Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Lỡ tin


Chuyện tình đẹp như cổ tích giữa cô gái khiếm thị và chàng hát rong đang thu hút sự chú ý của dư luận trong những ngày gần đây.
Nhưng sự thật đã bị phơi bày. Người làm chương trình và nhân vật chính đã nhanh chóng lên tiếng. Ồn ào của dư luận rồi cũng qua đi nhưng chúng ta, những khán giả, được gì mất gì sau câu chuyện này?
Tôi được một người bạn gửi cho xem câu chuyện tình đúng 48 giờ trước khi bong bóng cổ tích vỡ vụn. Tôi xem cái video đó vào buổi sáng, và bị ám ảnh suốt cả ngày bởi câu nói của cô gái rằng anh người yêu là ánh sáng của đời cô. Một chuyện tình đẹp như mơ. Một chuyện tử tế đánh thức góc cảm xúc đang ngày ngày bị bào mòn bởi những cơm áo gạo tiền của cuộc sống hối hả. Ngay sau khi xem xong, tôi đã gửi đường link tới những người thân của mình. Họ cũng xúc động giống tôi. Tôi thấy mình đã làm được một điều đặc biệt hơn, đó là nói những lời yêu thương tới người thân yêu, một việc đơn giản vốn bị lãng quên từ rất lâu.
Giờ thứ 49, một cảm giác hụt hẫng ập đến, một cảm giác bị lừa gạt vì niềm tin bị đặt không đúng chỗ. Ai đó đau xót có nói chuyện cổ tích chết rồi. Nhận xét ấy không phải là không có lý, dù tôi cố trấn an rằng ít nhất mình cũng đã có 48 giờ nói lời yêu thương.
Còn sự được mất của những người trong cuộc thì sao, cụ thể ở đây là đôi bạn trẻ và nhóm làm chương trình. Với cô gái khiếm thị, tôi nghĩ cô đã có một mối tình đẹp, cô hiểu và hạnh phúc với sự lựa chọn của mình. Mọi thứ bị xáo trộn sau khi họ gặp những người làm chương trình truyền hình. Hơn ai hết đôi bạn trẻ là người hiểu toàn bộ câu chuyện, và họ đã đồng ý cho một quyết định mạo hiểm. Rất không may, đó là một quyết định sai lầm. Nhưng ai cũng mắc phải sai lầm, do vậy là một khán giả, tôi thật lòng mong họ giải quyết ổn thỏa để sớm vượt qua sóng gió này.
Đối với nhóm thực hiện chương trình, tôi tin tiêu chí “chuyện tử tế dành cho người tử tế” của họ xuất phát từ mục đích ban đầu tốt đẹp. Bởi tìm ra những chuyện tử tế, những người tốt thực sự là việc làm rất quý giá trong cuộc sống này. Nó giúp cho những khán giả như tôi cảm thấy ấm lòng, cảm thấy tin vào những điều tốt đẹp; nó truyền cảm hứng để mọi người hướng thiện hơn. Dẫu vậy, những gì xuất phát từ mục đích tốt đẹp muốn đạt được hiệu quả tốt còn cần đi kèm với cách thực hiện trung thực, nghiêm túc, đúng đắn. Những người làm chương trình đã có thể tránh được sai lầm nếu họ làm việc cẩn trọng hơn, không gật đầu dễ dãi trước những thông tin một chiều.
Là những người tiếp nhận thông tin, chúng tôi hiểu hơn ai hết cảm giác bị tổn thương vì đã tin vào những chuyện giống như cổ tích chứ không phải cổ tích, những điều giống như sự thật nhưng không phải sự thật.
Tuy vậy, điều an ủi tôi đôi chút là thái độ của hai bên sau sự việc. Đôi bạn trẻ đã nói lên sự thật. Những người làm chương trình đã xin lỗi. Đây không phải là lời xin lỗi đầu tiên của VTV nhưng có lẽ là lời xin lỗi đầu tiên được ghi nhận là chân thành.
Cuối cùng, dù đã bị tổn thương, tôi vẫn tin đâu đó trong đời này tồn tại những câu chuyện tình yêu đẹp đẽ. Tôi mong những khán giả như tôi sẽ được tiếp nhận những câu chuyện chân thực và hữu ích. Có điều, nếu một sự cố tương tự nữa xảy ra, tôi không chắc sẽ tiếp tục làm khán giả của chương trình, bởi không ai muốn mình là nạn nhân của sự cả tin một lần nữa.
Nguyễn Đăng Quang/VnEx
----------------

