Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Quốc hội của Đảng thì giám sát được ai?

* NAM NGUYÊN
Không có tác dụng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhìn nhận vai trò giám sát của Quốc hội Việt Nam không có thực chất, không có tác dụng và nhiều khi hiệu quả chưa bằng một bài báo biết xoáy vào một vấn đề cụ thể.
Lời Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại Quốc hội chiều 19/1/2015 được truyền thông báo chí do nhà nước quản lý như Dân Trí và VTC News chạy tít lớn.

Không chỉ mình ông Chủ tịch Quốc hội mà nhiều vị Chủ tịch các Ủy ban cũng có những nhận định tương tự, khi thảo luận về các vấn đề lớn trong dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nên được đánh giá như thế nào? Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon nhận định: “Câu nói của ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là một câu nói tôi cho rằng rất là thật. Tại vì Quốc hội khi giám sát thì có ba hình thức giám sát, giám sát bằng văn bản, giám sát bằng cử các đoàn đi khảo sát và giám sát tại kỳ họp. Thực tế suy cho cùng cũng chỉ là giám sát đọc văn bản thôi; đọc văn bản mà không kiểm tra không thẩm tra thì công việc đó cũng không đi tới đâu cả. Bởi vì Quốc hội không có cơ quan chuyên môn, nếu muốn làm chuyện đó thì Quốc hội phải có cơ quan đến đó điều tra thẩm tra có chuyên môn như kiểm toán, thanh tra để vào làm việc được. Chứ còn đưa đoàn đi tỉnh này tỉnh kia hoặc bộ này bộ kia rồi nghe người ta báo cáo rồi nói qua nói lại, tôi đã từng đi như thế và tôi cho rằng đây là kiểu cưỡi ngựa xem hoa cũng không làm được công việc gì cho hiệu quả.”.
Luật sư Trần Quốc Thuận từng đảm nhiệm vị trí Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong 14 năm cho rằng, hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam cần được cải cách. Ông nói: “Công tác giám sát của Quốc hội cần phải có cơ quan chuyên môn, phối hợp với cơ quan chuyên môn, phải đi trong thời gian dài. Nhất là chất vấn thì phải làm tới nơi tới chốn, phải có nghị quyết chi tiết từng vấn đề một thì may ra hiệu lực quốc hội giám sát mới có kết quả. Chứ còn giám sát như trong thời gian vừa qua thì đúng như là lời Chủ tịch Quốc hội nói tức là làm mông lung chứ không đi vào đâu.”.
Trong câu chuyện với chúng tôi nhà báo Phạm Thành từng có thời gian dài phục vụ truyền thông nhà nước nhận định rằng Quốc hội Việt Nam chỉ có vai trò mang tính hình thức. Từ Hà Nội nhà báo Phạm Thành phát biểu: “Như ông Nguyễn Sinh Hùng nói là nhiều khi Quốc hội nói không ăn thua mà do một bài báo nào đấy nó lại có tác dụng. Quả thực thí dụ trong các vụ oan sai vừa rồi đối với Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng, không phải báo lề Đảng nữa mà báo lề dân lên tiếng thì rõ ràng cuối cùng Quốc hội mới xem xét vụ Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng có sai hay không. Có lẽ ông Nguyễn Sinh Hùng ông ấy căn cứ vào hiện thực ấy mà nói như thế chứ, còn ở Việt Nam mọi người đều hiểu Quốc hội nói cho hay cho vui thế thôi, chứ còn để họ thực sự là đại diện của dân thì phải do dân bầu, dân giới thiệu, cơ chế do Đảng cử rồi nhân dân phải bầu thì ngay cả bản thân đại biểu Quốc hội họ cũng luôn hiểu được họ là ai và phải sống như thế nào. Thực tế để họ là cơ quan tối cao giám sát thực thi pháp luật thì chỉ là điều ghi trong Hiến pháp, chứ họ cũng chẳng làm gì được đâu.”.
Nếu Đảng gật đầu mới làm?
Theo báo mạng Dân Trí, chiều 19/1/2015 tại trụ sở Quốc hội trong dịp thảo luận về các vấn đề chủ chốt trong dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, bà Trương Thị Mai chủ nhiệm ủy ban Quốc hội về các vấn đề xã hội cho rằng, vai trò giám sát tối cao của Quốc hội chưa được làm rõ, đến nay vẫn đang là một cuộc tranh luận khiến quá trình thực thi còn những băn khoăn.
