Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Đã có phương án kỳ thi quốc gia từ năm 2015

   * XUÂN TRUNG
Sáng nay (29/7), trong Hội nghị tổng kết năm học 2013-2014 và triển khai nhiệm vụ năm học mới, một kỳ thi THPT quốc gia được thông qua với dự thảo ba phương án.
Theo đó, một kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức vào năm tới với mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT, là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh. Bên cạnh đó tác động tích cực đến đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng dạy học.
Cụ thể, theo dự thảo này Kỳ thi sẽ được tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 6 hàng năm, bố trí thành cụm, theo địa bàn tỉnh. Tại mỗi tỉnh có thể có 1 hoặc 1 số cụm thi tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn. Các điểm thi là trường THPT và các trường ĐH, CĐ. Bộ GD&ĐT sẽ thảo luận với các tỉnh để thành lập các cụm thi quốc gia.
Địa điểm chấm thi sẽ được thành lập theo vùng miền. Hội đồng coi thi có thành viên là cán bộ, giáo viên của Sở Giáo dục và cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ. Lãnh đạo các hội đồng chủ yếu là lãnh đạo của các trường đại học và lãnh đạo Sở Giáo dục có uy tín, nhiều kinh nghiệm trong tổ chức kỳ thi quốc gia.
Hiện nay, Bộ Giáo dục đang đảm nhận nhiệm vụ tổ chức ra đề thi. Trong tương ai, việc này sẽ do trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thong quốc gia đảm nhiệm.
Nội dung câu hỏi của đề thi ở cả bốn mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng , vận dụng cao, vừa có phần cơ bản đáp ứng cho hầu hết thí sinh, vừa có phần nâng cao nhằm phân hoá học sinh nhằm phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.
Đề thi được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng các câu hỏi mở. Cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi, tăng dần yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó.
              Các môn Toán, Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý sẽ thi tự luận 180 phút, các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngoại ngữ trắc nghiệp 90 phút.
Lựa chọn phương án nào?
Môn thi có 3 phương án. Phương án 1 là theo môn thi. Thi 8 môn gồm Toán, Văn, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ. Có 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi một môn. Để được xét công nhận tốt nghiệp, mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Hoá, Lý, Sinh, Sử, Địa.
Kết quả  của bốn môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT, kết quả 4 môn thi này cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo.
Ngoài 4 môn thi trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm môn thi của kỳ thi THPT quốc gia còn lại để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ theo yêu cầu của ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định. Theo lộ trình, các môn thi sẽ được chuyển dần thành bài thi với mức độ tích hợp từ ít đến nhiều, phù hợp với việc dạy và học ở các nhà trường.
Theo Bộ Giáo dục, ưu điểm của phương án này là tạo thuận lợi cho việc ra đề thi, đảm bảo đánh giá được mức độ học vấn phổ thông và phân hoá tốt hơn trình độ thí sinh, phân luồng mạnh đối với người học sau THPT, giúp các trường ĐH, CĐ lựa chọn được thi sinh phù hợp với ngành đào tạo.
Thực hiện các môn thi cũng sẽ ít có xáo trộn, không gây lo lắng, áp lực tâm lý đối với giáo viên, học sinh, nhất là đối với học sinh đã học xong chương trình THPT từ năm 2014 trở về trước tham dự kỳ thi. Việc chấm thi cũng thuận lợi, dễ dàng. Học sinh có thể dự thi nhiều môn nên có nhiều cơ hội dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, kỳ thi diễn ra trong 4 ngày (8 buổi thi) nên công việc của giáo viên sẽ nhiều hơn, chi phí sẽ cao hơn. Có thể dẫn đến việc dạy dồn hoặc cắt xén chương trình đối với những môn không thi.
Phương án 2 là thi theo bài. Trong kỳ thi, 8 môn học ở lớp 12 gồm Toán, Văn, Lý, hoá, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bài thi Khoa học tự nhiên (gồm Lý, Hóa, Sinh) và bài thi Khoa học xã hội (gồm Sử và Địa).
Mỗi thí sinh phải thi bốn bài gồm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Thí sinh chọn một trong hai bài thi khoa học tự nhiên hoặc xã hội.
Phương án này có ưu điểm là chỉ tổ chức trong 2,5 ngày thi, mỗi buổi 1 bài, gọn nhẹ, giảm chi phí. Mức độ tích hợp, tổng hợp các môn thi thành bài thi mạnh và nhanh hơn phương án 1, hạn chế được việc dạy dồn hoặc cắt xen chương trình đối với những môn không thi.
Tuy nhiên, việc thi theo bài thi tổng hợp chưa được giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ, do đó có thể sẽ gây lo lắng, tác động đến tâm lý của giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Nếu thực hiện ngay từ 2015 thì sẽ có những khó khăn, đòi hỏi phải nỗ lực chuẩn bị ở các khâu ra đề, coi thi, chấm thi, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên.
