môn cao. Trong tương lai rồi có thể có những vị bộ trưởng không phải là đảng viên. Chính phủ ta ngày xưa từng có nhiều đồng chí bộ trưởng không phải đảng viên. Quan trọng là Chính phủ đó phải thực thi đường lối của đảng cầm quyền này.
Hiện nay các trí thức cứ cống hiến tốt thì chẳng có gì phải lăn tăn chuyện vào Đảng hay không vào. Tôi nhớ một thời người ta suy tôn những người như thế là “những người Cộng sản ngoài Đảng”. Còn nếu tâm huyết thì có thể vào Đảng để cống hiến chứ đừng vì mục đích riêng, cá nhân.
- Trong thời đại hiện nay, một vấn đề cũng đặt ra là Đảng phải làm sao để tăng sức thu hút của mình, sao cho mọi người vào Đảng để cống hiến chứ không phải vì động cơ cá nhân?
- Điều này chính là nằm ở chỗ Đảng phải cầm quyền hiệu quả, đất nước ngày càng phát triển, vị thế quốc gia ngày càng tăng cao, đời sống dân chúng ngày càng khấm khá lên. Đó chính là thước đo của đảng cầm quyền.
Thứ 2 là phải chú ý đến phong cách lãnh đạo, làm việc của các đảng viên, nhất là những người có chức có quyền. Họ có hòa đồng vào dân, chia sẻ với dân không. Đảng viên phải gương mẫu trước, nói phải đi đôi với làm, chứ nói một đằng làm một nẻo thì không thể hấp dẫn quần chúng được. Anh nói chống tham nhũng nhưng lại tham lam thì dân người ta biết hết. Hoặc anh nói chống quan liêu nhưng lại xa dân, vô cảm với dân, xa rời thực tế thì không được.
Chạy chức, chạy quyền rất tinh vi
- Một nội dung trọng tâm của Nghị quyết TƯ 4 là quy hoạch cán bộ và nhiệm vụ này càng trở nên cấp bách khi Đại hội Đảng XII đang đến gần. Như ông quan sát, công tác quy hoạch đang được tiến hành thế nào và  đội ngũ cán bộ được quy hoạch bây giờ có gì khác so với các thế hệ đi trước?
- Quy hoạch cán bộ vừa rồi được thực hiện rất tốt. Chuẩn bị cho Đại hội XII, hiện ta đã mở 5 lớp dự nguồn cán bộ cao cấp của Đảng mà bản thân tôi cũng tham gia giảng dạy. Mỗi lớp khoảng 100 đồng chí, sắp kết thúc lớp thứ 5 và mở lớp thứ 6 là xong. Công tác nhân sự đó đã được chuẩn bị từ 2 năm nay rồi chứ không phải sang năm Đại hội thì bây giờ mới làm.
Các cấp tỉnh thành phố ở dưới cũng đang mở các lớp, 63 tỉnh thành đang làm rất khẩn trương.
Thời kỳ ngày nay đất nước đang phải hướng vào 2 nhiệm vụ chiến lược lớn là xây dựng CNXH đổi mới và 2 là bảo vệ Tổ quốc, độc lập chủ quyền. Cán bộ lãnh đạo tất cả các cấp luôn luôn sẽ phải bám chắc nhiệm vụ chính trị lớn lao, mục tiêu chiến lược đó.
Qua quan sát quy hoạch nhân sự, trước hết tôi thấy xu hướng trẻ hóa là rõ. Như vậy họ có điều kiện làm việc vài ba nhiệm kỳ, chứ chỉ được mỗi nhiệm kỳ thì dễ bị mắc “tư duy nhiệm kỳ”. Nhưng trẻ hóa phải đi với sự chuẩn bị chu đáo, bài bản về trình độ lý luận, năng lực, phẩm chất, trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm… chứ không phải chỉ nhìn vào tuổi tác.
- Việc trẻ hóa gắn liền với đào tạo có bài bản, có hệ thống là một đột phá. Trước đây trước Đại hội chúng ta đâu mở được các lớp dự nguồn như lần này.
Xưa nay việc lựa chọn nhân sự được nhấn mạnh là phải khách quan, công tâm. Ông có thấy điều này có được thực hiện triệt để?
- Đây luôn là điều chúng ta hướng đến nhưng nó sẽ là cả một quá trình chứ không phải ngay một lúc mà có được.
Việc lựa chọn cán bộ thông qua các khâu: Đầu tiên là đánh giá, đánh giá mà sai thì sẽ hỏng. Sau khi đánh giá mới đưa vào quy hoạch. Quy hoạch xong đưa vào đào tạo bồi dưỡng, rồi sau đó mới xếp sắp vào các vị trí. Xếp sắp xong rồi mới luân chuyển các vị trí để rèn giũa qua thực tế...  
Trong lựa chọn cũng khó tránh khỏi việc có hiện tượng thiếu công tâm. Muốn hạn chế phải dựa vào nguyên tắc tập thể, chứ đừng chen vào đó lợi ích cá nhân, người nhà, người thân thiết, cánh hẩu với mình. Chọn cán bộ nào là tập thể cấp ủy đó phải chịu trách nhiệm.
Quy trình nhân sự của ta hiện đã được làm bài bản, hệ thống, chặt chẽ hơn nhưng cũng không thể tránh hoàn toàn cái sai, những hiện tượng như chạy chức, chạy quyền. Và những cái “chạy” này thường rất tinh vi, khó khám phá được, nhưng khi đã nhìn thấy được thì phải sửa, điều chỉnh ngay.
Yêu cầu nghiêm “trách nhiệm cá nhân”
- Theo ông, những đảng viên được chọn vào các vị trí chiến lược thì cần đạt những tiêu chuẩn nào?
