Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Đại gia thủy sản ‘bẫy’ 5 ngân hàng như thế nào?


Để tạo ra vỏ bọc kinh doanh, đại gia Nguyễn Thị Thu Sương – GĐ Công ty An Khang - đã lập hồ sơ khống, tạo chứng cứ giả thế chấp và đưa hàng loạt ngân hàng ra hầu tòa.
Làm ăn thua lỗ, một đại gia thủy sản ở TP.Cần Thơ lên kế hoạch lập khống hồ sơ lừa đảo vay vốn từ các tín dụng chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng. Vụ việc đã khiến hàng loạt cán bộ ngân hàng phải hầu tòa. Như VietNamNet đã thông tin, ngày 15/1, TAND TP.Cần Thơ mở phiên tòa xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty An Khang, KCN Trà Nóc II, (Q.Ô Môn, Cần Thơ). Cùng với đại gia Sương, 8 cán bộ chủ chốt của chi nhánh 2 ngân hàng VDB khu vực Cần Thơ – Hậu Giang và Vietinbank phải hầu tòa với tội danh: “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Kê khống hàng tồn kho.
Cáo trạng thể hiện, từ tháng 8/2010, Nguyễn Thị Thu Sương là giám đốc đại diện Công ty An Khang ký kết hợp đồng tín dụng với chi nhánh Ngân hàng Đông Nam Á với hạn mức vay 30 tỷ đồng, trong đó 15 tỷ cho vay tương ứng 50% số lượng hàng tồn kho.
Có 14 bị cáo của doanh nghiệp và 2 chi nhánh ngân hàng phải hầu tòa Sau nhiều lần thế chấp bằng bất động sản, ngày 5/1/2014, Sương ký hợp đồng tồn kho là cá fillet và chả cá theo hình thức lưu chuyển tồn kho với tổng giá trị là 31 tỷ đồng. Vậy nhưng, thực tế hàng tồn kho của Công ty An Khang thời điểm này chỉ có 119.416,1 kg (tương đương 6,5 tỷ đồng). Nếu dùng số lượng thực tế hàng tồn kho này, Sương chỉ vay được khoảng hơn 3 tỷ đồng.
Để vay được số tiền lớn, dễ dàng qua mặt cán bộ ngân hàng, Sương đã chỉ đạo Nguyễn Tuấn Anh lập khống hàng tồn kho cùng một số nhân viên khác. Khi hồ sơ hàng tồn kho được kê khống lên đến gần 32 tỷ đồng, Sương chủ động làm giả hợp đồng mua bán cá với số lượng lớn lên đến hơn 30 tỷ đồng. Hoàn tất hồ sơ, phía Ngân hàng Đông Nam Á chấp thuận ký thế chấp hàng tồn kho là 31 tỷ đồng và giải ngân gần 15 tỷ đồng cho Công ty An Khang.
Công ty An Khang còn áp dụng chiêu thức trên đối với chi nhánh Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam để vay hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, doanh này còn lợi dụng những người nông dân nuôi cá chân chất, lập khống hồ sơ mua cá nguyên liệu lên đến 18 tỷ đồng để thế chấp ngân hàng. Riêng với chi nhánh Ngân hàng An Bình, Công ty An Khang đã làm giả các bộ chứng từ chiết khấu để lừa đảo số tiền gần 5 tỷ đồng. Tổng số tiền Công ty An Khang chưa thể giải ngân ở 3 ngân hàng kể trên là gần 30 tỷ đồng. Vậy nhưng, các cán bộ ngân hàng chi nhanh nói trên “may mắn” không bị truy tố trước pháp luật. Cán bộ 2 ngân hàng nếm ‘trái đắng’ Có 8 cán bộ chi nhánh Ngân hàng VDB Cần Thơ – Hậu Giang và chi nhánh Vietinbank khu vực Trà Nóc (TP.Cần Thơ) phải hầu tòa vì hệ lụy cho vay đối với Công ty An Khang.

