Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Dấu hiệu bao che của quan ‘ăn đất’ Hạ Long

Vụ quan “ăn đất” ở Hạ Long cho đến nay đã có 9 người bị khởi tố, bắt giam. Tuy nhiên, cho đến nay, nguyên trưởng phòng Tài nguyên môi trường TP. Hạ Long vẫn vô can dù đã được xác định rõ vai trò và trách nhiệm. Liệu có sự bao che cán bộ sai phạm ở đây?
Như Báo điện tử Một Thế Giới đã phản ánh về vụ quan “ăn đất” tại Hạ Long, cụ thể là những sai phạm trong việc cấp sổ đỏ của ông Đào Nam Thành – nguyên là phó phòng Tài nguyên môi trường (TNMT) TP Hạ Long bị phanh phui vào đầu năm 2014. 
Liên quan tới vụ án này, cho đến nay, dư luận tỉnh Quảng Ninh hết sức bất bình trước việc ông Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc Công ty cổ phần nước sạch tỉnh này được vinh danh là doanh nhân tiêu biểu của năm bởi lẽ trước đó khi giữ vai trò Trưởng phòng TNMT TP Hạ Long, ông này đã thẩm định, đề nghị cấp hàng loạt sổ đỏ trái pháp luật. 
Theo kết luận thanh tra của TP. Hạ Long và nguồn tin từ cơ quan điều tra, cuối năm 2011, ông Thanh với vai trò Trưởng phòng TNMT TP Hạ Long đã thẩm định, đề nghị cấp 2 “sổ đỏ” trái pháp luật tại phường Bãi Cháy cho vợ chồng ông Phạm Hùng Cường và bà Vũ Thị Kim Oanh. Một trong hai mảnh đất được cấp sổ đỏ mang tên ông Cường đã được các cán bộ phòng TNMT TP Hạ Long mang ra “xẻ thịt” chia nhau.  
Cụ thể, ngày 25.11.2011, UBND TP Hạ Long đã cấp 2 “sổ đỏ” số BG 478421 diện tích gần 2.500m2, và BG 478422 diện tích gần 2.200m2 (đều là loại đất trồng cây lâu năm ở phường Bãi Cháy) cho vợ chồng ông Cường bà Oanh. Phần lớn diện tích của 2 thửa đất này là đất rừng đặc dụng đã cấp cho Lâm trường Hồng Gai, ông Cường chỉ là người được giao quản lý. Tuy nhiên, ông Cường cùng các cán bộ từ phường đến TP “hô biến” thành nguồn gốc đất do ông Cường khai phá để cấp “sổ đỏ”.  
Ông Thanh sau khi được bàn bạc với Phó phòng TNMT TP Hạ Long Đào Nam Thành, đã thẩm định, đề nghị cấp 2 “sổ đỏ” trái pháp luật này. Sau đó, cuốn sổ đỏ thửa đất 2.200m2mang tên Phạm Hùng Cường, đã được các cán bộ phòng TNMT TP Hạ Long giữ lại tách sổ “chia chác” nhau, trong đó, em vợ ông Thanh đứng tên một thửa đất 355m2. 
Thời điểm từ năm 2011-2013, ông Nguyễn Văn Thanh với tư cách Trưởng phòng TNMT TP Hạ Long cũng đã thẩm định, đề nghị cấp trái pháp luật 5 “sổ đỏ” biến 5 mảnh đất với diện tích hàng chục nghìn m2 có nguồn gốc đất rừng đã giao cho tổ chức khác (Lâm trường Hồng Gai) thành đất trồng cây lâu năm cho các hộ dân, hợp thửa đất rừng vào đất ở... 
Ngoài ra, ông Thanh còn thẩm định, đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật cho 1.000m2 đất ở. Theo đó, khu đất nuôi trồng thủy sản rộng hơn 1.700m2 ở tổ 4 khu 1 phường Hùng Thắng của ông Lê Tiến Bộ (trú phường Hùng Thắng) nằm trong quy hoạch Quy hoạch khu du lịch và đô thị mới Hùng Thắng từ đầu năm 2010, chủ đầu tư (Công ty cổ phần đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long) đã làm hạ tầng. 
