Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Vậy, trong vụ Văn Giang, ÔNG VÕ CÓ VI PHẠM GÌ KHÔNG?

“Cả nước vi phạm Luật đất đai

mà chẳng ai sao cả!"
“Cả nước vi phạm Luật đất đai, hầu hết Chủ tịch UBND các tỉnh không thực hiện đúng nhưng chẳng ai làm sao cả”.
GS Đặng Hùng Võ (Ảnh: Nguyễn Dũng)
GS. TS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT chia sẻ như vậy tại buổi tọa đàm sáng 3/1 về những điểm mới trong Luật đất đai sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và chuẩn bị có hiệu lực từ tháng 7/2014.  
Khung giá đất “vàng” chỉ bằng 1/10 giá thị trường
Theo GS Đặng Hùng Võ, hiện chúng ta đang rơi vào tình trạng đất giá thấp thiếu cung thừa cầu, và ngược lại đất giá cao đang thiếu cầu thừa cung. Việt Nam cũng đã trải qua giai đoạn các đại gia xin đất rất dễ. Chính tình trạng xin – cho dễ đó đã dẫn đến hệ quả nguồn cung dành cho nhà đầu cơ là chính chứ không phải cho người có nhu cầu thực về nhà ở.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, Luật đất đai cũ chưa tạo ra được cơ chế công bằng cho nhà đầu tư. Bởi nếu là DN nhỏ thì đừng nghĩ tới chuyện đi xin đất. Đã đi lấy đất ở địa phương, đặc biệt với những tỉnh thuộc diện “điểm nóng” phải là hàng đại gia, DN nhỏ và vừa không thể tiếp cận được. Điều này cũng tạo ra một thị trường BĐS nghịch lý hiện nay. Theo ông, “Luật chơi thì phải công bằng, chứ không thể phụ thuộc vào trọng tài”.
Tuy nhiên đến khi xảy ra tình trạng dự án “treo”, nhà đầu tư vi phạm, nhà nước sẽ tiến hành thu hồi lại. Nhưng sau khi thu hồi cũng chẳng biết phải làm gì với cái dự án “treo” ấy, mà cứ để “treo” như vậy cũng không ổn.
Một bất cập khác đang tồn tại hiện nay, dù đã có quy định bảng giá đất các tỉnh ban hành phải phù hợp với giá thị trường, nhưng thực tế lại không có tỉnh thành nào làm được vậy.
“Tôi có thể chứng minh bảng giá đất các tỉnh không phù hợp với giá thị trường. Khung giá đất từ trung ương đến các tỉnh ban hành đều thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Tại những khu đất “vàng”, giá đất chỉ bằng 1/10 so với giá thị trường… Cả nước vi phạm Luật đất đai, hầu hết Chủ tịch UBND các tỉnh không thực hiện đúng, nhưng chẳng ai làm sao cả, vẫn đề bạt lên chức bình thường” – ông Võ cho hay.

