Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Những mũi tên bảo vệ Biển Đông được Mỹ gửi tới Việt Nam

* MẶC LÂM
Chuyến công du Hoa Kỳ của Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh từ ngày 1 tháng 10 được dư luận đánh giá là thành công nhất trong các cuộc công du của tất cả giới chức cao cấp Việt Nam từ trước tới nay. Đặc biệt trong những bài nói chuyện của ông và kết quả Việt Nam được mua vũ khí sát thương của Hoa Kỳ, điều mà từ nhiều năm qua Hà Nội đã vận động không mệt mỏi để đạt tới.
Kể từ khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viếng thăm Washington vào tháng 7 năm 2013, mối bang giao Việt-Mỹ được nâng lên tầm “đối tác toàn diện” kèm theo đó là quan hệ giữa quân đội hai nước ngày càng được cải thiện.
Việt Nam đã thấy viễn cảnh mở ra lớn hơn trong việc hợp tác quốc phòng với Mỹ đặc biệt là vận động để Quốc hội Hoa Kỳ cho phép bải bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, được ban hành từ năm 1985.
Sau đó 10 năm, việc bình thường hóa quan hệ hai nước vào năm 1995 đã kéo Mỹ vào gần với Hà Nội hơn mặc dù còn rất nhiều bất đồng trên hồ sơ nhân quyền, một vấn đề gai góc mà Mỹ luôn tìm cách đối phó với Việt Nam khi Hà Nội thường xuyên sách nhiễu, đàn áp và giam giữ các nhà bất đồng chính kiến hay đấu tranh dân chủ nhân quyền.
Rất kiên nhẫn trong việc thuyết phục Việt Nam nới lỏng cách nhìn nhận nhân quyền, thay đổi đối xử với người bất đồng chính kiến cũng như chuẩn bị thiết lập một đối tác quan trọng khi trở lại Châu Á Thái Bình Dương, từ năm 2006, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán trang thiết bị quân sự phi sát thương cho Việt Nam. Bước đi này mở ra cho Việt Nam một cánh cửa mới nhằm tiếp cận với kho vũ khí hiện đại và lớn nhất thế giới hầu tự trang bị cho mình sức mạnh bảo vệ đất nước, nhất là đối phó với sự chèn ép của người láng giềng Trung Quốc lúc nào cũng hăm he ngoài Biển Đông.
Tuy nhiên, dù Việt Nam nhiều lần yêu cầu trong đó có cả công khai và gợi ý, Washington nhất định không bán vũ khí sát thương cho Hà Nội khi tình hình nhân quyền của Việt Nam chưa được cải thiện.
Ngày 1 tháng 10 năm 2014 khi ông Phạm Bình Minh được Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tiếp đón tại Bộ Ngoại Giao, phát biểu ngắn gọn và ý nghĩa, ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói:
- Cảm ơn ông Ngoại trưởng đã mời tôi đến thăm chính thức Hoa Kỳ. Từ khi thành lập quan hệ đối tác toàn diện, chúng ta đã có nhiều thành tích trong tất cả các lĩnh vực - kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, và các khu vực khác. Vì vậy, tôi đến Hoa Kỳ ngày hôm nay để gặp gỡ và làm việc với các đồng nghiệp Mỹ để xem xét các mối quan hệ song phương giữa hai nước. Tôi chờ đợi có các cuộc thảo luận hiệu quả về các vấn đề song phương, làm thế nào để tăng cường mối quan hệ của chúng ta, và cũng có thể thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm của chúng ta. Cảm ơn quý vị.
Kết quả cuộc gặp
Các cuộc thảo luận mà Bộ trưởng Ngoại giao chờ đợi không lâu khi ngay ngày hôm sau kết quả đáng khích lệ đối với Hà Nội đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa kỳ thông báo: Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki cho biết Hoa Kỳ sẽ cho phép bán vũ khí sát thương dùng cho an ninh trên biển nhưng chỉ trên cơ sở từng loại vũ khí cụ thể. Các vũ khí được chuyển giao sẽ bao gồm tàu chiến và máy bay, đặc biệt là trang bị dành cho cảnh sát biển Việt Nam. Những vũ khí quốc phòng có liên quan đến an ninh biển sẽ được bán cho Việt Nam nhằm giúp Hà Nội tăng cường sức bảo vệ bờ biển của mình.