Việc chấm thi theo bài thi tổng hợp phải có nhiều giáo viên ở các môn khác nhau cùng chấm một bài thi như bài khoa học tự nhiên gồm 3 giáo viên Lý, Hoá, Sinh, bài thi khoa học xã hội gồm giáo viên của hai môn Sử và Địa. Thời gian dàn cho mỗi môn thi trong bài thi tổng hợp ít hơn, do vậy việc ra đề thi để vừa đáp ứng học vấn phổ thông, vừa có phần nâng cao để phân hoá trình độ học sinh phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ khó khăn.
Với phương án 3: Trong kỳ thi, 11 môn học lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân được tuyển chọn để tổng hợp thành 4 bài thi.
Theo đó, bài thi Toán – Tin (gồm các môn Toán và Tin học). Bài thi Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa  học, Sinh học và Công nghệ). Bài thi Khoa học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân). Bài thi Ngoại ngữ. Tất cả sẽ có 4 buổi thi được tổ chức trong 2 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.
Theo Bộ GD&ĐT, ưu điểm của phương án này, với 2 ngày thi được tổ chức gọn nhẹ hơn, giảm chi phí cho tổ chức thi. Phương án này có được  mức độ tổng hợp, tích hợp các môn thi thành bài thi mạnh và nhanh hơn phương án 1. Phương án này cũng hạn chế việc dạy dồn hoặc cắt xén chương trình đối với những môn thi như trước đây.
Tuy nhiên, khó khăn của phương án này nếu thi theo các bài thi tổng hợp, điều đó giáo viên và học sinh chưa được chuẩn bị đầy đủ, do đó có thể gây lo lắng, tác động đến tâm lí của giáo viên và học sinh.
Nếu thực hiện từ năm 2015 sẽ có những khó khăn nhất định, đặc biệt là khâu ra đề, coi thi, chấm thi, tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên. Bên cạnh đó, việc chấm thi theo vài thi tổng hợp nhiều giáo viên các môn khác nhau cùng chấm. 
Cũng theo đó, thời gian dành cho mỗi bài thi trong bài thi tổng hợp ít hơn, do vậy việc ra đề thi để vừa đáp ứng học vấn phổ thông, vừa có phần nâng cao, để phân hóa trình độ học sinh để phục vụ tốt cho tuyển sinh vào ĐH, CĐ sẽ khó khăn hơn. Việc sử dụng 11 môn thi để tổng hợp thành 4 bài thi gây áp lực, căng thẳng cho học sinh vì học sinh phải học và ôn tập nhiều môn thi.
Đối với môn Ngoại ngữ, với những học sinh, học viên không được học hoặc trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn Ngoại ngữ, thay vào đó chỉ phải thi/bài thi ứng với mỗi phương án (gồm 2 môn thi/bài thi bắt buộc và 1 môn thi/bài thi tự chọn). 
            Bộ GD&ĐT cũng cho biết, việc sử dụng kết quả thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để đề xuất xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp. Như vậy, học sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng kí vào học ở ngành và trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết quả thi quốc gia.
Việc xét công nhận tốt nghiệp,với những học sinh đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định trong Quy chế thi sẽ được công nhận tốt nghiệp theo tiêu chí: Điểm xét tốt nghiệp, điểm của 4 môn tối thiểu hoặc điểm của 4 bài thi. Đối với những thí sinh GDTX không thi ngoại ngữ thì điểm công nhận tốt nghiệp là điểm của 3 môn/bài thi. 
Điểm ưu tiên khuyến khích dựa theo Quy chế thi. Với những thí sinh chưa được công nhận tốt nghiệp, Sở GD&ĐT căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện ở lớp 12, xét cho thí sinh được dự thi lại ngay trong năm đó bằng đề dự bị để xét công nhận tốt nghiệp theo Quy chế.
*** Việc tuyển sinh ĐH, CĐ, các trường phải thông tin về tuyển sinh trước kỳ thi quốc gia 6 tháng trên website của trường và Bộ GD&ĐT. Kèm theo đó, các trường nêu rõ phương thức tuyển sinh, trong đó cần chỉ rõ hình thức và mức độ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia trong việc tuyển sinh vào trường theo từng ngành học.  
XĐối với các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh cần công bố phương thức tuyển sinh, trong đó các môn thi, bài thi của Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được dùng để xét tuyển đối với từng ngành đào tạo của trường và công bố môn thi/bài thi chính sẽ nhân hệ số điểm trong số các môn thi/bài thi xét tuyển đối với từng ngành đào tạo.
Ngoài ra, trên cơ sở đặc thù của từng trường kèm theo việc sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia các trường có thể bổ sung hình thức kiểm tra năng lực khác  như sơ tuyển, phỏng vấn, viết luận, kiểm tra IQ…
Với các trường ĐH, CĐ không sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia phải xây dựng đề án tuyển sinh riêng trình bộ GD&ĐT, trong đề án cần chỉ rõ phương thức tuyển sinh, điều kiện đảm bảo chất lượng nguồn tuyển.
(GDVN)
========

