Nông dân Văn Giang dựng lều giữ đất canh tác |
Giáo sư Võ Tòng Xuân, nhà khoa học gắn bó với nông dân
từ Long An nói: “Người nông dân bị cưỡng chế ra khỏi đất họ lấy gì để sống.
Nông dân không được đào tạo đầy đủ khi nhận một cục tiền đền bù rồi cũng hết.
Họ không biết cách làm tiền đẻ ra tiền. Dù có đào tạo chuyển đổi nghề nhưng
hiệu quả chẳng tới đâu…Điểm yếu nhất của nhà nước khi thu hồi đất của nông dân
đưa tiền xong coi như hết trách nhiệm. “Luật đất đai hiện nay tạo cơ hội cho
tham nhũng từ dưới xã, phường đi lên. Đúng ra đất đai bị thu hồi phải tính theo
giá trị thực của nó”...
Tại nhiều địa phương nông dân dựng lều, phản kháng lại
bằng nhiều cách để giữ đất chống lại việc thu hồi của chính quyền. Trong khi đó
tại Hải Dương, Quảng Bình, v.v…nông dân lại làm đơn trả đất, bỏ hoang ruộng..
Nguyên nhân của tình trạng bất ổn về đất
đai là do luật đất đai có
nhiều bất cập, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và chính quyền bắt tay nhau lấy
lất của nông dân. Người trả đất lại đưa ra lý do giá thành sản xuất qua cao
không còn lợi cho người gieo trồng.
Quyết
tâm giữ đất
Hơn một năm nay, hơn 160 hộ dân xã Xuân Quan, huyện
Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã cùng nhau chống lại việc cưỡng chế thu hồi phục vụ
cho dự án khu đô thị Ecopark. Nông dân dựng lều giữ đất, chính quyền cũng quyết
liệt sử dụng lực lượng công an hùng hậu cưỡng chế giao đất cho doanh nghiệp.
Một người giữ đất tại xã Xuân Quan, ông Đ.V. Đồng nói:
“Nông dân không thể sống thiếu đất. Đất làm ra của cải - dù trồng lúa, cây ăn
quả, hay cây cảnh. Gia đình ông Đồng có hơn 900 mét vuông đất cho thuê cũng
được hàng chục triệu đồng mỗi năm. Trồng cây cảnh cho hàng trăm triệu đồng/sào
(360m2). Trong khi đó nhà nước thu hồi chỉ đền bù 43 nghìn đồng/m2.
Tại xã Xuân Quan chính quyền dùng công an cưỡng chế,
doanh nghiệp thuê côn đồ để giữ việc san lấp đất. Người dân đấu với cả hai để
giành lại đất. Hiện người dân đã sắm máy móc và tiến tới lập hợp tác xã để canh
tác trên diện tích dành lại được. Người dân vừa sản xuất, vừa đưa đơn khởi kiện
lên tòa án huyện Văn Giang, đến Quốc hội, Chính phủ, nhưng ở đâu họ cũng bị làm
ngơ.
Sau Xuân Quan, nông dân xã Liên Minh, huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định cũng đã dựng lều, bám trụ giữ đất mà quyền cưỡng chế giao cho khu
công nghiệp Bảo Minh.
Việc quyết tâm giữ đất trong nhiều tháng trời của
người dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội cũng đã khiến chính
quyền phải nhượng bộ. Và hàng trăm người nhân dân khu phố Trịnh Nguyễn, phường
Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đang làm lều để giữ đất cả ngày lẫn đêm
chống lại việc thu hồi vẫn chưa có hồi kết.
Xin trả lại ruộng
Trong khi đa số nông dân quyết tâm giữ đất, thì cũng
có nơi làm đơn trả đất cho nhà nước. Hộ ông Hồ Sĩ Vinh, thôn Thọ Xuyên, xã Lam
Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đã làm đơn xin trả lại hơn 800m2 cho nhà
nước. Lão nông Phạm Văn Mang, thôn Thọ Chương, cũng làm đơn trả lại
400m2.
Bỏ hoang bị chính quyền dọa vi phạm luật đất đai, nên
nhiều người dân đã làm đơn trả đất. Trong các lá đơn trả đất nhiều nông dân xã
Lam Sơn thể hiện quyết tâm, “sau này nếu có thay đổi chính sách tôi cũng không
đòi hỏi với diện tích đã trả”. Lý do trả đất được hai lão nông giải thích: “Do
không có công để cày cấy. Thuê máy móc, người làm, giống, thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón thì chỉ huề vốn do giá lúa bán ra thấp.”
Chi phí đầu tư cao hơn năng suất thu được khiến nhiều
nông dân không còn ‘mặn’ với ruộng đồng. Tại hợp tác xã Thống Nhất, xã An Ninh,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, có đến 40ha ruộng ‘bờ xôi ruộng mật’ đang bị
bỏ hoang ở vụ hè thu này. ‘Khuyến mãi’ đến mức đã cho máy làm đất miễn phí, cấp
đủ nước cũng chỉ có một người ở xã khác đến nhận làm một nữa diện tích bị bỏ
hoang.