Luật đất đai sửa đổi khắc phục những bất cập về khung giá đất. (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Hạn chế tham nhũng từ giao đất
Theo ông Võ, Luật đất đai sửa đổi lần này đã có một bước chuyển khá mạnh từ hệ thống quản lý đất đai truyền thống sang hệ thống quản trị đất đai. Điều 28 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng và cung cấp thông tin đất đai trên nguyên tắc minh bạch: “công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức cá nhân…”.
Tuy nhiên về minh bạch tài sản đất đai, hiện vẫn còn 2 quan điểm: một quan điểm cho rằng không công khai tên chủ sở hữu mảnh đất đó để đảm bảo nguyên tắc bí mật tài sản, nhưng loại ý kiến khác cho rằng cần phải minh bạch để chống tham nhũng. Theo ông Võ, với cơ chế hiện nay, nghị định tới đây sẽ thiên về hướng…bí mật tài sản.
“Thị trường BĐS nước ta từ lâu nay rất thiếu chuyên nghiệp, vì thông tin không công khai, minh bạch. Bộ Xây dựng đã đưa ra một số chỉ số của thị trường BĐS nhưng cho đến nay chưa thể có được bất kỳ chỉ số nào. Nếu thực thi Luật đất đai sửa đổi nghiêm, người dân sẽ có cơ hội rất lớn để tiếp cận thông tin đất đai, gồm cả các tài sản gắn liền với đất”.
Một điểm tiến bộ khác khi sửa đổi Luật đất đai, theo ông Đặng Hùng Võ, sẽ có hai nhóm dự án trước đây sẽ bị loại bỏ là nhóm dự án có vốn được đầu tư lớn – nhóm A, và nhóm 100% vốn của FDI. Việc loại bỏ hai nhóm này sẽ tạo bình đẳng trong tiếp cận đất đai giữa các DN lớn nhỏ, cũng như tạo bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để khắc phục những bất cập trong việc ban hành khung giá đất, Luật đất đai sửa đổi đã đưa ra quy định, tính tiền bồi thường khi thu hồi đất đều phải quyết định giá đất cụ thể. Với quy định như vậy, khung giá đất của Chính phủ và bảng giá đất của UBND cấp tỉnh được ban hành 5 năm một lần, khi có biến động lên hoặc xuống 20% thì phải điều chỉnh.
Ngoài ra để quy trình định giá đất thực sự độc lập và khách quan, cơ chế hoạt động của Hội đồng thẩm định giá đất phải được quy định rõ ràng trong Nghị định của Chính phủ.
“Định giá đất trong Luật đất đai sửa đổi đã tiến được một bước đổi mới nhiều hơn nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, hạn chế tham nhũng từ giao đất, cho thuê đất trực tiếp cho nhà đầu tư đã được lựa chọn” – ông Võ nói.
Thành Nam (Infonet)
--------------

23 nhận xét:

  1. Trong vụ này, quan VÕ đã giết chết quan VĂN!

    Trả lờiXóa
  2. Gửi đ/c võ nguyên võ......
    Vui duyên mới không quên nhiệm vụ.... và phải hoàn thành xuất sắc trách nhiệm người.....cầm "súng".......
    Vì sau lưng người đàn ông bất lực là người đàn bà rất bực.

    Trả lờiXóa
  3. Thưa bác, Bùi Văn Bồng
    Tôi, nữ giáo viên hưu trí, bị đơn, dân oan bị thu hồi đất nhưng không được đền bù (tôi gọi là CƯỚP KHÔNG đất). Nguyên đơn kết hợp với nguyên Chủ tịch UBND thị xã Dĩ An và Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An VU KHỐNG tôi để có cớ cướp đất. Nguyên đơn khởi kiện tôi chiếm của nguyên đơn 20 m2 đất. Tòa sơ thẩm tòa án nhân dân huyện Dĩ An ( xử ngày 25/12/2005) buộc tôi phải giao cho nguyên đơn 35 m2 đất; Tòa sơ thẩm tòa án nhân dân thị xã Dĩ An buộc tôi phải giao cho nguyên đơn 41 m2 đất (xử ngày 28/3/2013). Đã 10 năm, vụ án chưa xử xong vì tôi chống trả quyết liệt quá.

    Qua bài bác đăng: “Cả nước vi phạm Luật đất đai, hầu hết Chủ tịch UBND các tỉnh không thực hiện đúng nhưng chẳng ai làm sao cả”. Tôi xin trích bài viết của sinh viên luật Đỗ Thúy Hường đã được bác cho đăng lời còm ở bài :Người và đất”. Tôi không biết đưa đường link bài viết của sinh viên Đỗ Thúy Hường nên trích bằng cách copy thẳng để các bạn đọc lại.