Việc chấp nhận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam căn cứ trên các tranh chấp Biển Đông ngày một nóng bỏng mà Trung Quốc là một yếu tố hàng đầu. Hoa kỳ cho biết không riêng Việt Nam, PhilippinesIndonesia cũng sẽ nhận được những lô vũ khí để trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển của họ.
Trước chuyến đi của ông Phó Thủ tướng, Việt Nam đã thả nhỏ giọt vài tù nhân lương tâm như cách mà Hà Nội vẫn thường làm để chứng tỏ với Mỹ rằng họ có thiện chí trong các yêu cầu của Mỹ. Tuy nhiên sự quyết đoán và gây hấn các nước làng giềng của Trung Quốc mới là yếu tố mạnh mẽ khiến Quốc hội Mỹ chấp nhận thỉnh cầu của Việt Nam và sự chuẩn thuận này còn một ý nghĩa khác vượt lên những chiếc máy bay giám sát P-3 Orion mà dư luận vẫn đang chú ý.
Giáo sư Tương Lai, một lão thành cách mạng, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội Việt Nam cho biết suy nghĩ của ông về chuyến đi của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh:
Tôi cho đấy là một tin rất vui vì đầu xuôi thì đuôi lọt và điều này cũng nói lên cái thành công của Bộ trưởng Phạm Bình Minh, không hổ là con cụ Nguyễn Cơ Thạch, người mà trước đây trong cuộc họp đáng xấu hổ ở Thành Đô bọn Tàu đã phải ra áp lực đòi phải loại bỏ ông Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, sau đó cũng loại bỏ ra khỏi Bộ chính trị luôn. Những người lãnh đạo lúc bấy giờ như Nguyễn Văn Linh, như Đỗ Mười đã phải chấp nhận nhượng bộ nhục nhã như thế. Lần này Phạm Bình Minh đến Mỹ với tư thế của một Phó Thủ tướng, giống như một nhà Ngoại giao họ đánh giá ông ta là một trong những nhà ngoại giao kinh nghiệm nhất Châu Á.
Tôi cảm thấy được động viên khi ông nói trực tiếp với nhà ngoại giao người mỹ trực tiếp bằng tiếng Anh. Khi ông ta nói: “We can not change the history, but we can change the future” tôi nghĩ đây là một câu nói chứa đựng nhiều ý nghĩa trong đấy. Chúng ta không thể thay đổi quá khứ nhưng mà có thể thay đổi tương lai. Khi ông kết luận bài phát biểu về quan hệ Việt Mỹ thì thay đổi về tương lai đó nó hứa hẹn rất nhiều điều.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh rất sắc nét khi trả lời báo chí về mọi vấn đề. Ông tỏ ra là một viên chức ngoại giao lão luyện và phản ứng nhanh nhạy trước các câu hỏi mà hầu hết viên chức khác của Việt Nam không thể hay không dám trả lời.
Trong phiên họp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Center for Strategic International Studies (CSIS), khi một phóng viên từ Thượng Hải (Trung Quốc) hỏi rằng Việt Nam sẽ giữ quan hệ với Trung Quốc như thế nào trong tương lai trong ứng xử về tranh chấp Biển Đông trong khi tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ như hiện nay, ông Minh trả lời như sau:
Việt Nam có chính sách ngoại giao với rất nhiều nước khác nhau, quan hệ đa quốc gia, có nghĩa là chúng tôi phát triển quan hệ với tất cả các nước chứ không riêng nước nào. Chúng tôi đã thành lập bang giao với nhiều nước và Trung Quốc có mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam còn đối với Hoa Kỳ chúng tôi cũng có mối quan hệ đối tác toàn diện và sự phát triển quan hệ với Hoa kỳ không gây nguy hại gì cho bất cứ quan hệ của nước nào. Đây là chính sách của Việt Nam nó không lệ thuộc vào một quốc gia nào trong khi phát triển bang giao đối với một quốc gia khác.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã hoàn thành vai trò của mình sau nhiều nỗ lực của cả hai phía, tuy nhiên phần còn lại vẫn là Bộ chính trị Việt Nam. Quyết định đối phó với Trung Quốc không phải chỉ vũ khí tối tân, đắt tiền là đủ, nó còn tùy thuộc vào việc đặt quyền lợi dân tộc, đất nước vào đâu khi trong các cuộc đàm phán câu chữ xã hội chủ nghĩa, ý thức hệ và các lý luận cộng sản vẫn là tiền đề đè bẹp mọi ước nguyện của nhân dân thì vũ khí tối tân cách nào cũng đều vô ích.
M.L/rfa


