Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Cảnh báo về mức độ ô nhiễm ở Đồng bằng Sông Cửu Long

* GIA MINH
Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang chịu những tác động bất lợi mà nếu không có những biện pháp ứng phó kịp thời, phù hợp thì trong thời gian tới sẽ có những thay đổi gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của cư dân cũng như sản xuất nông nghiệp.
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường hôm nay, mời quí vị theo dõi một số đánh giá, cảnh giác cũng như đề xuất của những nhà báo từng làm việc lâu năm tại khu vực đó.
Cảnh báo
Nhà báo Lê Phú Khải vừa qua cho công bố tác phẩm ‘Đồng Bằng Sông Cửu Long- 40 năm nhìn lại’. Ông là nhà báo của Đài Tiếng Nói Việt Nam thường trú nhiều năm tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong cuốn sách dày hơn 360 trang, nhà báo Lê Phú Khải ghi lại những điều tận mắt chứng kiến trong những năm tháng qua ở khu vực sinh thái đặc biệt này của Việt Nam.
Sau thời gian làm việc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ông nhận thấy hai cảnh báo lớn về môi trường đối với khu vực này; dù rằng theo ông  mức độ ô nhiễm tại khu vực sông nước này chưa đến nỗi phải đáng báo động như ở các lưu vực sông khác tại Việt Nam hiện nay.
Nhà báo Lê Phú Khải phát biểu:
“Về môi trường đối với Đồng bằng Sông Cửu Long có hai điều cần phải cảnh giác: thứ nhất không được thả rác thải xuống dòng sông, các nhà máy công nghiệp xả nước thải thì nguy hiểm rồi nhưng chưa có hiện tượng đó; nhưng hiện nay các nguồn nước, kênh rạch ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long không có thu gom rác. Nếu cứ vứt rác xuống dòng sông như thế rất nguy hiểm.
Không phải bây giờ mà từ chế độ cũ, từ trước đến nay đồng bào vẫn có quán tính cho rằng dòng sông trôi nên cứ vứt bao nylon, vứt rác xuống nên rất nguy hiểm. Có những địa phương như Ba Hòn ở Kiên Giang chẳng hạn, đồng bào không đào hố rác mà đem rác vứt ra dòng kênh hay như ở Cà Mau xác chó chết nổi lềnh phềnh trên con kênh ngay giữa Cà Mau. Như thế sẽ gây ô nhiễm môi trường.”
Điều thứ hai là cảnh giác với việc Trung Quốc phá hoại ở thượng nguồn, mà Trung Quốc đã phá rồi nên các nước ASEAN phải liên kết mạnh mẽ để lên án và đấu tranh.