    Luật Đất Đai: Thực chất nằm ở hai chữ Quản Lý
    Tấm áo rách bươm, vẫn cố vá
    Trong vòng 25 năm Luật Đất đai đã thay mới 3 lần, sửa 5 lần, năm nay lại “sửa”. Trung bình, chưa tới 3 năm đã phải thay đổi. Dưới đây là những lần vá víu:
    + Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1988
    + Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1993
    - Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 1998
    - Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2001
    + Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2003
    - Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2008
    - Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2009
    - Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2010
    Năm nay (2013) vá víu lần thứ 9: Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 2013
    Hãy xem vì sao một bộ luật quốc gia liên quan tới toàn dân (ai cũng sống trên một diện tích đất) trong đó tới 2/3 dân “sống nhờ đất” mà phải thay đổi dữ vậy?
    Câu hỏi đương nhiên: Nó thay đổi “vì dân” hay là để đối phó với sự chống đổi của dân?
    Thì ra, dù đã rách bươm, nhưng Luật vẫn giữ lại cái câu cốt lõi; gồm 2 mệnh đề: Mệnh đề “bịp”: Đất đai là sở hữu toàn dân. Và mệnh đề “tim đen của luật”: Do nhà nước thống nhất quản lý.

    Luật đầu tiên: 1988
    Có một số yếu tố chi phối luật này.
    - Trước hết, luật thể hiện tinh thần Hiến Pháp 1980: “tiến nhanh, tiến mạnh” lên CNXH. Coi trọng hàng đầu là tốc độ và quy mô công hữu hóa.
    - Trong HP 1980, ngay Lời Nói đầu VN chính thức coi TQ là kẻ thù vì trước đó 1 năm (1979) 600.000 quân “tuyệt đối trung thành với ĐCS TQ” đã đạp biên giới, sang ác chiến đẫm máu với “quân đội tuyệt đối trung thành với ĐCS VN”. VN chỉ còn cách ngả hẳn về Liên Xô với hy vọng dựa vào sự hào hiệp của nước bạn mà “tiến thẳng”, “tiến nhanh” lên XHCN. Dẫu sao, Luật Đất Đai 1988 (sau Đổi Mới, 1986) đã thừa nhận “khoán hộ” và kinh tế thị trường.
    - Lần đầu tiên, VN coi “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” (ghi ngay ở Chương 1, điều 1) nhưng thòng thêm “do Nhà nước thống nhất quản lý”. Dân Việt đã quá thuộc, quá hiểu hai mệnh đề này.
    Đảng vô sản khi thành lập không có tấc đất nào, nay nhờ Điều 1 (nói trên) bỗng dưng có quyền ban phát đất đai (trong luật, gọi là “giao đất”). Và khá hào phóng. Trong luật này, từ “giao đất” xuất hiện 40 lần, từ “thu hồi” 11 lần. Dẫu sao, chưa có từ “cưỡng chế”.
    Nhưng đảng CS ban phát đất cho ai? Xin đọc tiếp:
    Điều 1: Nhà nước giao đất cho các nông trường, lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân… Nói khác, đồng bào nông dân chỉ được “giao” những mảnh ruộng chính mình đang sở hữu, không thêm chút nào (đã đành), nhưng hoàn toàn không thể lường trước các hiểm họa tiềm ẩn. Thời thế xoay vần: Thị trường tự do bị bóp nghẹt 30 năm, nay trỗi dậy mãnh liệt, đồng thời phe XHCN sụp đổ; do vậy, Luật 1988 chỉ tồn tại 5 năm, buộc thay bằng Luật 1993.