- Tiêu chuẩn hàng đầu là phải có phẩm chất, có trách nhiệm đối với nước, với dân, toàn ý, hết sức hết lòng phục vụ nhân dân, Tổ quốc.
Thứ 2 là phải có trình độ, học vấn, có tầm hiểu biết trí tuệ. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức mà học vấn thấp thì làm lãnh đạo rất khó.
Thứ 3 là phải có năng lực tổ chức thực tiễn. Thực tiễn rất phong phú ở mỗi ngành, mỗi cấp, địa phương đang đòi hỏi người lãnh đạo phải năng động, sáng tạo. Ai thiếu thực tiễn thì phải rèn. Hiện có rất nhiều cán bộ cấp TƯ phải xuống địa phương, lăn lộn thực tiễn để từ đó trở về hiểu được lãnh đạo cấp chiến lược như thế nào.
Thứ 4 là uy tín với dân, được dân tin cậy.
- Năm 2015, VN sẽ hội nhập sâu hơn, có thời cơ nhưng cũng nhiều thách thức. Đến nay chúng ta đã thực hiện đổi mới được 30 năm, người dân trông chờ bước ngoặt, vận hội mới cho đất nước. Trong bối cảnh đó, người lãnh đạo chiến lược phải có phẩm chất gì?
- Người lãnh đạo ở cấp nào cũng phải phát huy được thực lực của đất nước, địa phương. Đồng thời họ phải có sự nhạy cảm về chính trị, tức là nắm bắt được cái mới, vận hội, cơ hội để phát triển thì sẽ bứt phá lên.
Đất nước mình đang trong điều kiện tuy còn khó khăn nhưng những thuận lợi là rất lớn. Ví dụ ta có đường lối, cương lĩnh, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Chúng ta đã thoát khỏi vị trí nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Thế nước đã khác và hiện ta có quan hệ với 13 đối tác chiến lược, đang hội nhập rất sâu, tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp định. Cuối năm nay sẽ hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Đó là những cơ hội vàng.
Sắp tới đây, Đại hội XII sẽ có những quyết sách để bứt phá, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững, không thể chậm trễ quá được, nếu không sẽ tụt hậu.
Với những nhiệm vụ đó, kỳ Đại hội này sẽ phải lựa chọn những người có tư duy năng động, sáng tạo, chịu trách nhiệm và dám làm. Làm có thể sai rồi sửa, chứ không nên sợ, có người không làm, không sai, cứ tròn trịa như vậy thì không được.
Tóm lại, chính thực tiễn đất nước hiện nay đặt ra nhiệm vụ chọn nhân sự cho chính xác. Người ta nói thời thế tạo anh hùng, nhưng người nhân sự giỏi ở vào vị trí của mình thậm chí có thể làm xoay chuyển thực tiễn, thúc đẩy đất nước phát triển mạnh.
Đây là bài toán khó. Là người trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp dự nguồn, tôi tin nhưng cũng vẫn lo. Người đứng đầu cực kỳ quan trọng để tạo ra những bứt phá, vận hội.
- Nghị quyết Trung ương 4 cũng nhấn mạnh việc xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Ở đây tôi muốn hỏi vấn đề về chịu trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo, tầm quan trọng của nó và hiện nay chúng ta thực thi quyết liệt đến đâu?
- Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách đã được đề ra từ lâu, nhưng trong thực tiễn đã có hiện tượng thành tích thì của cá nhân, nhưng khuyết điểm thì thuộc về tập thể. Hội nghị TƯ 4 đã nhấn mạnh bất kỳ xảy ra chuyện gì ở địa phương nào, ngành nào, lĩnh vực, cơ quan nào thì người thủ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước.
Theo tôi đó là nguyên tắc rất rõ ràng và vừa rồi chúng ta đã thực thi điều này, đi sát sạt vào trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Ví dụ, tác dụng của việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, 2 lãnh đạo có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều vào lần trước là bộ trưởng Bộ GTVT và Thống đốc Ngân hàng thì đến lần vừa rồi đều rất tốt.  
Và điều này phải được cụ thể đến từng đơn vị, cơ quan. Anh đứng đầu một xã, phường mà để xảy ra vấn đề thì anh phải chịu trách nhiệm. Chúng ta đã quy định rất rõ, chẳng hạn người đứng đầu tỉnh, thành phố để xảy ra vấn đề ở địa phương thì phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Nên vừa rồi mới có chuyện các báo đưa là chủ tịch tỉnh xuống đường, xuống thực tiễn để kiểm tra tình hình xe quá tải.
Vấn đề là phải thực thi nghiêm, không phải khi xảy ra sai phạm mới nhắc nhở, mà phải có biện pháp xử lý kỷ luật. Như vậy mới đi vào khuôn khổ. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm thì rất nguy hiểm.
Mỹ Hòa (thực hiện)/VnN
-----------------

