Ngày thứ 6 vừa rồi chúng ta được biết Chủ tịch Hội
Đồng tiểu băng New York Hoa Kỳ bị khuyến cáo với tội danh tham nhũng tới 4 triệu Mỹ kim. Cùng ngày thấy cảnh sát
Indo bắt giữ Ông Bambang Widjojanto, người phụ trách phong chống tham nhũng. Ở
Nam Mỹ hiện giờ trường hợp của Venezuela
cũng rất thú vị. Nước này đã “ăn” hàng tỷ đô la tiền mềm do TQ gửi về, dưới
hình thức trả lại bằng dấu khí. Nhưng, đến nay chẳng ai biết hàng tỷ đó đi đâu
cả. Đồng thời nên kinh tế của đất nước đó đang suy thoái cực mạnh.
Về Hoa Lục lại thấy tin hài hước nhất trong tuần: Lương của Tập Cận Bình mới trên $1,800/tháng. Có vẻ Thánh Tập mặc cả rất giỏi vì nhà Ông sở hữu ít nhất 6 ngôi nhà riêng ở Hồng Kông.
Ở nước nào tham nhũng cũng có, dù đặc trưng và mức độ
nghiêm trọng có những khác biệt đáng kể. Ở những nước pháp quyền như Mỹ, Thụy
Điển, Đức cũng có tham nhũng chứ. Riêng ở Mỹ có những trường hợp quy mô lớn
trong một số ngành chốt, như ngân hàng. Như ở nhiều nước, loại tham nhũng hại
nhất ở Mỹ mang hình thức kết hợp giữa kinh doanh và chính trị. Ở đây hai hình
thức đáng chú ý là (1) sử dụng những nguồn tài chính công cộng cho mục đích cá
nhân và (2) lạm quyền điều tiết bằng cách “mua” ảnh hưởng chính trị.
Gs. Jonnathan London |
Mặt khác, ở những nước như Mỹ ít khi có các loại tham
nhũng vặt như thường thấy ở một số nước còn đang phát triển. Không có chuyện
phải chuẩn bị các loại phong bì, một hiện tượng mà nhiều khi xuất phát từ việc
lương trong ngành công tăng thấp hơn kinh phí sống và một số nguyên nhân khác.
Từ góc nhìn của lịch sử phát triển kinh tế quốc tế,
chúng ta thấy vai trò của tham nhũng không đơn giản. Chẳng hạn, khẳng định
chung rằng tham nhũng sẽ phá hoại tăng trưởng kinh tế là chưa đúng. Ví dụ, lập
luận mà cho rằng – ‘có khi mà tham nhũng đóng vai trò thêm dầu vào máy móc kinh
tế, làm cho nó làm ngon hơn’ có lúc là đúng. Mặt khác, để có tham nhũng mà
không có những hậu quả cả về tăng trưởng kinh tế lẫn về công bằng xã hội phải
có một số điều kiện xã hội nhất định mà đại đa số xã hội thường thiếu. Chơi với
tham nhũng là chơi với lửa, toàn xã hội, toàn làng rất dễ bị cháy. Lại ở bên
Mỹ, ở đầu thế kỳ 21 tham nhũng trong ngành dầu khí, đường sắt, các chính quyền
ở các độ thị đã rất phổ biến.
Hãy xem những trường hợp như Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Vấn đề tham nhũng thì chắc chắn đã có trong những giai đoạn có tăng trưởng kinh
tế cao. (Ở đây không có nghĩa là tham nhũng đã một vấn đề kinh khủng chỉ hay
mọi nhà lãnh đạo đã ‘bẩn’.) Đáng chủ ý là ở Hàn Quốc, các loại “tham nhũng vặt”
(petty corruption) như đưa phong bì cho cô thày mới bất đầu giảm khi vấn đề
tiền lương của các nhân viên biên chế trong nhà nước được cải thiện. Só sánh
với một số nước như ở Philiphines, Indo. Trong hai nước này, trong nửa thứ hai
của thế kỳ 21 tham nhũng đã phát triển rất mạnh; gần như là ‘ngành kinh tế hàng
đầu.’ Và luôn luôn có một sự kết hợp giữa chính trị và kinh tế.
