Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Chống tham nhũng qua góc nhìn đại biểu

Tuần qua, theo chương trình nghị sự, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về công tác phòng, chống tham nhũng. Bên hành lang Quốc hội, PV Tổ Quốc đã ghi nhận ý kiến của các đại biểu xung quanh nội dung này.
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng): “Phát hiện, phòng ngừa tham nhũng là việc làm cực kỳ khó khăn vì đối tượng tham nhũng, có điều kiện tham nhũng chủ yếu tập trung ở những người có quyền lực, hiểu luật pháp nên dễ “lách luật”, đồng thời có nhiều mối quan hệ để dễ lấp liếm việc tham nhũng của mình.
            Để thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả, theo tôi, khi kê khai tài sản không chỉ người thuộc đối tượng kê khai phải kê khai tài sản mà những người thân như vợ hoặc chồng, con của người đó cũng phải kê khai. Có như vậy, chúng ta mới có thể biết tài sản đó đi đâu, nằm ở chỗ nào.
Đặc biệt, tài sản tham nhũng còn có một khoản “bôi trơn” ở một số cá nhân, tổ chức. Đây là vấn đề rất khó, nhưng chúng ta phải có giải pháp với những chế tài cụ thể để điều tra, thu hồi bằng được.
Tôi cho rằng cần phải có những chế tài thật mạnh. Trước hết, không để những người giữ chức vụ quyền hạn liên quan đến vấn đề kinh tế được giữ chức vụ lâu mà phải luân chuyển. Thứ hai, trước khi vào những ngành đó, cán bộ phải kê khai tài sản thật sự minh bạch và công khai. Thứ 3 khi phát hiện có hành vi tham nhũng phải xử lý thật mạnh, phải thu hồi được tài sản tham nhũng, kể cả những người đã về hưu, nghỉ công tác, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự.
Phải mở các kênh để nhân dân, cử tri tham gia phát hiện tham nhũng. Tuy nhiên phải có những biện pháp để bảo vệ, động viên những người dám tố cáo tham nhũng. Có như thế chúng ta mới phòng, chống tham nhũng hiệu quả”.
ĐB Trần Ngọc Vinh: "Phát hiện, phòng ngừa tham nhũng
là việc làm cực kỳ khó khăn" (ảnh: T.Xuân)
ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị): “Theo tôi, muốn phòng, chống tham nhũng phải làm rất rõ việc minh bạch tài sản và nghĩa vụ giải trình. Nghĩa vụ giải trình mà không làm được tốt thì thuộc trách nhiệm người đứng đầu.
Lâu nay chúng ta có kê khai tài sản nhưng không công khai. Phải công khai ở nơi cư trú và nơi công tác thì các cử tri, cán bộ công chức dưới quyền người ta mới kiểm soát được và hơn ai hết, ở khu dân cư người ta biết ngay (anh có ô tô gì, nhà cửa ra sao, lối sống như thế nào…). Chúng ta cứ nói phát huy vai trò “tai mắt” là nhân dân nhưng thực ra chúng tạo cơ chế cho nhân dân phòng, chống tham nhũng còn rất khiêm tốn.
Chúng ta có điều tra, có cơ quan thanh tra của Chính phủ, các cơ quan kiểm tra của Đảng, các cơ quan giám sát của các cơ quan dân cử. Chúng ta có tầng tầng, lớp lớp các cơ quan chứ không thiếu. Vấn đề là tổ chức thực hiện”.
ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên): “Chống tham nhũng là một yêu cầu đòi hỏi vừa cấp bách, vừa lâu dài, bởi đây là một lĩnh vực vô cùng khó khăn. Đối tượng tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, tạo thành những nhóm lợi ích.
Tuy nhiên, không phải là chúng ta không làm được. Nếu chúng ta biết dựa vào dân, tôi nghĩ lĩnh vực phòng, chống tham nhũng chắc chắn sẽ có kết quả tốt hơn.