39 nhận xét:

  1. Đảng viên thời @:
    Đây là cải cách trong thi cử hay một sự đánh đố học sinh!Sau 40 năm cứ cải tiến rồi lại cải lùi không biết bao giờ mới ổn định!Quả thật là "Ngành giáo dục mà không có giáo dục"?Sao cứ "Định hướng" nhiều phương án thế để học sinh và các thày cô giáo biết đằng nào mà lần.Chắc anh Đam nhảy vào vụ này để đã rối lại càng thêm rối ./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thí sinh Dô Bục hay đưa ra đáp án cuối cùng

      Xóa
    2. ĐỌC QUA CÁC PHƯƠNG ÁN TA THẤY NGAY RẰNG BỘ GD-ĐT CHUẨN BỊ KỲ THI NÀY CÒN NHIỀU MẮC MỚ. MỤC TIÊU CỦA KỲ THI KHÔNG THỰC RÕ RÀNG NÊN CHỈ THẤY NHƯỢC ĐIỂM CỦA KỲ THI MÀ CHƯA THẤY ƯU ĐIỂM Ở ĐÂU CẢ.
      1)-THI 8 MÔN TRONG 4 NGÀY LÀ NHIỀU HƠN 2 KỲ THI (TỐT NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC) CỘNG LẠI ?
      2)- MÔN THI TÍCH HỢP ĐẾN 3 MÔN HỌC (LÝ HÓA SINH) TRONG MỘT BUỔI THI THÌ CÓ BAO NHIÊU THỜI LƯỢNG CHO TỪNG PHẦN? LIỆU CÓ ĐỦ TIN CẬY CHO MỤC TIÊU TUYỂN SINH CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯƠNG ỨNG?
      GỠ RỐI PHẢI TÌM ĐÚNG ĐẦU MỐI, NẾU KHÔNG CÀNG GỠ CÀNG RỐI !

      Xóa
  2. Trương Minh Tịnhlúc 10:11 30 tháng 7, 2014

    Tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh và dạy học 5 năm.Tôi chỉ xin thưa một câu: Giáo Dục của chế độ CS Việt-Nam không ra gì (xin lỗi quý vị).....Mà không cứ chi chuyện dạy & học. Cái gì cũng dzõm cả. Làm cà trật cà dzuột rồi báo cáo là "hoàn thành xuất sắc".Tôi ở trong nghề,tôi biết tõng tòng tong hết. Chán lắm quý vị ạ ! Thiệt buồn cho đất nước !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không ở trong nghề cũng biết. Có đièu chúng lừa thế giới tinh vi lắm. Họ vốn ngố (thực thà) nên tin vào số liệu của bọn chúng, và nghĩ "VN đang ổn định kinh tế"? Thế có chết người không chứ?!

      Xóa
    2. Minh Tịnh em mới ra trường 5 năm mà đã biết tỏng hết cái thối nát của giáo dục .Còn chị ra trường 17 năm rồi . Chị yêu cài nghề của chị lắm em biết không ? Cái nghề mà cao quý nhất trong những nghề cao quý Mãi đến hôm nay chị mới thấm thía những buồn vui trăn trở trong cuộc đời đi dạy học em ạ . Chi chia sẽ cùng em cho nhẹ bớt lòng . Ra trường 17 năm tiền lương không đủ nuôi con và bố mẹ già chỉ có 6 triệu bạc ấy là nhờ có ông Thiện Nhân có đề án thâm niên cho GV mới được một nấy . Hết một tháng trời mong ngóng vào đồng lương còm cõi thì hỡi ơi đủ các khoản trừ ( Quỹ lương hưu , bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất nghiệp công đoàn phí đảng phí đã mất gần 12 % lương rồi ) .Chưa yên đâu còn các loại tiền ủng hộ nữa không có tháng nào là không phải trừ : Ủng hộ xóa đói giảm nghèo , chia khó vùng cao ,mái ấm tình thương , mái ấm công đoàn , chất độc gia cam , đền ơn đáp nghĩa ,biển đảo quê hương , hội chữ thập đỏ v v và vv hàng vài chục các loại quỹ đè vào đông lương của chị em ạ Cứ một ngày lương mà trừ mà cái cấp trên họ là ai mà họ đè đầu cỡi cổ mình thế không biết nữa họ chẳng cần xem mình có đồng ý và tự nguyện không cứ công văn về là trừ cái rẹc chẳng tiếc thương gì . Em thử nghĩ đi 6 triệu bạc lương của chị còn đâu . Chưa hết đâu em ơi ai là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam như chị lại phải đóng thêm cho xã 200 nữa để họ viết sách lịch sử địa phương đảng viên nào không đóng cuối năm không phê chuẩn vào tờ giấy ý kiến nhận xét của thôn .Chỉ biết ôm nỗi buồn tủi vào lòng thôi . Nói thế thôi lương ít thì chịu khó ăn rau cháo cầm hơi cho qua ngày đoạn tháng vì đất nước mình đang khó khăn mà đúng không em .Nhưng hỡi ôi bộ giáo dục có để yên cho mình lo toan trăn trở với nghề đâu nay phương pháp dạy học này mai phương pháp dạy học kia toàn là dự án rác của nước ngoài đem về bắt giáo viên phải học và dạy học sinh nào là pp bàn tay nặn bột , góc , nhóm , khăn phủ bàn ..v v..nhiều vô kể pp này chưa xong lại đến pp khác . Sau một thời gian đổi mới học sinh lơ ngơ như bò đội nón . Chất lượng GD tụt dốc trầm trọng . Mình thiết nghĩ các pp naỳ chỉ đúng cho những trường có phương tiện dạy học đầy đủ như bàn ghế , máy chiếu , ánh sáng ...và lớp học chỉ từ 20 đến 25 học sinh là vừa đằng này ở vùng quê nghèo ăn không đủ no , mặc không đủ ấm sách vở phương tiện dạy học thiếu một lớp 35 đến 40 học sinh thì học thế nào . Tại sao bộ giáo dục không đặt mình vào vị trí chúng mình nhỉ . Nhiều lúc bức xúc không biết làm gì hỏi ai ai biết bây giờ hỏi ai. Bộ thì thế đấy còn nghành thì sao ối trời đất ơi 25 loại hồ sơ Chỉ hồ sơ thôi cũng chết tôi rồi . còn đâu thời gian làm gì nữa .Có những loại hố sơ mà đọc ra ai cũng phải nực cười sổ hội họp , sổ tích lũy , sổ bồi dưỡng , sổ ghi chép thường nhật , số kiểm tra .....Đặc biệt hơn nữa địa phương chị lại có một sáng chế mà không bất kỳ nơi nào có đó là :trong giáo án hôm nay cô dạy cần kiểm tra học sinh nào thì đánh tên học sinh ấy vào được bao nhiêu điểm thì giáo án , sổ đầu bài , sổ điểm cá nhân , sổ điểm lớn phải khớp . thôi chết tôi rồi có phải em nào kiểm tra cũng được ngay 5 điểm đâu . Có những em hôm nay ốm , chưa học bài các em không có cơ hội sửa điểm . Giáo viên bọn chị làm gì em biết không ? Ngày mai kiểm tra em nào thi hôm nay phải dặn : mai 2 bạn này học bài đi nhé cô đánh tên vào giáo án rồi đấy . Buồn một nỗi buồn cho những kẻ ngồi trên đầu nhiều người mà không có tư duy . Một đát nước giáo dục thế thì phát triển làm sao được .Chị thì chẳng sao nhưng thương đám học trò thương con cái của mình sinh ra ở một đất nước mà lãnh đạo nào lên cũng chỉ vì cái túi của họ . Em đang còn trẻ hãy cố gắng lên đừng chán nản hãy yêu cuộc đời này bằng trái tim em ạ .

