* NGUYỄN TRỌNG BÌNH
1- Có thể thấy sau những phát ngôn của Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng về những vấn đề liên quan đến cơ chế kiểm soát và cung cấp thông tin trong thời đại công nghệ hiện nay thì gần như ngay lập tức nhiều cơ quan truyền thông, những người báo chuyên lẫn không chuyên đều tỏ ra vui mừng phấn chấn. Mới đây, báo Tuổi trẻ số ra ngày Chủ nhật, 18 tháng 1 cũng đã tổ chức một diễn đàn xung quanh vấn đề này [1].
1- Có thể thấy sau những phát ngôn của Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng về những vấn đề liên quan đến cơ chế kiểm soát và cung cấp thông tin trong thời đại công nghệ hiện nay thì gần như ngay lập tức nhiều cơ quan truyền thông, những người báo chuyên lẫn không chuyên đều tỏ ra vui mừng phấn chấn. Mới đây, báo Tuổi trẻ số ra ngày Chủ nhật, 18 tháng 1 cũng đã tổ chức một diễn đàn xung quanh vấn đề này [1].
Một lần nữa, hầu hết những người tham gia diễn đàn này
đều đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đó. Đặc biệt,
mọi người đều nhất trí cho rằng việc kịp thời và công khai, minh bạch thông tin
cho người dân về tất cả mọi vấn đề của đời sống xã hội là giải pháp quan trọng
nhằm giành lại “trận địa thông tin” trong tình hình bùng phát thông tin trên
các trang, mạng xã hội hiện nay.
Bây giờ chúng ta hãy thử đặt câu hỏi để xem đây có
phải là một giải pháp tốt hay không? Câu hỏi là, giả sử trong trường hợp các cơ
quan truyền thông chính thống đã chủ động cung cấp thông tin một cách kịp thời
và minh bạch rồi nhưng nhân dân vẫn không tin thì sao? Hay người dân sau khi có
thông tin từ các cơ quan truyền thông chính thống nhưng họ vẫn muốn tìm thông
tin ở chỗ không chính thống như một cách để kiểm chứng mức độ chân thật của sự
việc nào đó thì sao? Bởi nói cho cùng, việc hoài nghi hay không tin vào một
thông tin liên quan đến một vấn đề, một sự kiện nào đó cũng là quyền của mỗi
người dân và không ai hay một cơ chế nào có thể ngăn cấm họ.
2- Đặt câu hỏi mang tính phản biện như trên, người
viết bài này muốn nhắc lại đây quan điểm của giáo sư Lê Ngọc Trà trong một bài
viết cách đây gần 30 năm. Chính xác là năm 1988 - thời điểm được xem là lần
“đổi mới tư duy thứ nhất” của Đảng những 80 của thế kỷ trước. Khi ấy, trên lĩnh
vực văn hóa văn nghệ nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng, sau khi đã được
Đảng “cởi trói”, Giáo sư Lê Ngọc Trà có nêu quan điểm rằng:
“Mặt khác
phải thấy rằng nói thật và nói sự thật không phải bao giờ cũng là một. Có khi
anh chân thành đấy nhưng vì nói một chiều, định hướng của anh sai nên thành ra
chỉ nói được một nửa sự thật. Chẳng phải mấy chục năm qua phần đông nhà văn
chúng ta cũng tin mình nói thật đó sao? Mà có lẽ đúng như vậy. Nhưng bây giờ
thì trừ những người “yêu quá khứ” vì yêu mình ra, mấy ai nghĩ rằng văn học ta
đã nói hết được sự thật?” [2].