Nhưng cuối năm 2011, ông Thanh vẫn thẩm định, đề nghị để UBND TP Hạ Long cấp “sổ đỏ” số BI 943396 (đất trồng cây lâu năm) mang tên ông Bộ. “Sổ đỏ” này được xác định đã được cấp trái quy định vì không phù hợp quy hoạch, không phù hợp loại đất, không đảm bảo trình tự, thủ tục. 
Tiếp đó, đầu năm 2012, ông Thanh lại đề nghị UBND TP Hạ Long ra quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng 1.000m2 trong số hơn 1.700m2 đất trồng cây lâu năm của ông Bộ thành đất ở. Cơ quan chức năng xác định chỉ riêng việc cấp “sổ đỏ” chuyển đổi 1.000m2sang đất ở trái pháp luật này đã làm thất thoát của nhà nước số tiền 9,6 tỷ đồng.  
Cơ quan chức năng xác định ông Thanh với chức trách là Trường phòng TNMT TP Hạ Long khi thực hiện thẩm định 7 hồ sơ đề nghị cấp “sổ đỏ” đất trồng cây lâu năm và 1 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng (1.000m2) đất ở phải căn cứ vào quy hoạch, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sự biến động thực tế để thẩm tra hồ sơ có đầy đủ, hợp pháp hay không. Tuy nhiên, ông Thanh đã không tuân thủ quy định mà chỉ căn cứ vào hồ sơ đề nghị để ký tờ trình UBND TP Hạ Long cấp “sổ đỏ” trái quy định của pháp luật. 
Theo xác định của cơ quan điều tra, những sai phạm của ông Thanh trong việc thẩm định các hồ sơ cấp “sổ đỏ” là có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. 
Cơ quan điều tra CA tỉnh Quảng Ninh đã nhiều lần đề nghị khởi tố về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với ông Thanh. Tuy nhiên, điều khó hiểu là cho đến nay, VKSND tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa phê chuẩn. Điều này khiến dư luận không khỏi hoài nghi việc sai phạm được bao che? 
Điều dư luận đặt ra không phải không có cơ sở bởi thời điểm mà hàng loạt “sổ đỏ” cấp trái pháp luật bị phát hiện, ông Thanh lại được điều chuyển sang làm giám đốc Công ty cổ phần nước sạch tỉnh Quảng Ninh. Cuối năm 2014, khi những sai phạm trong việc thẩm định hồ sơ, đề nghị cấp “sổ đỏ” trái pháp luật đã “lộ sáng”, ông Thanh vẫn được tỉnh Quảng Ninh trao tặng danh hiệu doanh nhân tiêu biểu của tỉnh. 
Liên quan đến vụ cấp trái pháp luật hang loạt “sổ đỏ” này, đến nay, Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt tạm giam 9 người về các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ và cố ý làm quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 
Chín người bị bắt gồm Đào Nam Thành (nguyên phó phòng TNMT), Nguyễn Minh Thanh, Đặng Quang Hiển, Lê Truyền (cùng là cán bộ Phòng TNMT); Đặng Quang Thép-nguyên chủ tịch, Đỗ Quang Phan-nguyên cán bộ địa chính phường Bãi Cháy, Phạm Hùng Cường, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển tài nguyên (trụ sở tại phường Bãi Cháy); Phạm Văn Chức - nguyên Chủ tịch, Lưu Văn Duy - nguyên cán bộ địa chính phường Hùng Thắng. 
Từng trao đối với báo chí, ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nêu rõ quan điểm của tỉnh đối với vụ án này là điều tra, xử lý theo đúng pháp luật, người nào vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự, sai về hành chính bị xử lý hành chính, sai về mặt Đảng thì bị xử lý theo quy định của Đảng. 
Về trách nhiệm của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hạ Long trong việc để xảy ra sai phạm, ông Chính cho biết sẽ xem xét trách nhiệm trong đó, người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm chính.
Gia Khánh/ Motthegioi 
                                   * Tin liên quan: > Bắt thêm 3 cán bộ vụ ‘ăn đất’ ở Hạ Long  
-------------

4 nhận xét:

  1. NỢ NƯỚC THÙ NHÀ
    Vụ quan “ăn đất” ở Hạ Long cho đến nay đã có 9 người bị khởi tố, bắt giam. Tuy nhiên, cho đến nay, nguyên trưởng phòng Tài nguyên môi trường TP. Hạ Long vẫn vô can dù đã được xác định rõ vai trò và trách nhiệm. Liệu có sự bao che cán bộ sai phạm ở đây?