“Luật đất đai tạo cơ hội cho tham nhũng”
Giáo sư Võ Tòng Xuân, nhà khoa học gắn bó với nông dân
từ Long An nói: “Người nông dân bị cưỡng chế ra khỏi đất họ lấy gì để sống.
Nông dân không được đào tạo đầy đủ khi nhận một cục tiền đền bù rồi cũng hết.
Họ không biết cách làm tiền đẻ ra tiền. Dù có đào tạo chuyển đổi nghề nhưng
hiệu quả chẳng tới đâu.”
Điểm yếu nhất của nhà nước khi thu hồi đất của nông
dân đưa tiền xong coi như hết trách nhiệm. “Luật đất đai hiện nay tạo cơ hội
cho tham nhũng từ dưới xã, phường đi lên. Đúng ra đất đai bị thu hồi phải tính
theo giá trị thực của nó,” Giáo sư Xuân bày tỏ.
Ông Nguyễn Minh Nhị, cựu chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
An Giang cho rằng: “Chính sách quản lý, điều hành của nhà nước về đất đai đang
bất cập, không phù hợp. Nên có biểu hiện nay xì chỗ này, mai chỗ nọ, mốt chỗ
kia. Bụm túm giải quyết chỗ này lại vênh với cái giải quyết ở chỗ khác. Cho nên
mâu thuẫn về đất đai càng ngày càng phước tạp hơn.”
Theo
ông Nhị: “Không chỉ giá cả đền bù gây gay gắt, mà còn có người thu hồi có thái
độ kẻ cả, không tôn trọng người có đất khiến người dân không thể hài lòng. Đây
là danh dự, tình cảm của người dân. Nhiều người mảnh đất bao nhiêu năm gắn bó,
giá nào họ cũng không muốn bán.”
Giải thích vệ việc nông dân trả đất, Giáo sư Xuân cho
rằng: “Nông dân trả đất vì không có nhân lực, tiền để đầu tư sản xuất. Nông dân
xưa nay quen gắn với cây lúa, nhưng hiện nay giá lúa thấp cũng không có hướng
khai thác đất tốt hơn”. Trong khi đó ông Nhị nói: “Sức mua yếu, trong khi đó
vật tư, dịch vụ không giảm, khiến cho giá thành sản phẩm của nông nghiệp tăng
lên. Điều này làm cho bức tranh nông nghiệp ngày càng ảm đạm hơn. Căn bệnh này
cũng trầm kha lắm rồi, cần phải có ‘thầy thuốc’ giỏi.”
Giáo sư Xuân lo lắng: “Cả khi nông dân bị thu hồi cầm
cục tiền trong tay họ cũng không có nghề để họ chuyển đổi. Những ‘tấm gương’
khi nhận tiền đền bù mua sắm thả ga, sau đó lại trắng tay, khiến nhiều người sợ
rồi.”
Nơi
quyết tâm giữ đất, nơi khác xin trả đất – tình trạng này nói lên mâu thuẫn
không nhỏ của nông thôn và nông nghiệp ở Việt Nam .
(Theo RDO)
---------------
Đất của ai?của đảng hay của Dân .Nếu chưa trả lời đúng câu hỏi này thì còn nhiều hệ lụt phát sinh từ đất
Trả lờiXóaNông dân trả đất là tín hiệu đáng mừng cho đám quan tham...Thoải mái thu hồi mà không sợ bi chống đối. Thoải mái đất để các nhà thiết kế và kiến trúc sư vẽ ra các viễn cảnh huy hoàng như sân gôn khu du lịch sinh thái, khu Công nghiệp - Khu đô thị...
Trả lờiXóaĐã đời aun ta thoải mái bán đất lấy tiền mà không sợ bị kiện.
Còn nếu không bán được trong nước thì bán cho Trung Quốc.
XóaLUẬT việt nam chỉ có lợi cho CÁN BỘ tham nhũng và cửa quyền trong mọi lĩnh vực chứ không riêng gì đất đai .muốn chống tham nhũng trước hết phải cách mạng lại hiến pháp của việt nam ta sao cho hiến pháp phải được lập lên từ chính ý chí của nhân dân đó là điều kiện cần và ĐỦ....
Trả lờiXóaÔng Giáo sư này đang ở trên trời chẳng hiểu gì đời sống Nông dân.
Trả lờiXóaÔng mới chỉ nghe đám báo chí lề đảng tuyên truyền nhảm phục vụ cho đám tham quan trong việc thu hồi đất được dễ dàng thuận lợi để không bị công luận phản đối.
Chẳng có ai trả đất đâu. Người này không có nhân công làm thì có người khác thuê ngay tấp lự. Làm gì có đất nào ế đâu mà trả.?
Mãi tít tại vùng sâu vùng xa như Đức cơ Gia Lai hoặc Mường Lát Thanh Hóa đất đai thoải mái. Không làm hết thì để cỏ hoang mọc phục vụ cho nuôi bò nuôi dê. Đụng vào là tiền cả đấy ông ơi.
Nông dân trả ruộng là giấc mơ của quan tham đấy làm gì có đất để trả. Ông giới thiệu một vài trường hợp cụ thể họ tên địa chỉ rõ ràng để tôi đến đó tậu lấy vài đám giá rẻ nhé.
