Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Hoa Kỳ-Ấn Độ sẽ 'đồng hành, đồng hướng' ?



           Hôm nay, kỷ niệm lần thứ 65, Quốc khánh Ấn Độ (26-1-1950—26-1-2015). Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,2 tỷ người. Ấn Độ được xem là nền dân chủ đông dân nhất trên thế giới. Đây là một nước cộng hòa nghị viện với một hệ thống đa đảng, có sáu chính đảng cấp quốc gia được công nhận, bao gồm Đảng Quốc đại Ấn Độ và Đảng Bharatiya Janata (Đảng Nhân dân Ấn Độ), và trên 40 chính đảng cấp địa phương. Đảng Quốc đại được nhận định là có tư tưởng trung-tả hay là "tự do" trong văn hóa chính trị Ấn Độ, còn Đảng Bharatiya Janata có tư tưởng trung-hữu hay là "bảo thủ". Trong hầu hết giai đoạn từ 1950 — tức khi Ấn Độ lần đầu tiên trở thành một nước cộng hòa, ngày Quốc khánh chính thức hiện nay: 26-1-1950.
Chuyến thăm Ấn Độ vào ngày 25.1 của Tổng thống Mỹ Barack Obama được đánh giá là một nỗ lực mới nhằm biến nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á thành một đối tác chiến lược lâu dài với Washington. Sau đây là những chủ đề chính nhiều khả năng sẽ được hai bên bàn bạc, theo nhận định của Reuters:
Tầm quan trọng chiến lược
Chính diện tích, vị trí địa lý, khả năng trở thành một đối trọng với Trung Quốc và nền kinh tế tăng trưởng tốt của Ấn Độ khiến quốc gia Nam Á này trở thành một yếu tố ngày càng quan trọng đối với chiến lược thương mại lẫn quân sự của Mỹ, Reuters bình luận.
Sự cương quyết của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi trong khu vực đã đưa New Dehli về phía Washington, nhưng cả hai vẫn chưa đồng lòng về vấn đề Pakistan. Ngoài ra, Ấn Độ lo ngại trước việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.
New Dehli muốn có một sự hợp tác chống khủng bố mạnh mẽ hơn và được Washington cho phép mua các thiết bị công nghệ cao dùng cho mục đích cả về dân sự lẫn quân sự.
Quốc phòng
Mỹ đã qua mặt Nga để trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ, chính phủ Modi thông báo hồi tháng 8.2014. Ấn Độ cũng là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Các quan chức Mỹ dự đoán một cách tự tin rằng sẽ có thêm các thương vụ mua bán vũ khí được ký kết trong chuyến thăm Ấn Độ kéo dài 3 ngày của ông Obama, nhiều khả năng là thỏa thuận bán công nghệ sản xuất máy bay không người lái Raven và các hệ thống trang bị cho máy bay vận tải C-130 của Lockheed Martin.
“Chướng ngại vật” cho việc hai nước thắt chặt quan hệ chính là các quy định hạn chế tập đoàn nước ngoài nắm giữ cổ phần chủ chốt trong các công ty quốc phòng của Ấn Độ và các hạn chế của Mỹ trong lĩnh vực xuất khẩu công nghệ.
Hạt nhân dân sự
Mỹ và Ấn Độ đang tìm cách gỡ bỏ bất đồng giữa hai bên cho thương vụ trị giá hàng tỉ USD trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, nhưng hiện không rõ sẽ có thỏa thuận nào được ký kết hay không trong thời gian ông Obama ở Ấn Độ.
Washington và New Dehli đã ký một hiệp ước mang tính bước ngoặt về hạt nhân dân sự hồi năm 2008. Tuy nhiên, cả hai đã không đạt được thêm tiến triển gì khi Ấn Độ miễn cưỡng với quy định cho phép phía cung cấp không phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu xảy ra tai nạn hạt nhân.
Biến đổi khí hậu
Mỹ và Ấn Độ được cho là sẽ công bố các nỗ lực hợp tác cùng đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Ấn Độ, quốc gia thải khí carbon nhiều thứ 3 thế giới, hiện đang chần chừ trong việc nối bước Mỹ và Trung Quốc đưa ra thời hạn bắt đầu giảm khí thải, viện cớ cần tăng trưởng kinh tế để xóa nghèo.
Reuters dự đoán thay vì đưa ra thời hạn, New Dehli nhiều khả năng sẽ công bố kế hoạch tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, lĩnh vực nước này đang cần vốn đầu tư và công nghệ của Mỹ và kế hoạch cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.
Hợp tác kinh tế
Hồi năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Modi và Tổng thống Mỹ Obama đề ra mục tiêu đạt mức kim ngạch thương mại song phương thường niên 500 tỉ USD. Tuy nhiên, doanh nghiệp Mỹ đã cực kỳ bực tức khi bị hạn chế gia nhập vào thị trường Ấn Độ và vì phải đối phó với nạn ăn cắp bản quyền sáng tạo.
Hoàng Uy/TNO
----------------

7 nhận xét:

  1. Hai đồng chí này đang hát:
    "Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!
    Vùng lên hỡi ai cơ khổ bần hàn!
    Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi!
    Quyết phen này không đeo cà vạt đỏ!".

    Trả lờiXóa
  2. Quốc khánh Ấn Độ là ngày 15/8. Ngày 26/01 chỉ là ngày Republic Day thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đào Quang Hướnglúc 19:04 26 tháng 1, 2015

      Ngày 15-8 chưa phải là Quốc khánh Ấn độ Cộng hòa Dân chủ, mà là ngày 26-1-1950!

      Xóa
    2. Ngày 15 tháng 8 năm 1947 Ấn Độ trở thành nước tự trị.
      Ngày 26 tháng 1 năm 1950 Ấn Độ thành lập nền Công Hòa.
      Ngày Quốc Khánh đánh dấu sự khai sinh của quốc gia: ngày giành được độc lập như ở Mỹ, lật đổ chế độ cũ như tại Pháp, ngày thông qua hiến pháp như ở Thổ Nhĩ Kỳ... Như vậy, Quốc Khánh Ấn Độ được coi là ngày Ngày 15 tháng 8 năm 1947.

      Xóa
  3. Lại thêm một ngón tay của Nga bị chặt đứt , đau quá hu hu ! Và cái gai bên sườn thằng Tàu được vót thêm cho nhọn , người Mỹ quả là ghê gớm !

    Trả lờiXóa
  4. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn uyển chuyển và nhất quán . Những giá trị mà họ mang lại cho đối tác luôn hấp dẫn và có trọng lượng . Vì vậy việc giữ quan hệ xuôi chèo mát mái với cả những quốc gia vốn luôn thù địch nhau ( Ấn Độ - Pakistan , Israen – Với các nước Ả rập ) là rất khó , và duy nhất chỉ có họ làm được

    Trả lờiXóa
  5. Ấn Độ là thành viên trung kiên của khối Nga-Braxin-Nam Phi-Ấn Độ-Trung Quốc do bác Putin chỉ huy. Theo kế sách do bác Putin vạch ra trong chuyến thị sát Ấn Độ gần đây, Ấn Độ đang tiếp cận Mỹ để đánh Mỹ hiệu quả hơn thôi. Còn Trung Quốc đến lúc nào đó sẽ bị bác Putin khai tử.

    Trả lờiXóa