Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Vì sao tuyến cáp quang biển quốc tế AAG hay bị đứt?

Cáp quang biển quốc tế AAG đã được khôi phục hoàn toàn
* VĂN PHONG
Theo thông tin từ đơn vị điều hành cáp quang biển quốc tế AAG (Asia Gateway Pacific), mối nối cuối cùng đã được hoàn thành vào trưa 22-1.
Theo đó, công tác hàn nối được hoàn tất vào lúc 12 giờ 20 phút ngày 23-1 và 100% kênh truyền lưu lượng Internet Việt Nam đi quốc tế sẽ được khôi phục hoàn toàn.
Trước đó, vào 8 giờ 4 phút ngày 5-1, tuyến cáp quang biển quốc tế lớn nhất nối Việt Nam với quốc tế bị lỗi trên đoạn cáp cách trạm Vũng Tàu 117km. Sự cố này khiến lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến này đều bị ảnh hưởng.
Trong năm 2014, sự cố đứt cáp quang AAG xảy ra liên tục, đã có nhiều người đặt câu hỏi: Có mỗi sợi cáp quang thôi mà sao suốt ngày đứt? Đường truyền cáp quang biển từ Hồng Kông (Trung Quốc) tới Mỹ thì rất ổn định, ít khi đứt gãy như trong vùng Biển Đông. Liệu có phải do cáp chất lượng kém nên mới hay bị đứt như vậy?
Thực tế, việc đứt cáp AAG là chuyện không hiếm gặp. Về cơ bản, cáp ngầm biển thường chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần ngay trên nền cát dưới biển. Với chiều dài tới hàng chục ngàn km, để tiết kiệm chi phí, các tuyến cáp quang biển đều có chung 1 nguyên tắc thiết kế: Được gia cường ở gần bờ và rất mỏng manh ở ngoài khơi xa. Khi vào gần bờ các tuyến cáp quang ngầm phải được gia cường bởi thép bện và các lớp tăng cường khác là do càng vào gần bờ, mực nước càng nông và các hoạt động hàng hải càng dày đặc. Mặc dù trông dày đặc thép gia cường nhưng nếu bị mỏ neo của 1 con tàu chở hàng cỡ vài chục nghìn tấn móc phải thì sợi cáp đó cũng không khác sợi chỉ là bao. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tới 70% các vụ đứt cáp quang trên biển.
Ngoài nguyên nhân trên, 30% nguyên nhân còn lại dẫn đến đứt cáp quang biển là do con người và do thiên tai. Theo phân tích của các chuyên gia, ngay cả khi nằm dưới đáy biển, các tuyến cáp quang vẫn hoàn toàn có thể chịu sự phá hoại của thiên tai như động đất, núi lửa ngầm hoặc trượt bùn, giông bão (ở các khu vực nước nông). Mặc dù vùng thềm lục địa và ngoài khơi Việt Nam là vùng tương đối ổn định về hoạt động địa chất, ít xảy ra động đất dưới đáy biển nhưng các vùng biển khác lại không được may mắn như vậy. Ví dụ, Năm 2006, 1 trận động đất 7 độ richter ngoài khơi Đài Loan (Trung Quốc) đã cắt đứt 8 tuyến cáp ngầm gây gián đoạn dịch vụ cho cả Hồng Kông (Trung Quốc) và Đông Nam Á. Trận sóng thần khủng khiếp tháng 3-2011 ở Nhật Bản gây ra do 1 trận động đất ngầm dưới biển cũng khiến Nhật Bản khốn đốn khi gây hư hại cho phân nửa số tuyến cáp quang vượt đại dương của nước này…
Cũng có câu hỏi đặt ra sao không xây dựng thêm đường cáp quang biển khác? Việc đầu tư cáp quang biển là cực kỳ tốn kém và rất phức tạp. Thêm vào đó, mỗi tuyến cáp là kết quả liên minh nhiều nhà mạng của nhiều quốc gia. Khi xây dựng một tuyến cáp quang biển, toàn bộ tuyến cáp chính phải nằm trong hải phận quốc tế. Khi đến hải phận của nước nào thì nước đó sẽ có quyền tạo một nhánh rẽ để kết nối vào địa phận của mình. Vì thế, việc xây dựng một tuyến cáp mới không hề dễ dàng. Thứ nhất, thời gian trung bình sẽ mất từ 3 đến 5 năm. Thứ hai, tuyến cáp quang biển sẽ phải đi qua hải phận của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tạo nên sự phức tạp trong việc triển khai xây dựng.
Việc thi công vô cùng phức tạp nên tuyệt nhiên không có chuyện các nhà mạng đưa một sợi cáp chất lượng kém xuống đáy biển để rồi phải tốn thêm rất nhiều tiền cho việc khắc phục sự cố.
            Quay trở lại với tuyến cáp quang AAG, tuyến cáp này là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, ký thỏa thuận triển khai vào ngày 27-4-2007, trong đó Việt Nam có 4 doanh nghiệp tham gia, ngoài VNPT còn có Viettel, FPT SPT. AAG chịu trách nhiệm 1 phần lớn băng thông của Việt Nam tới Mỹ, nơi nhiều máy chủ của các dịch vụ phổ biến nhiều người dùng như Google, Facebook. Do vậy, khi có sự cố, không chỉ khách hàng của VNPT mà là người sử dùng Internet của Việt Nam nói chung có thể bị ảnh hưởng khi kết nối với các máy chủ này.
Các sự cố xảy ra đối với tuyến cáp quang biển AAG đều là bất khả kháng. Với trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ, cũng như các nhà cung cấp khác, VNPT luôn có các phương án dự phòng để ứng cứu trong các tình huống sự cố xảy ra đảm bảo kiểm soát được mức độ ảnh hưởng đối với khách hàng. Hiện tại, về hệ thống hạ tầng truyền dẫn, ngoài tuyến cáp quang biển AAG, VNPT còn có tuyến cáp trên đất liền, các tuyến cáp quang biển khác. Khi xảy ra sự cố, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ khác, VNPT đã triển khai ngay các biện pháp ứng phó, mở tối đa băng thông để giảm tối đa bất lợi cho khách hàng, đảm bảo các hướng liên lạc.
V.P/qdnd.vn
---------------