Các trạm thủy điện Trung Quốc trên dòng sông Mê Kông
Ngoài hai cảnh báo mà nhà báo Lê Phú Khải đưa ra, đại tá Bùi Văn Bồng, nguyên trưởng đại diện Báo Quân đội Nhân dân tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, đưa ra thêm 2 cảnh báo nữa đối với khu vực này:Ngoài những dẫn chứng, dữ liệu của anh Khải, tôi thấy có mấy vấn đề: Cùng với sự phát triển của nông nghiệp là việc dùng các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản cho cây trái, cây lúa và thuốc cá … Tất cả những thứ thuốc đó đang tàn phá ngấm ngầm nhưng tai hại rất lớn. Nhất là tình trạng nuôn cá mà chất thải đưa thẳng xuống các dòng kênh rồi đẩy ra Sông Hậu, Sông Tiền. Sau đó lại tràn lan ra các cánh đồng, dòng kênh. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn.
“Thuốc trừ sâu thì người dân sử dụng bừa bãi mà không có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền và không có sự hướng dẫn thường xuyên của nhà khoa học”.
Theo đại tá Bùi Văn Bồng: Các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất giấy, sản xuất mía đường tại khu vực này đang  xả chất thải ra dòng kênh và làm ô nhiễm rất lớn.
Rồi tình trạng như nhà báo Lê Phú Khải nêu ra từng tồn tại từ trước đến nay ở vùng sông nước Cửu Long là dân cư tống hết mọi thứ chất thải xuống các dòng kênh và dòng sông. Trong khi đó không có sự quản lý của cơ quan chức năng nên ai thích vứt, ném gì xuống dòng sông, dòng kênh thì cứ vứt, cứ ném…
Đại tá Bùi Văn Bồng tiếp lời: “Điều thứ tư mà tôi nuốn nói gây ảnh hưởng đến môi trường là nạn chặt phá vây rừng đầu nguồn Sông Cửu Long, rồi phá những cánh rừng ngập nước ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre… Việc chặt phá cây rừng để làm vuông, đìa nuôi tôm cũng gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái lớn.
“Những Vườn Quốc gia như Tam Nông, U Minh cũng bị ảnh hưởng vì chặt phá cây gây nên nạn xâm thực. Đối với đàn sếu đầu đỏ, với đà chặt phá như hiện nay, không còn thức ăn phù hợp thì chúng sẽ bay đi nơi khác, làm mất đi tác dụng môi trường và đồng thời nếu không được bảo vệ chu đáo thì ngày càng sẽ mất đi giá trị cùa Vườn Quốc gia”.
Đánh giá về chính sách
Theo nhà báo Lê Phú Khải, tác giả cuốn sách ‘Đồng bằng Sông Cửu Long- 40 năm nhìn lại’ thì trong 40 năm qua nhiều chính sách được thực thi tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã phát huy tác dụng giúp phát triển sản xuất.
Mức độ ô nhiễm ở các khu vực sông nước đáng báo động
“Về đê bao, tôi nói rất rõ trong cuốn sách rồi. Nếu dân số của chúng ta thấp chỉ có 20 triệu trước năm 45 và đến khi thống nhất đất nước dân số Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ có hơn chục triệu thôi thì chẳng việc gì phải xây đê bao, cũng không việc gì phải khai thác Đồng Tháp Mười để làm gì cả. Chúng ta cứ để cho nước tràn vào, tràn ra và giữ làm khu du lịch cho sau này là tốt nhất. Nhưng do sức ép về lương thực, nhất là những năm bao cấp, làm hợp tác xã nên phải khai tác Đồng Tháp Mười. Khi khai thác Đồng Tháp Mười, chúng ta đưa dân vào những vùng mà trước đây chỉ xâm canh rồi rút ra, nay lại ở hẳn trong đó và phải xây dựng thị xã, đường giao thông, trạm y tế, trường học. Đo đó một số nơi phải làm đê bao.
Đê bao thì có nhiều kiểu: đê bao để ngăn lũ, để giữ an toàn cho khu dân cư; có đê bao gọi là đê bao lửng để làm ruộng; khi gặt lúa hè thu xong lại phá đi để nước tràn vào.
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều loại đê. Nhiều người ở xa không hiểu cứ tưởng như đê ở Sông Hồng; không phải thế.
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bào không làm như thế và chính phủ cũng không chủ trương làm như thế; mà chỉ làm một số đê bao để giữ lúa, giữ những khu thị xã. Qua 40 năm vừa rồi, vấn đề này đã có kinh nghiệm và nay hình thành việc ‘chung sống với lũ’ tương đối êm thắm nhờ có hệ thống đê bao và hệ thống thoát nước. Điều này tôi nói rất rõ trong cuốn sách.