16 nhận xét:

  1. Thật bi kịch cho đất nước,đảng trưởng lại là một ông già lú lẫn,đần độn

    Trả lờiXóa
  2. Lại ráo sư tiến sĩ lê với mác !

    Trả lờiXóa
  3. Tiêu chí thì rất hay nhưng bọn cơ hội đả vào sâu trong BCT & UVTW cả rồi - Chính anh nói tốt nhất lại là anh tham nhũng nhất - Theo CDQL thì đả rỏ ví dụ Ô.Nguyễn Hoà Bình làm Viện Trưởng VKSND thì có ma nào tin ông được - Lòi cái đuôi tham nhũng dấu bên này lòi bên kia trơ trẻn đến thế mà TBT Phú Trọng đến giao nhiệm vụ thì thật như đóng kịch - Kháng giả xem chán lắm -
    Bây giờ Dân không tin nữa đâu - Đừng nguỵ biện nữa - còn Chế độ CS thì còn tham nhũng đưa Đất nước tụt hậu mà thôi -
    Thay đỗi nhanh để cùng tiến lên theo các nước trong khu vực - Đừng mang mặt nạ CS nữa - Tội lỗi Tiền Nhân - Nhục đời đời không rữa sạch .

    Trả lờiXóa
  4. Bài nói này nghe quen quá là quen

    Trả lờiXóa
  5. TS Phúc nói y như một con vẹt. Một người đứng đầu một viện nghiên cứu mà chẳng có lấy một chút thực tế nào cả, Cứ xoen xoét là cán bộ thì phải lăn lộn trong thực tiển, biết nắm bắt cái mới. Vậy thì như ông đã nắm được thực tiển hiện nay là gì? Cái mới hiện nay là gì chưa?
    Sao ông không nghĩ rằng hoàn cảnh thời thế bây giờ khác hồi chiến tranh rất nhiều. Thời chiến tranh, những người tham gia chấp nhận hy sinh mọi thứ để chiến đấu mà không màng đến lợi ích vật chất. Đối với họ lúc ấy chỉ có một lợi ích chung và duy nhất là chiến thắng kẻ thù. Còn bây giờ, tất cả những người tham gia vào trong bộ máy nhà nước chỉ là vì đồng lương, là vì bổng lộc. Chung quy tất cả cũng chỉ là vì cuộc sống của họ và gia đình họ mà thôi. Bởi vậy ai cũng cố hết sức, dùng đủ mọi thủ đoạn để giành lấy những vị trí đem lại cho mình lợi ích nhiều nhất. Chuyện vào Đảng với họ chỉ là để mở ra con đường thuận lợi dể dàng nhất cho họ đạt được mục đích. Cứ là đảng viên thì dể dàng được bố trí vào các vị trí lãnh đạo. Không có đảng à? Xin lỗi nhé, đứng qua một bên đi cho người khác nhờ. Nếu năng lực chuyên môn quá xuất sắc và được nhiều người tín nhiệm ư? Được rồi, cho một chân phó để gánh cho hết việc còn quyền lãnh đạo ( và quyền lợi) vẫn thuộc về đồng chí trưởng phòng thôi. Một công việc với mức lương chỉ vài ba triệu một tháng mà còn phải bỏ ra tiền để chạy huống hồ là một chiếc ghế lãnh đạo thử hỏi sao không có nhiều người tranh giành. Đó là thực tiễn đấy, ngài TS chuyên "ngâm cứu" ạ.
    Nói nhỏ cho ngài nghe nhé. Mấy cán bộ "học trò" dự trong các lớp đào tạo quy hoạch cán bộ của ngài đang cười vào mũi của ngài đó. Mấy cái chuyện luồn lách, lươn lẹo để được leo cao thì họ thuộc về hàng "sư phụ" của ngài. Để lọt vào hàng ngũ cán bộ dự nguồn thì họ không còn là loại cán bộ "kém năng lực"nữa đâu ngài TS ạ.


    Trả lờiXóa