Từ quan điểm trên của Giáo sư Lê Ngọc Trà có thể nói,
sắp tới đây việc chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và minh bạch
cho người dân của các cơ quan truyền thông chính thống nước nhà thật ra chỉ mới
đáp ứng được một nửa sự thật về một vấn đề, một sự kiện nào đó mà thôi. Nói
cách khác, việc chủ động kịp thời và minh bạch thông tin về sự kiện nào đó của
đất nước mới là “điều kiện cần” trong vấn đề xây dựng niềm tin đối với nhân dân
của các cấp chính quyền và lãnh đạo Nhà nước. Vậy thì nửa sự thật còn lại nằm ở
đâu? Hay cái “điều kiện đủ” ở đây là gì? Xin thưa đó là tâm thế và thái độ của
người cung cấp thông tin hay chính xác hơn là tâm thế và thái độ của lãnh
đạo Nhà nước và chính quyền đối với nhân dân trong việc cung cấp thông tin về
những sự kiện liên quan đến hiện tình đất nước là như thế nào?
Vấn đề này có thể nhìn nhận ở 3 phương diện quan trọng
sau:
Một, thông tin được cung cấp có mang tính chia sẻ và sẵn
sàng đối thoại với nhân dân để tìm sự đồng thuận hay chỉ nhằm mục ban phát
trong sự áp đặt suy nghĩ và tư tưởng người dân; như một mệnh lệnh để thi hành
và không cho phép người dân được quyền phản biện lại hay có cách nhìn khác, góc
nhìn khác?
Hai, thông tin được cung cấp có thực sự nhằm phục vụ lợi
ích của đại bộ phận công chúng và nhân dân hay chỉ phục vụ lợi ích cho một
người hay nhóm người nào đó?
Ba, chỉ số và mức độ công khai, minh bạch của những sự
kiện được cung cấp như thế nào, độ tin cậy của những vấn đề ra sao; đâu là
những sự kiện mà người dân đương nhiên phải được chính quyền cung cấp (ngoài
những vấn đề, những thông tin liên quan đến bí mật quân sự, bí mật quốc gia) để
mà “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”...?
3- Thời gian qua, có một thực tế mà ai cũng nhìn thấy
là, trước một vấn đề nào đó (nhất là vấn đề liên quan đến đời tư của các lãnh
đạo cấp cao hay thông tin về những vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia về
biển đảo...) thì về phía các cơ quan truyền thông chính thống, đa phần chỉ cung
cấp cho người dân ở mức độ “vừa phải” hay chủ yếu là “nói tránh”, “nói giảm” đi
cái bản chất thật của những sự việc (ví như đồng chí X, Y, Z hay ngư dân của ta
bị “tàu lạ” đâm chìm...). Ở chiều ngược lại, các cơ quan truyền thông phi chính
thống lại có khuynh hướng đưa tin theo kiểu nói quá, nói phóng đại hay thổi
phồng lên. Đây là gì nếu không phải là thái độ và tâm thế của những bên cung
cấp thông tin đến với người dân?
Nghiêm túc mà nói thì cả hai cách cung cấp thông tin
đến người dân như trên đều là cố tình bóp méo và xuyên tạc bản chất thật của
những sự việc. Thế nhưng, phía nào cũng khư khư cho rằng mình đang nói thật về
một sự việc, sự kiện ấy. Và như thế tất cả người dân vô tình trở thành nạn nhân
của những thông tin trái chiều ấy. Hay nói cách khác, mọi sự phân tâm và hoang
mang của người dân đều bắt nguồn từ chỗ này. Vì một bên chỉ nói một nửa sự thật
còn một bên có khi lại nói quá, nói vượt ra ngoài những sự thật ấy.
Rõ ràng, trong chuyện này cả hai phía chính
thống và phi chính thống đều có lỗi trong cách cung cấp thông tin đến người
dân, tuy nhiên công tâm mà nói thì lỗi của phía cơ quan truyền thông chính
thống có phần nặng và đáng trách hơn. Bởi lẽ:
Thứ nhất, phía các cơ quan truyền thông chính thống
được sự bảo hộ về cơ chế tiếp cận và khai thác thông tin thuận lợi hơn.
Thứ hai, những người đưa tin từ phía các cơ quan truyền thông
chính thống được nuôi dưỡng bằng tiền thuế của người dân góp vào vậy mà họ chỉ
cung cấp thông tin cho người dân không kịp thời và không đầy đủ.