4 nhận xét:

  1. VTV hay hát rống lên: "Cuộc sống cho ta điều kỳ diệu! Điều kỳ diệu!........."
    Có vẻ thế này đúng hơn với VTV: "Cuộc sống cho ta nhiều điều kỳ cục! Điều kỳ cục!........."

    Trả lờiXóa
  2. [Giờ thứ 49, một cảm giác hụt hẫng ập đến, một cảm giác bị lừa gạt vì niềm tin bị đặt không đúng chỗ.]
    Gần đây, từ vụ “Nghi án Công Phượng gian lận tuổi” của chương trình “Chuyển động 24h” tới vụ phát sóng câu chuyện “Nhặt xương cho thầy” đúng dịp 20.11, vụ “Thí sinh uống nhầm axít” trong chương trình “Tìm kiếm tài năng Việt Nam” và mới nhất là câu chuyện tình “Vợ chồng người hát rong” của chương trình “Điều ước thứ 7”. Chỉ trong thời gian ngắn, VTV đã mang tới 4 cú “sốc” lớn với người xem truyền hình. Hết Ơn giời, cậu đây rồi đến Chết cười … lại đến Điều ước thứ 7 … TV dạo này vui thật! Cả chuyện “chết cười” mấy hôm vừa rồi trên truyền hình “vui thế”.
    Có lẽ nên đặt tên “chết đi cho rồi”. Toàn các bậc đáng ông, bà rồi mà đùa cái trẻ ranh mục đồng. NSUT Chí Trung húc đầu vào …úp mặt lên…của đàn bà và hít hít trông giống “Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm – ngửi và nếm” rồi cười như “bò cười” và đúng điệu bò cười thật chứ không phải cười lăn cười bò ra đâu. Lúc nào thì bò cười? Con bò đực khi hít được chố đó của bò cái thì cười hả hê như CT đó. Đành rằng các trò diến đó thì hàng nghệ sĩ vốn diễn khắp nơi, nhưng mà là sau sân khấu, ở ngoài đường, bãi sông hoặc chí ít là ở nhà, vì vốn được tiếng “xướng ca vô loài”. Còn việc diễn trên truyền hình như thế thì đúng là “hết khôn dồn đến dại”, cho nên hết chỗ úp, chỗ húc, chỗ hít thì húc, úp và hít cái…như trên màn hình.
    Vô văn hoá ở đẳng cấp quốc gia đến hết chỗ nói! Toàn những trò RẺ TIỀN mà kiếm được nhiều tiền.
    Có tiền, vì tiền thì nên nhân cách biểu hiện thế? Là một cách Giữ gìn bản sắc văn hoá mục đồng!
    Cảm ơn ĐT, cổng kín tường cao khó lọt quá!
    .

    Trả lờiXóa
  3. Mới hôm nọ còn nghe 1 chị nhà đài nói chắc như đinh rằng nhà đài có 10 chỉ nói 1. Tức là rõ mười mươi rồi nhưng chỉ nói ra 1 phần trong đó thôi. Hôm nay lại như thiên thần ngây thơ bị lừa.

    Hay tử tế với chính mình đi VTV nhé.

    Trả lờiXóa
  4. Một người ăn cắp chuyên nghiệp như Kiều Trinh mà còn làm được ở VTV thì còn thể thống gì nữa đối với đạo đức và pháp luật ở cái xã hội dối trá, mị dân này.

    Trả lờiXóa