  6. Bài này MỸ HÒA viết rất hay và công phu nên xin có lời khen và tham gia cho Blog này sôi động.
    Thủ trưởng cơ quan nhất thiết không cần là đảng viên,thực tế phó chủ tịch UBND huyện Diên Khánh chưa hề là đảng viên,mà từ là Trưởng Ty Nông Nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
    Vấn đề là,AI có tâm và có tầm ra gánh vác,kể cả làm Thủ tướng của nước TA.
    Ngày nay khó kiếm ra người như vậy lắm.Họ đi buôn chả hơn à.
    Đảng cầm quyền là cầm Pháp luật và buộc AI AI cũng thực hiện pháp luật.Và đảng chỉ nắm gọn công an,quốc phòng,kho bạc,ngân hàng Nhà nước,Tòa ÁN thì AI mà dám và hó hé phản quốc và chống lại đảng được...Và chống thì chống sao mà nỗi. Cựa là lượm rồi,DE ,Bò đi lạc vào nhà mà không báo cho nhà nước lại ôm đồm nuôi hộ là xin mời trả ghế...đố ai dám,thế là nước TA lại có văn minh cao nhất thế giới đấy chứ.
    Việc thủ trưởng không chịu xơ muối gì khi gây hậu quả,thiệt hại cho nhân dân là tại vì ông ta quá khôn,chỉ lấy 20 % còn lại chia đều thì hạ cánh an toàn.
    Ở cái thời buổi kì lạ này không thể phân biệt được đảng hay không đảng.
    Ví như,tôi chả có xu nào,chả tài gì nhưng được thuê làm giám đốc,có người thuê tôi giá cao vạn lần để thả " BOM " chính công ty mình,và cả tỉnh đó chết lăn ra chứ chả gì công ty tôi là giám đốc cả.Tôi chả là đảng viên,chả nội gián gì cả,nhưng chưa AI phá oại đất nước hơn tôi.Hay vừa rồi chơi một vố mất 3300 tỷ như chơi chỉ có vài tháng .
    Nước tA có cái " vui " xưa nay,hễ một người trèo là năm người kéo xuống,một người làm là cả năm người ngó,chờ làm xong là hè nhau vào phá,thậm chí cả vợ con nữa nha !!! Nhờ vậy nhà nhà kiếm ăn suốt,đất nước thì tiến lên nhích như sắp hàng mua theo tem phiếu.Hay vui hơn là đến bò DÊ cây trồng rừng ...nó cũng đi nhầm.
    Tức mà chết như đêm hôm qua có khi tốt hơn sống mà hại đời.
    Học trò giống thầy hay con giống cha cả giọng là bình thường thôi các bạn ạ.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
  7. Mấy hôm nay liên tục được các GS - TS " lên lớp " , các bác có trình độ , có ăn có học nên phát biểu y như trong sách giáo khoa . Ta thử xét vài câu của bác Nguyên Viện trưởng xem sao ? : " ví dụ ta có đường lối , cương lĩnh , hệ thống pháp luật hoàn chỉnh " ? có những cán bộ tham nhũng , vi phạm pháp luật mà không bị ra tòa , chỉ kiểm điểm trong nội bộ đảng , như vậy hệ thống pháp luật đã " hoàn chỉnh " chưa thưa ông nguyên viện trưởng ? " chúng ta đã thoát khỏi vị trí nước nghèo " ? câu này các vị viết trong báo cáo thì được nhưng trong thực tế thì quá chủ quan , trẻ em chân đất đến trường , bắt nhái để ăn , khắp nơi trong cả nước vẫn còn những dự án xóa đói giảm nghèo , VN chưa thể thoát nghèo , có chăng chỉ là cục bộ . Giá mà lúc đương chức đương quyền , các bác hô kỷ luật " NHGIÊM " thì dân nghèo đỡ khổ biết bao !