Như vậy, nói theo ngôn ngữ bóng đá là với lợi thế “sân
nhà” và “trọng tài nhà” nhưng nhìn chung đa phần các cơ quan truyền thông chính
thống vì lsy do nào đó có khi chỉ im lặng không hề cung cấp thông tin cho người
dân hoặc có cung cấp nhưng thông tin đến người dân vừa chậm lại thêm “nói
giảm”, “nói tránh” hay chỉ nói có 50% sự thật xung quanh những những sự kiện mà
họ biết rất rõ 100% thì khó mà trách sự xuyên tạc hay bóp méo của bên cung cấp
thông tin không chính thống bằng cách nói quá nó lên. (Ở đây cũng mở ngoặc nói
thêm là nếu xét trong từng trường hợp cụ thể thì không phải người làm báo nào
trong cơ quan truyền thông chính thống cũng đáng trách, vẫn có không ít người
rất có ý thức về chuyện này nhưng có khi vì cuộc sống nên trong từng vấn đề
cũng nên thông cảm cho họ - những người chưa đến mức phải “bẻ cong ngòi bút” để
tồn tại).
***
4- Dù sao cũng phải thừa nhận quan điểm chỉ đạo của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi yêu cầu xây dựng cơ chế hợp lý nhằm giúp các cơ
quan truyền thông chính thống “đưa thông tin chính xác, kịp thời và minh
bạch” đến mọi người dân là một cái nhìn đúng đắn, kịp thời của người
đứng đầu chính phủ trong hoàn cảnh bát nháo và nhiễu loạn thông tin hiện
nay ở Việt Nam; là dấu hiệu cho thấy sự chuyển biến tích cực trong tư duy và
nhận thức của những người lãnh đạo trong vấn đề minh bạch thông tin trước nhân
dân. Tuy vậy, có lẽ các cấp lãnh đạo cùng những người làm báo chính thống cũng
không nên ảo tưởng rằng, nhân dân sẽ tin tưởng chính quyền khi họ được cung cấp
những thông tin kịp thời, chính xác và minh bạch. Vì như người xưa đã
nói: “một lần bất tín vạn lần bất tin”.
Ngoài ra, trong tình hình xã hội và đất nước Việt Nam
hiện nay, muốn có được hay lấy lại niềm tin của nhân dân thì như đã nói, tâm
thế và thái độ của những người cung cấp thông tin mới là nhân tố quan trọng và
quyết định nhất. Trước một sự kiện nào đó, người dân tuy được cung cấp một cách
kịp thời và minh bạch nhưng nếu thông tin về những sự kiện ấy đã được “định
hướng” và “dàn xếp” trước sao cho chỉ có lợi cho một số người, một nhóm người
nào đó thì có khi chỉ làm nhân dân thêm mất niềm tin hơn mà thôi. Bởi lẽ,
những thông tin như vậy thật ra chỉ mới đáp ứng được một nửa của sự thật. Mà
một nửa sự thật thì như mọi người đã biết đó không phải là sự thật. Vậy nên,
sắp tới đây, muốn người dân thật sự tin tưởng thì nhất định phải tuân thủ một
nguyên tắc mà Giáo sư Lê Ngọc Trà đã nói cách đây gần 30 năm: “nói
thật và nói sự thật bao giờ cũng kèm theo một điều kiện: quyền được nói thật và
nói sự thật”[3] của mỗi người dân.
Nói
cách khác, muốn người dân thật sự tin tưởng thì trước hết, Nhà nước và chính
quyền phải tuyệt đối tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tư tưởng, tự do suy nghĩ,
tự do ngôn luận của người dân trước mọi sự kiện, mọi vấn đề của xã hội và đất
nước mà họ được những cơ quan truyền thông cung cấp. Nhà nước và chính quyền
phải dũng cảm để sẵn sàng đón nhận và lắng nghe những những lời nói thật cho dù
đó là những lời chỉ trích, “quở mắng” của người dân về những quyết sách sai lầm
hay những vấn đề có màu sắc tiêu cực khác. Lắng nghe là để nhận lỗi và sửa đổi
chứ không phải lắng nghe để trù dập hay thậm chí trấn áp, đàn áp tinh thần họ.