Đáp câu hỏi của chúng tôi về vấn đề vừa nêu, Luật sư Trần Quốc Thuận giải thích, giám sát tối cao thực tế là giám sát tại kỳ họp quốc hội. Khi Quốc hội họp nghe các báo cáo từ Chủ tịch Nước tới Thủ tướng, các Bộ rồi Viện Kiểm sát Tối cao, Tòa án Tối cao. Tất cả các cơ quan đó báo cáo và mỗi bên thảo luận rồi chất vấn, thì đó là hình thức giám sát tối cao, giám sát ở tầm cao và cũng được hiểu là giám sát toàn bộ bộ máy Nhà nước. Tuy vậy LS Trần Quốc Thuận nhấn mạnh:
“Nhưng bộ máy Nhà nước Việt Nam gắn chặt với hoạt động của Đảng và nếu Đảng không đưa vào để chịu sự giám sát của Quốc hội thì công tác giám sát của Quốc hội chưa thể thấu đáo chưa làm rõ tận  nguồn gốc của mọi nguyên nhân gây ra. Cho nên chúng ta cũng nghe nói vụ Vinashin, Vinalines thì cuối cùng Thủ tướng lên cũng nói là tôi chỉ chịu trách nhiệm chính trị thôi bởi vì quyết định là ở nơi khác, tôi cũng làm theo quy trình thôi. Tất cả quy trình ở Việt Nam đều là làm việc gì đều phải báo cáo lên Đảng, nếu Đảng gật đầu thì mới làm cho nên trách nhiệm xác nhận không rõ ràng và công tác giám sát cũng không thấu đáo không làm tới nơi tới chốn, không có kiểm tra cũng không có quyền đi sâu vào trong lãnh vực mà cần phải tìm hiểu mới biết rõ nguồn cơn của nó được.”
Theo Dân Trí Online, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá là trong hoạt động của Quốc hội mới chỉ thấy việc lấy phiếu tín nhiệm và chất vấn là có kết quả thay đổi rõ rệt, riêng hoạt động giám sát thì chưa thấy hiệu quả thực sự. Ông Chủ tịch Quốc hội đặt ra một câu hỏi cho chính ông và toàn thể Quốc hội, đó là Đảng có giám sát, Mặt trận Tổ Quốc có giám sát, Hội đồng Nhân dân có giám sát, Quốc hội từ lâu cũng có giám sát. Nhưng kết quả thực tế như thế nào? Ông Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, cần phải có quy định rõ ràng hơn để hoạt động giám sát hiệu quả hơn, chứ không chỉ chung chung, gíam sát xong rồi để đó, không đề cập đến biện pháp xử lý thì sẽ không có thực chất và không có tác dụng.
Phát biểu của chủ tịch Quốc hội được Dân Trí Online trích dẫn nguyên văn: “Có nhiều khi hiệu quả giám sát chưa chắc bằng bài báo xoáy vào chỗ này, chỗ kia, cuối cùng lại có kết quả. Nếu cứ giám sát, báo cáo trước Quốc hội tràng giang đại hải thì sẽ không có kết quả gì cả…Ta cứ nói đèn xanh đèn đỏ, chẳng thấy chỗ nào đèn xanh đèn đỏ cả. Mình không thể đi xử án được, đó là việc của cơ quan tư pháp nhưng họ làm đúng hay sai thì Quốc hội phải phát hiện, đúng thì hoan nghênh, sai thì phải xem xét.” Người đọc báo tạm hiểu là ông Chủ tịch Quốc hội ví von đèn xanh đèn đỏ với hàm ý chỗ nào bị cấm chỗ nào được phép giám sát.
Theo tường thuật của Dân Trí, ông Nguyễn Văn Giàu Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá Dự thảo Luật dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân là còn có nhiều khoảng trống cần sửa đổi bổ sung thì mới có thể tạo ra sự thay đổi thực sự và nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Theo lời ông Giàu, Dự thảo Luật nêu ra khái niệm về giám sát nhưng xem kỹ vẫn không thấy có gì mới so với Luật cũ ban hành năm 2003. Chính vì thế khó có thể tạo ra sự thay đổi căn bản về chất trong hoạt động giám sát được.
Mặc dù nhiều vị nhân sĩ trí thức chuyên gia có chung nhận định là Quốc hội Việt Nam không thể có được vai trò giám sát độc lập và có hiệu quả vì Đảng Cộng sản Việt Nam qua Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định khi nào Đảng Cộng sản còn nắm quyền lãnh đạo thì Việt Nam không chấp nhận nguyên tắc tam quyền phân lập, tức Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp độc lập với nhau và giám sát lẫn nhau.
Tuy vậy trong câu chuyện với chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói rằng, cũng nhen nhúm một chút hy vọng cải cách, Hiến pháp 2013 qui định Đảng Cộng sản hoạt động chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình. Vấn đề còn lại là chờ xem Hiến pháp 2013 sẽ được thực thi triển khai như thế nào?
             N.Ng/ rfa/VNTB
------------

18 nhận xét:

  1. Quốc hội của Đảng thì giám sát được ai?

    Dân .