Muốn phát huy vai trò của dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, cần làm tốt 3 việc: Thứ nhất, phải công khai minh bạch. Người dân chỉ thực sự tham gia phòng chống tham nhũng hiệu quả khi người dân có tương đối đủ thông tin và thông tin đó phải minh bạch về tổ chức hoạt động của các cơ quan công quyền của các đối tượng có thể có điều kiện tham nhũng.
Thứ hai, có cơ chế cần thiết để cho người dân tham gia vào quá trình đấu tranh phòng chống tham nhũng. Tôi đã từng nói vài lần, chúng ta thường gặp những biển “không nhiệm vụ miễn vào”, có thể đó trong những trường hợp nhất định đó cũng là nhiệm vụ cần thiết, nhưng nếu lạm dụng thì đó là rào cản để người dân có tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Thứ ba, chúng ta phải đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thì người dân sẽ tham gia với tinh thần tự giác, trách nhiệm đầy đủ hơn trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Hiến pháp quy định quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân và một trong những quyền lực quan trọng là sự giám sát của người dân. Vì vậy, phải rà soát loại bỏ sự lạm dụng về việc ngăn cản thông tin, lập ra những rào cản khiến người dân khó có thể tiếp cận được thông tin hoạt động của các tổ chức, đơn vi, cơ quan.
Thực tế, người tố cáo tham nhũng bị đe dọa, trù dập, thậm chí bị “quay lưng” dù tố cáo của họ được kết luận là đúng, những người bị tố cáo đã bị xử lý vì có hành vi tham nhũng, khiến người tố cáo tham nhũng lo ngại, e dè. Để giải quyết tình trạng này, trước hết các cơ quan có trách nhiệm phải làm hết bổn phận của mình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ người tố giác, đấu tranh phòng chống tham nhũng, bảo vệ thông tin của người tố cáo và bảo vệ trực tiếp người tố cáo cũng như xử lý nghiêm những trường hợp có biểu hiện trả thù người tố cáo tham nhũng.
Nếu công tác này không được quan tâm, đương nhiên sẽ hạn chế rất lớn, thậm chí trong nhiều trường hợp sẽ triệt tiêu động lực, ý thức tham gia phòng chống tham nhũng của người dân”.
ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên): “Hiện nay, kể cả quy định của pháp luật lẫn trong thực tế việc bảo vệ người phát hiện tố cáo tham nhũng chưa tốt.
Tôi đã nhiều lần đề nghị, khi xác định tham nhũng là quốc nạn, là nguy cơ ảnh hưởng tới sự tồn vong của chế độ thì mình phải có giải pháp tương ứng. Giải pháp đó phải đo đếm được. Ví dụ, năm nay chuyển biến được bao nhiêu, năm sau chuyển biến được bao nhiêu. Thứ hai, là những đánh giá phải có chứng minh. Ví dụ, Bộ, ngành nào chống tham nhũng tốt, Bộ, ngành, địa phương nào không làm tốt thì phai chỉ ra, lấy ví dụ cụ thể, công khai vào các kỳ họp Quốc hội. Những báo cáo chỉ đích danh những nơi làm tốt và đặc biệt là những nơi làm không tốt thì có tác động rất tích cực. Còn báo cáo chung chung thì chẳng ai sợ cả. Nếu không có địa chỉ rõ ràng thì sẽ rất khó.
Chống tham nhũng đòi hỏi các biện pháp phải đồng bộ từ pháp luật đến tổ chức bộ máy. Nhưng theo tôi, mô hình tổ chức chống tham nhũng rất quan trọng, tức là phải có tính độc lập tổ chức của cơ quan chống tham nhũng đối với những khu vực, đối tượng có khả năng tham nhũng nhiều. Còn nếu không độc lập sẽ rất khó, tạo tình trạng người đá bóng, người thổi còi. Hiện nay các cơ quan chuyên trách nằm ở Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát… cách tổ chức phân tán và chưa có cơ quan đủ mạnh”.
L.Đỗ- T.Xuân- T.Nam/Tổ quốc
--------------

