Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Hoa Kỳ muốn 'là nhà đầu tư lớn nhất của VN'


Theo kết quả cuộc khảo sát của KPMG đối với các nhà điều hành doanh nghiệp Mỹ, Việt Nam được xếp vào nhóm top 4 các thị trường tăng trưởng mạnh trên toàn cầu đối với hoạt động đầu tư sắp tới của các công ty đa quốc gia Mỹ. Ông Mark Barne – lãnh đạo bộ phận các thị trường tăng trưởng nhanh tại Mỹ của KPMG cho biết: “Các thị trường tăng trưởng nhanh và mới nổi đã được coi là nội dung quan trọng hàng đầu trong chương trình nghị sự của doanh nghiệp và các công ty hiện nay đang đầu tư vào nhiều thị trường ngoài các nước thuộc khối BRIC. Đáng chú ý là ngày càng có nhiều nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào các nước mới nổi như Việt Nam, Chile, Argentina, Malaysia, Indonesia và Nam Phi” - (SunCafe).
Ông Ted Osius, đại sứ Mỹ mới nhận nhiệm kỳ tại Việt Nam đã nhắc tới tham vọng về việc Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong những năm tới, một cựu thứ trưởng Ngoại giao nói với BBC Tiếng Việt.
“Bởi vì hiện nay, buôn bán hàng năm với Hoa Kỳ mới chỉ đạt 30 tỷ đô la, còn những nước khác đã lên đến 50, 60 tỷ đô la, và nếu Hoa Kỳ muốn đứng số một, vượt hơn thế, là điều rất đáng chú ý," ông Lê Văn Bàng cho biết sau hội thảo kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm qua (26/01).
Từ phải qua: Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, kinh tế gia Phạm Chi Lan và ông Ted Osius, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bên ngoài hội thảo 26-1-2015
Vị cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói để cân bằng trong khu vực châu Á, Hoa Kỳ còn phải làm nhiều điều nữa, chẳng hạn như hợp tác phát triển với các nước quan trọng hơn trong khu vực, như Nhật Bản, hay những nước khác, còn “Việt Nam chỉ là nước nhỏ thôi”.
Trả lời câu hỏi về phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trong hội thảo nói Việt Nam tin rằng sự can thiệp sâu hơn của Mỹ sẽ ‘có lợi cho toàn khu vực’ có phải là ý Việt Nam muốn Hoa Kỳ cân bằng lại với ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Bàng trả lời: “Tôi không đồng ý cách nói như thế, mà tôi cho rằng nếu Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện và hoạt động của mình ở châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ với những nước khác ở châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đảm bảo cho quyền lợi của Hoa Kỳ ở khu vực này tốt hơn.
“Điều đó cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực này.”
Ông Ted Osius trả lời truyền thông Việt Nam 
Việt Nam cũng được lợi hơn rất nhiều, theo vị cựu quan chức ngoại giao, khi hợp tác với Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư, môi trường, cứu hộ thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên biển và nghiên cứu khoa học.
Thông cảm vượt qua khác biệt
Một trong những điểm nổi bật so với các hội thảo quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam khác, theo ông Bàng, là hai bên đã ‘hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau hơn’ để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ phát triển hơn.
Quan chức ngoại giao của hai bên khi nói đến những khác biệt đã “gần hơn, thân thiết hơn, không như trước đây, khi nói đến những vấn đề chạm đến tự ái dân tộc, chẳng hạn như hội chứng chiến tranh Việt Nam ở Mỹ, đã có những ý kiến khó chịu.”
“Nay thì không còn nữa rồi, chúng tôi cùng nói với nhau cùng cố gắng để vượt qua hội chứng đó để quan hệ tương lai được tốt đẹp hơn.”
Những khác biệt còn tồn tại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, theo ông Lê Văn Bàng, là khác biệt văn hóa, hay khác biệt về tiêu chuẩn trong dân chủ, nhân quyền. Và phía Việt Nam cũng tỏ ra không hài lòng trong việc Hoa Kỳ áp giá cao lên các sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Toàn văn phát biểu của ông Ted Osius đăng trên trang chính thức của Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân Hội thảo quốc tế về 20 năm quan hệ song phương giữa hai nước, có đoạn viết: “Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền.”
Ông Puneet Talwar, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị, quân sự, cũng nói tại học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 23/01 rằng, 2015 là năm 'mang tính lịch sử', đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ông nói hoạt động hợp tác an ninh giữa hai nước đã bắt đầu mang lại nhiều thành quả, nhưng "vẫn còn nhiều việc cần làm".
Đề cập đến căng thẳng trên Biển Đông, ông cho biết Washington tiếp tục ủng hộ các nỗ lực ngoại giao của khối ASEAN nhằm giải quyết mâu thuẫn, trong đó bao gồm việc đi đến Bộ Quy tắc Ứng xử (COC).
"Chúng tôi không hề do dự bày tỏ quan ngại về những diễn biến căng thẳng với các cấp cao nhất, trong đó bao gồm các lãnh đạo Trung Quốc", ông nói.
Hội thảo 'Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa' do Học viện Ngoại giao Việt Nam cùng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) và Đại học Portland (Hoa Kỳ) tổ chức.
               {Việt Nam có lợi rất nhiều khi Hoa Kỳ thực hiện chính sách cân bằng trong khu vực châu Á, theo một cựu thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói sau cuộc hội thảo về 20 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hôm 26/01.
            Nhưng Hoa Kỳ còn phải làm nhiều điều nữa, chẳng hạn như hợp tác phát triển với các nước quan trọng hơn trong khu vực, như Nhật Bản, hay những nước khác, còn 'Việt Nam chỉ là nước nhỏ thôi', theo ông Lê Văn Bàng, cựu Thứ trưởng Ngoại giao và cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ nói với BBC.
           Trả lời câu hỏi về phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trong hội thảo nói Việt Nam tin rằng sự can thiệp sâu hơn của Mỹ sẽ ‘có lợi cho toàn khu vực’ có phải là động thái cho thấy Việt Nam muốn có sức mạnh của Hoa Kỳ để cân bằng lại với ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Bàng trả lời: "Tôi không đồng ý cách nói như thế, mà tôi cho rằng nếu Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện và hoạt động của mình ở châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ với những nước khác ở châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đảm bảo cho quyền lợi của Hoa Kỳ ở khu vực này tốt hơn."}
(BBC)
 