    Trả lờiXóa
  4. Luật 1993. Câu Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý vẫn ngự vị trí số 1 đề nói lên đặc trưng XHCN của kinh tế thị trường. Dẫu sao, cái từ “nhà nước” (ở câu trên) vẫn thể hiện cả 3 nhánh quyền lực xúm lại quản lý đất. Có tòa án, quốc hội, ít nhiều cũng khó lạm quyền hơn. Nhưng Điều 8 lại viết: Chính phủ thống nhất quản lý đất đai trong cả nước. Thế là, từ nay riêng hành pháp toàn quyền quản lý đất đai. Tai họa lộng hành bắt đầu từ đây. Sự chống đối tăng lên, luật 1993 phải sửa 2 lần, rồi vẫn phải phế bỏ nó, làm luật mới.
    Luật 2003. Câu “nguyên lý” được sửa, để hành vi tước đoạt đất thêm phần “chính danh”:
    - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý… nay được sửa thành:
    - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
    Chẳng có gì phải che đậy: Các đấng Đầy Tớ (nhà nước) từ chỗ chỉ quản lý tài sản của Ông Chủ. Nay, các đấng giành lấy quyền “đại diện sở hữu”, thì tình cảnh Ông Chủ sẽ càng thê thảm.
    Và quả nhiên: Lần đầu tiên xuất hiện cái từ “cưỡng chế” trong luật này. Nhưng sự chống đối vẫn ngày càng quyết liệt, khiến luật này phải sửa 4 lần trong vòng 10 năm, chưa kể hàng ngàn nghị định, thông tư… giải thích. Cứ như mớ bòng bong. Nay 2013, lại sửa: Càng rối rắm…
    Quản lý là gì? Mong đồng bào ghi nhớ
    Luật ngày càng rườm, dài. Nhưng “tim đen” của luật lại rất đơn giản. Nó nằm ở nội hàm của từ “quan lý”. Xin đừng tra cứu các Từ Điển. Điều này rất không hợp với chế độ ta. Mặt khác, “quản lý” (chung chung) rất khác với “quản lý đất đai” (và “quản lý nhà nước”: trong một câu “nguyên lý” khác: Đảng lãnh đạo; Nhà Nước quản lý, dân làm chủ). Kinh nghiệm cả đời người đấy ạ.
    Vậy cứ tra cứu ngay trong các bộ Luật Đất Đai sẽ rõ. Té ra, các đấng đầy tớ được giao “quản lý” đất đai chỉ gồm vẻn vẹn 4 quyền, có ghi hẳn hoi trong Luật. Nhưng có 4 quyền này, đầy tớ mới là “chủ thật”, còn “toàn dân” chỉ là “chủ danh nghĩa”. Thậm chí thành kẻ “ngửa tay” van xin.
    1) Quyền Giao đất. Nông dân chẳng xơ múi gì, mà còn mất đất. Số người trở thành “đại gia” nhờ được ban phát đất đai ngày càng đông đảo và phè phỡn… Họ đang hô “đảng muôn năm”…
    2) Quyền Thu hồi đất. Chủ yếu là “thu hồi” của nông dân trao cho cánh hẩu… Xin khỏi nói nhiều.
    3) Quyền Tự ý định giá bồi thường. Trường hợp may mắn nhất, người dân mất đất nhận được số tiền bằng 50% giá thị trường; nhiều khi chỉ bẳng 5% giá thật.
    4) Quyền Cưỡng chế. Áp dụng lập tức khi Ông Chủ không chấp nhận cái giá do Đầy Tớ định ra.