Về một chính trị, dù có thể đoán tham nhũng sẽ tồn tại
ở một mức nào đó thì không có nghĩa là nước nào mà nên coi tham nhũng là một
việc chính đáng dù nó đã được “bình thường hóa” hay không. Vấn đề là thừa nhận
đó là một vấn đề phải tìm hiểu những giải pháp khả thi. Một giải pháp mà chúng
ta đang thấy hiện nay là chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cân Bình mà đã gây
dư luận rộng rãi.
Đến nay, chiến dịch này đã làm cho nhiều người ấn
tượng chính vì khá nhiều ‘cá lớn’ hay con hổ đã bị bắt, dù trong số tên này gần
như là chưa có một “con hoàng tử.” Chiến dịch này cũng có thể có gái trị, không
chỉ trong việc cường cố vị trí của Ông Tập mà là giảm sự toả khắp của Tham
nhũng. Mặt khắc, cũng có quan điểm mà chính những chính khách của Hoa lực thừa
nhận, chiến dịch chống tham nhũng đến nay chủ yếu làm cho họ cận thận hơn. Điều
đó cũng giải thích làm sao trong vài tháng trước cho đến này những người xép
hàng ngoài các của hàng như Hermes, LV ,
Gucci ở Hồng Kông đã giảm.
Hãy về Việt Nam đị. Như nhiều nước đang phát
triển, Việt Nam
cũng phải đối phó với cả hai loại tham nhũng nói trên: lớn và vặt. Về những
chuyện lớn tôi chẳng cần nói đến vì mục đích ở đây không phải là “nói xấu” ai
cả. Ý chỉ là đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề này rõ. Chẳng hạn, trong tuần qua
ta được biết đối với nước được Ngân Hàng Thế Giới vay vốn để tiến hành những dụ
án phát triển, Việt Nam
là nước đã có số ‘vụ án’ tham nhũng thứ nhì, chỉ sau Ấn Độ. Tôi cũng biết có
những người trong Nhà Nước Việt Nam đang có gắng đề cập vấn đề này.Thâm chí
chính Chính phủ và Ngân Hàng Thế giới đã kết hợp nghiên cứu và xuất bản một báo
cáo rất tốt về vấn đề tham nhũng. Dù đã có một số tranh cãi về tham nhũng gần
đây, những nỗ lực của Thanh Tra chính phủ Việt Nam cũng nên được hoan nghênh và
ửng hộ.
Ở quy mổ nhỏ, ở cấp địa phương, đề cập những vấn đề
liên quan đến tham nhũng cũng có những thách thức riêng của nó. Tôi không ảo
tưởng tí nào về mức độ phúc tạp.
Vấn đề là phải sáng tạo. Dám làm những gì cần làm. Ở
phia sau tham nhũng luôn luôn có những khuyến kích kinh tế. Nếu không giải
quyết gốc vấn đề thì không thế nào đạt hiệu quả. Ví dụ, riêng đối với các loại tham
nhũng vặt, kinh nghiệm quốc tế cho rằng giới thiệu những trừng phạt nặng, những
luật nghiêm, thường ít khi có hiệu quả. Như Bà nhận giải thưởng Noben Eleanor
Ostrom đã viết, thay vì xóa tham nhũng, nó thường làm cho tham nhũng chạy sâu
hơn vào những bóng của xã hội. Một cách, nếu chính thức hóa, minh bạch hóa một
số hành động mà — trước được coi là trái phép – thí nó có thể giảm bớt vấn đề.
Tôi lấy một ví dụ rất rõ. Ở Hà Nội hay TPHCM và những
khu đô thị khác nhiều người Việt Nam phải làm kinh tế trên vỉa hè.
Đó là một đặc trưng của kinh tế Việt Nam . Họ bắt buộc phải làm ăn. Nhưng
họ lại phải luôn luôn đối phó với công an địa phương. Công an địa phương, ngoài
việc có trách nhiệm chuyên nghiệp để thực hiện sự nghiệp và thi hành pháp luật.
Ngoài đó, có ai sẵn sàng phủ nhận ngành công an cũng có một số khuyến khích
kinh tế mà ảnh hưởng cách quản lý trật tự không? Thay vì quét đường suốt ngày,
lấy đồ, chờ phong bì, làm sao không giới thiệu một số biện pháp sáng tạo như
cấp bằng hoạt động kinh tế với theo một giá phù hợp, yêu cầu người bán hàng
hành động theo một số điều kiện về vệ sinh, bảo đảm về đường đi bộ, v.v. Lấy
những nguồn thu đó về chính quyền và đồng thời tăng cao lương của CA địa phương.