-------------

12 nhận xét:

  1. Mối duyên nợ VN-Hoa Kỳ là do Trời sắp đặt. Nó có cái thuận lợi là "lòng" dân VN cũng muốn phát triển quan hệ Mỹ-Việt. Thật khó mà ngăn cản nổi bởi "ý" của ai đó.. Tương lai, VN sẽ là một nước Nhật thứ hai. Có vẻ là thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hổng rám đâu em còn mải độc tài
      hổng rám đâu, em còn ngậm rái tàu.
      hông zám đâu, hổng giám đâu.

      Xóa
    2. "Ngươi hổng dám kệ ngươi! Ta phải làm việc của Ta! Đừng lộn xộn!"
      (người tính, Trời định!)

      Xóa
  2. Chính phủ Mỹ bố trí Ngài Ted Osius làm đại sứ thì có hy vọng trong quan hệ với Mỹ phát triển. Hi vọng thôi ???
    Quan hệ kinh tế bình đẳng và phát triển là thực hiện quyền lợi quốc gia,mà quyền lợi quốc gia lại là vĩnh viễn...chân lí này chưa hề thay đổi.
    Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc có lâu đời,nhưng họ luôn lật lọng vì thế họ là chưa bao giờ là bạn,ngoài ngôn từ.
    Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ chỉ khoản 65 năm qua,khi Việt Nam còn là một xứ của Pháp,nhưng cũng chưa gì gọi là cơ sở cho phát triển cả.
    Vì sao,tại hội thảo này,anh Lê Văn Bàng lại đặt vấn đề con cá TRA trong quan hệ kinh tế với Mỹ nỗi trội.Vì những năm gần đây,viên chức Mỹ nắm rất rõ cá TRA gắn với đời sống nông dân Việt Nam,do vậy MỸ tìm cách đánh gục,đánh thẳng trực tiếp vào đời sống nông dân nhằm vào cái gì ???
    Nhưng các chuyên viên chính phủ Mỹ lại không cần hiểu rằng 40 % giá thành cũng như giá cả cá TRA phi lê chính là của MỸ.Vì thức ăn của nó là phụ phẩm của nông dân MỸ,thiết bị chế biến và vận chuyển đến MỸ là của dân MỸ.Chỉ khác là DÂN VIỆT trả tiền trước,lấy tiền xong là gác hàng hóa đó lại,mua mồi cho có lệ.
    Đó chỉ là ví dụ nhỏ,Vậy, muốn mãi nhưng họ cứ ách các nhà tư bản MỸ vào Việt Nam thì muốn đếm làm còn xa vời quá.
    Các nhà tư bản TÀU xấu lắm,nhưng bài của họ cả ngìn năm hầu như không thay đổi.Đó là chả muốn gì cả,qua mua giá rất cao,hốt hết cóc cần chất lượng,đo đếm....Khi nó nhắm đầu tư lắm vào và sản xuất nhiều ra thì nó từ từ hạ giá đến giá bèo thì lại hốt hết.
    Tàu rất xấu,nhưng ít ra nó mua với giá bèo,còn hơn là chơi gác không thể lọt hàng vào nước MỸ,còn hàng Mỹ thì đầy các chợ và đầy các kho của các công ty Việt Nam.
    Lẽ ra,các loại hàng hóa nông sản ,phế phẩm nông nghiệp Mỹ tại các chợ và các kho đều phải xử lí và chôn lấp...vì đều nhiễm chất rất độc trong bảo quản và bản thân tự sinh như các loại nấm độc ( hiện tượng mốc,màu xanh )
    Ngay khi hàng bốc lên cái bờ của các cảng,mở conteurner ra đã cảm quan ngay các loại mùi và màu độc hại,nhưng những nhân viên của Nhà Nước Việt Nam này HỌ qua yêu mình mà quên TỔ QUỐC,kể cả người lãnh đạo có trách nhieemk tại cảng.
    Báo Hoan Cầu của TÀU,vừa rồi họ đăng bài rất xấu.HỌ nêu chính phủ Trung Quốc khẩn trương nhào vào Việt Nam lập lại quan hệ kinh tế và đầu tư,nhằm khắc phục lỗi lầm.Dẹp quá khứ,nhìn tương lai cắm cổ làm chứ không chỉ muốn,làm xong thì đến mười cái sân bay không thể chìm cũng có chứ hà chi 3 cái sân bay,cái thứ hai chưa gì mà mất 20 tỷ đô la đặt cọc.
    Nhân dân và chính phủ Việt Nam các thời kì chưa hề lật lọng AI,nhưng thực tế chưa bao giờ tránh được bị lật lọng đến bại xụi.Chớ trách Việt Nam đa nghi.
    Công Sơn,TP HCM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời nói của ông Bàng ở cuối bài báo cho thấy Lãnh đạo VN là một bầy cơ hôi , đục nước béo cò , dối trá , đặc trưng cộng sản , Công Sơn dốt nát thì đừng ngụy biện