    Trả lờiXóa
  5. Sản phẩm của Luật Đất Đai
    1- Bản thân luật này là sản phẩm đặc trưng của chế độ XHCN với hàng tỷ nạn nhân trên thế giới (công hữu hóa, tước đoạt). Do vậy, có thể nói luật này cũng là sản phẩm của lối tư duy phản động, vì nó chống lại một quyền con người rất cơ bản: Quyền Tư Hữu - tức là điều kiện tất yếu để mỗi con người có thể mưu cầu hạnh phúc.
    2- Tham nhũng: phát triển với tốc độ không chống nổi. Khối dân oan ra đời - triệu lần nhiều hơn dưới chế độ tư bản, tỷ lệ thuận với tham nhũng. Năm 1998 phải sửa luật, năm 2000 phải chỉnh đốn đảng, năm 2001 lại sửa luật. Vẫn không ổn. Và năm 2003 phải ra “luật mới”.
    3- Xuất hiện trở lại chế độ phong kiến (trá hình). Dù leo lẻo “nhà nước là đầy tớ; người dân là ông chủ” nhưng vạch trần sự lừa dối không khó. Chỉ cần thay thế 2 từ ngữ trong cái câu “nguyên lý”.
    Câu của đảng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
    Nếu thay toàn dân bằng ông chủ; nhà nước bằng đầy tớ, câu trên sẽ thành “câu đúng nghĩa”:
    Câu đúng nghĩa: Đất đai thuộc sở hữu ông chủ, nhưng phải để đầy tớ thống nhất quản lý.
    Thậm chí sẽ thành: Từ nay, đầy tớ toàn quyền “đại diện chủ sở hữu” về đất đai.
    Phản bội, bất lương, bất nhân với nông dân
    - Nông dân nô nức theo đảng, hy sinh tài sản và tính mạng nhiều nhất. Đó là do họ tin vào khẩu hiệu Người Cày Có Ruộng. Luật Đất Đai khiến Nông Dân Mất Ruộng. Càng sửa luật, càng bị ức hiếp. Gọi là gì? Liệu có phải là phản bội lời hứa danh dự, phản bội giai cấp đồng minh?
    - Chỉ bằng một câu viết trên giấy “Đất đai (về hình thức) là sở hữu toàn dân, (nhưng thực chất) do nhà nước toàn quyền quản lý”… Thế là, lập tức 50-60 triệu nông dân đang có ruộng, phút chốc biến ngay thành tá điền của đảng. Gọi là gì cho đúng bản chất? Lừa đảo vĩ mô?
    - Thật sự không hề có đất “phát ra” mà dám đưa từ “thu hồi” vào luật. Gọi là gì? Liệu có phải là thiếu lương thiện?. Nếu lương thiện, người ta chỉ có quyền thu hồi những gì đã thật sự phát ra.
    - Tự cho mình quyền định giá, kèm theo đó là quyền cưỡng chế. Liệu có phải là bất nhân?.
    - Huy động cả một dàn “trí thức” - đủ học vị, danh vị - và cả một hệ thống truyền thông đồ sộ để át tiếng khóc than, gào thét của nạn nhân. Gọi là gì? Liệu có phải tàn bạo, táng tận lương tâm?
    Đảng ơi! Nếu còn chút lương tri nào, xin hãy tỉnh lại đi. Ít nhất, đừng vu cho tôi là thế lực thù địch. Kẻ thù nhan nhản thế thì đảng sống sao nổi?

    Sửa luật năm nay (2013) đảng ta muốn gì (bài viết trên).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. THÓI KIÊU NGẠO CỘNG SẢN..LÀ ĐÂY..nếu tấc cả các luật quy định này có trước khi giải phóng thì...bảo đảm đảng sẽ không bao giờ được người dân ủng hộ.
      Câu hỏi tại sao các quan chức lương không cao nhưng lại cứ giàu lên...? như Ông Cung tỉnh BD. chẳng hạng...đáng lẻ phải thu hồi lại HOÀNG SA.một phần TS. thì lại không làm...cứ đi cướp đất của dân...ưu tiên cho bọn nhà giàu ( DN.) ...do mất phanh...tham nhũng lộng hành nên NGA mới thay đổi..VN. ta thì sao...? HÃY ĐỢI ĐẤY...????

      Xóa
  6. "nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên". Có thật không?có khả thi không? Ai kiểm tra kiểm soát được đây?

    Phải chăng "nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên" là
    Thông điệp để khẳng định rằng: nếu không tặng quà Tết cho cấp trên thì cấp dưới coi chừng.

    "Nói 1 đường, làm 1 nẻo" là như vậy đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý ...là kỳ này thay đổi:..quà cáp rườm rà bọn dân nó thấy...thôi thì thay đổi...chuyển khoảng..hay bao thư...cho nó...gọn.. Tết mà không thấy...nầy..nọ thì..coi chừng....THẰNG ẤY KHÔNG XÀI ĐƯỢC...?