Vâng, biết rồi, đề nghị này là quá đơn giản – nhưng,
tôi tin rằng dù một chút dũng cảm chính trị những chính quyền ở các địa phương
cũng có thể thí nghiệm, tìm được giải pháp mà sẽ đều giúp dân thường sống và
cũng đề cập những quyến khích kinh tế.
Ai cũng biết tham nhũng ở Việt Nam là một vấn đề mang tính hệ
thống. Ở nước nào cũng thế thôi. Như vậy, vào lúc này chúng ta (tức người Việt Nam và những bạn và người – như tôi – làm việc ở
Việt Nam )
hãy tìm những giải pháp hệ thống. Như bình thường, nói dễ hơn làm. Muốn giới
thiệu những cơ chế và thể chế để giảm nó không chỉ yêu cầu sự quyết tâm chính
trị mà sẽ yêu cầu dũng cảm chính trị đề thừa nhận vấn đề một cách công khai.
Phải sáng tạo trong việc đề cập và giải quyết những khuyến khích kinh tế một
cách khả thi. Tối đa hóa độ minh bạch trong mọi lĩnh vực, cho phép các tổ chức
xã hội vì minh bạch hành động công khai. Nâng cao độc lập của ngành báo chí.
Ai cũng đều phải làm ăn. Vấn đề là làm sao dân Việt Nam ở mọi tầng
lớp có thể làm ăn một cách mà không ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội. Làm thế
chúng ta sẽ không cần cãi nhau về những trang web như Chân dung Quyền lực mà có
thể cãi nhau về những chuyện khác!
J.L/(Blog Xin Lỗi Ông)
---------------
Nói chung,bài này có thể là khá hay,vì lý lẽ không được
Trả lờiXóathuyết phục mấy,chỉ ở mức trung bình là khá rồi.
Nhà nước CsVN.cũng "khôn khéo" thật khi người
ngoại quốc cũng không dám phê phán thẳng thừng
họ mà phải "lách" qua cách dùng chữ và cả lý luận
không khác gì nhà văn VN.muốn chê. thì phải nịnh
(nhà nước: lấy ý của nhà văn N.Minh Châu) !
Điển hình là lý lẽ cho rằng tham nhũng ở VN.là "có
hệ thống" nhưng giảm nhẹ cường độ khi thêm vào
"nước nào cũng thế" !
Tại sao ? Có lẽ là ông này bị đám DLV."chỉnh" và
chỉ trích nhiều lần rồi thì phải ? Tôi từng đọc trên
blog ông nhiều người chê ông ta "cực đoan" hay
thành kiến,ác cảm với VN. v.v. Chính vì thế mà
ông ta phải điều chỉnh để làm vui lòng họ chăng ?
Theo tôi,giáo sư London đi theo xu hướng thiên
về "quyền lực mềm" của Mỹ hầu lôi kéo CsVN.
hơn là "tấn công" khiếm khuyết của họ.
mềm
Tất cả những người gọi là thương gia VN sinh ra vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 , trưởng thành trong thời Pháp thuộc , sống qua nhiều giai đoạn kháng Pháp , chống Mỹ Nguỵ trước 1975 , đều cảm nhận nhận được & nhận thức được đồng tiền cùng vật chất là sức mạnh luôn luôn mua chuộc được mọi thành phần lãnh đạo cs từ cao dến thấp .
Trả lờiXóaTrong chế độ csvn đã có những nhà tư sản làm vật tế thần , bị kỳ thị , bị ngược đãi , bị đấu tố . Nhưng trái lại chính các cấp lãnh đạo csvn lại thích quyền uy và danh lợi . Lạm quyền , tham nhũng , hối lộ , đã có từ thời kháng pháp Việt Minh trong hệ thống Kinh Tài cho Đảng , Kinh tài cho chính quyền , chứ không phải mới sinh sôi ở thời kỳ đổi mới sau năm 1986 .
Lạm quyền , tham nhũng , hối lộ , nó có sẵn trong nếp sống di truyền bất thành văn của xã hội VN lâu đời . Nhất là ở thành phần nghèo khổ nếu may mắn có quyền uy , càng dễ bị tha hoá vào tội lỗi này .
