Nuôi bò sữa ở Lâm Đồng |
* Ts. TÔ VĂN TRƯỜNG
Hãy vãn hồi lại cái vốn
sống trung hậu cao quý của con dân đất Việt “tương
thân, tương ái” , vì đó chính là khả năng “tiêu hóa” thực
thụ của quốc gia .
Dân là gốc - gốc có vững thì cây mới xum xuê. Đức hạnh là rễ - rễ có sâu có rộng thì mới tiếp nhận đủ dưỡng chất cho cây tồn tại và phát triển. Xã hội là đất, là nước, là ánh sáng, nhiệt độ v.v… thiếu hay thừa thì cây đều không thể tồn tại và phát triển! Hãy chăm lo cho có cội có cành, đức độ là cái vốn vô cùng quý giá của cả ngàn năm, ngàn đời mới gây dựng nên. Đừng để lâm vào cảnh “kiếm củi ba năm, thiêu một giờ” đặc biệt là phải luôn quan tâm đến cuộc sống của người nông dân, tầng lớp cống hiến nhiều nhất nhưng cũng chịu thiệt thòi nhiều nhất trong xã hội.
Thời gian
gần đây, báo chí liên tiếp đưa tin nông dân (xã Phù Đổng huyện Gia Lâm – Hà Nội và
xã Tu Tra và Đạ Ròn Huyện Đơn Dương - Lâm Đồng) đổ bỏ sữa vì doanh nghiệp không
thu mua trong khi ở các vùng nông thôn, thậm chí ở nhiều đô thị còn rất nhiều
trẻ em suy dinh dưỡng và sữa đối với chúng vẫn còn là sản phẩm xa xỉ.
Nguyên nhân
của hiện tượng phi lý này là do trước đây khi giá sữa bột nhập khẩu tăng cao (trong
suốt cả năm 2013 giá sữa bột nguyên dao động ở mức trên dưới US$5000/tấn) trong
khi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng ¼ nhu cầu về sữa thì để chủ động nguồn
nguyên liệu một số doanh nghiệp đã tích cực xúc tiến phát triển đàn bò bằng
cách hỗ trợ vốn, kỹ thuật chăn nuôi, tăng giá thu mua sữa tươi nguyên liệu lên
đáng kể (hiện dao động trong khoảng trên dưới 14 ngàn đồng/kg) và thu mua hết
sữa cho nông dân.
Với
sự hỗ trợ kỹ thuật tích cực của doanh nghiệp cùng với giá thu mua sữa tươi
nguyên liệu ở mức chấp nhận được nông dân thấy nuôi bò sữa cho thu nhập ổn định
nên đã tích cực đầu tư tăng đàn, nâng cao chất lượng đàn bò sữa, chính vì vậy
tới nay số lượng đàn bò ở nhiều nơi đã tăng khá mạnh và sản lượng cũng như chất
lượng sữa đều tăng cao. Điều này có thể sẽ tiếp diễn một cách êm đẹp nếu như
không có chuyện giá sữa bột trên thế giới thời gian qua giảm mạnh và chưa có
dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn. Hiện
tại khi giá sữa trên thế giới đã giảm tới hơn 50% so với đầu năm 2014 thì các doanh
nghiệp trong nước đã viện đủ mọi lý do để hạn chế thu mua sữa từ nông dân, ví
dụ như công suất nhà máy chế biến có hạn, nhu cầu tiêu thụ giảm về mùa đông,
nông dân không ký hợp đồng, nông dân lấy cả sữa bên ngoài vào bán vv… Doanh
nghiệp thực hiện điều này bắt đầu bằng việc siết chặt hạn mức thu mua sữa,
không thu mua sữa thừa và tùy tiện đặt ra qui định hạn mức sữa bình quân của 1
con bò là 16 lít!?
Cần
phải nói rằng sữa là một trong số ít ngành có mối quan hệ mật thiết giữa người
sản xuất và chế biến. Nông dân không thể và không dám sản xuất sữa nếu không
liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm vì lượng tiêu thụ ra bên ngoài
là rất nhỏ và không ổn định mà sữa thì phải vắt và bán hàng ngày chứ không thể
để dành. Để bán được sữa nông dân phải ký hợp đồng dài hạn với doanh nghiệp
trong đó cam kết tuân thủ tất cả các qui định của nhà chế biến không chỉ về
chất lượng sữa mà cả về số lượng bò sữa, lượng sữa giao hàng tuần và hàng
tháng.
Tuy nhiên,
khi mà giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới đang cao và doanh nghiệp cần nguồn
sữa tươi nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu trong nước thì doanh nghiệp bao tiêu
toàn bộ sản phẩm mà không kiểm soát gắt gao hạn mức, thế nhưng đến khi giá sữa
bột đã giảm sốc thì kinh doanh sữa tươi trở nên kém hấp dẫn so với kinh doanh
sữa bột nên các doanh nghiệp bắt đầu tìm cớ để giảm bớt lượng sữa tươi phải mua.
Nhưng do đã ký hợp đồng dài hạn với nông dân nên không thể ngay lập tức giảm
giá thu mua sữa tươi nguyên liệu, cũng không thể ngừng thu mua sữa cho nông dân
đã ký hợp đồng nên các doanh nghiệp chỉ còn cách siết chặt hạn mức dẫn đến tình
trạng nông dân phải bán rất rẻ hoặc phải đổ bỏ sữa thừa. Tình hình này nếu
không được giải quyết ngay sẽ dẫn đến nguy cơ nông dân bỏ bê không chăm sóc,
thậm chí phải bán bò.