      Xóa
    2. Bác ơi !Người ta cấm tặng quà chớ đâu có cấm tặng tiền.

      Xóa
    3. Cấm cả tham nhũng đấy nhẩy? Đã ôm chặt và đẩy lùi em tham nhũng một bước, tiến tới cái giường êm ái và ngã ra... Ôi sướng quá! (Ý của anh Lú.)

      Xóa
    4. Bất nhân như quan (hiện tại )
      Dã man như cán bộ CS (hiện tại)

      Xóa
  7. - Ngoại hình của ông có thể đóng vai Lenin trong kịch và phim. Được ối tiền. Sao không làm mà làm ba chuyện bậy bạ làm chi cho thiên hạ chửi?
    - Cậu xúi dại tớ! Giờ ai coi Lenin chứ?
    - Hay ông đóng giả tượng Lenin cho nhân dân tròng dây kéo đổ? Mỗi lần như vây 20 triệu? Giàu nhanh và rất đàng hoàng.
    - Cậu lại xúi dại tớ nữa rồi! Như vậy chỉ được hưởng một lần. Hơn nữa chỉ có bà vợ nhí của tôi hưởng thôi!
    - Vì sao?
    - Chỉ một lần là tôi sẽ chết vì tắc thở. Nếu không chết như vậy, thì cũng có người tức quá nện búa vào đầu tôi! Ha là tôi giả tượng Karl Marx cho chắc ăn?
    - Karl Marx đẹp trai, còn ông trông xấu ỉn. Thôi, ông lấy vai lục lâm thảo khấu, chuyên ăn cướp. Rất hợp với ngoại hình nhếch nhác, râu ria bờm xờm, và tâm địa của ông.
    - Đúng ý tớ đấy! Há há!...

    Trả lờiXóa
  8. Cấm tặng quà tết cho các lãnh đạo cấp trên...Lời nhắc khéo cho cấp dưới kẻo họ quên không tặng...

    Trả lờiXóa
  9. Ông nào "dũng cảm" Không tặng "gì" cho cấp trên thử một lần xem nó LÀM THAO ?
    Bác VŨ chắc cũng công chức ??????

    Trả lờiXóa
  10. Sở hữu toàn dân về đất đai, nói cho nhanh thì đây là cách nhanh nhất để nhà nước "quản lý", quản lý tức là thu hồi khi NN "cần", với cái giá "đền bù" do NN định ra rẻ như bèo,người bị thu hồi cấm được cãi, cấm phản đối, cấm biểu tình đòi hỏi này nọ. Dân chủ =0.

    Nhà nước là ai ? Là mấy ông ở ủy ban tỉnh, UB huyện, UB xã. Phải được gì đó thì mấy ông mới tích cực thu hồi. Nếu cần huy động cả công an, quân đội, xã hội đen đi thu hồi.

    Thế là nhất cử lưỡng tiện cho "NN". Quyền lợi, nguyện vọng của Dân chỉ là cái đinh. Chỉ cần hệ thống tuyên truyền rầm rộ cách quản này là OK.

    Thực tế có OK không ? Không, vì nó đẻ ra một đám quan lại dựa vào đó để làm giàu bằng cách cướp đất của dân, tạo ra tầng lớp Dân oan ngày càng đông đảo, một hiện tượng bất bình thường trong xã hội XHCN tươi đẹp.

    Hiệp hội bảo vệ dân oan đã hình thành, đang đề nghị được đối thoại với lãnh đạo cấp cao nhât. Khả năng cấp cao nhất cũng đánh bài lờ. Ai lại đi đối thoại với loại "nhân dân chưa ngoan" (lời HNC) Dù đó có là hàng vạn, hàng tiệu người đang bị đẩy vào "Bước đường cùng". Của dân, do dân, vì dân = khẩu hiệu.