      Xóa
  3. Để có kỳ thi tốt, tránh rườm ra tốn kém phải tách hẵn kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông và kỳ thi vào cao đẳng, Đại học.
    Hai kỳ thi có mục đích khác nhau.
    Kỳ thi tốt nghiệp, là đánh giá công nhận học sinh đã đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng bậc phổ thông, các thông tin càng đầy đủ về chương trình giáo dục phổ thông càng tốt và việc này có thể đánh giá qua kết quả học tập và tu dưỡng của các em. Nên chăng bỏ kỳ thi này, giao cho các trưởng phổ thông đánh giá kết quả lũy tiến và kết quả các bài kiểm tra cuối năm học của lớp 12 , cách làm này nếu quản lý tốt vừa chính xác lại vừa tránh áp lực, tốn kém tạo thời gian để các em ôn thi Đại học tốt nhất.
    Còn thi vào Đại học Cao đẳng mục đích khác, là chọn những em có kiến thức, kỹ năng cao hơn, có năng lực tốt hơn để đào tạo tiếp do đó phải tổ chức kỳ thi mang tính quốc gia nghiêm túc nhưng không nên cồng kềnh, tốn kém tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và toàn xã hội.
    Kỳ thi này để đánh giá năng lực của học sinh về các kiến thức phổ thông chung cần thiết và các kiến thức kỹ năng phù hợp với chuyên môn đào tạo do đó Bộ nên đặt một số bộ môn bắt buộc theo tôi là 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Lịch sử Việt nam, thi thêm 2 môn còn lại do đơn vị tuyển sinh lựa chọn để phục vụ cho học tập chuyên môn.
    Chứ phương án tổ chức 2 kỳ thi trong 1 trong điều kiện hiện tại cả phương diện đạo đức và điều kiện sẽ xẫy ra rất nhiều tiêu cực và kỳ thi vẫn đồ sộ, tốn kém, đầy áp lực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. theo mình thì mình cũng đồng ý với ý kiến của Nặc Danh là tách thành 2 kì thi riêng. Tốt nghiệp riêng mà Đại học riêng, như thế thì sẽ giảm được chi phí trong kì thi không gây áp lực lên học sinh và giáo viên.Việc ghép 2 kì thi tốt nghiệp và đại học thành 1 kì thi chung như vậy vẫn tốn kém lắm mà người thiệt thòi nhất là học sinh và giáo viên, cứ thay đổi như vậy thì học sinh và giáo viên biết đằng nào mà học. Mà dư luận trong giới học sinh nhiều lắm.theo tôi thì cứ tách riêng 2 kì thi ra cho dễ mà còn tránh được cho học sinh và giáo viên

      Xóa
  4. kỳ này lãnh đạo bộ giáo dục toàn thiểu năng trí tuệ thì phải,sửa đổi cải cách toàn diện rồi cuối cùng phải bỏ vì thi mà không có người trượt thì thi làm gì giống như câu chuyện cười"tại đây bán cá tươi"bây giờ lại bầy ra cái trò vô tưởng là thi tốt nghiệp rồi lấy điểm để vào đại học.Nếu làm như vậy thì giải tán các trường đại học đi cho nhanh vì thi ở các trường phổ thông thì láo nha láo nháo dẫn đến em được 10 điểm thì không biết gì còn em học giỏi có khi thi chỉ còn 5 điểm.

    Trả lờiXóa
  5. sai đâu sửa đấy!
    sửa đấy sai đâu?
    sửa đâu sai đấy
    càng sửa càng sai.....
    càng sai càng sửa.....

    Trả lờiXóa
  6. Các kỳ thi "Đường lên đỉnh Olympia" bộc lộ sự yếu kém của các thí sinh, những người được coi là học sinh xuất sắc của đất nước.
    Coi chương trình "Ai là triệu phú" mới thấy thảm hại cho kiến thức của khán giả khi chọn phương án sai cho những câu hỏi rất dễ.

