Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Người lao động đi Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng

* HÀ NAM
Theo bản ghi nhớ, có 3 đối tượng người lao động sẽ được sang làm việc tại Hàn Quốc năm 2014.
Ngày 31/12/2013, Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ đặc biệt, tạo điều kiện cho hơn 11.000 lao động Việt Nam sang làm việc thời gian tới.
Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về vấn đề này.
PV: Sau hơn 1 năm tạm dừng, phía Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ đặc biệt với Việt Nam, tạo điều kiện cho lao động của chúng ta sang làm việc. Ong có thể cho biết rõ hơn về thông tin này?
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Trong thời gian vừa qua, chúng ta và cả phía Hàn Quốc đã thực hiện những giải pháp rất quyết liệt. Kết quả, tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước vào quý 3/2013 giảm còn 38,5%, tuy rằng vẫn còn rất cao nhưng so với mức 58% cuối năm 2012 thì đây là mức giảm đáng kể. Hai bên đã thống nhất ký một bản ghi nhớ đặc biệt ngày 31/12.
Đối tượng thứ nhất là những lao động đã thi đỗ chứng chỉ tiếng Hàn sẽ được đăng ký sang Hàn Quốc làm việc lại. Thời hạn gia hạn chứng chỉ tiếng Hàn có hiệu lực 2 năm, trừ thời gian từ tháng 8/2012 đến hết năm 2013 do hai bên tạm dừng.
Đối tượng thứ 2 là những người đã đăng ký kiểm tra tiếng Hàn hồi tháng 8/2012 nhưng chưa được kiểm tra thì bây giờ cũng được tổ chức kiểm tra để đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc.
Đối với những lao động về nước đúng thời hạn đã kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính cũng được tiếp tục giới thiệu sang cho người sử dụng lao động Hàn Quốc tiếp nhận. Hiện nay, chúng tôi cũng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để có thể triển khai sớm thỏa thuận này.
PV: Lao động đã qua kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn và lao động huyện nghèo sẽ được tạo điều kiện sang Hàn Quốc làm việc trong thời gian tới. Tuy nhiên có một thực tế, một số lao động đã qua kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn nhưng đến nay họ đã quên mất tiếng. Bậy Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có hỗ trợ gì đối với những lao động này?.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Những người thuộc đối tượng này bây giờ phải chủ động ôn lại tiếng Hàn.
Ngoài ra theo quy định, trước khi đi lao động Hàn Quốc, người lao động phải tham gia một lớp đào tạo tiếng Hàn.
Tới đây khi chúng ta tiếp tục triển khai, những người lao động đi Hàn Quốc cũng sẽ được tham gia khóa ôn lại tiếng Hàn trước khi đi.
PV: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp như thế nào để tạo điều kiện cho người lao động sớm hoàn thiện hồ sơ, đi làm việc tại Hàn Quốc, thưa ông?.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Hiện nay, tất cả những người đi lao động tại Hàn Quốc theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ đều phải ký quỹ 100 triệu đồng. Thực tế thì những lao động đi lại đã thực hiện ký quỹ rồi.
Riêng về đối tượng huyện nghèo, đối tượng thuộc chính sách xã hội được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, người lao động có thể tìm hiểu thông tư liên tịch của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn về việc cho vay để ký quỹ. Thủ tục rất đơn giản, thuận lợi cho người lao động.
PV: Thưa ông, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai các biện pháp gì trong thời gian tới để chúng ta lấy lại uy tín với thị trường lao động này?.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước giảm xuống còn 38% là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất cao và chưa phải là đích mà chúng ta hướng đến.
Cả hai bên đều phải tiếp tục triển khai các biện pháp để tỷ lệ hết hạn hợp đồng không về nước phải giảm tiếp.
Để thực hiện việc đó, công tác tuyên truyền vận động chúng ta phải tiếp tục triển khai quyết liệt.
Ở tất cả các địa phương, các cơ quan chính quyền và đoàn thể xã hội phải vào cuộc để vận động người lao động và thân nhân người lao động.
Bên cạnh đó, văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, mặc dù mới đi vào hoạt động từ tháng 10/2013 và đã làm được nhiều việc nhưng tới đây sẽ phải phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng Hàn Quốc để nắm được tình trạng người lao động, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp, hoặc vận động trực tiếp đối với người lao động chuẩn bị hết hạn hợp đồng về họ về nước đúng hạn.
Ngoài ra, chúng ta phải thực hiện nghiêm chỉnh các chế tài, đặc biệt là chế tài xử phạt hành chính đối với người lao động không về nước đúng hạn hoặc những lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm việc với phía Hàn Quốc về vấn đề này.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục hỗ trợ việc làm cho người lao động sau khi hết hạn hợp đồng về nước./.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Hà Nam/VOV-Trung tâm Tin