    Như Báo điện tử Một Thế Giới đã phản ánh về vụ quan “ăn đất” tại Hạ Long, cụ thể là những sai phạm trong việc cấp sổ đỏ của ông Đào Nam Thành – nguyên là phó phòng Tài nguyên môi trường (TNMT) TP Hạ Long bị phanh phui vào đầu năm 2014.
    Liên quan tới vụ án này, cho đến nay, dư luận tỉnh Quảng Ninh hết sức bất bình trước việc ông Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty cổ phần nước sạch tỉnh này được vinh danh là doanh nhân tiêu biểu của năm bởi lẽ trước đó khi giữ vai trò Trưởng phòng TNMT TP Hạ Long, ông này đã thẩm định, đề nghị cấp hàng loạt sổ đỏ trái pháp luật.
    Thủ thuật của viện trưởng viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Thành là : Tất cả 9 cán bộ ăn đất ở thành phố Hạ long , chủ yếu là cán bộ cấp phường bị bắt đều do công an tỉnh Quảng Ninh thụ lý dù là cán bộ cấp phường : ví như đặng quang thép, Phạm văn chức... Lưu Đức Duy.... Duy nhất là 1 phó phòng tài nguyên môi trường Đào Nam Thành là cán bộ thành phố tương đương cấp huyện .
    Nhưng tôi Bùi đình Quyên tố cáo chủ tich UBND thành phố Hạ Long Đào Xuân Đam và phố chủ tịch thành phố Hạ Long Phạm Hồng Hà thì ông Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Thành lệnh cho cấp dưới là ông Lê Duy Tân đánh công văn chỉ định giao cho công an Thành phố Hạ Long thụ lý , sau : TRưởng công an thành phố Hạ Long Lê Duy Tấn và viện trưởng viện kiểm sát Thành phố Hạ Long Bùi Văn Kha câu kết với nhau bao che không khởi tố : Tôi khiếu nại : Vũ Văn Thành im lặng bao che cho đến bây giờ .
    Trên đây là hinh thức bịt bợm nhân dân bằng thẩm quyền .
    Nhân dân thử hỏi ông rổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rằng : Một ông giám đốc và phó giám đốc của một nhà máy mà sai phạm tham nhũng ….thử hỏi rằng ông đội trưởng bảo vệ và ông thanh tra nhà máy ấý có thể điều tra xử lý được cấp trên của nình không ?
    Ngoài ra tôi làm đơn khiếu nại và tố giác đúng thời hiệu gửi cho ông gián đốc công an tỉnh Quảng Ninh Vũ Chí Thực , ông viện trưởng viện kiểm sát tối cao Nguyễn Hòa Bình , ông Bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang , ông Nguyễn Văn Đọc chủ tich tỉnh Quảng Ninh , ông Phạm Minh Chính bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh : Tất cả đều im phang phắc : Để lĩnh lương của nhân dân cho nó hợp lệ ….để bao che .

    Trả lờiXóa
  2. Đơn khiếu nại và tố giác gửi cán bộ ủy ban kiểm tra Đảng thành phố Hạ Long là ông Lê Văn Ca , gửi Ông chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng là ông Nguyễn Đình Tuấn tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh , song vẫn im lặng . Buộc lòng tôi tiếp tục gửi đơn cho ông Ngô văn Dụ chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam : Nhưng cũng im lặng để bao che cho vụ này .
    Đây là một hình thức bao che cho tham nhũng và tội phạm có hệ thống từ địa phương tới trung ương : Chứng cứ dấu hiệu đứng đầu bao che cho tham nhũng nêu trên là ông Ngô Văn Dụ chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam: Mọi tài liệu chứng cứ bây giờ vấn còn đủ để chứng minh một cách có cơ sở pháp lý và thực tiễn .
