Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Vụ "Điều ước thứ 7": Không thể "ngồi xổm lên thực tế"

Đó là chia sẻ của ông Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khi nói về cách làm của chương trình Điều ước thứ 7.
Trước những thông tin bất ngờ về chuyện tình vợ chồng người hát rong cùng đó là những chi tiết sai sự thật của ekip thực hiện chương trình Điều ước thứ 7 đang khiến dư luận bàng hoàng mấy ngày gần đây, Báo điện tử Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Hòa Bình về vấn đề này.
Trên góc độ truyền thông, ông đánh giá như thế nào về câu chuyện của anh Thanh, chị Đào trong chương trình Điều ước thứ 7 với những tình tiết sai sự thật?
Ông Trịnh Hòa Bình: Nếu xem những người trong ekip thực hiện chương trình là người sản xuất, người bán thì thứ hàng hóa mà họ cung cấp cho người xem là thứ hàng dởm dù có biện minh bằng gì đi chăng nữa. Điều đáng nói là thứ hàng dởm này vẫn xuất hiện khi họ đã có bài học từ câu chuyện về cô Lượm năm xưa. Câu chuyện hôm nay lặp lại trước niềm tin của công chúng dành cho chương trình được cho là hướng thiện, hướng đến sự lành mạnh, nhân văn.
Tôi cho rằng, những sản phẩm mang ra để phục vụ cho công chúng thì không được có yếu tố bịa đặt.
Chuyên gia Xã hội học Trịnh Hòa Bình
Tôi cảm thấy không hài lòng với cách giải thích của ban tổ chức khi được biết rằng chương trình vốn đã từng được dừng phát sóng từ hồi tháng 8 vì có sự cố. Nhưng sau họ cho người xác minh lại lấy thông tin từ một người không rõ lai lịch tự xưng là Toàn- công an xã, mà lại qua lời kể của chị Đào. Rồi khi “chột dạ” về thiếu độ tin cậy, những người thực hiện mới đi kiểm tra lại thì hóa ra chẳng có ông công an xã nào tên Toàn cả. Tiếp nữa là chương trình “không quay cảnh bên “nhà nội” bởi nếu quay ở “nhà nội” thì toàn thông tin chẳng mấy tốt đẹp nên chỉ quay bên “nhà ngoại”… Quả thật mọi sự giải thích càng làm cho độc giả rồi rắm thêm.
Điều ông muốn nhấn mạnh ở đây là ở khâu xác minh, kiểm tra của chương trình này?
Ông Trịnh Hòa Bình: Đúng vậy. Dường như lúc đó họ không có đầy đủ thông tin mà chỉ nắm mẩu đầu của câu chuyện là chuyện tình lãng mạn, nhân văn, tuyệt vời và rồi thổi nó lên. Sau này biết không ổn nhưng họ vẫn cố chấp để hoàn thành đến cùng.
Có một tình tiết họ nói rằng sơ suất xảy ra là do quá tin nhân vật thế là đổ là do nhân vật à? Vẫn có một sự “đá” trách nhiệm sang cho nhân vật.
Mà rõ ràng trách nhiệm là của nhà đài bởi họ không thể xác minh những thông tin ấy qua nhân vật được. Nhân vật phải là đối tượng để kiểm chứng chứ không phải là nguồn tin để dựa vào đó mà nói là xác minh.
Có một góc nhìn nào thông cảm cho sự cố của chương trình này không, thưa ông?
Ông Trịnh Hòa Bình: Cần phải nói rằng việc làm sai là sai không thể nói sai nhưng động cơ tốt. Đây có thể xem như là câu chuyện “ngồi xổm lên trên thực tế”, cố tình chế biến chứ không phải là do sơ suất nữa. Bởi có thể nói rằng là ban đầu thấy khía cạnh nhân văn quá, nhưng sau đấy đã được cảnh báo là câu chuyện này có vấn đề rồi thì hoàn toàn có thể chuyển sang câu chuyện khác.
Theo tôi những sai lầm này không được phép xảy ra, chứ không phải xin lỗi xong rồi một thời gian lại đâu vào đấy. Truyền hình dính quá nhiều cái phốt, phốt ở đây không phải vì trình độ, càng không phải bản lĩnh nghề nghiệp, kỹ năng mà do tư duy bảo thủ.
Ông có cho rằng chương trình đã gây một sự tổn thương lớn đối với khán giả?
Ông Trịnh Hòa Bình: Tất nhiên một chương trình làm bao người khóc “hết nước mắt” thì người ta sẽ phải phẫn nộ khi biết hóa ra mình được xem một “hàng giả”. Họ nhận ra mình đã xúc động trước sự giả dối. Đây là một sự xúc phạm bởi như khán giả đã bị lừa dối.
Thực ra những thiếu sót này có thể do những áp lực đổi mới, tìm kiếm các hình thức một cách đa dạng, phong phú hơn. Đây là một sự cạnh tranh để có được những chương trình tạo được sự chú ý của mọi người.
Vậy theo ông, những tổn thương này có thể sẽ dẫn theo những hệ lụy gì?
Ông Trịnh Hòa Bình: Những câu chuyện như thế này sẽ khiến những thông tin của đài truyền hình nước nhà dần không còn đáng tin nữa. Liên tục những sai sót của nhà đài như trong thời gian gần đây có thể dần khiến mất đi một lượng lớn khán giả. Và không chỉ suy giảm niềm tin với đài truyền hình mà niềm tin xã hội cũng sẽ ngày càng bị thách thức mạnh mẽ hơn.
Khi đã “dính chàm” thì cần thiết phải làm những chương trình mới một cách câng thận, nghiêm túc và chặt chẽ hơn. Và điều cần đề cao nhất là tuân thủ nguyên tắc tối thượng của báo chí đó là tính chân thật chứ không phải xây những điều ngụy tạo. Đây là lúc xem lại quy trình làm việc, chưa kể nặng nề hơn là kiểm tra, đánh giá lại đạo đức nghề nghiệp của nhà đài.   
Qua câu chuyện này, bài học gì cần lưu ý cho những người thực hiện chương trình mang tính chất nhân văn, những tấm gương, câu chuyện tử tế, thưa ông?
Ông Trịnh Hòa Bình: Nhà đài cũng có nói họ làm chương trình này khi biết đến câu chuyện của anh Thanh chị Đào qua một bài viết trên một tờ báo in, thực ra việc lựa chọn đọc từ báo in cũng có thể xem là một cơ sở. Như vậy, phải nói rằng hiện nay căn bệnh của cả làng báo là còn lớt phớt, tùy tiện, đại khái, rồi ham danh chuộng lạ… Cho nên, bài học cần thiết với những chương trình, bài viết nêu gương cần kiểm chứng chặt chẽ trước khi công bố. Vì những đề tài này cũng không bắt buộc phải công bố một cách tức thời bởi theo tôi chúng không bao giờ “lỗi mốt” với sự quan tâm của xã hội.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
                    Thanh Hùng/Infonet
---------------