    Trả lờiXóa
  7. Nên nhường những loại thông tin này cho "lề quốc doanh" khai thác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo này cũng nên đa dạng, khi người ta ít đọc báo giấy nữa.

      Xóa
  8. Bộ GD&ĐT luôn làm cho vấn đề trở nên phức tạp. Với tỷ lệ TN như hiện nay trên 95% thì ta chỉ xét tốt nghiệp cho học sinh theo điều kiện như điều kiện được lên lớp nghĩa là không có môn nào có điểm tổng kết dưới 3,5 (như vậy tránh được tình trạng học lệch, chương trình phổ thông sẽ cung cấp cho các em một chuẩn kiến thức vừa phải và đầy đủ). Tổ chức một kì thi tuyển sinh vào đại học theo yêu cầu của từng trường Đại học (Trước mắt Bộ lo cho kì thi này để tránh tiêu cực sau đó khi đã ổn giao quyền tự trị, tự chủ cho trường). Bộ tập trung vào việc kiểm tra chất lượng đào tạo và nhất là đầu ra của các trường (nghiên cứu để nguồn nhân lực đào tạo sát với nhu cầu và yêu cầu của xã hội). 5 -10 năm trước mắt thực hiện như vậy sau đó sẽ tiếp tục cải tiến cho phù hợp hơn theo sự phát triển của xã hội.

    Trả lờiXóa
  9. Không hiểu sao BGD lại chọn môn Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc nhỉ?
    Đây là môn học tốn thời gian và kém hiệu quả nhất (ít ứng dụng) trong chương trình GDPT - nhất là trong điều kiện đường lối đối ngoại của NN ta ...ít ổn định!
    Chỉ nên đặt nó là môn tự chọn, và chỉ nên chọn dạy tiếng Anh ở cấp học PT. Các trường ĐH thì có thể yêu cầu tuyển sinh chỉ đối với HS có chọn môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT.
    Như vậy sẽ vừa tiết kiệm được chi phí GDPT, vừa phân hóa được trình độ để phù hợp với nhu cầu LĐXH, vừa đảm bảo được chất lượng đào tạo ĐH theo hướng hội nhập QT.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tôi hoàn toàn đồng ý với GAI TRE.Sinh viên đh ngoại ngữ ra trường còn không dịch được bài,không nói chuyện được với tây,giáo viên ngoại ngữ cũng không hơn.môn này chỉ coi là môn tự chọn

      Xóa
    2. Dốt ngoại ngữ nói chung là tội ác của chế độ! Nếu một quốc gia mà du khách nước ngoài ưa thích và tới nườm nượm, dân quốc gia đó ắt có nhiều điều kiện tiếp xúc vời người nước ngoài và tự nhiên sẽ giỏi tiếng Anh. Giữa một sinh viên khoa ngoại ngữ và một xe ôm ở Q1, Hồ Thành, ai sử dụng tiếng Anh tốt - cha xe ôm chứ ai!

      Xóa
    3. Cậu nói tôi thấy đúng quá . Là người trong nghành giáo dục tôi thấy trường tôi có 4 giáo viên ngoại ngữ mà toàn một lũ bò đội nón thôi . hỏi gì cũng không biết có mỗi một từ mới 4 cô phát âm 4 kiểu con trai tôi bảo mẹ ơi cô nào nói đúng . Tôi bảo mẹ bó tay để mẹ hỏi ông bộ trưởng bộ giáo dục đã . Tôi thiết nghĩ ông ấy lại càng ngu hơn 4 cô trường tôi .Mấy năm nay hè nào đội ngũ GV ngoại ngữ cũng học chương trình đào tạo chuẩn gv ngoại ngữ thi đến 5 lần chứng chỉ chẳng cô nào đạt .Tiếng Việt các cô còn chẳng thông chẳng phân biệt được chủ ngữ ,vị ngữ thì tiếng anh biết gì . Năm nay thanh hóa chúng tôi được sự lãnh đạo tài ba ,sáng suốt của bà hằng giám đốc sở giáo dục chọn môn ngoại ngữ thi vào lớp 10 nhưng bà ta lại công bố ngay từ đầu năm học làm cho học sinh tôi chẳng quan tâm gì đến các môn học khác suốt ngày ê a vài chữ tiếng anh . Thế đấy lãnh đạo như thế thì giáo dục nát bét là đúng rôi . Mà bạn biết bà ta lên chức giám đốc sở giáo dục thanh hóa bằng con đường nào không nói thật với cậu bà ta rất xinh gái nên được bọn cộng sản đỏ để ý thế là bốc lên thôi . Quay lại môn ngoại ngữ , giáo viên ngoại ngữ tự nhiên tha hồ đốn tiền của phụ huynh và cuối cùng nhìn cái bảng điểm thi vào lớp 10 môn ngoại ngữ tôi thật chua xót và chán nản . Tôi thiết nghĩ đúng là phải đổi mới toàn diện giáo dục nhưng phải đổi mới thật sự thể hiện bằng việc làm , hành động chứ không hô hào suông như đảng cộng sản vẫn làm .