    Nhà nước thu hồi vì lợi ích công, vì an ninh quốc phòng...Sẽ không có ai thắc mắc, so bì. Nhưng xin đừng nhập nhèm thu hồi cho cả mấy ông doanh nghiệp chỉ đơn thuần làm "kinh tế", cho mấy ông ủy ban kiếm chác phong bì, hoặc vài xuất đất chia nền, chia lô....

    Bất hợp lý của "sở hữu toàn dân" ai cũng thấy, sao Đảng không sửa ? Để vậy chỉ thấy lợi cho NN, đẩy khó cho Dân. Dân kêu, dân biểu tình là phải. Để vậy ai được lợi đã rõ vậy mà khi có truyện lại không thấy ông NN nào phải chịu trách nhiệm. Dân oan bỏ nhà, bỏ cửa, chịu đủ khó khăn đi khiếu kiện thì không ai,không cấp nào đoái hoài giải quyết, còn bị vu làm mất trật tự giao thông, làm xấu bộ mặt thành phố.

    Muốn dân không biểu tình thì chính sách phải hợp lý, chính quyền phải đúng là của dân, do dân, vì dân. Vu khống, nói xấu, đàn áp là hạ sách. Không thấy sai, không sửa đã là sai. thấy sai mà không sửa lại càng sai.

    Ông Võ đã thấy sai trong vụ Văn Giang, trong quản lý đất đai. Ông sai, chủ tịch tỉnh, huyện, xã chính phủ, thủ tướng cũng sai. Thế mà luật đất đai mới chưa sửa về sở hữu vẫn thấy ông im tiếng. Ông có định sửa sai không ? hay chỉ vài lời vuốt đuôi cho cái luật đất đai mới ?

    Trả lờiXóa
  11. Tam quỷ đã làm lộn xộn đất nước, tạo bao cảnh đau thương cho dân oan; Đảng bị dân bất tín cho là tội đồ....Tam quỷ là Chính quyền các cấp; Ngân hàng; Các doanh nghiệp bất động sản. Nhưng chính quyền thì hớt ngọn nuốt xong rồi chỉ còn lại ngân hàng và các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp bất động sản thứ cấp. Cả ba lũ quỷ này Đảng chưa cho chết nhưng ngon nhất là chính quyền - Không trách dân bảo bây giờ chỉ kinh doanh vua quan là lãi nhất còn lãi hơn cả thuốc phiện và cave.

    Trả lờiXóa
  12. "Nghiêm cấm tặng quà cấp trên " <<< khi nói ra câu này chứng tỏ cái nước này là 1 nhà nước phong kiến, xu hướng độc tài. Tại sao có luật, có ban có bộ, lại có quy định chịu trách nhiệm về chức vụ và đạo đức mà phải làm việc, chú ý hành vi theo lời 1 ông nào đó ?
    Đây là lời nói đại diện của một trong các "nhóm lợi ích" không phải thể thức dân chủ của 1 quốc gia dân chủ.