25 nhận xét:

  1. Toàn lý thuyết hão. Chưa có bao giờ mà lũ tham nhũng cảm thấy thoải mái như hiện nay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. KHÓ THÌ MỚI PHẢI LÀM, CHỨ DỄ AI CHẢ LÀM ĐƯỢC, CẦN GÌ ĐẾN QUỐC HỘI NỮA. BÁC DẠY ĐÀO NÚI VÀ LẤP BIỂN-QUYẾT CHÍ CŨNG LÀM NÊN CƠ MÀ. CHO NÊN KÊU KHÓ KHĂN LÀ THIẾU Ý CHÍ CHIẾN ĐẤU ĐẤY CÁC ĐẠI BIỂU QH Ạ. KHÓ CŨNG PHẢI LÀM, ĐÃ LÀM ĐỪNG KÊU KHÓ ! HÃY TÌM BIỆN PHÁP QUYẾT LIỆT, NÉM CHUỘT KHÔNG LO VỠ BÌNH THÌ MỚI LÀM ĐƯỢC.
      THAM NHŨNG KINH TẾ, THAM NHŨNG CHỨC VỤ (LẠM QUYỀN), THAM NHŨNG TRONG ĐỀ BẠT... ( như một cô nương oắt con tốt nghiệp báo chí văn bằng chưa ráo mực lại năng lên làm Tổng giám đốc một tổng công ty xây dựng lớn, thử hỏi có ngửi được không? ). NAY CỨ NGỒI KÊU KHÓ LẮM KHÓ LẮM, KHÓ THÌ ĐỪNG LÀM NỮA VẬY?

      Xóa
    2. Ông trần Ngọc vinh đừng nói hão nữa,ong câm cái mồm vào
      Toi gửi đơn tố cáo tham nhũng tới các cấp thành phố HP
      Gửi đoàn đại biểu Q h hải phòng chính ong
      Đơn tôi khong giải quyết cũng chẳng hồi âm
      Chắc ong vứt sọt giác rồi ông đừng nói hão nữa

      Xóa
    3. Trần ngọc vinh đ b Q h hải phòng khéo nói thế
      Khéo nịnh thế ông đã mang ý kiến của nhân dân hp
      Tới Q h để phản ảnh hải phòng tham nhũng chưa
      Hay ông toàn nòi phét.

      Xóa
  2. Chống tham nhũng không khó nếu thật sự muốn chống. Sao vẫn chưa thật sự muốn chống ? vì xem ra cả bộ máy, không nhiều thì ít, đều đã dính vào tham nhũng, rút dây sợ động rừng, sợ vỡ bình, ân oán, mất đoàn kết, rối nội bộ.
    Vì sao chống TN không khó ? Vì anh nào giàu lên đột xuất, tổ chức biết, hàng xóm biết. Sao không triệu lên mà hỏi thẳng xây biệt thự, mua ô tô, cho hai-ba đứa con du học...tiền đâu ra, chứng minh được thì hoan nghênh, tặng bằn khen. Không chứng minh được thì đó là tham nhũng ( hoa hồng, lại quả, rút ruột, thụt két...) mà có, xử lý đi.
    Khó ở chỗ thấy cán bộ có chức quyền, ông nào cũng giàu sụ, không lẽ tra hỏi hết, trong khi hiến pháp quy định công dân có quyền bí mật tài sản. Khó nhưng vẫn có cách nếu thật sự muốn làm.
    Đa phần cán bộ trung- cao cấp ở VN đều có xuất thân từ nông dân nghèo (bần cố nông), tức yếu tố thừa kế tài sản kếch sù từ ông bà, cha mẹ để lại là không có, ông nào khai được thừa kế là xạo. Bần cố nông có để lại cho con cháu thì chỉ là bản lí lịch trong veo, anh nào "khôn" thì từ đó mà "phất" lên, nhờ tài hay nhờ tham nhũng không lẽ tổ chức không biết ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương Minh Tịnhlúc 02:32 29 tháng 10, 2014

      Bạn nói hay.