      Xóa
    4. Cậu nói tôi thấy đúng quá . Là người trong nghành giáo dục tôi thấy trường tôi có 4 giáo viên ngoại ngữ mà toàn một lũ bò đội nón thôi . hỏi gì cũng không biết có mỗi một từ mới 4 cô phát âm 4 kiểu con trai tôi bảo mẹ ơi cô nào nói đúng . Tôi bảo mẹ bó tay để mẹ hỏi ông bộ trưởng bộ giáo dục đã . Tôi thiết nghĩ ông ấy lại càng ngu hơn 4 cô trường tôi .Mấy năm nay hè nào đội ngũ GV ngoại ngữ cũng học chương trình đào tạo chuẩn gv ngoại ngữ thi đến 5 lần chứng chỉ chẳng cô nào đạt .Tiếng Việt các cô còn chẳng thông chẳng phân biệt được chủ ngữ ,vị ngữ thì tiếng anh biết gì . Năm nay thanh hóa chúng tôi được sự lãnh đạo tài ba ,sáng suốt của bà hằng giám đốc sở giáo dục chọn môn ngoại ngữ thi vào lớp 10 nhưng bà ta lại công bố ngay từ đầu năm học làm cho học sinh tôi chẳng quan tâm gì đến các môn học khác suốt ngày ê a vài chữ tiếng anh . Thế đấy lãnh đạo như thế thì giáo dục nát bét là đúng rôi . Mà bạn biết bà ta lên chức giám đốc sở giáo dục thanh hóa bằng con đường nào không nói thật với cậu bà ta rất xinh gái nên được bọn cộng sản đỏ để ý thế là bốc lên thôi . Quay lại môn ngoại ngữ , giáo viên ngoại ngữ tự nhiên tha hồ đốn tiền của phụ huynh và cuối cùng nhìn cái bảng điểm thi vào lớp 10 môn ngoại ngữ tôi thật chua xót và chán nản . Tôi thiết nghĩ đúng là phải đổi mới toàn diện giáo dục nhưng phải đổi mới thật sự thể hiện bằng việc làm , hành động chứ không hô hào suông như đảng cộng sản vẫn làm .

      Xóa
  10. Nguồn lực nước ta vốn kém mà thời khắc này hầu như lĩnh vực nào cũng đem ra đổi mới, cố gắng đổi mới thì không biết lấy tiền ở đâu? Hôm nay mới thấy bắt ông nào đó của ngân hàng xây dựng thì lập tức thay máu lãnh đạo ngân hàng.
    Bộ rất sợ phải giao quyền cho các trường đại học vì một khi các trường có người tiên phong bỏ các môn như Triết học marx lê, lịch sử đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và một đống các môn liên quan đến kinh tế chính trị, thì các trường khác ồ ồ làm theo. Một dòng nước nhỏ, mạnh, lạnh lẽo có thể tạo thành một cơn sóng mà đảng trị không bao giờ muốn cho dù các bộ môn đó ở các trường đều bị sinh viên coi thường, cúp tiết, bỏ lớp hay ngủ gật.
    Giáo dục ở nước ta có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng hiện nay nhưng cái khóa lớn nhất chính là cái nói bên trên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giờ mới thấy sự nguy hiểm của vụ "đổi mới" - nói chung, đó là động tác của một kẻ rối loạn.

      Xóa
  11. Nên có kì thi tốt nghiệp THPT và thi vào các trường ĐH và CĐ riêng vì mục đích 2 kì thi này khác nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mựa....thi mà toàn đỗ 99,99%...thì tổ chức thi làm chóa gì?

      Xóa
  12. Nhìn vào các trường học biểu bảng băng rôn khẩu hiệu rợp trời như 'Tiên học lễ..' Năm học đổi mới...Học sinh thanh lịch rồi tích cực ,thân thiện...Ngoài đường thì cờ phướn bảng hiệu băng rôn tượng đài tung hô mỗi khi có dip 'Mừng Đảng Mừng Xuân Mừng đất nước đổi mới nào là QUANG VINH... MUÔN NĂM...SỐNG MÃI ...VĨ ĐẠI .Thì việc thay đổi đổi thay ,mới cũ cũ mới cũng chỉ như lừa đàn khỉ -sáng 3 hạt dẻ chiều 5 -sáng 5 hạt dẻ chiều 3 hạt- vỗ tay ,ơn đảng ơn nhà nước???VN vừa để mất danh hiệu ô tô đắt nhất TG vào tay CU BA và VNlà 1 trong những nước có nhiều tượng đài.. nhiều cái nhất TG nghe đâu chỉ đứng sau Bắc Hàn?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  13. Tốt nhất la không tổ chức bất kỳ một kỳ thi nào trong toàn bộ nền giáo dục Việt nam, không cho sự dốt nát của học sinh sinh viên được bộc phát ra bên ngoài, không thi thì sẽ không thể biết được điều gì hết. Để ngành giáo dục đỡ bị ném đá, bỏ hết từ tốt nghiệp tiểu học, ptcs và bây giờ sáp nhập thpt vào ĐH và CĐ để âm thầm loại bỏ kỳ thi thpt.

    Trả lờiXóa
  14. THỰC ĐẠO
    Các bác nói cũng như bộ GD thôi.Theo tôi,ta đánh giá nước ta bây giờ pt bằng thời kỳ nào của Mỹ Nhật Úc trước đây, rồi đem bê toàn bộ cách GD thời đó về nhưng không được thêm bớt.Đỡ tốn kém lại đỡ hại con em. Bọn trên bộ GD chỉ muốn đưa đề án này nọ cải cách cái dạ dày của chúng nó thôi .Con bọn chúng di du học hết ,còn lại con em người khác chúng đâu có quan tâm.