Có vậy may ra mới lấy lại niềm tin của nhân dân; mới thực sự là Nhà nước “của
dân, do dân và vì dân”; thực sự là một xã hội tiến bộ, dân chủ và văn minh.
Cần Thơ, 18/1/2015
N.T.B /(Viet -
Studies)
-----------------
+ Chú
thích nguồn:
[1]: “Minh bạch để giành “trận địa
thông tin” - Báo Tuổi trẻ - Số ra ngày 18/1/2015.
[2], [3]: Lê Ngọc Trà – “Về
vấn đề văn học phản ánh hiện thực” (in trong sách “Lý luận và văn học”,
nhà xuất bản Trẻ, 2005).
----------------
Tôi bỏ đảng cs đã 20 năm, vì khi đó tôi có làm lỗi trong công việc, mặc dù tôi tính nhận lỗi trước công nhân xí nghiệp, chi bộ cũng không cho tôi làm việc đó. Tôi nghĩ, thế thì chết rồi, cứ bao che cho khuyết điểm của nhau.
Trả lờiXóaViệc phản động (thật sự) đó vẫn kéo dài cho tới hôm nay!
ĐVT@:
Trả lờiXóaCứ nghe TT nói và hãy chờ TT làm mới biết đâu là sự thật 100%,hay lại là lời nói tranh thủ ghi điểm cho nhiệm kỳ tới của TT.Chúc TT nói và làm thật 100% ,đừng để người dân thất vong một lần nữa ! Sang năm mới chúc TT khỏe .
Xin cám ân. Tui dzẫn "khỏe" đều đều... Đồng chí nhớ cẫn thận trong dziệc ăn uống nhe.
XóaBáo chính thống của Nhà nước: /Bước xuống sân bay Đà Nẵng, ông Thanh nói: "Tao khỏe mà, có sao đâu!".../ Sao mà ba xạo , nói lấy được, điêu đến thế là cùng. Mà có thấy ảnh ông Thanh đâu?!
Trả lờiXóaChắc chuyện của diễn viên Công Lý kể?
XóaVới một người như ông Thanh thì câu này cũng có thể lắm chứ, vấn đề là ông nói với ai? Chất giọng thế nào? Và tại sao lại không thể có một cái ảnh..?
XóaViệc ông mắc bệnh nan y, việc sức khỏe của ông đang rất kém chưa chắc đã là tội của ai đó cơ mà...! Có phải ung thư máu nào cũng do đầu độc phóng xạ cả đâu...! Vậy tại sao phải giấu..?
Việc mấy ông trong ban sức khỏe, người khẳng địn không phải do đầu độc, kẻ lại bảo chưa biết gì..., thế có phải là "Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" không...?
Tất cả những động thái của nhà cầm quyền khiến người dân nghĩ đến câu
"Có tật mới phải giật mình"
LB Nga : Mọi người trong hội trường phỏng vấn TT Putin : Ông có biết chính xác ngày tận thế ? biết , mọi người tái mặt hỏi : Bao giờ ? sau 5 tỷ năm nữa !
XóaViệt Nam : Bao giờ thì công cuộc xây dựng CNXH ở VN thành công ?
NPT : Đến cuối thế kỷ này chưa chắc đã xong .
Đây là những ví dụ về nói thật của các vị lãnh đạo , chúng ta sẽ biết sự thật 100% khi lên . . . . . . thiên đường !
phóng viên nước ngoài: liệu với cách làm như những người cs thì VN bao giờ xây dựng được CNXH?
Xóathiếu tướng phạm xuân ẩn: tôi nghĩ phải một triệu năm.
điều này dù là viễn tưởng nhưng còn có cơ sở hơn của trọng lú thì phải.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán sâu sắc chủ nghĩa tư bản và lên tiếng bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, nó không thấy được bản chất của chủ nghĩa tư bản, không vạch ra được con đường giải phóng nhân dân lao động và phủ nhận đấu tranh giai cấp.