12 nhận xét:

  1. Đề nghị đảng và nhà nước xem xét cho anh Hải Đăng làm trưởng ban tuyên giáo hoặc chí ít cũng là tổng biên tập báo nhân dân hoặc QĐND.
    Anh HĐ mà ngồi những vị trí đó thì sướng nhé,tha hồ phát huy "sở trường",tha hồ ngồi xổm lên mọi thứ mà chẳng bao giờ bị đình chỉ,đình chiếc gì cả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn Lệ Thủy nói thế chẳng khác nào bảo Đảng Cộng Sản Việt Nam chuyên lừa đảo và nói phét, thế thì còn ai tin vào đảng nữa , hay bạn là các thế lực thù địch nếu không thì là diễn biến hòa bình phải không ,cẩn thận đi tù đấy . Vì đảng ta vĩ đại lắm lại được sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nên không bao giờ sai cả

      Xóa
  2. "Điều ước" của em là ước sao một sớm mai ngủ dậy, nhận được tin Đài Truyền hình VN đã bị đóng cửa vĩnh viễn vì quá nhiều tin bài nịnh bợ, luồn cúi vớ vẩn. Vậy là từ nay đỡ đi việc rất nhiều tiền thuế của dân bị nướng vào cái trò vô bổ, nhí nhố gọi là Truyền hình quốc gia... ăn hại...