    Trả lờiXóa
  15. Nói về giáo dục, cần quan tâm đến "Sự lãnh đạo của Đảng". Nên đưa đảng viên vão lãnh đạo nhà trẻ( Mẫu giáo đã làm rồi). Có nghĩa là từ công việc chùi đít cho trẻ con, không có Đảng là không xong. Ở đó cũng nhiều "màu" lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông nói hơi thô "là chùi đít" Nhưng theo tôi ăn cứ... mà có tiền , có quyền thì bọn tham nhũng làm tuốt . Những cài nhục nhã như cúng vợ cho xếp hoặc ngửa ra để lên chức bọn chúng còn làm huống hồ 3 chuyện vặt vảnh kia .

      Xóa
  16. Tôi có thằng cháu học lớp 5, lười học thuộc loại :đỉnh cao". Tôi la rầy nó:
    - Học dốt lớn lêm làm được cái chó gì hả?!
    Nó vênh váo:
    - Làm cách mạng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn phúc lớn cho nhà anh (hay nhà chị) đấy; làm cách mạnh nó phá, nó xây còn phụ thuộc vào sức của nó
      Còn con tôi nó trả lời: Làm thầy, làm lãnh đạo
      Trong điều kiện hiện nay, nó thừa sức, thế mới chí nguy.

      Xóa
  17. Đảng ta lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối.Vì vậy,muốn cải cách giáo dục phải cải cách đảng ta trước đã,đó là cái gốc của vấn đề

    Trả lờiXóa
  18. xã hội việt nam hiện nay là một bức tranh không lời

    Trả lờiXóa
  19. Tan nát như thế này chưa đủ sao các ông ? Còn muốn gì nữa đây ?

    Trả lờiXóa
  20. Nước Nhật giàu mạnh như ngày nay có phần nhờ cải cách giáo dục mà nhiều người nói là họ " bê nguyên xi chương trình của Tây Âu".
    Nền GD Việt Nam trở nên rối loạn kể từ khi ông Trần Hồng Quân lên làm Bộ trưởng; sau đó cái đổi mới không giống ai theo cơ chế thị trường định hướng chung chung đã làm hỏng GD của ta. Nhà trường cũng đầu têu chạy theo đồng tiền, tôn thờ đồng tiền, không tiền không dạy, tiền ít dạy it, riền nhiều dạy nhiều. Mảng đạo đức bỏ trống; chương trình , sách giáo khoa cũng vì tiền trước tiên, sự nghiệp GD làm sau... tất yếu dẫn đến rối loạn.
    Thà cũng làm một nhát như nước Nhật có hay không? Dốt thì phải đi học, có gì xấu đâu, hề?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay quá, bác nói em mới biết . Thế ra trước ông Trần Hồng Quân, giáo dục của ta không có điểm nào đáng chê trách .

      Tiên sư đổi mới! Hay là chúng ta đổi lại như cũ đi ?

      Xóa
  21. Làm gì được mà cứ"cải" với "cách",'cách" với "cải" mãi thế,một việc VÔ CÙNG NHỎ,đó là nạn thành tích,chạy điểm,nạn dạy thêm học thêm-một vấn đề vô cùng bức xúc trong dân chúng,gây ra vô vàn tiêu cực,giờ vẫn còn y nguyên ra đó- mà đã mấy chục năm rồi,hô hào tưng bừng từ trên xuống dưới ! Thôi đi,cho em xin các cụ ạ ! bày cách để móc tiền nữa hay sao ?

    Trả lờiXóa
  22. Thăng - trầm giáo dục, đổi - thay - bàn
    Đào tạo, chương trình, dự án - tràn
    Lý thuyết, thực hành, thi với cử
    Nhìn ra thế giới, cháy tâm can!

    Trả lờiXóa
  23. - Thời đại hiện nay là thời đại của công nghệ kỹ thuật, chúng ta cần có 1 đội ngũ nhân lực trình độ cao, chuyên sâu, giỏi trên từng lĩnh vực. Do đó, bước đột phá trong giáo dục chính ở giai đoạn giáo dục tại đại học, cao đẳng, trung cấp (hoặc cao hơn nửa) để tạo ra 1 đội ngũ nhân lực mang “tầm quốc tế”. Tuy nhiên trong suốt thời gian qua, Bộ giáo dục vẫn đang lay hoay cải cách, đổi mới “ở rìa của vấn đề”, chưa đúng trọng tâm. Chương trình giáo dục phổ thông nay đổi mới, nay cải cách, giảm tải; mới năm ngoái giảm tải thi tốt nghiệp còn 4 môn, nay lại phình ra 8-11 môn. Trong khi đó chương trình giáo dục tại đại học, cao đẳng, trung cấp (hoặc cao hơn nửa) thì bộ giáo dục vẫn chưa tạo ra sự thay đổi nào, vấn đề cốt lõi cần phải đổi mới vì nó quyết định chất lượng nguồn nhân lực thì dường như bộ giáo dục vẫn chưa quan tâm đúng mức; bộ giáo dục đang lay hoay giải quyết đổi mới cái gì đó không thiết thực?
    - Trở lại vấn đề “đề án đổi mới của Bộ”. Chúng ta đang sống, học tập, làm việc trong môi trường chuyên môn hóa; mỗi người thường chỉ làm việc trong một lĩnh vực mà mình được đào tạo, chính nghề nghiệp của chúng ta đã nói lên điều đó. Vậy tại sao Bộ lại gộp thành 1 kỳ thi quốc gia chung; với từ 8-11 môn như vậy, gây áp lực nặng nề trong việc học tập, thi cử. Nó có giải quyết được vấn đề gì không? Phải chăng “Bộ giáo dục đang viễn tưởng tạo ra những thế hệ giỏi toàn diện” để rồi khi những thế hệ này học đại học, cao đẳng, trung cấp (hoặc cao hơn nửa) thì họ lại phải chuyên sâu trong ngành mình đã chọn; tức là “toàn diện hóa” để rồi “chuyên môn hóa”; cuối cùng “Bộ giáo dục cũng không giải quyết được vấn đề gì”. “Chuyên môn hóa” là điều tất phải thế. Phải chăng Bộ giáo dục đang làm điều thừa vì Bô chưa xác định được cái trọng tâm cần phải đổi mới.
    - Mong rằng các vị lãnh đạo Bộ hãy nghĩ đến tính thực tế của vấn đề, đừng làm tốn tiền bạc của nhân dân mà không giải quyết được gì, cuối cùng vẫn đi vào cái vòng lẩn quẩn bao nhiêu năm nay. Cá nhân tôi thấy phương án “gộp 1 kỳ thi quốc gia chung của Bộ với nhiều môn như vậy” không khả thi, xa rời thực tế.