    Có điều nếu là dân nên bỏ chữ được đi, và "d" không phải "gi".

    Trả lờiXóa
  2. Tôi thấy kỳ quái là, đối với các vấn đề kinh tế trong 1 địa phương, nhảy xổ ra đầu tiên để "giải quyết nỗi buồn" là ông bí thư ĐCSVN trong khu vực (đảng bộ, chi bộ...)? 3 triệu người đâu phải quyết cho 90 triệu người?! Đa số phải phục tùng thiểu số à? Bất cập! Bất cập! Bất cập!

    Trả lờiXóa
  3. Chế độ độc tài nào cũng cố đẻ cho ra cái gọi là "quốc hội" với tỉ lệ đồng thuận gần như tuyệt đối để lừa dân.Trước khi Gadafi bị lật đổ,"quốc hội" Lybi cũng đồng ý tuyệt đối để ông ta nắm quyền
    Lừa đảo dân là nghề của đảng

    Trả lờiXóa
  4. cuốc hụi của đảng thì rám xát được dân đấy.

    Trả lờiXóa
  5. Đại biểu QH như nghị Hoàng Hữu Phước chỉ biết nâng bi thì biết làm gì, đừng có nói đến chuyện giám sát. Mà ông ta là do đảng cử dân bầu đấy chứ.
    Buồn cho QH của ta!

    Trả lờiXóa
  6. Quốc hội của đảng thì giám sát đảng thôi !

    Trả lờiXóa
  7. Xin được hiểu đơn giản và ngắn gọn như thế này thôi ( đâu cần lắm hội thảo , hội nghị mà làm gì ) : Một đất nước mà một tổ chức đảng ( đảng CSVN ) tuyên bố và được hiến định trong hiến pháp là " lãnh đạo toàn diện , tuyệt đối đất nước " , thì cái Quốc hội cũng chỉ là nơi " tập trung của các nghị gật " mà thôi , không chỉ riêng Quốc hội mà còn rất nhiều cơ quan , tổ chức khác cũng chỉ là BÙ NHÌN ! Đó là một sự thật không thể chối cãi .
    Các ông các bà cứ tổ chức hết hội thảo này đến hội nghị khác cho thêm " tốn tiền dân " về cái việc " quyền hạn của tổ chức này , cơ quan kia " , các ông các bà thừa biết rằng kiểu gì thì cũng phải qua cái cửa " đảng cộng sản Việt nam " , ông " đảng " có gật thì mới xong việc được . Các ông bà " nghị gật " cứ làm như không hề biết điều này , cứ " giả ngô giả ngọng " mãi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sáng kiến!
      Bác Nặc danh này suy nghĩ và nhìn thấy vấn đề rât thực tế và trái chiều. Đó là: "Một đất nước mà một tổ chức đảng (đảng CSVN) tuyên bố và được hiến định trong Hiến pháp là "lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối đất nước", thì cái Quốc hội cũng chỉ là nơi tập trung của các nghị gật mà thôi". Đó, sự sáng tạo và XHCN là chỗ đó. Các bậc trí thức, nhân sỹ....ngẫm xem !
      Nhân chuyên này, có khi cần tiến hành một cuộc cách mạng thật triệt để (bỏ hẳn các kiểu nhà nước đương đại) sáng tạo ra mô hình Đảng Nhà nước XHCN Việt Nam theo nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lenin phổ biến cho nhân loại trên thế giới học tập và làm theo.Như vậy, sẽ xứng tầm một dân tộc và đất nước Văn hiến, ghi vào sử sách nhân loại.
      Là một người dân, mình thấy trong năm 2014, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có nhiều ý kiến về cuộc sống vui, buồn, cực khổ của người dân. Thế là cũng mừng. Chủ tịch Quốc hội ghi được thêm điểm trong lòng Người dân tôi.
      Các cụ ghi điểm thêm cho chú Sáu Hùng nhé!

