Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

5 nền kinh tế tốt nhất thế giới năm 2013

 
Luxembourg là quốc gia có GDP đầu người cao nhất thế giới với 110.573 USD/năm, trong khi Nam Sudan đứng đầu về tăng trưởng (24,7%). 
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xếp hạng nền kinh tế của các quốc gia dựa trên các tiêu chí như quy mô, tỷ lệ đầu tư, nợ công, GDP bình quân đầu người. 
1. Brunei: Nợ công ít nhất
Tiêu chí đánh giá: Tỷ lệ nợ công trên GDP
Nợ công trên GDP 2013: 2,4%
Vương quốc Hồi giáo này có được nguồn thu lớn từ dự trữ gas và dầu mỏ. Nhìn chung đời sống của người dân Brunei ở mức cao khi họ không phải trả thuế thu nhập. Brunei là quốc gia có thu nhập đầu người cao thứ hai tại Đông Nam Á. Nhà lãnh đạo quốc gia này Sultan Hassanal Bolkiah được cho là một trong những người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, nguồn thu chính của nước này là gas và dầu mỏ đang dần cạn kiệt. Chính phủ Brunei đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ bằng việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như ngân hàng và du lịch.

2. Cộng hòa Equatorial Guinea: Thu hút nhiều đầu tư nhất
Tiêu chí: Tỷ lệ đầu tư trên GDP
Tỷ lệ đầu tư trên GDP: 61,3%
Việc phát hiện ra dầu mỏ vào những năm 1990 đã giúp thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế vốn phụ thuộc vào nông nghiệp của nước này. Nguồn tài nguyên này giúp quốc gia này thu hút đầu tư lớn và giúp Equatorial Guinea trở thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất tại châu Phi. Equatorial Guinea chủ yếu xuất khẩu dầu mỏ sang Bắc Mỹ. châu Âu và châu Á, còn gas xuất chủ yếu sang Nhật Bản.

3. Nam Sudan: Tăng trưởng GDP nhanh nhất
Tiêu chí: Tăng trưởng GDP
Tăng trưởng GDP 2013: 24,7%
Nam Sudan, chính thức tách khỏi Sudan vào năm 2011, hiện trên bờ vực nội chiến. Bạo lực leo thang tại quốc gia này kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra hồi tháng 12. Tuy nhiên, năm 2013, quốc gia mới nhất thế giới này lại có tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới. Vào tháng 4, sản xuất dầu tại Nam Sudan đã bắt đầu trở lại và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế lạc quan cũng chưa làm thay đổi được thực trạng cuộc sống ảm đạm của người dân tại quốc gia kém phát triển này.

4. Mỹ: Nền kinh tế lớn nhất
Tiêu chí đánh giá: Quy mô nền kinh tế
GDP năm 2013: 16,7 nghìn tỷ USD
Đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia lớn nhất thế giới. GDP năm 2013 dự kiến đạt 16,7 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (8,94 nghìn tỷ USD). Sự phục hồi mạnh mẽ cho phép Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ giảm lượng tiền mặt bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ cho biết vẫn chưa cảm nhận được lợi ích từ việc nền kinh tế phục hồi. Thất nghiệp vẫn tràn lan trong dài hạn trong khi tăng trưởng lương thấp cùng lãi suất thế chấp tăng khiến nhiều người gặp khó khăn.

5. Luxembourg: GDP bình quân đầu người cao nhất
Tiêu chí đánh giá: GDP bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người: 110.573 USD
Trong 2 năm liên tiếp, Luxembourg là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nhờ sự ổn định kinh tế, tài chính và dân số ít. Luxembourg vượt qua quốc gia giàu dầu mỏ Qatar, quốc gia có GDP đầu người lớn thứ 2 thế giới, 104.655 USD. Với tỷ lệ người nhập cư làm trong lĩnh vực tài chính đông, mức sống tại Luxembourg luôn ở mức cao nhất thế giới.
Tăng trưởng năm 2013 của nước  này cũng ở mức ổn định, bất chấp những vấn đề khó khăn quốc gia khác trong khu vực Eurozone đang gặp phải.
(Theo Zing/CNN)
-----------------

4 nhận xét:

  1. Sao không có nước của em vậy cà? Nước của em lúc nào cũng đứng đầu thế giới mà? Kỳ quá, em hổng chịu đâu!

    Trả lờiXóa
  2. Quan chức 5 cái nền này..... nghèo bỏ mệ!

    Trả lờiXóa
  3. 5 cai nen nay chi la nhat thoi thoi.......con lau moi duoc len thien duong.

    Trả lờiXóa
  4. Có cách nào sang bên đó làm việc và sống không? Rửa bát, dọn vệ sinh,...cũng được. e đag không có việc làm!

    Trả lờiXóa