    Trả lờiXóa
  13. Cứ xem tài sản mà anh Võ giới thiệu trên ti-vi thì rõ ông ta là ai.
    Chúng mình trong hàng chuyên viên cao cấp trong hệ thống của chế độ này mong ông thôi la ó trên tất cả các pương tiện truyền thông.
    Bao nhiêu chuyên viên cao cấp đều nằm im,sống thực với nhân dân,điển hình nhất là anh Nguyễn Khánh,nguyên phó thủ tướng,anh Trần Đức Lương...Họ đều là trí thức lâu niên từ trước 1955 đấy chứ.
    Luật đất đai cũng như luật điền địa thời ngụy,và tất cả các qui định về đất đai từ năm 1900 đến nay,trên đất nước này đều đi quá xa với truyền thống và đạo đức của dân tộc Việt Nam được hun đúc suốt bốn nghìn năm.Điều khốn nạn nhất là luôn trương lên là sử dụng đất cho và vì quyền lợi của nhân dân,của tổ quốc...nhưng thực chất thì sao...đó là tước đoạt của cả nhân dân lao động bần cùng,chà đạp cả tâm linh của dân tộc...chỉ vì tham ô từ việc thu hồi và bán đất.
    Đây là sự thật đó chứ,dân oán hờn đến tận trời xanh,chính các người đã đẩy nhân dân ngày nay căm ghét những người kháng chiến chúng tôi,mà lẽ ra họ biết ơn và thương yêu như đã từng có,các người phản bội quá đáng.
    Không vì tự do,dân chủ,nhân quyền,độc lập cho dân tộc từ xưa thì thành lập đảng CSVN để làm gì,đánh đuổi đế quốc thống nhất đất nước để làm gì,hi sinh suốt trăm năm cả chục triệu người để làm gì.
    Ngày nay có thông điệp đầu năm là quan trọng,đó là nghĩa vụ...nhưng phải làm chứ.ai làm không tốt thì cho nghỉ....
    Khi có đơn khiếu nại từ tỉnh Khánh Hòa,về kiểm tra mới thấy sai phạm nó ngiêm trọng về đất đai đến mức không dám xử lí,vì sẽ đổ vỡ hết,trong đó có chính bàn tay của anh Võ đấy anh ạ.
    Trên các phương tiện thông tin không tiện vạch trần các nhà tri thức,tiến sĩ cạo giấy,các ông báo lề phải,QD...cứ thế mà la ỏm tỏi... thật xấu xa quá mức và làm xấu cả chế độ này mà máu đổ ra như suối,xương trắng chất thành núi.
    Trên đất nước này,phá 1 đồng,tham ô 1 đồng,lừa đảo 1 đồng thôi...đã là tội ác ghê tởm,nhân dân họ rõ nên họ rất khinh miệt,và buồn thay họ khinh miệt lây đến cả chúng tôi,vì họ cho rằng chính chúng tôi hy sinh giải phóng và thống nhất tổ quốc để sinh ra cả đám súc sinh ngày nay,và tiếc thay là đưa cả đám hèn lên lái tàu chiếc tàu dân tộc đi viễn dương.
    Tàu viễn dương lẽ ra chỉ đến cảng nước ngoài chỉ 1 tháng,lái dỏm đến 4 tháng mới đến,đi lạc đường đến 3 tháng,cả tàu viễn dương suýt chìm...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài này có rất nhiều còm hay , ông Võ nên học thêm văn hóa nghe trước khi nói rông dài , nói quá nhiều - Cam ơn .

      Xóa
  14. “Cả nước vi phạm Luật đất đai mà chẳng ai sao cả!"
    Do luật tù mù (thực tế chẳng có luật lệ gì ráo chọi), đương nhiên phải vậy thôi. Diễn giải theo ý của cựu chánh án tòa án tối (đen) cao Dương thì "Ta làm gì cũng sai hoặc đúng luật"?!
    Ặc, ặc!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin sửa cho rõ ý:
      "Ta làm một việc gì cũng sai hoặc đúng luật, tùy hứng 'phán xét' của 'cơ quan trách nhiệm'"?! (nguyên văn ông này nói: "Luật ở ta hiểu sao cũng được"?!

      Xóa
  15. Ông Trịnh Hồng Dương (cựu chánh án tòa án nhân dân Tối cao) từng nói về việc xét xử dân sự trước Quốc hội : "Luật pháp thế này thì xử thế nào cũng được". Người kế nhiệm ông, cựu Chánh án Nguyễn Văn Hiện còn có câu nói trứ danh gây sửng sốt khi báo cáo bằng văn bản với Quốc hội (đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam): "Thời gian qua, ngành tòa án đã phải "vơ vét" cả những người không đủ tiêu chuẩn làm thẩm phán".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão Hiện ngụy biện đấy. Thật ra, họ "vơ" những kẻ "đủ tiêu chuẩn" (xì tiền) vào làm thẩm phán. Đi "buôn quan". một phải lời 10; 100! Cứ vậy mà Công Lý chỉ là diễn viên hài!

      Xóa