    Trả lờiXóa
  8. Cục trưởng cục đường sắt chết bất thường nhưng sâu xa hơn là điều bình thường, ông đang bị điều tra tham nhũng gây lãng phí và liên quan đến ODA, rút kinh nghiệm từ vụ Huỳnh Ngọc Sĩ tại tp.hcm thế là phải có kẻ ra đi để the end.

    Trả lờiXóa

  9. Rất hàm hồ !
    Lâu nay, tôi dị ứng với các chức danh GS, PGS, TS chuyên về xây dựng đảng công sản. Bởi thế, rất ít đọc các bài viết của các vị.
    Nhưng lướt qua thấy tiêu đề (không biết ai nậy ra) là “Đảng, không đảng - chất lượng và lợi dụng!” cùng ý kiến: "Người đứng đầu phải có sự nhạy cảm về chính trị, tức là nắm bắt được cái mới, vận hội, cơ hội để phát triển thì sẽ bứt phá lên" của PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc. Nên thử đọc coi có gì mới và thay đổi (?) Nhưng đọc rồi mới thấy tư duy của PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc rất hàm hồ, hợm hĩnh và qui kết lung tung.
    Ông PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng: “trong 4 triệu đảng viên hiện nay, không tránh khỏi có một bộ phận lấy động cơ vào Đảng là để được thăng quan tiến chức. Nếu không đạt được ý đồ đó thì họ sinh ra bất mãn, nói xấu Đảng”(hết trích).
    Ý thứ nhất “có một bộ phận lấy động cơ vào Đảng là để được thăng quan tiến chức”. Câu nói này có phần đúng. Nhưng chắc không phải số người có tuổi đời 40, 50, 60…bây giờ mới phấn đầu (cố ngoi) vào tổ chức đảng “để được thăng quan tiến chức”(?) Thực tế hiện nay, người được tuyên truyền, giáo dục và vận động vào tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng thanh niên, học sinh, sinh viên độ tuổi 18 đến 35 hoặc tầm 40 tuổi; lực lượng này có học vấn chí ít từ lớp 7, lớp 10 hoặc đại học, thạc sỹ, tiến sỹ….! Qui kết như Nguyễn Trọng Phúc “vào Đảng là để được thăng quan tiến chức”, hóa ra số lực lượng đảng viên mới này là “đội hậu bị cơ hội” của đảng, chưa vào đảng đã biết rất rõ mình được đảng, đoàn và hội đào tạo, hối thúc vào đảng là “để được thăng quan tiến chức”. Như vậy, là phủ định hệ thống giáo dục, văn hóa, chính trị của đảng về bồi dưỡng thế hệ trẻ (như ý Cụ Hồ) vì mục tiêu và lý tưởng xây dựng đất nước giầu mạnh, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc. Có lẽ, chính bởi thế, hiện nay có 4 triệu đảng viên nhưng đa số người rất thờ ơ, vô tình, vô cảm, không có trách nhiệm với cuộc sống vật chất, tinh thần, tình cảm của người dân Nước Việt!
    Một PGS-TS suy nghĩ và nói hàm hồ như Nguyễn Trọng Phúc, thì sao gọi là một nhà khoa học và lý luận của tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam ? Thật bất hạnh cho cái đảng của tôi và các vị lãnh đạo đảng phải nghe theo ý kiến này!
    Ý thứ hai “Nếu không đạt được ý đồ đó thì họ sinh ra bất mãn, nói xấu Đảng”. Câu nói này sai hoàn toàn về tư duy và thực tiễn. Điều này, chứng tỏ sự “hàm hồ” của PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc đến mức cố tình nhắm mắt, bịt tai, ù lỳ, nói lấy được.
    Thử hỏi Nguyễn Trọng Phúc: Ai “bất mãn”, ai “nói xấu đảng” ? Thế nào là “bất mãn”, thế nào là “nói xấu đảng” ? Hỏi để mà biết thôi Nguyễn Trọng Phúc ạ ! Còn thực tế, cách lãnh đạo theo lối độc quyền chân lý, tư duy áp đặt, qui kết tùy tiện như nhà “ní nuận” PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc chỉ giúp và củng cố cho Lãnh đạo đảng ta (BCT, BBT) ý thức “chủ quan, hãnh tiến” về sự vững mạnh, tốt đẹp của tổ chức đảng mà thực tế đang suy thoái, tham nhũng, biến chất và có xu hướng đi ngược lợi ích dân tộc và lý tưởng dân chủ, nhân văn của Đảng Công sản Việt Nam trước đây.
    Mặt khác, có lẽ chính vì lý luận như PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc nên vừa qua, tất cả những ý kiến tham gia, góp ý (cả lý luận, thực tiễn) rất tâm huyết, thật lòng và có trách nhiệm của các đồng chí Lão thành cách mạng, các Tướng lĩnh, các Ủy viên Trung ương, các nhà khoa học….về xây dựng đảng và quản lý nhà nước, đều không được các vị lãnh đạo và cơ quan có thẩm quyền xem xét, chắt lọc, lắng nghe. Tất cả các ý kiến đều bị qui kết là sự “bất mãn” và “nói xấu đảng”. Thật buồn và tai hại cho dân tộc Việt có những nhà lý luận (PGS-TS) như Nguyễn Trọng Phúc.
    Đúng là “Vô Phúc” cho Dân tộc Việt. Các bậc đảng viên lão thành ngẫm xem ! ?