Cảm ơn Giáo sư.
Có mà:
Xóa"Hộ ông Hồ Sĩ Vinh, thôn Thọ Xuyên, xã Lam Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đã làm đơn xin trả lại hơn 800m2 cho nhà nước. Lão nông Phạm Văn Mang, thôn Thọ Chương, cũng làm đơn trả lại 400m2."
Nhưng tôi nghĩ họ "trả" rất không bình thường. Có điều gì đó khó hiểu. Nếu ta tới hỏi khẽ trực tiếp, sẽ có câu trả lời thực, vừa đủ nghe.
"Bỏ hoang bị chính quyền dọa vi phạm luật đất đai, nên nhiều người dân đã làm đơn trả đất."
Trả lờiXóaVậy là cũng bị gài độ, bị mất đất. Tiên sư anh ỉa chảy Tào Tháo, tài đến thế là cùng! Cỡ nào cũng hại dân, hại đất nước được cả!
Người nông dân Việt Nam khổ mọi bề :<< Người ta đi cấy lấy công(người cấy thuê), Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề, Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, Trông cho chân cứng, đá mềm(mong có sức khỏe để mà làm), Trời yên, biển lặng, mới yên tấm lòng .>>, tiếp nữa :<<, Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .>>. Cảnh người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, lam lũ, cơ cực đủ điều !!! Bao nhiêu mồ hôi, công sức, tiền của đầu tư vào cấy cày, đó là chưa tính đến chuyện bị lừa đảo mua phải thuốc trừ sâu giả, phân bón giả, kèm theo những thứ đóng góp khác cho xã hội...Trong khi người nông dân chỉ biết trông chờ vào hạt thóc, khổ nhất là vùng thuần nông ! Đến mùa thu hoạch lúa xong thì lại bị tư thương ép giá, mặc dù Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho nông dân, nhưng thử hỏi : khi đến tay người nông dân thì còn được bao nhiêu phần trăm (?)(!). Cho nên, việc người nông dân đấu tranh bền bỉ để đòi lại ruộng đất đã và đang vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp cả nước,vì ngoài việc cày cấy.ra thì người nông dân còn biết làm gì khi mà: ngành nghề phụ không có; đi làm thuê ở thành thị hay ở nước ngoài thì cũng còn phải có sức khỏe ..và còn nhiều yếu tố khác chi phối ! Đồng thời cùng với việc người nông dân ở nơi này, nơi khác trả lại ruộng, thậm chí cho cấy nhờ để giữ ruộng hoặc bỏ hoang để cỏ mọc là có thật, riêng ở tỉnh Thái Bình có tởi vài nghìn hộ. Bởi vì chi phí cho nông nghiệp quá cao, thời tiết không mưa thuận gió hòa, kèm theo sâu bệnh thì coi chừng trắng tay ! Đi theo tình cảnh này dẫn đến nạn cờ bạc, đĩ điếm, lừa đảo và cướp giật đã và đang là VẮN NẠN LỚN ở nông thôn Việt Nam ! Xin đừng đẩy người nông dân đến bước đường cùng -Cùng cực sinh Biến loạn, Biến loạn sinh ra đủ thứ nguy hiểm khó lường ! Đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu khi bảy mươi lăm phần trăm dân số sống bằng nghề nông (?)(!). Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư VÕ TÒNG XUÂN về những lời tâm huyết và sự phân tích thấu tình đạt lý về NÔNG DÂN GIỮ ĐẤT, TRẢ ĐẤT ?!. Kính chúc GIÁO SƯ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN và CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM luôn luôn mạnh khỏe để cống hiến trí tuệ cho Dân cho Nước !
Trả lờiXóanghe, nói và thực tế là một trời một vực đúng là phải hỏi những người trả đất mới biết thế nào các bạn nhỉ.
Trả lờiXóaĐể tránh comment chủ quan, sao không nhờ Google search!? Share vài đường link tham khảo :
Trả lờiXóa- Vì sao nông dân bỏ ruộng, trả đất nông nghiệp?
http://www.vietfin.net/vi-sao-nong-dan-bo-ruong-tra-dat-nong-nghiep/
- Vì sao nông dân viết đơn trả ruộng?
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/644265/Vi-sao-nong-dan-viet-don-tra-ruong-tpp.html
- Nỗi buồn nông dân trả ruộng
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/noi-buon-nong-dan-tra-ruong-201308290830030935ca33.chn
nông dân vụ bản nam định làm đơn kiện chủ tịch huyện vụ bản vũ văn rung KẺ đã ra lệnh đàn áp dân để cướp đất bán cho tập đoàn dệt mayVN, nhưng vũ van rung được kéo lên tỉnh thăng quan về làm GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ để trốn tránh vụ kiện của nông dân vụ bản,cùng giống như đại CA CA thôi?????????? thời buổi cóc nhái nhẩy lên làm người khốn nạn cho dân cày quá...
Trả lờiXóabài viết quá chuẩn
Trả lờiXóaBán Đất Nông Nghiệp Đà Lạt Giá Rẻ