Lưu
ý rằng để có thể gây dựng được một đàn bò sữa gồm khoảng 1-2 chục con nông dân
cần đến cả chục năm cần mẫn chăm sóc và chắt chiu vốn liếng để đầu tư. Mỗi con
bò sữa giống có giá tới 7-8 chục triệu đồng nên nông dân không thể một lúc bỏ
ra vài trăm triệu đến cả tỷ đồng để đầu tư. Họ chỉ có thể bắt đầu từ 1-2 con
rồi từ từ tuyển chọn và nhân rộng đàn. Việc phát triển và nhân rộng đàn bò sữa
trong dân khá khó khăn và cần thời gian nhưng xóa sổ đàn bò thì lại rất dễ như
đã từng diễn ra vào nửa đầu của thập niên 2000 khi phong trào chăn nuôi bò sữa
phát triển ào ạt theo ý chí của các cấp chính quyền ở nhiều địa phương.
Thực
ra vấn đề này không khó giải quyết. Vấn đề là Chính phủ có muốn vào cuộc để
giúp nông dân hay không mà thôi. Hiện ở Việt Nam không phải tất cả các hãng sữa
đều tham gia phát triển vùng nguyên liệu sữa trong nước mà chỉ có một số doanh
nghiệp tự đầu tư phát triển đàn bò và/hoặc hợp đồng với nông dân phát triển đàn
bò sữa. Khi giá sữa bột nhập khẩu giảm mạnh nhưng giá sữa thành phẩm trong nước
lại không giảm thì lẽ dĩ nhiên những doanh nghiệp chỉ kinh doanh sữa bột và sữa
hoàn nguyên sẽ có lợi hơn những doanh nghiệp có tham gia phát triển vùng nguyên
liệu trong nước.
Như
vậy, vấn đề ở đây là sự công bằng trong kinh doanh. Giải quyết được điều này sẽ
khiến cho các doanh nghiệp tham gia phát triển vùng nguyên liệu yên tâm tiếp
tục đồng hành với nông dân. Biện pháp đơn giản nhất có thể làm ngay lúc này là
nâng thuế nhập khẩu sữa bột nguyên liệu và áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với
những doanh nghiệp tham gia phát triển vùng nguyên liệu sữa trong nước. Cụ thể
là những doanh nghiệp nào phát triển vùng nguyên liệu sữa trong nước thì được
cấp quota nhập khẩu sữa bột với thuế suất thấp còn doanh nghiệp không phát
triển vùng nguyên liệu sữa thì phải chịu mức thuế suất thế nhập khẩu cao và hạn
mức nhập khẩu được cấp tùy thuộc vào mức độ phát triển vùng nguyên liệu: doanh
nghiệp nào có nhiều hợp đồng ký với nông dân thì được cấp hạn mức nhập sữa cao
và ngược lại.
Nói
đến việc nâng thuế nhập khẩu sữa bột nguyên liệu sẽ có ý kiến phản đối với lý
do sữa là mặt hàng thiết yếu và thuộc diện bình ổn giá, nhưng thực tế cho thấy
khi giá sữa nguyên liệu tăng thì doanh nghiệp lập tức tăng giá sữa thành phẩm,
tuy nhiên hiện tại khi giá sữa nguyên liệu đã giảm một nửa thì giá sữa thành
phẩm vẫn đứng nguyên không nhúc nhích. Người tiêu dùng vẫn phải trả giá cao bất
kể sữa nguyên liệu có giảm giá đến thế nào vậy thì hà cớ gì mà Chính phủ không
có chính sách để bảo hộ người sản xuất trong nước cũng là để chủ động nguồn
cung vì thực tế trong nhiều năm qua cho thấy giá sữa biến động rất thất thường,
lúc lên lúc xuống.
Từ 2008 đến
nay thị trường sữa toàn cầu đã chứng kiến không phải chỉ 1 lần giá sữa sụt giảm
sâu, chính vì vậy việc chủ động một phần nguyên liệu trong nước là điều nên làm
nhằm ổn định thị trường đồng thời góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho
cư dân nông thôn.
T.V.T (Tác giả gửi BVB)
---------------
Nói vui, con người cũng tự mâu thuẫn lắm.
Trả lờiXóa- Uống sữa (bò) để thông minh!
- Ngu như bò!
Anh Trường ơi,
Trả lờiXóaTrước đây MỸ xâm lược Việt Nam,họ cho nông dân mượn vốn cả đống tiền,nông dân đủ sống.Nay thì cho vay cắt cổ,lại từng gói,từng gói,nhắp nhắp thì nông dân và nông thôn chỉ từ ngoại ô buồn đến buồn ngoại ô thôi.
Họ đè nông dân chỉ tiến tới tự túc,chớ dại sản xuất hàng hóa ra rồi đổ.
Họ cố cho chúng ta ăn đến cái củ khoai trung quốc đó mà,hay xài khô lạc ,khô tương thứ bỏ đi của nông dân MỸ.
Chúng tơn tởn ở Hà Nội,lo gì nông dân.