Theo bản ghi nhớ, có 3 đối tượng người lao động sẽ được sang làm việc tại Hàn Quốc năm 2014.
Ngày 31/12/2013, Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ đặc biệt, tạo điều kiện cho hơn 11.000 lao động Việt Nam sang làm việc thời gian tới.
Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về vấn đề này.
PV: Sau hơn 1 năm tạm dừng, phía Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ đặc biệt với Việt Nam, tạo điều kiện cho lao động của chúng ta sang làm việc. Ong có thể cho biết rõ hơn về thông tin này?
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Trong thời gian vừa qua, chúng ta và cả phía Hàn Quốc đã thực hiện những giải pháp rất quyết liệt. Kết quả, tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước vào quý 3/2013 giảm còn 38,5%, tuy rằng vẫn còn rất cao nhưng so với mức 58% cuối năm 2012 thì đây là mức giảm đáng kể. Hai bên đã thống nhất ký một bản ghi nhớ đặc biệt ngày 31/12.
Đối tượng thứ nhất là những lao động đã thi đỗ chứng chỉ tiếng Hàn sẽ được đăng ký sang Hàn Quốc làm việc lại. Thời hạn gia hạn chứng chỉ tiếng Hàn có hiệu lực 2 năm, trừ thời gian từ tháng 8/2012 đến hết năm 2013 do hai bên tạm dừng.
Đối tượng thứ 2 là những người đã đăng ký kiểm tra tiếng Hàn hồi tháng 8/2012 nhưng chưa được kiểm tra thì bây giờ cũng được tổ chức kiểm tra để đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc.
Đối với những lao động về nước đúng thời hạn đã kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính cũng được tiếp tục giới thiệu sang cho người sử dụng lao động Hàn Quốc tiếp nhận. Hiện nay, chúng tôi cũng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để có thể triển khai sớm thỏa thuận này.
PV: Lao động đã qua kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn và lao động huyện nghèo sẽ được tạo điều kiện sang Hàn Quốc làm việc trong thời gian tới. Tuy nhiên có một thực tế, một số lao động đã qua kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn nhưng đến nay họ đã quên mất tiếng. Bậy Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có hỗ trợ gì đối với những lao động này?.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Những người thuộc đối tượng này bây giờ phải chủ động ôn lại tiếng Hàn.
Ngoài ra theo quy định, trước khi đi lao động Hàn Quốc, người lao động phải tham gia một lớp đào tạo tiếng Hàn.
Tới đây khi chúng ta tiếp tục triển khai, những người lao động đi Hàn Quốc cũng sẽ được tham gia khóa ôn lại tiếng Hàn trước khi đi.
PV: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp như thế nào để tạo điều kiện cho người lao động sớm hoàn thiện hồ sơ, đi làm việc tại Hàn Quốc, thưa ông?.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Hiện nay, tất cả những người đi lao động tại Hàn Quốc theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ đều phải ký quỹ 100 triệu đồng. Thực tế thì những lao động đi lại đã thực hiện ký quỹ rồi.
Riêng về đối tượng huyện nghèo, đối tượng thuộc chính sách xã hội được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, người lao động có thể tìm hiểu thông tư liên tịch của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn về việc cho vay để ký quỹ. Thủ tục rất đơn giản, thuận lợi cho người lao động.
PV: Thưa ông, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai các biện pháp gì trong thời gian tới để chúng ta lấy lại uy tín với thị trường lao động này?.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước giảm xuống còn 38% là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất cao và chưa phải là đích mà chúng ta hướng đến.
Cả hai bên đều phải tiếp tục triển khai các biện pháp để tỷ lệ hết hạn hợp đồng không về nước phải giảm tiếp.
Để thực hiện việc đó, công tác tuyên truyền vận động chúng ta phải tiếp tục triển khai quyết liệt.
Ở tất cả các địa phương, các cơ quan chính quyền và đoàn thể xã hội phải vào cuộc để vận động người lao động và thân nhân người lao động.
Bên cạnh đó, văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, mặc dù mới đi vào hoạt động từ tháng 10/2013 và đã làm được nhiều việc nhưng tới đây sẽ phải phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng Hàn Quốc để nắm được tình trạng người lao động, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp, hoặc vận động trực tiếp đối với người lao động chuẩn bị hết hạn hợp đồng về họ về nước đúng hạn.
Ngoài ra, chúng ta phải thực hiện nghiêm chỉnh các chế tài, đặc biệt là chế tài xử phạt hành chính đối với người lao động không về nước đúng hạn hoặc những lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm việc với phía Hàn Quốc về vấn đề này.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục hỗ trợ việc làm cho người lao động sau khi hết hạn hợp đồng về nước./.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Hà Nam/VOV-Trung tâm Tin


7 nhận xét:

  1. Nếu có 100.000.000 ĐVN, việc gì phải đi Hàn nhỉ? Nó bất ổn, "bất cập" làm sao ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người ta phải vay ngân hàng đấy.

      Xóa
  2. Ước mơ lớn nhất trai Việt là làm..... CA, hải quan.....
    Ước mơ lớn nhất gái Việt là lấy..... chồng ngoại........
    MK. Lũ đỉnh cao éo biết nhục, 100tr cụ mượt ký quỹ + 200tr kụ mượt bôi trơn để đi bán sức lao động rẻ mạt. Có 300tr ở mệ nhà ......

    Trả lờiXóa
  3. Cơ bắp đành thất thểu mang đi bán rẻ khắp nơi.
    Nhan sắc bán giá bèo sang xứ người chỉ để đổi lấy miếng cơm thừa của thiên hạ.
    Ôi..... thiên đường...........
    2014 là năm bản lề- quết tâm phấn đấu phát triển bằng Cộng hòa dân chủ nhân dan Triều Tiên.

    Trả lờiXóa
  4. Cái bố Lê Quảng 3 ấy, sao không khuyên người Việt Nam qua Bắc Hàn hưởng chế độ CSCN tuyệt vời?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ơ.... đúng đóa?
      Cái thằng 3 nài dấu diếm thì thụt hưởng thụ xung xướng 1 mình, mái gần đơ mớ hé lệ cho dân đen xứ vịt bít thằng cháu ủn ỉn tuyệt kon mệ vời.....

      Xóa
  5. Kim ủn ỉn thiên đường.
    VN đang chuẩn bị phong trào Phấn đấu bằng BTT???
    Sao không thía đi lao động ở BTT nhỉ??????

    Trả lờiXóa