Trong bất cứ xã hội nào , chuyện tham nhũng và hối lộ là điều ắt có không tránh khỏi . Không riêng gì chế độ cs cả chế độ quốc gia cũng vậy . Vào thập niên 1970 , ông Phó tổng thống VNCH Trần văn Hương từng tuyên bố " Nếu diệt hết tham nhũng hối lộ thì còn ai để làm việc ! " . Chính điều này đã khiến cho VNCH sụp đổ vào 30/4/75 một cách dễ dàng , nhanh chóng . Dẫu rằng người MN đa số rất sợ sống trong chế độ cs , ngoại trừ những gia đình thân cộng , có ước mong đoàn tụ cùng người thoát ly theo cách mạng , hay tập kết .
Cái xã hội VN dầu cho tự do hay cs đều không tránh được lỗi lầm này , trong thời chiến lẫn thời bình . Do tư tưởng học để làm quan ! Nguy hiểm hơn trong chế độ cs không cần học nhiều , chỉ cần phấn đấu nhiều giai đoạn từ thấp đến cao , qua bình bầu đấu tranh , cũng có thể trở thành quan ( lãnh đạo ) ! .
Những người lính hèn mọn thân phận , thường cận kề với cái chết , chấp nhận hy sinh bản thân , nhận lấy những huy chương như một vinh hạnh tinh thần đã che khuất bản chất thèm muốn tư sản , tư hữu . Trái lại , khi cái chết đã qua đi , được sống trong yên bình , bản chất tư sàn tư hữu , giàu có hơn người lại trỗi dậy , nó mạnh mẽ hơn từ sau khi có đổi mới 1986 .
Đạo đức HCM , nội quy của Đảng , không thể bằng Hiến Pháp tạo nên pháp luật . Tham nhũng , hối lộ , không thể diệt hết , không thể chống để đem lại hiệu quả nếu không có biện pháp ngăn ngừa của Pháp Luật . Pháp luật nhằm mục đích ngăn ngừa tội phạm , không tiêu diệt tội được tội phạm .
Pháp luật không ngăn ngừa được tham nhũng hối lộ , do bộ máy chính quyền không tôn trọng pháp luật . VN như một căn nhà , tham nhũng hối lộ là tai nạn hoả hoạn . Không tôn trọng luật phòng cháy , không tôn trọng luật ngừa cháy khi phát sinh , khi hoả hoạn tham nhũng hối lộ bùng phát ập lên toàn bộ căn nhà , hẳn nhiên căn nhà VN dầu cho chống cháy dập tắc lửa , thì cũng vô ích vì đã tan hoang tro bụi .
Vì chế độ cs đặt Đảng trên hiến pháp , lãnh đạo bất chấp luật lệ , nên cả TQ lẫn VN hôm nay phải đối diện với tai nạn hoả hoạn tham nhũng hối lộ bùng phát , tàn phá . Trận lửa sẽ thiêu rụi khung sườn Lãnh đạo thành tro bụi . Hai xã hội VN , TQ , đều phải chịu tang thương và đổ nát như nhau . Cũng như sẽ phải tốn nhièu thời gian , sức lực , tiền tài , để xây dựng một căn nhà theo thể chế chính trị mới , biết tôn trọng luật ngăn ngừa hoả hoạn tham nhũng hầu mong cuộc sống được yên bình .
Bức dân lên núi mà, cũng đâu phải chuyện lạ. Bán hàng rong, bưng bê cạnh chợ hầu như chợ nào cũng có. Đuổi bắt cũng đồng thời có ở mọi cái chợ. Cũng không có cái phường, xã nào có nhân lực trình độ để đi nghiên cứu làm sao phân chia thời gian cho phép, loại hình buôn bán vỉa hè nào được phép, quy chuẩn vệ sinh thế nào, ...
Trả lờiXóaỞ VN hiện nay chính là loại đạo đức quan chức kiểu này. Nơi gần dân nhất, chính là nhân lực trình độ kém nhất, ăn mòn, vơ vét nhỏ nhưng đông nhất. Xách cái xe đi dạo hoặc làm một vòng đi bộ thì dễ dàng thấy trong rất đông những bộ đồng phục đứng tụm năm tụm ba, cầm ba trắc thì đều là nguồn nhân lực không phải người tốt cũng không làm người quá xấu. Tệ ở chỗ nó tạo thành một thành kiến gần như trở thành một định kiến gần như không sai mỗi khi kiểm chứng. Đồng phục đứng ngoài đường chỉ là để làm tiền.