8 nhận xét:

  1. Cứ mỗi lần tình hình nóng bỏng thì cable... bị đứt?

    Trả lờiXóa
  2. Tình hình ông nguyễn ba thanh với chân dung quyền lực. Việc bỏ phiếu tin nhiệm. Lam quá tải nên đứt cap ...?

    Trả lờiXóa
  3. Tàu cá ta bị "tàu la" nhưng không hề lạ tấn công. Vậy đứt cáp này có khi naio do thế lực lạ phá hoại không?!

    Trả lờiXóa
  4. Sao báo QĐND phải "giải thích " và "giãi bày " nhỉ , hay lại có thế lực thù địch nói ra nói vào mà phải đăng ? Để các báo thương mại khácđăng có hơn kg và thay vào bài "giãi bày"này bằng các bài của Nguyễn Đăng Thanh hoặc của Nguyễn văn Minh nào đó có phải có lợi cho đoảng kg ? Báo QĐND quá kém !

    Trả lờiXóa
  5. Có một số nguồn tin nói tuyến cáp quang của ta bị đứt là nghi do cá mập cắn. Cũng lạ thât. Tai sao cá mập không cắn các tuyến khác mà cứ “ nhè” tuyến cáp của VN mà cắn? Nghe nói tuyến cáp này được bảo vệ bởi nhiều lớp vật liệu siêu bền, vậy làm sao cá mập cắn đứt được? Có âm mưu của các “thế lực thù địch” ở đây chăng? Nếu theo lập luận của ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng bộ “4T”, thì "tội" này ( làm gián đoạn thông tin) có thể coi như tội khủng bố, hoặc xâm phạm an ninh quốc gia. Nếu vậy thì đề nghị các cơ quan chức năng truy tố mấy “ chú cá mập” này theo điều 258 hoặc điều 88 Bộ luật hình sự vậy. Nhà nước ta có “lôi” được mấy “chú cá mập” này ra trước bàn dân thiên hạ, mới mong bảo vệ được an toàn thông tin cho xã hội, Và đảm bảo không bị “xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”, giảm nguy cơ “âm mưu lật đổ nhà nước CHXHCNVN”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay. "...đề nghị các cơ quan chức năng truy tố mấy “ chú cá mập” này theo điều 258 hoặc điều 88 Bộ luật hình sự..."

      Xóa
  6. Hai mấy ngày trước người ta khẳng định 23/01/2015 cable sẽ được "sửa xong"? "Giỏi" thế?! Vậy bao giờ nó lại "đứt"? Chắc khi ông T. "đứt bóng"?

    Trả lờiXóa
  7. Bao dam voi cac ban khi nao co su kien nong nua thi:ca map lai can dut cap nua cho xem.cac ban cu de y se thay. Ba cai tro nay chi lua dc may dua con nit

    Trả lờiXóa