    Kết quả ông Đào Xuân Đan được về hưu Hạ Cánh An Toàn , sau tôi tố cáo Bùi Văn Kha thì cũng được về hưu hạ cánh an toàn còn ông Phạm Hồng Hà có dấu hiệu được ông Bí thư tỉnH ủy Pham Minh Chính ĐỠ đầu được phong lên chức chủ tịch UBND thành phố Hạ Long : Sau khi thăng chức 2 tháng đã làm dự án phá vỉ hè đẹp nhất thanh phố Hạ Long để làm mới , Có dấu hiệu là lại tham nhũng tiếp , bằng cách phá hại tài sản Quốc gia ? Đúng như ông Nguyễn Bá Thanh nói : Vừa ăn , vừa phá cái đất nước này đến tàn canh , vẫn chưa thôi .
    Còn vụ phun nước cứt vào nhân dân ở chợ Hạ Long , để cướp tài sản và trốn thuế nhà nước tiền tỷ do cán bộ đảng viên tổ chức tại chợ Hạ Long 2 Quảng Ninh , thì bằng chứng bằng quay băng hình rất là rõ hành vi ác đôc nhất thế kỷ 21 này , không thể chối cãi ngụy biện được , không thể thể dùng thủ đoạn nào để bao che theo nghiệp vụ thì bằng cách im lặng cả hệ thống chính trị đã nêu trên : Then chốt cuối cùng vẫn là ông Ngô văn Dụ chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam mới có đủ thẩm quyền để bưng bít vụ này vì chính ông ta cũng im lặng để bao che cho vụ này . Khi có nhiều đơn do tôi đã gửi cho đích danh ông Ngô Văn Dụ về vụ phun nước cứt này vào nhân dân . Chúng thư bưu điện đã chứng min sự thật m không thể chối cãi được .
    Còn nũa ,,,
    Nợ nước thù nhà : Đảng và nhà nước không giải quyết việc này đứng đắn là không song với nhân dân ,
    BÙI Đình Quyên : 18/1/2015

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đáng buồn!
      Bác Bùi Văn Bồng ơi, lại các người họ Bùi có dũng khí và bản lĩnh viết lên sự thật tiêu cực, tham nhũng, không có trách nhiệm với dân nè (!). Rất mong có nhiều bác như ông Bùi Đình Quyên nhiệt tâm và trách nhiệm nói sự thật.
      Thực ra rất buồn và bực tức về cái gọi là qui trình giải quyết khiếu nại và tố cáo của nước ta. Qui trình này là một thứ đùn đẩy, chia mảnh, cắt khúc....để trốn trách nhiệm và sự đương đầu giải quyết đúng và sai của khiếu nại và tố cáo.
      Khi xưa thời vua, quan Việt Nam và các nước dân chủ, tiến bộ...người ta không giải quyết khiếu nại và tố cáo theo lối "đau đâu" chữa đấy của từng người khiếu nại, kêu oan. Quan trọng của người giải quyết khiếu nại của người dân là tim và làm rõ nguyên nhân của việc khiếu nại, tố cáo.
      Vì thế, cách xem xét và giải quyết theo qui tắc "thợ mộc", dùi đánh chàng, chàng đục gỗ" Tức là, Chủ nhiệm UBKT cấp trên, xem xét việc xử lý và giải quyết của Chủ nhiệm UBKT cấp dướ có đúng qui định của dảng và pháp luật hay chưa ? Tất nhiên phải nghe người khiếu nại và tố cáo trình bày về nội dung khiếu nại và tố cáo của họ.Nhưng quan trong là xem xét việc giải quyết của Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kết luận sai đúng qui định điều lệ đảng và pháp luật nhà nước như thế nào (?) Cách làm việc và giải quyết khiếu nại và tố cáo như vậy sẽ nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và cơ quan cấp dưới. Nếu phát hiện chính người đứng đầu và cơ quan cấp dưới làm sai, giải quyết chưa đúng thì yêu cầu và bắt buộc cấp dưới phải giải quyết lại cho đúng nội dung người khiếu nại. Nếu người đứng đầu và cấp dưới đã giải quyết đúng qui định của đảng và pháp luật nhà nước thì yêu cầu người khiếu nại chấp hành và chấm dứt khiếu nại. Nhưng Việt Nam chỉ qui định giải quyết khiếu nại của người đi khiếu nai. Nên những người có thẩm quyền và cơ quan cấp dưới dửng dưng vô can, đứng ngoài, đôi khi còn tìm mọi cách ngăn cản người khiếu nại và bưng bít thông tin, để chứng tỏ mình giai quyết đứng (nhưng thực tế giải quyết sai, nên họ mới khiếu nại). Cho nên rất cần sửa đổi bổ sung về qui trình giải quyết khiếu nại và tố cao theo nguyên tắc thợ mộc mới cá tác dụng.