    Trả lờiXóa
  10. Thật đáng thương cho TS Phúc vì ông chẳng hiểu thực tế nó thế nào cả. Tôi có một người bạn thuộc diện tạo "Nguồn" như đám học trò trong 6 lớp của ông, nó kể hết cái "Sự học" tạo nguồn mà ông nói và tôi hiểu nó là cái thứ gì. Đúng là "Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu" ha ha..... Ông phúc ơi là ông Phúc! Thương ông quá.

    Trả lờiXóa
  11. nếu chỉ chuyên không hồng nữa thì ... đảng mất lãnh đạo ngay

    Trả lờiXóa
  12. May lan nghe ong Phuc noi tren tivi ma toi phat ngan. Dat nuoc nay lam gi co nguoi dung dau, chi co lu mafia dang tranh danh anh huong va dia ban hoat dong thoi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dat nuoc nay lam gi co nguoi dung dau!
      Đúng! Đất nước này toàn loại đầu đứng...

      Xóa
  13. Đã có ông Phú Trọng nay lại có ông Trọng Phúc! Phát biểu vẫn đặc giọng từ những năm 60 thế kỷ trước : dân chúng tôi giờ hiểu hết rồi , không dễ bị bịp đến thế nữa đâu!

    Trả lờiXóa
  14. Đảng nát bét từ ngày đổi mới . Càng lâu càng tệ , hôm nay thành rạc !

    Sai từ cơ bản . Đảng lãnh đạo trên hiến pháp , pháp luật , chính là cái sai trầm trọng nhất không thể cứu vãn , dầu ở bất cứ Nơi nào có toà án , bản án phải lệ thuộc vào sự chỉ đạo cúa Đảng .

    Tội của Đảng viên không thuộc toà án , viện kiểm sát , quyết định ! Do chính Đảng quyết định , vụ ông Truyền là một bằng chứng cụ thể chứng tỏ chính Đảng là mầm mống sinh sôi tham nhũng hối lộ , phá nát Đảng , hại dân .

    Một đất nước , mở miệng ra là nghe Đảng lãnh đạo . Một Đảng thối nát như hôm nay trước mắt dân chúng , vẫn tiếp tục lãnh đạo , thì chẳng khác chi thời vua ngoạ triều Lê Long Đỉnh , một Đảng Ngoạ Triều do ăn chơi trác táng , thâm thủng hối lộ tham nhũng , suy đồi đạo đức .