      Xóa
    2. tôi không bao giờ quên câu cậu Hùng "chỉ đạo " dân HN "muốn góp ý hiến pháp gì thì góp ý nhưng phải giữ được điều 4"
      cho nên dù đổi màu kỳ nhông kiểu gì thì tôi cũng biết đó là một loài kỳ nhông có nọc cực độc.

      Xóa
  8. BẦU CỬ QUỐC HỘI và HĐND các cấp ... chung qui cũng chỉ là một " TẤN TRÒ ĐỜI " mà thôi ! Ấy thế mà lại luôn được ca ngợi là : nhân dân thực hiện quyền DÂN CHỦ của mình thông qua lá phiếu ! Đúng là BỊP BỢM CÓ HẠNG .

    Trả lờiXóa
  9. Còn điều 4 hiến pháp đó thì quốc hội làm sao có chức năng thanh tra? Các tập đoàn nước ngoài có người còn thuê một công ty khác giám sát vấn đề tài chính cho mình, tiền chạy ngoài lề là những công ty ngoài này sẽ thông báo ngay lập tức cho chính chủ là tập đoàn. Không có cơ chế nào tự mình giám sát mình mà minh bạch cho tới thời điểm này, ở thế kỉ 21. Lý thuyết 1 đảng cho tới nay vẫn tự mâu thuẫn với thực tế, giải pháp cho tương lai chỉ có là hoặc bị lật đổ hoặc tự đâm dao vào mình và nguấy như Trung Quốc đang làm. Nếu không làm gì cả thì còn đáng sợ hơn. Sống mòn cho tới khi sinh lực quốc gia suy yếu, trôi dạt, tấp vào bờ bến khác. Tới thời điểm đó, quyền lực, tiền bạc là vô nghĩa.

    Trả lờiXóa
  10. Còn điều 4 hiến pháp, thì đảng cộng sản, bảo quốc hội làm gì, thì quóc hội phario làm theo!

    Trả lờiXóa
  11. Đảng cứ giành hết đi, kể cả lão Hói đỏ choét đó.
    Nhưng không thế lấy đi tâm hồn tự do của chúng tôi!

    Trả lờiXóa
  12. Đảng CSVN cũng như một số nước còn cái gọi là ĐCS nắm quyền lãnh đạo " toàn diện , tuyệt đối " đất nước , ví dụ như Trung Quốc " một hình mẫu " mà các vị lãnh đạo VN đang " tôn thờ , học tập " ... luôn rêu rao là VĂN MINH , là TỐT ĐẸP , là ƯU VIỆT ... nhưng thực tế có một quốc gia nào được gọi là " tư bản giãy chết " ( Mỹ , Nhật Bản , CHLB Đức , Hàn Quốc , Pháp ...) lại có lắm quan chức từ trung ương xuống đến địa phương phải " xộ khám " hoặc " dựa cột " vì tội THAM NHŨNG - ĂN CẮP - HỐI LỘ - SUY THOÁI NHÂN CÁCH ... như ở Trung Quốc !? Tất cả những kẻ đó đều là quan chức - đảng viên ĐCS , không lẽ lũ người này là " thế lực thù địch " cài cắm vào tổ chức ĐCS nên chúng ra sức " ăn tàn phá hại " cái đất nước tươi đẹp đó ? Vậy ở Việt nam thì sao , nếu lãnh đạo ĐCSVN cũng có một nhân vật chóp bu như Tập cận Bình ( chứ không phải như dạng ông tổng Lú nhà ta ) , cương quyết ra tay dẹp " quốc nạn tham nhũng - thoái hóa biến chất " trong hàng ngũ các quan chức - đảng viên hiện nay thì tình hình cũng " khốc liệt " chẳng hề " kém cạnh " ông bạn vàng ! Có lẽ lại phải có hàng loạt dự án " nâng cấp , mở rộng " các nhà tù hiện có để chứa các ông , các bà " quan tham " , đồng thời phải nâng cao năng lực cũng như phải tuyển thêm các cán bộ ngành tư pháp , tòa án ngõ hầu đáp ứng mật độ dày đặc các phiên tòa xử " quan tham " ! Sự " ăn của dân không từ một thứ gì " của các quan chức Việt nam đâu có kém gì " ông bạn vàng 4 tốt 16 chữ vàng " có khi còn khủng hơn ấy chứ ! Vậy vấn đề đặt ra là , liệu cái chế độ " cộng sản trị " có tốt đẹp như cái khẩu hiệu " công bằng - dân chủ - văn minh " như các vị vẫn thường rêu rao ? Cái thứ chủ nghĩa Mác - Lê nin , tư tưởng HCM liệu có phải là " bách chiến bách thắng " mà nhân loại " đang hằng mong ước " ? Một sự so sánh đơn giản như vậy để cho chúng ta thấy rằng : chế độ nhà nước do ĐCS " độc quyền cai trị " là một chế độ thối nát và cần phải loại bỏ ! Không thể trông chờ gì ở cái gọi là đại hội XII của ĐCSVN , vẫn XÔI đó và THỊT đó mà thôi .