18 nhận xét:

  1. Điều quan trọng nhất trong hợp tác với Hoa kỳ là Hoa kỳ cần có trách nhiệm hỗ trợ giúp Việt nam phát triển giáo dục ,khoa học công nghệ và mở rộng thương mại ,bù lại hậu quả một thời 2 nước đã bỏ qua mất cơ hội bang giao hòa bình trong liên minh chống phát xít.

    Việc hỗ trợ VN gia nhập khối thương mại xuyên Thái bình dương nên là ưu tiên quan trọng số một,gỡ bỏ cấm vận vũ khí chỉ mang tính ngoại giao,báo hiệu thời kỳ Mỹ Việt lấy lại lòng tin.

    Chính sách ngoại giao đa phương của VN tỏ rõ hiệu quả,đặc biệt trong điều địa chính trị riêng biệt của VN.Tuy nhiên chính VN cần xem xét kỹ những vấn đề thực tế về nhân quyền còn hạn chế,không nên ám chỉ ai đó lợi dụng nhân quyền để thay đổi thể chế,lật đôt chế độ mà phải thấy quyền của dân không được tôn trọng như quy định trong Hiến pháp sẽ gây tổn thương tình cảm ,lòng tin của dân với Nhà nước và nguy hiểm hơn nó sẽ tạo thế đối đầu giữa Nhà nước và nhân dân .

    Dân yêu cầu Đảng đổi mới tư duy,đổi mới Đảng,đổi mới cơ chế để Đảng CSVN đủ mạnh ,đủ vững trên cương vị đảng cầm quyền lãnh đạo phát triển Kinh tế VN trong thực tiễn hội nhập và phát triển quốc tế cạnh tranh sâu rộng khốc liệt như hiện nay chứ không bao hàm ý tranh quyền mà chỉ là chia sẻ trách nhiệm.

    Trả lờiXóa
  2. Bố ông đã bị các đc của mình làm nhục !Lịch sử ĐCS VN đã bị TQ làm nhục bởi những nãnh đạo Việt Gian; ĐM,NVL LĐA,PVĐ ,Phiêu Nông...? Bộ trưởng PB Minh hãy chứng tỏ HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ và cần lấy lại DANH DỰ, TỔ QUỐC VÀ TRÁCH NHIỆM với DT VN!!! Để k còn những HỒI ký ngậm ngùi, chua xót, thất bại, nhục nhã, cay đắng ,thua thiệt... mà người dân VN phải gánh chịu như ĐÈN CÙ nữa...?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  3. Mong sao Tổng Lú đừng trách PTT Minh : Dặn một đường làm một nẽo hỏng nồi gạo tao rồi - đồ ngu .

    Trả lờiXóa
  4. Lãnh đạo Đất nước như con cave, nay ôm thằng này, mai ôm thằng khác......bao giờ Việt Nam mới chính là mình?

    Trả lờiXóa
  5. Rôi nhớ đại ý Lý đạo thành nói "ai đó đội giang sơn lên đầu thì đều đáng tôn trọng dù họ có lúc thế nào! Toàn dân chỉ còn chờ lập trường của bct về tq,không phải là chống tq mà là không lệ thuộc tq.

    Trả lờiXóa
  6. ML phản động qá
    hóa ra chơi với mẽo viễn cảnh tuwoi sáng mới đến với xứ lừa
    bạn mẽo cũng thừa hiểu cầm quyền vn cần tiền của mẽo để giữ ghế
    .......chỉ có thế mà thôi

    Trả lờiXóa
  7. Các bác ơi! "Vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi. Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời!"

    Trả lờiXóa
  8. Xem ảnh, nhìn nét mặt PBM rất mãn nguyện, không ngầu như hồi tiếp DKT
    Xem TV thấy ông Trọng tiếp đối tác Hàn quốc mà phởn phơ, ngồi ưỡn ra ghế rất có vẻ bề trên, không biết đối tác nó nghĩ gì.