      Xóa
    2. Ông trần gộc vinh đ b Q h hải phòng nói khong đúng
      Tham nhũng ở HP dân tố cáo có cơ quan nào giải quyết đâu
      Bản thân ông cũng né tránh đùn đẩy vứt đơn vào sọt giác
      Người dân HP tố cáo bị trả thù liên tục cả công an huyện " thủy nguyên"
      Vậy xin ông đừng nói phét nữa " tốt nhất là câm mõm vào"

      Xóa
  3. Toàn cùng lợi ích với nhau sao đại biểu quốc hội có thể phát biểu thẳng được, chỉ khi nào đại biểu là do dân bầu dân chủ thì mới phát biểu vì quyền lợi của dân được, chuyện ấy không biết ở Việt Nam một trăm năm nữa có thành hiện thực không còn chưa biết !

    Trả lờiXóa
  4. Sẽ không gải quyết được gì , vì tham nhũng , tham ô là cán bộ đảng viên , chống tham nhũng cũng là người của đảng vậy họ sẽ tìm mọi cách để đảng tồn tại ...... nếu sử lý hết thì làm gì còn đảng viên trong bộ máy nhà nước ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thằng nào đặt vấn đề chống tham nhũng là thằng điên hoặc giả điên

      Xóa
  5. Nói cho hay để mị dân thôi,Trần Văn Truyền và Lê Thanh Cung đang ngồi nhổ râu sờ sờ ra đó mà có ai làm gì đâu.Tổng lú nên cho đặt trong phòng chiếc ghế thật cao kẻo thò chân xuống là chuột nó cắn chết thì lấy ai làm việc

    Trả lờiXóa
  6. Chi bộ, tổ chức cơ sở đảng hầu như ko phát hiện ra tham nhúng, cho thấy sự yếu kém, bao che của đảng cho hành vi tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  7. Ý KIẾN CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TIÊU BIỂU CỰC KỲ HỢP LÒNG DÂN CHỐN THAM NHŨNG .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ phát biểu của đại biểu tới việc làm khoảng cách còn xa lắm. Không biết tới cuối thế kỷ này có rút ngắn được hay không nữa bạn Nguyễn ạ!

      Xóa
  8. Đại biểu quốc hội 90% là đảng viên , là lãnh đạo chủ chốt , TBT ĐÃ PHẢI NGAO NGÁN :THAM NHŨNG NHÌN VÀO ĐÂU CŨNG THẤY , SỜ VÀO ĐÂU CŨNG CÓ ,Mà dao sắc không gọt được chuôi , chẳng có ai lấy dao chặt chân tay của mình

    Trả lờiXóa
  9. Toàn hô khẩu hiệu ,chả ích gì.Chưa xứng tầm đại biểu Quốc hội trong bối cảnh đổi mới của Đất nước.

    Tham nhũng do cơ chế kiểm soát quyền lực do Đảng CSVN chủ trương hiện không có hiệu quả,thậm chí khuyến khích lộng quyền ,lạm quyền sinh tham nhũng .

    Chỉ cải tổ thể chế ,tăng cường dân chủ ,xã hội dân sự nhà nước pháp quyền ,tam quyền phân lập như các quốc gia văn minh trên thế giới đang vận hành mới trị được thói lộng quyền tham nhũng.

    Muốn vậy,Đảng CSVN buộc phải thay đổi đường lối chủ trương,chuyển hẳn sang cơ chế thị trường ,cắt đôi định hướng XHCN,chấp nhận chia sẻ quyền lực lãnh đạo để thực hiện hòa hợp ,đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc .

    nếu thực sự là đại biểu của nhân ndaan,nói tiếng nói của nhân dân,các Đại biểu Quốc hội hãy kiến nghị thẳng thắn với Đảng CSVN,lực lượng lãnh đạo Nhà nước VN hiện nay,chớ đổ lỗi cho nhân dân thiếu hiểu biết về dân chủ hay không tích cực phát hiện tham nhũng như mấy đại biểu nêu trên,hồ đồ lắm.