XóaCòn Chủ nghĩa xã hội có tưởng là Chủ nghĩa coi giai cấp vô sản là bọn nguy hiểm! Vì bọn này ghét tham nhũng, ăn cắp!
Một bài viết rất hay! Mong sao Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như các nhà cầm bút của "Lề Phải" đọc, hiểu và hành động như thế!
Trả lờiXóaÔng tổng thống VNDCCH Nguyên Văn Thiệu nói ( Đừng nghe cộng sản nói , hãy xem cộng sản làm ) . Mọi người chờ xem lời người đứng
Trả lờiXóađầu đất nước, có giữ lời nói đi đôi với làm hay không , đừng mỵ dân và đánh lừa dư luận
Anh Ba đang kiếm điểm. Nhưng khi anh thắng rồi thì dân vẫn thua. Chính trị VN là món đặc sản giả cầy
Trả lờiXóaMị dân tập thể và mị dân cá nhân cùng mọt bản chất. Độc tài cá nhân đang lấn sân độc tài tập thể.
Trả lờiXóaChế độ độc tài không bao giờ sống chung với " công khai, minh bạch, tôn trọng và lắng nghe người dân". Đó là nguyên lý .Bây giờ nghe TTg nói về cái vụ " báo chí cần công khai. minh bạch , trung thực, kịp thời .. thông tin cho Nhân dân và XH .." e dân Việt ta có quá cả tin chăng?. Hãy nhớ lại vụ anh Vươn khi mới bị công an HP bắt tôi bắn đạn hoa cải để bảo vệ đầm nuôi cá của mình. TTg Zũng lúc đó lên tiếng và có vẻ đứng về phía công lý , tức về anh Vươn, nhưng kết cục thì sao, ai cũng biết cả rồi đấy.Rồi vụ bắt các Blog Tr.D.Nhất, Phạm Viết Đào, Quê choa..nó thể hiện tự do ngôn luận không?. Vụ văn giang hành ngàn quân lính CS dã chiến , quân đội đàn áp nông dân, nhưng gần 800 tờ báo giất, hình nói lên mấy % sự thật?.. Nên chi dân ta " đừng nghe những gì con gái nói, con gái nói có là không , nói không là có.."
Trả lờiXóaTôi có anh bạn là Việt kiều , trước đây anh than phiền với tôi rằng anh viết nhận xét gửi các báo mà không có phản hồi , tôi nghe và cười to : VN bây giờ không như hồi bạn còn ở nhà nữa , " đổi mới " toàn diện rồi ! Còm của bạn viết theo " tiêu chuẩn tư bản " chỉ hợp lòng dân chứ không cùng ý đảng , bạn không gặp " may " , nếu ở VN mà phát ngôn như vậy là bạn có thể được chính quyền " ưu tiên " đấy , " thành tích " khá hơn thì sẽ được chiếu cố khoản " cơm ăn nhà ở miễn phí " đằng khác .
Trả lờiXóa- VN đúng là thiên đường thật rồi !
- Ừ , có nhiều vị lãnh đạo cũng phát biểu như vậy .
Bạn tôi là người thẳng thắn và dũng cảm , thích sự thật , anh là lính tình nguyện thời đánh bọn TQ xâm lược , và cuối cùng bạn tôi kết luận : Viết nhận xét theo " tiêu chuẩn VN " tôi cảm thấy mình như một thằng lừa đảo hạng bét ngoài chợ trời .
Tác giả này đang muốn phức tạp hóa vấn đề chữ
Trả lờiXóanghĩa,không biết có ý đồ gì đây mà cố gắng phân
biệt "nói thật" và "nói sự thật" thế này nhỉ ?
Lý do có thể là "thừa giấy vẽ voi" chăng ?
Nếu cần phân biệt như vậy thì nói thật là không
nói láo,còn nói sự thật là nói một điều gì đó to
lớn hơn,trịnh trọng hơn,chẳng hạn "đạo lý làm
người" là "làm lành tránh dữ" là nói một sự thật
phổ biến được mọi người đồng thuận.
Có ích gì mà "chẻ chữ" ra như vậy nhỉ ?