      Vì thế, Ngô Văn Dụ không bao che tham nhũng mà qui chế vè qui trình giải quyết nó thế, nên cũng bó tay và chuyển đơn khiếu nại là việc làm trong qui định.
      Thế thôi các bác ạ. Đành bó tay chấm "chờ" hồi sau...!

      Xóa
  3. Cái gốc!
    Kể cũng lạ, cái xứ mình người dân thường bị các quan đương thời chê là "dân trí thấp" và ít học. Nhưng về mặt ngôn ngữ, ngữ nghĩa (đen, bóng) thì dân tôi phát minh ra nhiều khái niệm mới, nhất là về ăn. Thời các cụ hủ nho xưa nói về ăn cơm chỉ có ăn tham, ăn vụng, ăn tạp, ăn bẩn, ăn hổ lốn,..về xã hội thì có ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp...Đến thời hiện nay khi công nghiệp hóa và hiện đại hóa phát triển (chưa thấy) thì dân tôi đã nhân ra các quan tham, nên ngoài ăn cơm còn có thêm khái niệm mới là ăn đất, ăn cát, ăn than, ăn gỗ, ăn xi măng, ăn sát thép....Đúng là chắp tay bái lạy óc sáng tạo và khái quát ngôn ngũ dân gian về ăn. Về điểm này, các cụ xưa nói rất đúng"phong ba, bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam".
    Trở lại tiêu đề trên "quan ăn đất". Thường người đời khi xưa chỉ nói quan ăn ra làm nên, có ai mạo phạm dám công khai nói "quan ăn đất" như thời nay. Vậy, cái gốc nó ở đâu? Cái gốc, tổ con tò vò nó nằm ở chiếm hữu ban đầu và sở hữu của dân tôi. Tất cả những khai niệm mới ăn đất, ăn cát, ăn sắt, ăn thép, ăn xi mang, cát sỏi...cũng xuất phát từ cái gốc sở hữu mà ra. Đất đai, tai nguyên, sông ngòi, đồi núi...tất tật được đảng và nhà nước ôm vào và khẳng định "thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý". Thế là dân tôi có công khai phá, chiếm giữ ban đầu, nhưng không được nhà nước thừa nhận nên trắng tay, không có đất cắm cọc. Còn các quan không phải khai phá, chân lấm, tay bùn, rơi mồ hôi, chảy nước mắt từ đâu nhảy nhào đến không một tắc đất trong tay nhưng lại được quyền nhân danh "nhà nước thóng nhất quản lý" cai quản và định đoạt toàn bộ diện tích đất rừng, sông ngòi, đồi núi của dân tôi trong nền kinh tế thị trường định hường XHCN (cho các quan) sao mà không ăn đất, quan nào không biết "ăn đât" thị bị đại hội đảng, HĐND đào thải.
    Thế đấy, các quan không muốn ăn đất, nhưng cơ chế quản lý bắt các quan phải ăn đất. Mà ăn đất có phải một quan đâu. Tất cả các quan đều ít nhiều có ăn đất cả. Chỉ khác nhau là, chính quyền cấp gần đất thì "ăn đất" thật, còn các quan ở trên xa đất, cát, sỏi, khoáng sản thì ăn tiền do quan ăn đất biếu, tặng, cho (gọi đúng tên là tiền hối lộ).
    Vì thế, bác Gia Khánh ơi ? Không bao che cho quan ăn đất ở TP Hạ Long thì lộ ra quan tỉnh cũng "ăn đất" à ? Họ có bao che thật, không phải chỉ có "dâu hiệu bao che" đâu nhé.
    Các cụ cứ ngẫm nghĩ kỹ sẽ thấy gốc gác tổ con tò vò là do con tò vò "ăn đất" xây tổ nhé!
    Tò vò "ăn đất xây tổ. Quan ăn đất xây nhà lầu mua xe sang.Thể chế quản lý nước mình nó thế.
    Tạo điều kiện và môi trường cho "quan ăn đất". Ngẫm xem!

    Trả lờiXóa