    Trả lờiXóa
  9. Anh Mạc Lâm cuối bài lại móc " ý thức hệ...lí luận cộng sản " cá bạn lại móc cave vào,nói lại thoi nhé,
    Vừa rồi,Lã Bất VI thời nay tập họp đông đám viết về lí luận... viết không ra,vì không thể biết cái gì mà viết...nên anh Mạc Lâm yên tâm.Ngày nay AI cũng đua làm giàu cho chính mình,nhưng không thể không nói đến kĩ niệm,không thể bỏ mặc giai cấp nông dân và công nhân để họ bị áp bức trở lại.Về vụ cave,nói như thế là quá,ĐCSVN từ khi thành lập đến nay,dường lối chính trị và ngoại giao là thống nhất,chả ôm EM nào cả,vài chú lỡ đi ngoài lề thì cho ra thôi,dù còn ngồi đó nhưng ngồi xơi nước cho đến ngày đại hội mà thôi,vì Đại đoàn kết mà.
    Khi Mao chiếm Hoàng Sa,Đặng chiếm Trường Sa,ngày nay cả bầy chúng lại chiếm cái chữ U,lưởi bò.phá rối và bày trò thủy tặc,cướp biern....thì không thể nói là HỌ là một quốc gia hay lãnh đạo một quốc gia được.và quá xa vời để nói họ là cộng sản hay cùng ý thức hệ được....
    Ta cần MỸ bán vũ khí cho ta,không phải vì cần vũ khí đó mới chống sự xâm lược của Trung Quốc hiện nay,mà cần cái lớn hơn nhiều.MỸ bán vũ khí cho ta nhưng không có hóa đơn tính tiền đâu,vì họ có nhiều cái lợi lớn hơn nhiều.
    Trung Hoa xưa nay rất phức tạp,tương lai càng phức tạp hơn,do vậy lúc nào cũng cần phân biệt,phân nhóm.Nước ta bầm dập vậy mà lắm người chưa tỉnh còn gây quá phức tạp huống chi nước nào.
    Tàu chiến chạy được là nhờ cái chân vịt,ra-da thấy được nhờ trương điện từ ổn định,nói nhau nghe qua radio nhờ từ trường ổn định....Trung Quốc không có các thứ tốt hơn và chúng lại không có sáng tạo,chúng ta hơn vì ta sáng tạo.
    Hiện nay ta còn yếu vì bị thừa một lá gọi là cờ,nó bắt dân ta sốt rét có màu vàng,nó chia nước ta làm ba cái gậy đỏ,à ba cái que đỏ....bậy bạ thiệt nên còn yếu một chút.Nước ta còn rối một chút,giàu tổ chát,chuyên lấy của người khác nhưng thề không bóc lột,lại xưng hùng trung với Đg. hiếu với dân....làm cho cả Đg và dân chịu hết nổi.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại Văn Hướnglúc 19:24 4 tháng 10, 2014

      Đã lâu rồi mà bệnh tâm thần của Công Sơn khó thuyên giảm! Nhiều khi thấy nặng thêm! Gay quá!

      Xóa
    2. Tóm lại dân tộc này không cần đạo chó săn
      công sơn nhề

      Xóa
    3. Đến cuối thế kỷ này, không biết CS khỏi bệnh không nữa?

      Xóa
    4. Dân tộc này,nhưng ở trên đất nước này thì chả còn chó săn đâu bạn ạ,
      Thời kì chó săn thịnh hành bị đảng Đại Việt nó lấy dây điện siết cổ,sau đó tưởng ngon hơn bị MỸ nó cúp viện trợ,NÓ chạy tan hàng,hoản loạn,lại căn nhau,đến mức hạm đội bảy nó đuổi,PHI nó bắt lột quần áo có màu săn.
      Tỉnh say ai mà biết cho tận.

      Xóa
    5. "Tỉnh say ai mà biết cho tận"?
      Công Sơn là triết gia con người mới XHCN.

      Xóa
  10. Thật nhục nhã đánh đuổi Mỹ đến bây giờ lại muốn được bám đít Mỹ. Không những vậy, con cháu các cụ nảnh đạo ĐCS VN cũng phải gửi sang Mỹ học mới được nên người.
    Tiền hậu bất nhất, tham lam và ác hơn quỷ dữ mà cứ đua nhau tự sướng.

    Trả lờiXóa



  11. NGUYỄN HỮU VIỆN : Ý KIẾN Chính trị Xã hội - Phần 2 /Nỏ thần xưa nay và Hỏa tiễn Mỹ hôm nay







    Nỏ thần xưa nay và Hỏa tiễn Mỹ hôm nay
    ***********************************



    Khối Óc suy luận lầm chỗ nơi mông !
    Nỏ thần tự ý trao giặc phương Bắc
    Nên Cơ đồ xưa nay đắm Biển Đông !
    Bao năm vận động không ngừng chưa đạt
    Dân 'Mỹ' thật 'đẹp' rộng lượng khoan hồng
    Kho vũ khí hiện đại lớn nhất thế giới
    Vệ quốc chống Đại Hán cuồng ngông
    Quá khứ Chiến tranh Lạnh không thể đổi
    Nhưng Tương lai thay được dễ như không !
    Nước 'Mỹ' thật 'đẹp' từ tâm rộng lượng
    Dân Việt cần vượt Tâm tính điều hằng trông
    Vũ khí tối tân : điều kiện cần nhưng chưa đủ !
    Tổ Quốc - Dân tộc đặt Tối thượng hay không ?
    Vòng kim cô Ý hệ nô lệ còn ám ảnh
    Nỏ thần - Hỏa tiễn Mỹ chỉ số không !
    Trí tuệ Phần Mềm cần nạp Tư duy hiện đại
    Trào lưu tiến bộ : Dân chủ - Tự do - Nhân quyền


    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Nhân Chính phủ MỸ bãi bỏ cấm vận Vũ khí sát thương



    Trả lờiXóa
  12. Đảng viên thời @:
    Đúng ! vũ khí dù tối tân mấy đi nữa,nhưng người lãnh đạo không biết định hướng thì cũng chỏ là thứ vô dụng .

    Trả lờiXóa