    Trả lờiXóa
  13. Quốc Hội Của Đảng
    Hưởng lương của Dân
    Làm theo Đảng chỉ
    Dân đen lưng còng
    Ngày hai bữa cháo
    Phải lo nộp gạo
    Nuôi Đảng nuôi quân
    Quân phục tùng Đảng
    Bảo vên Đảng thôi
    Biên cương bị lấn
    Hải Đảo mất dần
    Vẫn mãi yên tâm
    Bạn hiền hửu hảo
    Không được chống trả
    Cụ thể Gạc Ma
    Giơ lưng chúng bắn
    Quân ở đâu ra ?
    Do Dân mà có
    Thế mà xếp vó
    Để Đảng ra oai
    Chia phần để trị
    Dân Việt bao năm
    Sống đời ô nhục
    Đảng giàu phú quý
    Truyền cháu truyền con
    Ngồi cao hưởng lộc
    Tội Dân ngu ngóc
    Cam phận thấp hèn
    Cong lưng gánh Đảng
    Quốc Hôi của ai ?
    Xin thưa của Đảng
    Đảng là tất cả
    Vất vả con Dân
    Đảng nói và mừng
    Tay vơ miêng lũm
    Đất nước còn chi
    Ô hô tàn lụi
    Đời dời khắc khổ
    Ghi nhớ Đảng ta
    Dân chẳn thiết tha
    Đảng hô Chiến thắng
    Vỉ Đai Muôn năm
    Đất nước tan bành
    Một thời Đảng trị .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như một bài vè . Rất hay , trang BVB luôn có nhiều nhà thơ . Trang này đáng để vào hàng ngày .

      Xóa
  14. QH.của đảng ở đây cũng như một gia đình gồm có
    đồng chí bố (đảng) + đồng chí mẹ (QH) + đồng chí
    con (Dân đen) thì tha hồ mà "giám sát" với tình cảm
    ruôt thịt thân thương !
    Thảm hoạ chính là ở chổ này : nhập nhằng,tù mù và
    không tách bạch thể chế chính trị (lý trí,pháp luật) và
    gia đình (tình cảm).

    Trả lờiXóa
  15. Vè vẽ vè ve
    Nghe vè Quốc Hội
    Bất tài nhiều tội
    Ngồi gật liên hồi
    Thay Dân lếu láo
    Có ông đạo mạo :
    Quốc Hội của Dân
    Làm sai Dân chịu
    Chứ trách ai chừ
    Theo Đảng khư khư
    Chỉ đâu thét đó
    Bộ mặt quá to
    Vênh vênh tự đắc
    Cái đầu ngúc ngắc
    Hửu hảo thâm tình
    Dân kêu làm thinh
    Ngồi cao hưởng lộc
    Tiền vàng một cọc
    Biệt thư nghênh ngang
    Cuộc sống giau sang
    Cũng nhờ nghi gật
    Nói trúng nói trật
    Quốc Hội Đảng ta
    Đỉnh cao trí tuệ
    Thay Dân ngồi gật
    Dỏng dạt hô tô
    Ơn Đảng phú cho
    Làm giàu xương máu
    Dân Việt đau đầu
    Vái chào Quốc Hội
    Ở lại thêm tội
    Khổ nhục Dân mình
    Không lẽ làm thinh
    Kêu lên một tiếng
    Quốc Hội ôi thôi
    Tôi Dân tội Nước
    Không trước thì sau
    Thuộc Tàu nô lệ
    Quốc Hội quá tệ
    Ngồi gật ngũ mê
    Để Đảng mọi bề
    Độc tài độc đoán
    Toàn Dân ai oán
    Truất phế hội này
    Để lâu ô nhục

    Trả lờiXóa