    Trả lờiXóa
  10. Tham nhũng nước nào cũng có, nhưng chỉ là mức độ nhiều, ít khác nhau. CTN khó nhưng nước khác họ làm được tại sao VN không thể làm được?. Vấn để ở đây là : kẻ tham nhũng là quan chức có quyền lực, quan hệ chính trị và XH phức tạp bằng quyền và tiền. Như vậy quan chức tham nhũng tự nhiên kéo bè, kết cánh với nhau để bảo vệ, che chắn cho nhau. Luật chống tham nhũng (CTN) của VN chưa kín kẽ, bộ máy CTN chưa hiệu quả , người phát hiện và tố cáo TN chưa được bảo vệ . Quan chức là đảng viên ĐCSVN hầu hết đã tha hóa, sống sa đọa, tam lam và tàn nhẫn với đồng bào, đồng nghiệp, đồng chí của mình.vấn đề đặt ra là ĐCSVN có nên tồn tại hay không?

    Trả lờiXóa
  11. Tôi giờ không coi chương trình "Thồi Sụ" trên VTV. Bà xã vẫn chịu khó coi. Bà ấy chống nạnh nghe 1 CB cao cấp (kiểu nước măm thượng hạng) nói:
    - Báo cáo với các đồng chí là chống tham nhũng rất khó mà cũng rất dễ...
    Bà ta buông một câu:
    - Thế cái thằng cha này điên à? Ăn nói cứ như dở người! Tóm lại, có chống được hay không, nói cho dân biết chứ nhẩy? Ông cười đểu cái gì hả? (đây là bà nói dịu dàng với tôi)

    Trả lờiXóa

  12. Con sâu nó đâu có đi riêng rẻ mà nó đi toàn bầy không. Miệng hô hào cũng chỉ là binh vực cho nhau thôi. Sẽ chết là mấy anh DN mà nhà nước đang kêu gọi vào đảng .

    Trả lờiXóa
  13. Có mà chống vào mông í. Mỗi "đồng chí X" còn éo dám nêu tên, mà đòi chống được tham nhũng á?... Xạo hết sức!

    Trả lờiXóa
  14. Trương Minh Tịnhlúc 02:28 29 tháng 10, 2014

    Không thể chống tham nhũng vì (từ ông Trọng,Sang,Dũng trỡ xuống) ai cũng biết chế độ sẽ sụp đỗ (không thễ cứu vãn).......Nên cố vơ vét càng nhiều càng nhanh để chạy càng tốt.
    Tại sao họ biết chế độ sắp sụp đỗ:
    1/-Triết học "Duy Vật Biện Chứng" nói :"Vật chất quyết định ý thức". Vật Chất Tư Bản không thể ở trong Ý Thức Cọng-Sản được.
    2/-Liên-Xô mà còn đỗ thì VN nhằm nhò gì.

    Trả lờiXóa
  15. Thế có thằng ăn cướp nào đi bắt cướp chưa, cả làng? Tại sao chúng nó không dùng câu "Diệt tham nhũng"? Mà cứ chơi mẹo "Chống" - đỡ cho khỏi đổ, khỏi sụp, khỏi ngã?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng ! dốt còn còn có diệt dốt,muỗi còn có diệt muỗi sao đã thấy cả bầy sâu tham nhũng mà không thấy ai nêu khẩu hiệu diệt sâu tham nhũng như ý bác Thầy Đồ nhỉ ?

      Cứ chống chống chống mãi tham nhũng nó cáu tiết nó thì diệt chống tham nhũng luôn đó.

      Xóa
  16. Tham nhũng trong một thể chế ĐỘC TÀI là điều tất yếu. Các cụ muốn ăn uống thoải mái thì phải cho lũ dưới ăn để nó bảo vệ cái độc tài ăn của mình. Còn Đảng còn Ta mà !

    Trả lờiXóa