      Xóa
  3. Công Sơn bác ôi, không có mỹ thì cá tra bán cho ai mà hàng tỷ đô thế? Bác đừng lập lờ, coi thường cư dân nhà đại tá nhá. Mỗi năm xuất siêu cho mỹ hai mấy tỷ đô, đem về cúng cho tàu cả, là nhờ những ngươi như bác cả đấy keke

    Trả lờiXóa
  4. Trái ngược hoàn toàn với thành kiến ác cảm của CS,
    làm ăn với Mỹ thì còn được win-win (50 %),nghĩa là
    2 bên CÙNG CÓ LỢI hay bi quan lắm thì cũng được
    kẻ ăn cơm,người húp cháo.Chứ Tàu cộng thì đừng
    TƯỞNG BỠ như CS.tuyên truyền láo lếu đâu nhé vì
    nước ta sẽ mất cả CHÌ lần CHÀI và LỆ THUỘC vào
    giặc Tàu với cuồng vọng bành trướng Hán hóa.

    Trả lờiXóa
  5. Ðây là thời điểm huy hoàng nhất cho dân tộc Việt cũng như toàn thể dân chúng trên thế giới : Mọi người thử nghĩ có gì quí bằng Việt Nam có một ông hộ pháp vùa tài năng vừa giàu có giúp giữ gìn cửa ngõ biên cương.Nhưng đây cũng là ý muốn của trời ban tặng cho nhân loại.Từ ngày chiến tranh thế giới xảy ra lần thứ nhất năm 1914 đến nay đúng là một trăm năm nhân loại đã gặp bao điều điêu đứng lầm than,bây giờ ánh sáng hòa bình mới hé mở:Tôi giám khẳng định điều này vì năm 1975 tôi đã đọc được bài sấm của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, câu cuối của bài thơ cụ kể rằng bao giờ người Mỹ quay trở lại thì thế giới sẽ có hòa bình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy a! Bác có thể đăng toàn văn bài sấm và những phân tích của bác cho bạn đọc được biết không? Xin cảm ơn!

      Xóa
    2. Nặc danh08:56 "nguy hiểm" quá , xin " bái phục" !

      Xóa
    3. Tôi xin viết lại bài thơ của cụ:

      Ô hô thế sự tự bềnh bồng.
      Nam bắc hà thời thiết lộ thông.
      Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch.
      Kình cư hải ngoại huyết loang hồng.
      Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc.
      Ngưu xuất lam điền nhật chính đông.
      Nhược đãi ưng lai sư tử thương.
      Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
      Ðại khái ông nói về việc đường sắt thông thương, Hồ khuất núi,mao chết vào lúc tiết bạch lộ, người đi tàu bè chạy ra ngoại quốc bị chém giết, kê khai tài sản của dân chúng thì Tàu đánh phá miền bắc, ngưu xuất chỉ năm con trâu 1985 Mỹ cử 50 người sang Việt Nam nói chuyện mua bán, ưng lai chỉ Mỹ quay trở lại đông, sư tử thương ,tôi đoán là thương tiếc Nguyễn Cao Kỳ( không biết điều này đúng hay sai) là Việt và thế giới sẽ có hòa bình.

      Xóa
  6. Tôi cảm phục những chiến binh VN thời chống MỸ
    Nhưng ĐCSVN lãnh đạo Đánh mỹ là sai lầm quá nghiêm trọng.
    Cả dân tộc VN điêu đứng + Hàng chục triệu người VN chết oan + VN Tụt hậu hàng thế kỷ + Xã hội VN ngày càng rối ren, bất công + Hiện tại đang bị TQ o ép, đồng hóa ....

    đã chứng minh điều đó

    Trả lờiXóa