    Bản thân ĐẢNG đã sa đoạ , làm sao mà trị nước an dân ? Đừng nói đến Mác Lê . Bác Hồ ở Ba Đình có sống lại , nhận ra được bầy con cháu cs , Bác cũng xin chắp hai tay lạy cái ĐCSVN hôm nay , để được xin ra khỏi ĐẢNG !

    Trả lờiXóa
  15. Lại phải nói !
    Thật không thể lý giải vì sao (trình độ, tuổi tác, hay thiếu thực tế) mà ông PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng) lại có suy nghĩ ngạo mạn và phát ngôn ngông cuồng về động cơ, mục tiêu, lý tưởng của người đảng viên CS Việt Nam khi vào đảng và hiện nay (?).
    Thứ nhất: Nguyên nhân “bộ phận không nhỏ”
    Mở đầu trả lời câu hỏi của phóng viên, ông PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc “ngạo mạn” qui kêt các đảng viên của đảng công sản Việt Nam về “động cơ vào Đảng là để được thăng quan tiến chức. Nếu không đạt được ý đồ đó thì họ sinh ra bất mãn, nói xấu Đảng”.
    Liền sau đó, ông Nguyễn Trọng Phúc đưa ra kết luận xanh rờn: “Vì thế mà có cả cái “bộ phận không nhỏ”. Suy nghĩ này của ông Phúc thật là hàm hồ, ngông cuồng và thiếu cơ sở khoa học. Không chỉ có như vậy, ông PGS-TS Phúc còn khẳng định đó “là hậu quả của việc kết nạp không đúng, thứ 2 là giáo dục của tổ chức chưa đến nơi đến chốn và thứ 3 là bản thân người đó không tự rèn luyện, trau dồi”.
    Đọc đến đây thì nhận diện ra bản chất thật của PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc phủ định hoàn toàn tiêu chuẩn và điều kiện của một đảng viên; vai trò hệ thống tổ chức đảng các cấp trong việc phát triển đảng viên; không biết gì về qui trình lựa chon, giáo dục, bồi dưỡng, giới thiệu, quyết định kết nạp người vào đảng.
    Thật hết biết muốn nói về trình độ và hiểu biết của một PGS-TS của đảng như ông Nguyễn Trọng Phúc ! Các vị đảng viên ngẫm suy nhé!
    Thứ hai: Về “bộ phận không nhỏ”
    Trong các văn kiện của đảng và người đứng đầu đảng (TBT) luôn luôn khẳng định “bộ phận không nhỏ” thoái hóa, biến chất, tham nhũng, quan liêu phải là nhưỡng đảng viên có chức, có quyền, có điều kiện và cơ hội (không phải đảng viên thường), đặc biệt những đảng viên lãnh đạo ở các địa phương (đảng, chính quyền) và ở các bộ ngành…có hành vị lạm dụng chức quyền chiếm đất, xây nhà, trang trại, khu sinh thái...v.v. Không phải là những đảng viên tiểu tốt, vô danh cầm cày, chân lấm tay bùn, cầm búa, cầm bút…tay trắng và trắng tay. Ngược lại, ý kiến của ông PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc lại “sáng tác” và cho rằng “bộ phận không nhỏ” là nhứng đảng viên “không đạt được ý đồ đó (thăng quan tiến chức) thì họ sinh ra bất mãn, nói xấu Đảng”.
    Như vậy, đủ thấy, ông PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc rất lẩm cẩm và hàm hồ. Ông Phúc đã cố tình đánh đồng“bộ phận không nhỏ” là tất cả đảng viên; đánh lừa dư luận, gây nhiễu mục tiêu phòng chống tham nhũng, bao che cho kẻ có chức, có quyền tham nhũng.
    Ý kiến của ông PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc cố ý tung ra, làm cho mọi người nhận thức lẫn lộn giữa các đảng viên có chức và có quyền (tham nhũng) với những đảng viên không có chức và không có quyền và không bao giờ được tham nhũng để thành“bộ phận không nhỏ” như ông Phúc.
    Siêu không ! “Ní nuận” của PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc là như dzây đó!
    Các bác là cựu đảng viên “danh trống, trắng tay” ngẫm xem !

    Trả lờiXóa