* DUY PHONG
Vay ngân hàng Maritime Bank gần 43 tỷ đồng bằng việc
thế chấp 4 chiếc tàu “sắt vụn” nhưng chủ doanh nghiệp chỉ bị tuyên… 2 năm tù.
Từ năm 1998 đến năm 2003, Công ty Tuấn Quỳnh trụ sở
tại 811, Km7, đường 5/1, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng do
Nguyễn Văn Quỳnh làm Giám đốc đã mua 04 chiếc tàu biển gồm: Tuấn Cường 1, Tuấn
Cường 14, Tuấn Cường 22, Tuấn Cường 25 với tổng số tiền là 19 tỷ đồng để sử
dụng vào mục đích kinh doanh vận tải.
Ngày 21/3/2008 và ngày 13/2/2009, Công ty Tuấn Quỳnh
thế chấp 04 chiếc tàu trên để vay 42,95 tỷ đồng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Hàng Hải Việt Nam, chi nhánh quận Cầu Giấy (Hà Nội) – Maritime Bank. Từ
tháng 12/2009 đến tháng 07/2011 không được sự đồng ý của Maritime Bank, Công ty
Tuấn Quỳnh đã tự ý phá dỡ 04 chiếc tàu trên để bán… phế liệu.
Các cơ quan Tư pháp của TP.Hải Phòng đã chỉ rõ hành vi vi phạm của Giám đốc Công ty Tuấn Quỳnh trong khoản vay Maritime Bank gần 43 tỷ đồng. (Ảnh: Duy Phong) |
Tổng số lượng phế liệu phá dỡ, Công ty Tuấn Quỳnh thu
được 7,6 tỷ đồng.Tuy nhiên, khi kê khai thuế, Công ty Tuấn Quỳnh chỉ khai thuế
giá trị gia tăng là 3,3 tỷ đồng.
Tại Cơ quan điều tra Nguyễn Văn Quỳnh khai: Công
ty Tuấn Quỳnh có vay nợ 42,95 tỷ đồng của Ngân hàng Hàng Hải, tài sản thế chấp
là 04 chiếc tài biển nêu trên và một số tài sản khác. Do kinh doanh vận tải
thua lỗ nên Quỳnh đã phá dỡ 04 tàu biển để bán phế liệu lấy tiền trả nợ ngân
hàng, việc phá dỡ tàu không được sự đồng ý của Ngân hàng. Toàn bộ khối lượng
phế liệu và tiền bán phế liệu từ việc phá dỡ các tàu chỉ có 3,3 tỷ đồng là xuất
hóa đơn, 4,3 tỷ đồng không xuất hóa đơn.
Công ty Tuấn Quỳnh mua 04 chiếc tàu từ năm 1998 - 2003 với giá 19 tỷ đồng nhưng 10 năm sau, Maritime Bank lại thế chấp tài sản này để cho vay tới... 43 tỷ đồng. (Ảnh minh họa) |
Ngay sau đó, Cơ quan Điều tra đã ra quyết định trưng
cầu giám định về số tiền trốn thuế của Công ty Tuấn Quỳnh. Kết quả giám định
ngày 31/7/2014 của Giám định viên tư pháp Cục Thuế TP. Hải Phòng xác định: Công
ty Tuấn Quỳnh đã không xuất hóa đơn, không hạch toán, kê khai thuế là 7,6 tỷ
đồng, doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng là 6,9 tỷ đồng. Như vậy, Công ty
Tuấn Quỳnh đã trốn lậu thuế từ hành vi bán hàng không xuất hóa đơn, không kê
khai nộp thuế là 696 triệu đồng.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 10 ngày 26/6/2013 của Bộ
Tư pháp – TAND tối cao – Viện KSND tối cao – Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng một
số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, kế
toán và chứng khoán và Điều 108 Luật Quản lý Thuế thì hành vi “không xuất hóa
đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ" là hành vi trốn thuế nên các cơ quan Tư
pháp của Thành phố Hải Phòng chỉ tuyên phạt Nguyễn Văn Quỳnh… 2 năm tù và buộc
hoàn trả cho Nhà nước 696 triệu đồng (?!).