Nhà báo Lê Phú Khải cũng giải thích về hệ thống cống thủy lợi được xây dựng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lâu nay: “Cống thủy lợi là khi mùa lũ thì mở ra cho nước tràn vào, đến mùa khô thì đóng lại để ngăn mặn tràn vào. Người ta gọi đó là những cống thủy lợi- cống ‘automatic’ đóng/mở tự động rất quan trọng.
“Trước đây khi thoát lũ ra biển tây, chúng ta không làm cống khiến mặn xâm nhập vào nên chính phủ phải khẩn cấp làm cống. Khi làm cống rồi, thì những kênh T5,T6 ở An Giang giúp thoát nước ra biển tây và ngăn không cho mặn tràn vào. Từ đó tại vùng rộng lớn Tứ Giác Long Xuyên giữa hai tỉnh Kiên Giang và An Giang có nơi người ta làm được 2 vụ lúa, thậm chí có nơi làm 3 vụ. Đó là nơi mà xưa kia chỉ làm một vụ nhưng rất bấp bênh, nay làm được 2-3 vụ rồi. Điều đáng nói nhất là chúng ta có được hệ thống đê điều rất hợp lý. Điều đáng trách là chúng ta làm nên được một vựa lúa gạo lớn như thế mà nông dân vẫn rất khổ, rất nghèo. Đó là điều không thể chấp nhận được; những công ty quốc doanh buôn bán ăn hết. Họ chỉ lo đến hạt gạo thôi mà không lo đến cây lúa. Điều này rất phi lý và bất công, phải chống đến cùng điều này.
Đấu tranh đối với việc xây đập trên thượng nguồn Mekong
Một trong hai cảnh báo mà nhà báo Lê Phú Khải nêu ra đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là tình trạng xây đập thủy điện trên thượng nguồn dòng sông và cho đến nay Trung Quốc đưa một số đập thủy điện được xây dựng vào khai thác, trong khi đó Lào cũng triển khai xây dựng hai đập thủy điện Xayaburi và Don Sahong.
Việt Nam là một trong bốn nước ở hạ nguồn được nói sẽ bị tác động bất lợi do những đập thủy điện trên thượng nguồn gây nên. Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là nơi chịu tác động nhiều nhất. Vậy sự lên tiếng đấu tranh để không phải chịu những hệ quả được báo trước như thế ra sao?
Nhà báo Lê Phú Khải đưa ra nhận định của ông về điều này: “Các tổ chức dân sự để bảo vệ môi trường của Việt Nam còn yếu; tình hình dân trí còn yếu như thế này thì chưa có những tổ chức xã hội dân sự để bảo vệ môi trường. Các tổ chức xã hội dân sự để đấu tranh chính trị thì có rồi nhưng để bảo vệ môi trường còn yếu lắm. Hơn nữa các nước ASEAN có chung dòng Mê Kong gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Kampuchia mỗi nước phải có cái nhìn chung để bảo bệ dòng sông Mê Kong. Chứ Trung Quốc muốn đánh lẻ, cứ tiếp xúc song phương, mua chuộc nên rất nguy hiểm”.
Và đại tá Bùi Văn Bồng cũng có nhận xét: “Theo tôi Đồng bằng Sông Cửu Long trong 5-6 năm nay không có lũ lớn vì những nhà máy thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn gây ảnh hưởng rất lớn đến Đồng bằng Sông Cửu Long. Do những ảnh hưởng đó nên Việt Nam phải đấu tranh kiên quyết, đưa cả những xã hội dân sự vào đấu tranh cho mạnh bạo thì Trung Quốc phải có thái độ gì đó. Nhưng đối với Trung Quốc, việc gì mà liên quan đến việc đấu tranh với Trung Quốc họ đều có phần dè chừng, hoặc ngại, sợ đụng chạm hoặc không muốn nói mạnh. Đồng bằng Sông Cửu Long bị ảnh hưởng nhiều nên Việt Nam phải nói mạnh; thế nhưng các nhà khoa học nói thì cứ nói, nêu kiến nghị thì cứ nêu, dân kêu cứ kêu những chính quyền từ địa phương đến Trung ương đặt vấn đề và đấu tranh thẳng với Trung Quốc thì không làm được.
Đề xuất:
Đại tá Bùi Văn Bồng còn đưa ra nhận định là những vấn đề tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đều được cơ quan chức năng cũng như nhiều người nhận thấy. Chính quyền trung ương và địa phương cũng đưa ra một số biện pháp và cấp phát kinh phí để triển khai. Tuy vậy, trong thực hiện nguồn kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trường đã bị sử dụng trái mục đích
Tạp chí Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Xin gặp lại các bạn trong kỳ tới.
GM/(RFA)
--------------