    Trả lờiXóa
  24. Sau khi thông qua “đề án đổi mới giáo dục gộp 01 kỳ thi quốc gia chung” vào cuối tháng 7/2014. Bộ giáo dục nóng lòng thực hiện kỳ thi quốc gia chung vào năm 2015 (công bố phương án thi vào cuối tháng 7/2014 trên phương tiện thông tin đại chúng, đến tháng 9/2014 sẽ chọn 01 phương pháp thi cho năm 2015) là một trong những nổ lực của Bộ giáo dục sớm hoàn thành Nghị quyết số 29-NQ-TW về “Đổi mới căn bẳn, toàn diện giáo duc và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường đỊnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được Hội nghi Trung ương 8 (khóa XI) thông qua. Theo tôi, đó là một trong những lý do quan trọng khiến Bộ giáo dục muốn dụng kỳ thi quốc gia chung vào năm 2015 (một sự chủ quan của Bộ giáo dục) ngay khi hệ thống dạy, học, thi cử của chúng ta chưa có gì chuyển biến, vẫn con người cũ, vẫn phương pháp cũ, vẫn nền tảng củ (trị cái ngọn, bỏ cái gốc). Bộ giáo dục muốn hoàn thành sớm mục tiêu của Nghị quyết số 29 là điều tốt. Tuy nhiên, Bộ giáo dục hình như đang quá vội vàng để hoàn thành chỉ tiêu theo tinh thần của Nghị quyết số 29 (thông qua cách thi cử, nếu không muốn nói là gây áp lực cho thi cử) trong khi thực tế nền giáo dục phổ thông của ta chưa theo kịp, chưa phù hợp với cách thi đó; còn nhiều bất cập khác, những hệ lụy tiêu cực sẽ xảy ra nếu ta không kiểm soát tốt được kỳ thi này; bình thường kỳ thi tốt nghiệp ở địa phương thì việc kiểm soát sự công bằng đã thất bại, nay còn gộp chung lại thì liệu có thể kiểm soát tốt hơn kỳ thi tốt nghiệp 1 mình không. Chẳng lẻ Bộ giáo dục vẫn chỉ nhìn thấy sự tích cực mà không nhìn thấy sự tiêu cực, những bất cập, sự không phù hợp thực tế của kỳ thi quốc gia chung… Theo tôi, Bộ giáo dục đang muốn hoàn thành sớm mục tiêu (Dấu hiệu của “BỆNH THÀNH TÍCH” đã bộc lộ) với những bước đi không vững chắc. Biết bao giờ thì “BỆNH THÀNH TÍCH” trong ngành giáo dục của ta sẽ hết thì ngành giáo dục của Việt Nam mới phát triển đây?
    Kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng được đánh giá là 01 kỳ thi công bằng, còn kỳ thi tốt nghiệp có nhiều tiêu cực (sau bao nhiêu nổ lực của ngành giáo dục thì kiểm soát kỳ thi tốt nghiệp công bằng đã thất bại với tỉ lệ đổ khá cao, nhiều học sinh đổ tốt nghiệp nhưng khi thi đại hoc lại chỉ được 1-3 điểm, thậm chí bị liệt). Nay bộ giáo dục muốn bỏ một kỳ thi công bằng để gộp chung với một kỳ thi không công bằng; chẳng hiểu các vị lãnh đạo Bộ đang nghĩ gì, muốn đột phá cái gì đây; cá nhân tôi thấy nó đã thất bại từ trong “trứng” rồi. Nếu Bộ giáo dục không muốn rờm rà thi cử thì sao không bỏ hẳn thi tốt nghiệp (như cấp 2) mà chỉ xét tốt nghiệp thôi để tạo điều kiện cho học sinh năng lực thấp hơn tốt nghiệp đi làm, học nghề; kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng vẫn tổ chức bình thường vì nó là kỳ thi công bằng; như vậy chẳng phải “thuận lợi đôi đường” sao. Đổi mới, gộp lại kỳ thi quốc gia chung nhìn bề ngoài thì là đổi mới đây (đổi mới cách thi nặng hơn, “ôm đồm” hơn) nhưng hiệu quả mang lại chẳng tới đâu mà kéo theo nhiều hệ lụy, bất cập, không phù hợp khác.

    Trả lờiXóa