 
Con cá tra của người nông dân bán cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng bị lợi dụng để lập hồ sơ giả mạo, chiếm dụng tài sản Ngân hàng.
                                                                                  Ảnh: Quốc Huy
 Từ năm 2010, để vay tiền của Vietinbank, khi không còn tài sản thế chấp, Nguyễn Thị Thu Sương lập khống hồ sơ xin cấp giới hạn tín dụng từ 50 tỷ lên đến 160 tỷ đồng vào tháng 2/2011. Sau khi được cấp gia hạn tín dụng, Công ty An Khang đã lợi dụng việc thẩm tra hồ sơ vay thiếu hiệu quả của Vietinbank và chủ trương Ngân hàng quy định đối với hồ sơ vay chiết khấu chứng từ xuất khẩu, khách hàng vay được nộp trước bản vận đơn là bản photocopy hoặc Fax và bổ sung bản gốc sau 10 ngày. Chính ngân hàng cho nợ bản gốc 10 ngày, Sương bắt đầu làm giả chứng từ, cụ thể: Sử dụng nội dung hợp đồng xuất khẩu có thật trước đó, cắt dán chữ ký đối tác nước ngoài, ngày tháng, năm, số lượng, giá cả hàng hóa để làm hợp đồng xuất khẩu giả…
Chỉ trong thời gian từ tháng 3 đến giữa tháng 6/2011, Sương đã làm giả 44 chứng từ xuất khẩu giả, số tiền chiết khấu gần 6,5 triệu USD (tương đương 128 tỷ đồng). Hiện tại Sương đã thanh toán hơn 2 triệu USD, còn chiếm đoạn trên 4 triệu USD (khoảng 87 tỷ đồng). Còn tại chi nhánh VDB, Công ty An Khang có quan hệ vay vốn tín dụng từ năm 2008. Cũng từ năm 2010, việc kinh doanh không hiệu quả, Sương đã lập kế hoạch làm giả hồ sơ vay tiền VDB. Cụ thể, Sương soạn thảo hợp đồng mua bán cá nhờ Hồ Thanh Bình (chồng Sương); Nguyễn Văn Thuận (anh họ); Hồ Tuấn Vũ (em chồng) đứng tên và mở tài khoản của bên bán cá nguyên liệu cho Công ty An Khang. Bên cạnh đó, Sương còn chỉ huy kế toán làm giả bảng định mức chi phí nguyên liệu, thông tin hợp đồng xuất khẩu…
Lập xong hồ sơ, Sương liên hệ Ngân hàng VDB làm sẵn các hợp đồng tín dụng cùng với hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng cầm cố tiền gửi, đăng ký giao dịch đảm bảo, bảng kê rút vốn vay kiêm khế ước nhận nợ đưa về nhà cho Nguyễn Hồng Quân (cha đẻ) ký. Đến thời gian cung cấp các chứng từ xuất khẩu, thanh toán hợp đồng, Sương làm giả giấy tờ thỏa thuận giữa Công ty An Khang và đối tác nước ngoài gia hạn thời gian cung cấp chứng từ cho ngân hàng nhằm kéo dài thời gian trả nợ. Từ tháng 11/2010 đến 5/2011, Sương đã lập khống 7 hợp đồng khống để giải ngân gần 119 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra cũng cho biết, hai cha con ông Nguyễn Hồng Quân đã khấu trừ tiền ký quỹ 15% và bất động sản thế chấp hoàn trả số tiền gần 44 tỷ đồng cho VDB. Vậy nhưng, số nợ còn lại đang trên 75 tỷ đồng. Tổng số tiền Công ty An Khang chiếm đoạt lên đến trên 105 tỷ đồng và gần 4,4 triệu USD.
Quốc Huy/VnN
--------------

11 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 10:45 16 tháng 1, 2015

    Tôi thấy tội nầy đâu có bằng tội cha con Phùng Quang Thanh,Phùng Quang Hải mà "Chân Dung Quyền Lực" đã nêu ra.
    CDQL còn ghi rõ:"Xin ông Thanh cho biết cái nào trong khối tài sản sau đây là vu khống".
    Vậy mà không ai điều tra nói gì.Thì luật pháp VN là cái trò cười.

    Trả lờiXóa
  2. Làm gì có chuyện "bẫy" ngân hàng. Mà là 2 bện "thỏa thuận".

    Trả lờiXóa
  3. Đi vay để đầu tư và sản xuất trong mội trường kinh té hiện nay là tự sát.
    Công ty này lại vay trưỡc dây với lãi suất trên trời thì chết là phải.Vã lại làm ngề cá Tra thì ở tù là phải rồi.
    Các công ty thủy sản cá Tra nhiều quá,chúng chèn ép nhau để thâu tóm thì tồn tại đã khó với DN lớn,DN nhỏ sống sao nỗi,nên đành cùng nhau lừa đảo nhằm qua cơn hoạn nạn,không qua được thì ở tù là tốt nhất.
    Trong kinh doanh đi mây về gió là thường tình,cỡ như Nguyễn KIm còn lên voi xuống chó,may sao có bà THÁI Lan cứu cho,không thì chui ống cống chợ Bến Thành rồi.
    Lần lượt các DNVN bán cho Thái,Singapor,Trung Quốc hết mà thôi.
    AI ơi chớ dại bỏ tiền ra ,lao phóng ra thì thuế,NH,thủ tục hành hạ nó lột từng đoạn đến trắng tay.
    Làm ăn mà thu lại đồng vốn thì mình đã nhào ra rồi,đâu mà lên mạng làm gì.
    Công Sơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương Minh Tịnhlúc 15:32 16 tháng 1, 2015

      Công Sơn viết thế nầy dễ hiểu.Hoan hô Công Sơn.
      Những lần khác không phải tại Công Sơn, mà tại tôi chậm hiểu.Xin lỗi.
      Ước gì Công Sơn cứ viết dễ như thế nầy hoài hoài.

      Xóa
    2. Trích "Lần lượt các DNVN bán cho Thái,Singapor,Trung Quốc hết mà thôi."

      Không bán, sau này, "lực lượng lãnh đạo nhà nước", dùng QUYỀN của mình, quyết định: cải tạo công thương, như cải tạo công thương miền nam năm 1978, thì trắng táy à ?

      Xóa
    3. Thầy Tịnh ơi. Anh Sơn chưa đến khúc ca ngợi đảng mà...

      Xóa
  4. Phùng đại tướng, vừa qua được tín nhiệm đứng thứ ba chỉ sau TT Ba X và anh Tư chủ tịch nước trong hội nghị TW 10 hôm 10/1/15!
    Ai dám thanh tra bố con ông Phùng?

    Trả lờiXóa
  5. Không liên kết được với bè đảng đỏ thì có mà làm thuê không xong chứ có mơ làm chủ nhé! Doanh nghiệp! Doanh nhân! nghe mà hài quá đi mất! Nào, Doanh nghiệp nào mà không bị "ăn cướp giữa ban ngày" nào may ra DN sân sau của bọn đỏ như Phùng Quang Hải thì kinh doanh trong sáng thôi>

    Trả lờiXóa
  6. Ngân hàng bây giờ có tinh thần của đội đặc nhiệm - rất chiến đấu, linh hoạt và... bem (bí mật).

    Trả lờiXóa
  7. Ai bẫy ai nhỉ?
    "Ông đưa chân giò, bà thò chai rượu" (Roll my log and I will roll yours)

    Trả lờiXóa