3 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 04:51 6 tháng 5, 2015

    Cứ chi phải Đồng Bằng sông Cửu Long.Cả nước VN (và cả nước Tàu) ô nhiễm.
    Tại sao vậy?- Tại vì dân mất niềm tin.Không còn nghĩ đây là đất nước của mình.Cho nên đái tuới lên nó.Không còn chăm lo giử gìn gì nữa cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói như TMT cũng đúng , nhưng phải thêm : ô nhiễm toàn tập trong tất cả các lĩnh vực các ngành... đều "ô nhiễm" , thậm trí cả trong tổ chức của ĐCS cũng... "ô nhiễm".

      Xóa


  2. Hà Nội Mùa Xuân này ... vắng hàng ngàn cổ thụ cây xanh …



    Hà Nội là Thủ đô Cây hồ
    Hà Nội Mùa Xuân này ...hết cả cây khô
    Cổ Ngư xưa đang vết thương đau sững
    Chồng chất mất mát lạc vào bão giông

    Hà Nội Mùa Xuân này ...Bình minh không buông nắng
    Rạng đông Yên Phụ vắng ngắt Sông Hồng
    Cửa Ô liêu xiêu nghiêng nghiêng Phố Phái
    Trấn Quốc chuông gọi Hồn Ai chiều hôm tím mờ


    Hà Nội Mùa Xuân này ...
    Bao nhiêu hồ vĩnh viễn biến mất ? !
    Chỉ còn cái Hồ ô nhiễm trong Lăng !
    Hồ Gươm - Hồ Tây - Thiền Quang - Bảy Mẫu...
    Đang tàn tạ phai tàn theo tháng năm
    Hà Nội thời Pháp thơ mộng hơn bây giờ bội phần
    Một góc Paris trang trọng Nhà Hát Lớn
    Phố Tây biệt thự kiến trúc đẹp tuyệt trần
    Hà Nội còn dư âm dư hương Thăng Long
    Vẫn vươn lên trên trăm ngàn vó ngựa Nguyên Mông
    Mùa Giáng Sinh Hà Nội mơ mộng trong mưa bom khát vọng
    Ca khúc Tình yêu Phố Cổ đêm hồng
    Tiếng thơ Hòa bình vẫn ngâm chờ ngày giã từ vũ khí
    Lại hò hẹn Em Hà Nội dưới hàng Cây Xanh

    Hà Nội Mùa Xuân này ... lòng bao uất hận
    Nội thù giặc trong nguy hiểm gấp hơn triệu lần !
    Hà Nội Mùa Xuân này ... giờ đây sinh khí hủy diệt
    Còn hơn cả hai bom nguyên tử Quảng Đảo - Trường Kỳ
    Môi trường Quê Hương ô nhiễm - Kinh tế Quốc Dân phá sản
    Tâm hồn Dân Việt nhu nhược - Đạo đức Dân tộc suy đồi
    Tưởng như, tưởng như như cơn Đại Hồng Thủy vừa qua đây
    Ôi Đông Đô ! Ôi Thăng Long ! Ôi Hà Nội !
    Người Hà Nội giờ này lâm tặc hay tòng phạm im lặng
    Đang phá cưa chặt xẻ những hàng cây xanh
    Cảnh bạo hành thực vật giữa ban ngày cây gãy cành bật gốc
    Tưởng như, tưởng như như cơn Đại Hồng Thủy vừa qua đây
    Hàng ngàn cây xanh bật gốc như Người Hà Nội nông cạn
    Thành Người Bắc Kinh trong Phố Tàu đèn lồn..G
    Lâm tặc Đỏ đang xử tội hành hình đốn hạ cây xanh như bão lốc
    « Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo - Nền cũ lâu đài bóng tịch dương »
    Lâm tặc sát thủ đao phủ rừng xanh chúng rủ nhau Thủ đô về phố
    Bao trăm năm sống còn với bao đế quốc có cả Nguyên Mông
    Hàng ngàn cây cổ thụ bỗng ngã xuống dưới tay Nội thù giặc trong
    Nguy hiểm gấp hơn triệu lần Mã Viện + Thoát Hoan + Càn Long

    TRIỆU LƯƠNG DÂN
    Đêm trắng nhớ về vọng về Hà Nội Phố sinh từ .. ..


    Trả lờiXóa