    Trả lờiXóa
  3. Ông Lại Văn Sâm phát biểu trên VTV 3 rằng : " Điều ước thứ 7 là chương trình tử tế nên có sai xót cũng không đáng trách. Đừng rách viếc!" Trời đất ơi,thế thì còn gì để mà nói nữa. Cứ nói láo, cứ bịa chuyện , miễn là nói hay nói tốt cho chế độ thì không đáng trách.Lại Văn Sâm từng làm MC trong buổi lể kỷ niệm ngày thành lập QĐND và phớt lờ lịch sử cuộc chiến tranh chống Trung quốc xâm lược 1979. Hắn cứ ngoác miệng nói láo ăn tiền vì không ai trách hắn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cau tra-loi cua Lai-van-Sam cung chi la mot loi giai-thich cho su sai-sot cua chuong-trinh...Nhung, trong cau noi co' them^ ba tieng cuoi' thi ten^ nay` la mot ten^ MAT' DAY. !

      Xóa
    2. nguyễn trường tộlúc 08:58 19 tháng 1, 2015

      một dân tộc không có cái gốc văn hóa , toàn ngoại lai , du nhập . đình chùa miếu mạo bị đập phá , văn học , âm nhạc viết về cái đẹp vì con người bị cho là phản động ( vụ án nhân văn giai phẩm) thế cho nên nói láo chẳng vi phạm điều gì .giống như nói chủ nghĩa xã hội là thiên đường nhưng lại xài hàng tư bản , hoặc nói chủ nghĩa mác lê nin bách chiến bách thắng nhưng thua đủ mọi thứ , thế là nói láo chứ còn gì .Như vậy quen rồi nên bố con Lại Văn Sâm có nói thế chứ nói nữa cũng chẳng sao

      Xóa
  4. Bao giờ ở VN mới dám có những chương trình trực tiếp - chẳng hạn như vụ bạo động của các công nhân Bình Dương, Hà Tĩnh? Như vậy mới là tích cực, thuốc đắng dã tật, để chính quyền có biện pháp điều hành đất nước dúng đắn, hiệu quả.
    Các bạn có biết tại sao MC không dám đưa micro hẳn cho người được phỏng vấn tự do cầm không? Sợ họ phát ngôn "không đúng nghị quyết"! Khi đó MC sẽ nhanh chóng giật lại! (Hồi tôi còn làm được quán triệt nghị quyết "không cho chúng nó nói! không cho chúng nó nói! chúng bay chỉ được nói cái gì tao muốn nghe!"

    Trả lờiXóa
  5. Vụ "Điều ước thứ 7": Không thể "ngồi xổm lên thực tế"

    VTV nên chỉ chiếu các đại hội Đảng và các lãnh đạo mình phát biểu . Tha hồ "ngồi xổm lên thực tế", "cố tình chế biến chứ không phải là do sơ suất" mà cũng chả ai nói gì . Có người còn tin tít cả mắt, nhảy cẫng lên vì sung sướng nữa .

    Trả lờiXóa
  6. Lai Van Sam, kẻ trơ trẽn, cơ hội!

    Trả lờiXóa
  7. Lại chuyện “chết cười” hôm vừa rồi trên truyền hình nữa.
    Có lẽ nên cho cái tên “chết đi thôi”. Toàn các bậc ông, bà rồi mà đùa cái trò rẻ tiền. Đành rằng các trò [CT húc đầu vào …úp mặt lên…của đàn bà] thì hàng nghệ sĩ vốn diên khắp nơi, nhưng mà là sau sân khấu, ở ngoài đường, bãi sông hoặc chí ít là ở nhà. Đưa lên truyền hình như thế là đúng với câu “hết khôn dồn đến dại”, cho nên hết chỗ úp, chỗ húc thì húc và úp vào cái…như trên màn hình.
    Vô văn hoá ở đẳng cấp hoạt động văn hoá thì hết chỗ nói!
    Có tiền, vì tiền thì mất hết nhân cách?
    Đây là giữ gìn bản sắc văn hoá mục đồng!

    Trả lờiXóa
  8. Buồn nhất là khi bật ti vi thấy Lại Văn Sâm, Kiều Chinh...chẳng lẽ hết người rồi sao.

    Trả lờiXóa
  9. Buồn nhất là khi bật ti vi thấy Lại Văn Sâm, Kiều Chinh...chẳng lẽ hết người rồi sao.

    Trả lờiXóa