Quay lại vụ việc cho vay của Maritime Bank, Luật sư Nguyễn
Văn Kiệm, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) phân tích: Có
nhiều dấu hiệu cho thấy cán bộ tín dụng của Maritime Bank đã vi phạm quy định
cho vay trong lĩnh vực ngân hàng bởi: Thứ nhất, tài sản thế chấp của Công ty
Tuấn Quỳnh là 04 con tầu (Tuấn Cường 1, Tuấn Cường 14, Tuấn Cường 22, Tuấn
Cường 25) được mua 19 tỷ đồng vào năm 1998 – 2003, vậy căn cứ vào đâu,10 năm
sau Maritime Bank lại “vống” lên khi cho vay tới gần 43 tỷ đồng bằng việc thế
chấp 04 con tầu này; Thứ hai, việc niêm phong tài sản của Maritime Bank như thế
nào mà để cho Công ty Tuấn Quỳnh tự ý tháo dỡ 4 con tàu là tài sản thế chấp để
bán "sắt vụn" thu về hơn 7,6 tỷ đồng, có hay không việc tiếp tay của
cán bộ ngân hàng?; Thứ ba, vay ngân hàng 43 tỷ đồng, sau đó tháo dỡ tài sản bán
thu về 7,6 tỷ đồng nhưng chỉ bị tuyên án 2 năm tù…là một điều bất bình thường
bởi rõ ràng, chủ doanh nghiệp Tuấn Quỳnh đã có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài
sản của Ngân hàng nhưng lại chỉ bị xử lý hành vi… trốn thuế?.
Để làm rõ vụ việc, phóng viên Báo điện tử Giáo
dục Việt Nam đã
liên hệ làm việc với Maritime Bank. Tuy nhiên, bà Trịnh Bích Nga, Giám đốc
Truyền thông và Quản lý thương hiệu Maritime Bank lại trả lời rằng: “Khoản nợ
của Công ty Tuấn Quỳnh đã xử lý xong”.
Phóng viên đề nghị bà Nga cung cấp thông tin và tài
liệu chứng minh phương thức trả nợ của Công ty Tuấn Quỳnh và việc xử lý những
vi phạm trong quy định cho vay của ngân hàng thì bà Nga không nắm được thông
tin vì đây là “lĩnh vực chuyên môn”.
D.P/giáo dục
---------------
/Điều
179, Bộ luật Hình sự quy định: Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng:
1.
Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu
quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng
hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a)
Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;
b)
Cho vay quá giới hạn quy định;
c)
Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.
2.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai
năm.
3.
Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai
mươi năm.
4.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm./
-------------
Nghiên cứu của Oxfam cho thấy rằng, tổng tài sản của những người giàu có nhất, chỉ chiếm 1% dân số, sẽ sớm nhiều hơn tài sản của toàn bộ dân số còn lại trên toàn cầu.
Trả lờiXóaĐiều này cũng đúng cho VN hiện nay. Tổng tài sản của những người giàu có nhất, chỉ chiếm 1% dân số VN, trong đó không ai chối cãi được phần lớn là cán bộ tham nhũng, nhiều hơn tài sản của toàn bộ dân số còn lại. Nhưng số dân nghèo nay thậm chí còn bị tước bỏ danh hiệu "Giai cấp vô sản" cao quý! Thân phận của họ nay bị ngầm hiểu là "Giai cấp nô lệ mới XHCN"!
Nếu sử nhẹ cho các bị cáo (2 năm tù) nhưng thu hồi về cho nhà nước 43 tỷ là nên làm.
Trả lờiXóaNếu không thu hồi được 43 tỷ nợ Ngân hàng mà xử nhẹ là các cơ quan tố tụng ăn hối lộ.
Bắc thang hỏi: "Tiền đem cho Lừa, có đòi được không?"!
XóaVụ này không tiêu cực tôi bé bằng con kiến
Trả lờiXóaChắc có sự dán xếp chứ nếu không chủ dn lừa đảo HP kia chắc không "yên thân" với ông Tuấn "chợ".
Trả lờiXóa